Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Truyện ngụ ngôn - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Bình

Thông qua dạy học chủ đề giúp học sinh:

 1. Kiến thức:

 - HS nắm được khái niệm, đặc trưng của truyện ngụ ngôn.

- Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của một số truyện ngụ ngôn Việt Nam trong CT NV 6: các bài học, lời giáo huấn về đạo lí và lối sống, nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, mượn chuyện loài vật, đồ vật để nói chuyện con người.

- Hiểu ý nghĩa của truyện, biết ứng dụng các bài học rút ra từ truyện vào thực tế cuộc sống.

- Kết thúc chủ đề, HS phân biệt được sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và các thể loại VHDG khác.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại: nhớ được cốt truyện, nhân vật,sự kiện và những nét đặc sắc về nghệ thuật khi đúc kết các bài học về sự đoàn kết, hợp tác(Chân,Tay, Tai, Mắt, Miệng); về cách nhìn nhận sự việc một cách khách quan, toàn diện(Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi)

 - Rèn kĩ năng phát âm chuẩn L/n,

- Rèn kĩ năng kể chuyện ngụ ngôn một cách diễn cảm, phân tích nhân vật ngụ ngôn, phân tích tình tiết truyện.

- Bước đầu biết trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mình về nhân vật và các chi tiết nghệ thật đặc sắc của truyện

* Các KNS cơ bản được giáo dục.

- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống.

 - Trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.

 - Tự nhận thức giá trị của tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân, tương ái trong cuộc sống.

 - Ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.

 - Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về bài học trong truyện.

 

doc 28 trang cucpham 30/07/2022 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Truyện ngụ ngôn - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Truyện ngụ ngôn - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Bình

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Truyện ngụ ngôn - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Bình
Ngày soạn: ...... 
Ngày dạy: từ ngày ..... đến ngày .... 
Tuần: từ tuần 09 đến tuần 10
Tiết: 35,36,41 
TÊN CHỦ ĐỀ : TRUYỆN NGỤ NGÔN
	Số tiết: 03
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ
	- Các văn bản truyện ngụ ngôn trong chương trình Ngữ văn lớp 6 ở SGK hiện hành: “ Ếch ngồi đáy giếng”, “ Thầy bói xem voi”, “ Chân, tay, tai, mắt , miệng”
- Lí do lựa chọn chủ đề : + Các bài trên thuộc các tiết 35,36,41 nằm trong CTNV 6 có cùng chủ đề nội dung về THỂ LOẠI truyện dân gian.
	 + XD thành bài dạy chủ đề để HS nắm được những kiến thức khái quát về thể loại ngụ ngôn. Từ việc hướng dẫn ĐỌC –HIỂU kĩ ở một văn bản, theo đặc trưng thể loại, HS có thể vận dụng phương pháp kĩ năng để đọc – hiểu các truyện ngụ ngôn khác trong và ngoài chương trình.
	+ Góp phần phát triển năng lực các mặt cho HS.
 + Trong CT, có 3 tiết cũng là 3 văn bản truyện ngụ ngôn. Dung lượng 3 tiết / một chủ đề là vừa phải, phù hợp với tâm sinh lí của HS lớp 6.
	- Tài liệu tham khảo: Truyện dân gian Việt Nam và một số tài liệu tham khảo khác.
II. THỜI GIAN DỰ KIẾN
- Chủ đề gồm 03 tiết. Nội dung từng tiết được phân chia như sau:
Tiết
Nội dung
Ghi chú
1
Khái quát về truyện ngụ ngôn Việt Nam 
“ Ếch ngồi đáy giếng”
Tiết 35 trong PPCT 
2
“ Thầy bói xem voi”
Tiết 36 trong PPCT
3
“ Chân, tay, tai, mắt , miệng”
Tổng kết chủ đề truyện ngụ ngôn, luyện tập, kiểm tra kết quả học tập chủ đề của học sinh
Tiết 41 : HDĐT trong PPCT
Kiểm tra 15’
III. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
 * Thông qua dạy học chủ đề giúp học sinh:
	1. Kiến thức: 
	- HS nắm được khái niệm, đặc trưng của truyện ngụ ngôn.
- Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của một số truyện ngụ ngôn Việt Nam trong CT NV 6: các bài học, lời giáo huấn về đạo lí và lối sống, nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, mượn chuyện loài vật, đồ vật để nói chuyện con người.
- Hiểu ý nghĩa của truyện, biết ứng dụng các bài học rút ra từ truyện vào thực tế cuộc sống.
- Kết thúc chủ đề, HS phân biệt được sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và các thể loại VHDG khác.
2. Kĩ năng: 
- Bước đầu biết đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại: nhớ được cốt truyện, nhân vật,sự kiện và những nét đặc sắc về nghệ thuật khi đúc kết các bài học về sự đoàn kết, hợp tác(Chân,Tay, Tai, Mắt, Miệng); về cách nhìn nhận sự việc một cách khách quan, toàn diện(Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi)
 - Rèn kĩ năng phát âm chuẩn L/n,
- Rèn kĩ năng kể chuyện ngụ ngôn một cách diễn cảm, phân tích nhân vật ngụ ngôn, phân tích tình tiết truyện.
- Bước đầu biết trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mình về nhân vật và các chi tiết nghệ thật đặc sắc của truyện
* Các KNS cơ bản được giáo dục.
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống.
 - Trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
 - Tự nhận thức giá trị của tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân, tương ái trong cuộc sống.
 	- Ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
 - Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về bài học trong truyện.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống;ý thức đoàn kết, giúp đỡ, nương tựa nhau trong một tập thể.
- Bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm giàu tính nhân văn.
- Trân trọng yêu mến văn hóa dân gian, có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống. 
4. Về định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản truyện ngụ ngôn.
- Năng lực đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản ngụ ngôn.
- Năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp khi so sánh các thể loại truyện dân gian.
- Năng lực tự học tự nhận thức ý nghĩa giáo dục của các bài học trong truyện ngụ ngôn
- Năng lực sáng tạo văn bản ngụ ngôn trên cơ sở nắm được đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, biết sử dụng ngôn từ hàm ngôn, gợi cảm, sử dụng các thành ngữ rút ra từ truyện ngụ ngôn.
- Năng lực cảm thụ văn học, thẩm mĩ.
 - Năng lực ứng dụng CNTT trong tạo lập văn bản.
IV. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu, phiếu học tập . 
- Học sinh: Soạn bài, nghiên cứu bài theo sự hướng dẫn của GV.
Máy tính, máy chiếu
Tranh ảnh minh họa trên máy
Video clip
Giấy A4, phiếu học tập.
Bút màu
Sách giáo khoa
V. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH	
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
- Biết được khái niệm truyện ngụ ngôn
- Hiểu được đặc trưng thể loại ngụ ngôn
- Hiểu được một số nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật truyện.
- Nhận xét ý nghĩa chi tiết nghệ thuật trong truyện
-Suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm
-Suy nghĩ, cảm nhận về giá trị của tác phẩm
- Biết xác định bố cục của các văn bản.
- Hiểu được ý nghĩa, bài học rút ra qua các truyện.
- Nhận xét về vai trò của tình huống truyện.
Có năng lực Đọc – hiểu những truyện ngụ ngôn khác.
- Nhớ thông tin về các nhân vật trong tác phẩm.
Phân tích chi tiết trong truyện
- Nhận xét ý nghĩa về các hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm
- Kể chuyện theo tranh hoặc kể một truyện ngụ ngôn khác em được đọc.
- Vào vai nhân vật kể lại truyện hoặc kể truyện tưởng tượng.
- Nhớ cốt truyện
- So sánh để thấy được được sự giống, khác nhau của ngụ ngôn và các thể loại VNDG khác.
-Nhận xét về ngôi kể trong truyện.
Xây dựng văn bản tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Nhớ nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
- Nhận xét ý nghĩa của các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm
- Sáng tạo các cách kết thúc mới cho các truyện.
- Chuyển thể truyện thành thơ ngụ ngôn.
- Cách xử trí khi gặp các hoàn cảnh, tình huống ngoài đời thực.
IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MINH HỌA CHO CÁC CẤP ĐỘ MÔ TẢ 
1. Mức độ nhận biết
 Câu 1: Thế nào là truyện ngụ ngôn? 
 Câu 2: Xác định nhân vật trong các truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng; Thày bói xem voi; Chân, Tay, tai, Mắt , Miệng? 
 Câu 3: Chỉ rõ các truyện được học thuộc thể loại ngụ ngôn nào?
 Câu 4: Xác định các sự việc chính từ đó tìm bố cục của các truyện ngụ ngôn được học? 
 Câu 5: Hãy kể tên những nhân vật chính của các truyện ngụ ngôn mà em vừa học trong chủ đề? Trong những nhân vật ấy, em ấn tượng với nhân vật nào nhất? Vì sao? 
2. Mức độ thông hiểu
 Câu 1: So sánh đặc điểm của truyện ngụ ngôn với các thể loại truyện dân gian đã học ( truyền thuyết, cổ tích)? 
 Câu 2: Hoàn cảnh nảy sinh tình huống trong các truyện ngụ ngôn ?
 Câu 3: Các tình huống truyện có ý nghĩa gì ?
 Câu 4: Tìm ra biện pháp nghệ thuật trong các truyện?
Câu 5 : Các nhân vật của truyện ngụ ngôn có đặc điểm gì? Khi xây dựng nhân vật truyện ngụ ngôn, cần chú ý tới điều gì?
 Câu 6: Từ việc tìm hiểu cốt truyện, tình huống và các nhân vật, ta rút ra bài học gì từ các truyện ngụ ngôn đã học?
Câu 7: Truyện phê phán hiện tượng gì?
Câu 8: Vai trò, ý nghĩa của truyện ngụ ngôn? 
3, Mức độ vận dụng thấp
	Câu 1: Hãy kể tên những nhân vật chính của các truyện ngụ ngôn mà em vừa học trong chủ đề? Trong những nhân vật ấy, em ấn tượng với nhân vật nào nhất? Vì sao? 
 Câu 2: Giải thích thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng” “ Thầy bói xem voi”? 
 Câu 3: Trời mưa to có phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của con ếch hay không? Phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của con ếch?
 Câu 4: Suy nghĩ về cách kết thúc ở hai truyện: Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi?
 Câu 5: Tìm những câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa tương tự các câu chuyện được học? 
Câu 6 : Tại sao những câu truyện ấy lại được gọi là truyện ngụ ngôn?
Câu 7: Em cảm nhận được những bài học cuộc sống nào qua chùm truyện ngụ ngôn vừa học? Hãy đặt một vài câu văn để sử dụng hợp lí thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng”.
4, Mức độ vận dụng cao
 Câu 1: Trước khi chết, con ếch ngộ ra bài học thấm thía cho mình. Hãy nhập vai nhân vật con ếch để nói với mọi người bài học ấy?
 Câu 2: Kể lại truyện “ Thầy bói xem voi” bằng một kết thúc mới?
 Câu 3: Kể lại một tình huống em gặp trong cuộc sống sinh hoạt và học tập có ý nghĩa tương tự câu chuyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
IV. 	THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ (KẾ HOẠCH DẠY HỌC)
I. HOẠT ĐỘNG 1: Thời gian 01 tiết (Tiết 35- PPCT)
KHÁI QUÁT CHỦ ĐỀ TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT NAM
 TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 6
VĂN BẢN ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
A.MỤC TIEU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức : 
- Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn. Phân biệt được đặc trưng của truyện ngụ ngôn với các thể loại truyện dân gian khác.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện Êch ngồi đáy giếng: Mượn truyện loài vật nói chuyện con người, đưa ra bài học triết lý, tình huống bất ngờ, hài hước và độc đáo
- Hiểu được những bài học sâu sắc được gửi gắm trong truyện. 
 2. Kĩ năng : 
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. 
- Kể được truyện.
- Biết liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.
* Các KNS cơ bản được giáo dục 
 - Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống.
- Tù nhËn biÕt, giao tiÕp, øng xö...
 - Trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
 3. Thái độ : 
- Giáo dục cho HS những bài học rút ra từ câu chuyện: tinh thần khiêm tốn học hỏi, phê phán bệnh chủ quan kiêu ngạo, 
 4. Năng lực cần hình thành: 
- Năng lực chung: NL tư duy sáng tạo, giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học, trong cuộc sống ; Năng lực hợp tác trong học tập, trong cuộc sống; Năng lực giao tiếp; Năng lực tự xác định giá trị bản thân, tự nhân thức ý nghĩa giáo dục của các bài học.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn.
 + Năng lực hợp tác khi t ... ôn.
+ Năng lực sáng tạo văn bản ngụ ngôn trên cơ sở nắm được đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ, biết sử dụng ngôn từ hàm ngôn, gợi cảm. 
+ Năng lực cảm thụ văn học, thẩm mĩ.
 B/ CHUẨN BỊ :
- GV soạn giáo án.
- HS học bài cũ, soạn bài mới.
C/TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: Không KT
3. Bài mới: 44'
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 2’)
 GV cho HS chơi trò chơi về đoán tên các bộ phận cơ thể người qua bài hát.
GV giới thiệu bài mới: 
 Trong cuộc sống, con người không thể sống tách biệt mà phải nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại và phát triển...Truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bài học đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 20’)
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu chung (2')
- PP: thuyết trình
- KT: trình bày một phút
? Thể loại 
? Nhận xét gì về nhan đề ?
I. Giới thiệu chung:
- Truyện ngụ ngôn
- Nhan đề: Đều là các bộ phận trên cơ thể con người -> tác giả dân gian đã mượn các bộ phận của cơ thể con người để nói về con người.
HĐ2: Đọc - hiểu văn bản (10’)
- PP: vấn đáp, giảng bình, thảo luận nhóm
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút
- GV hướng dẫn đọc: 
- Gọi 3 HS lần lượt đọc
- Hãy tóm tắt truyện từ 5 - 7 câu?
? Truyện kể về những sự việc nào? Xác định từng phần của văn bản ứng với các sự việc đó?
- Văn bản có thể chia làm mấy phần?
- Hãy nêu nội dung chính được kể trong mỗi phần?
- Truyện có mấy nhân vật? Các nhân vật có quan hệ với nhau như thế nào?
- Theo em, cách ngụ ngôn trong truyện này có gì khác so với hai truyện trước em học?
II. Hướng dẫn tìm hiểu:
1. Đọc, tóm tắt :
- Đọc diễn cảm, linh hoạt có sự thay đổi giọng đọc thích hợp với từng nhân vật.
3. Bố cục: 3 phần
- Từ đầu... kéo nhau về Þ Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm lụng, không chung sống với lão Miệng.
- Tiếp..... họp nhau lại để bàn Þ hậu quả của quyết định này
- Còn lại Þ cách sửa chữa sai lầm.
4. Nhân vật:
- 5 nhân vật, sống với nhau thân thiết.
- Các NV đều là những bộ phân cơ thể người được nhân hoá => Mượn truyện các bộ phận cơ thể người để nói chuyện về người. Cách gọi tên NV như vậy đã phần nào gợi ra tình huống truyện.
5. Hướng dẫn tìm hiểu truyện: 
? Hãy chỉ ra tình huống truyện?
? Thái độ của các NV khác? Tuy khác nhau ở cử chỉ, lời nói nhưng họ giống nhau ở điểm nào?
? Lòng ghen ghét, đố kị đã khiến họ đi đến quyết định gì?
? Thái độ của cả bọn khi đi đến nhà lão Miệng? Nhận xét?
* GV: cuộc tổng đình công diễn ra thực sự quyết liệt, thời gian kéo dài 7 ngày.
- Dùng lời văn của em, kể lại diễn biến và kết quả cuộc đình công?
? Hậu quả của việc làm vội vã ấy?
? Theo em, vì sao chúng phải chịu hậu quả đó?
? NT đặc sắc của đoạn truyện này là gì?
? Em nhận ra ý nghĩa ngụ ngôn nào từ sự việc này?
Thảo luận nhóm: 
? Nguyên nhân của tình trạng cả bọn bị tê liệt sức sống đã được ai nhận ra trước? Theo em vì sao tác giả dân gian lại chọn NV này để giúp các NV khác nhận ra sai lầm?
? Lời nói của bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay có ý nghĩa gì? Phân tích câu: "Lão Miệng không ăn chúng ta cũng bị tê liệt."?
- Truyện kết thúc như thế nào?
Cách kết thúc này có gì khác so với 2 truyện ngụ ngôn trên?
- Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
- Hãy tìm 1 tình huống em gặp trong CS sinhh hoạt và học tập có ý nghĩa tương tự câu chuyện?
- Đọc to phần ghi nhớ trong SGK
a. Tình huống truyện:
- Cô Mắt : phát hiện ra sự bất hợp lí về phân chia công việc và hưởng thụ. 
- Cậu Chân, cậu Tay đồng tình ủng hộ.
=> Tất cả đều ghen ghét đố kị với lão Miệng. 
b. Diễn biến:
- Quyết định: không làm việc.
- Kéo đến nhà lào Miệng:
 + Không chào hỏi
 + Nói thẳng không làm việc 
-> Thái độ dứt khoát, từ chối mọi sự bàn bạc.
c. Hậu quả:
- Tất cả mệt mỏi, uể oải, chán chường gần như sắp chết.
=> Suy bì tị nạnh, chia rẽ, không đoàn kết làm việc.
- Miêu tả rất đúng với những biểu hiện của cơ thể khi đói.
Þ Nếu không biết đoàn kết hợp tác thì một tập thể cũng sẽ bị suy yếu.
- Bác Tai chuyên lắng nghe nên bác đã nhận ra sai lầm 
=>Phải biết lắng nghe và suy nghĩ mới có khả năng thấu hiểu.
- Lời nói của bác Tai thể hiện sự ăn năn hối lỗi. Câu nói thể hiện sự thống nhất giữa các bộ phận trong cơ thể con người suy rộng hơn là sự thống nhất trong cộng đồng, trong XH.
3. Kết truyện: (Cách sửa chữa hậu quả):
- Họ đã nhận ra sai lầm của mình, săn sóc, chăm chút cho lão Miệng, ai làm việc ấy, không suy bì tị nạnh nữa.
III. Ý nghĩa:
Truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, một cộng đồng XH, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, gắn bó nương tựa vào nhau. gắn bó với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP(2’)
HĐ3: Luyện tập 
- PP: Giao nhiệm vụ
- KT: trình bày một phút
1/ Đọc câu chuyện trên, em có nhớ đến một khẩu hiệu nào phù hợp với nội dung của truyện không ?
GV giáo dục HS sống vì tập thể...
2 HS trả lời
III. LUYỆN TẬP: 
"Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người".
D. HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT – KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRUYỆN NGỤ NGÔN( 25’)
1. Tổng kết chủ đề 
Câu 1/ Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học?
Câu 2/ Điểm giống và khác nhau giữa truyện truyền thuyết- cổ tích- ngụ ngôn.
a. Giống nhau: 
- Là truyện dân gian Việt Nam
- Kể bằng văn xuôi 
- Phương thức biểu đạt: Tự sự 
b. Khác nhau: 
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
 - Nhân vật: Kể về nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử quá khứ
 - Có yếu tố kì lạ
- Mục đích: Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật lịch sử được kể 
 - Nhân vật: Kể về cuộc đời nhân vật bất hạnh, thông minh, ngốc nghếch
 - Có yếu tố kì lạ
- Mục đích: Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về cái thiện- ác; tốt- xấu. 
- Nhân vật: Là loài vật, đồ vật hoặc chính con người
- Không có yếu tố kì lạ.
- Mục đích: Khuyên nhủ răn dạy con người những bài học trong cuộc sống.
Câu 3/ Em cảm nhận được những bài học cuộc sống nào qua chùm truyện ngụ ngôn vừa học?
- Bài học về tự nhận thức giá trị của bản thân, không chủ quan, kiêu căng, tự mãn.
- Bài học về sự lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác, không ích kỉ, cố chấp.
- Bài học về sự đánh giá hiện tượng, con người khách quan, toàn diện.
- Bài học về tinh thần đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển.
Câu 4/ Từ đó em nhận xét đánh giá gì về vai trò và ý nghĩa của truyện ngụ ngôn?
-> Truyện ngụ ngôn luôn gửi gắm những bài học sâu sắc, thông qua truyện loài vật , sự vật, con người để giáo dục con người.
Câu 5/ Vậy để học được những bài học quí ấy em cần phải có thái độ như thế nào với truyện ngụ ngôn nói riêng và dân gian nói chung? 
=>Truyện dân gian là kho báu tri thức dân gian về mọi mặt trong cuộc sống, hãy trân trọng giữ gìn, đọc , kể, diễn đề lưu giữ như một lời tri ân tới cha ông ta.
Câu 6/ Ngoài các truyện ngụ ngôn của Việt Nam, em còn biết những truyện ngụ ngôn nào trên thế giới ? Tại sao em cho rằng những truyện ấy thuộc thể loại truyện ngụ ngôn?
Truyện ngụ ngôn của Ê- dốp( Nhà văn Hy Lạp sống ở thế kỉ VII-VI tr. CN)
Thơ ngụ ngôn của La Phông- ten ( Nhà thơ Pháp, thế kỉ XVII)
Quạ và cáo
Rùa và thỏ
Con quạ uống nước
Con cáo và chum nho
Những truyện đó kể chuyện về các con vật. Qua đó ngụ ý một bài học quí cho con người. 
Kiểm tra- đánh giá chủ đề: 15’ 
* Đề bài:
Câu 1 (4 điểm) : Hãy kể tên những nhân vật chính của các truyện ngụ ngôn mà em vừa học trong chủ đề? Qua các truyện đã học, em hãy rút ra đặc điểm của nhân vật truyện ngụ ngôn là gi? 
Câu 2 (6 điểm) : Em cảm nhận được những bài học cuộc sống nào qua chùm truyện ngụ ngôn vừa học? Hãy đặt một vài câu văn để sử dụng hợp lí thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng”.
* Hướng dẫn chấm: 
Câu 1: + Mức tối đa:- HS kể tên các nhân vật chính : Ếch, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. ( 1 điểm)
 -HS nêu được đặc điểm: Nhân vật truyện ngụ ngôn là loài vật, con vật, đồ vật, bộ phận con người, được nhân hóa, ẩn dụ cho con người;
 Loài vật, con vật, đồ vậtấy vừa phải phù hợp với đặc điểm con người và hoàn cảnh, bài học mà tác giả dân gian muốn ngụ ý nói tới vừa phải có nét đặc điểm phù hợp với thực tế. ( 3 điểm)
+ Mức chưa tối đa: Hs chưa đạt được đủ các yêu cầu của mức tối đa. Gv căn cứ vào bài làm của học sinh để đánh giá mức chưa tối ta theo khung điểm từ 0,25 đến 3,75.
+ Không đạt: Hs làm bài lạc đề hoặc không làm bài
Câu 2:
+ Mức tối đa: ( 6.0 điểm): 
* Nêu được đúng các bài học ( 4 điểm)
- Bài học về tự nhận thức giá trị của bản thân, không chủ quan, kiêu căng, tự mãn.
- Bài học về sự lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác, không ích kỉ, cố chấp.
- Bài học về sự đánh giá hiện tượng, con người khách quan, toàn diện.
- Bài học về tinh thần đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển.
* Đặt được một vài câu văn đúng ngữ pháp, sử dụng phù hợp thành ngữ ( 2 điểm) :
Mặc dù là người hiểu biết hạn chế, không chịu khó tìm tòi, học hỏi, nhưng bạn Ba lại rất huênh hoang, ra vẻ ta đây cái gì cũng biết. Bạn ấy đúng là “ ếch ngồi đáy giếng”!.
+ Mức chưa tối đa: Hs chưa đạt được đủ các yêu cầu của mức tối đa. Gv căn cứ vào bài làm của học sinh để đánh giá mức chưa tối đa.
+ Không đạt: Hs làm bài lạc đề hoặc không làm bài.
* Lưu ý: Điểm cả bài kiểm tra chỉ để nguyên; không sử dụng điểm lẻ đến 0.25,0.5, 0.75.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG, MỞ RỘNG( 2’)
Hoạt động bổ sung mở rộng: 
+ Phương pháp: giao nhiệm vụ
+ Kĩ thuật: Trình bày 
- Ôn tập và đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác.
- Nắm vững đặc điểm của truyện ngụ ngôn.
- Kể lại được các truyện ngụ ngôn trong chùm truyện ngụ ngôn vừa học. 
- Nắm vững các bài học trong truyện. 
- Bài tập tình huống:
 Em sẽ xử lý tình huống sau như thế nào?
- Bạn làm nhiệm vụ trực nhật ở lớp em hôm nay nghỉ ốm, lớp nhiều rác bẩn nhưng không ai chịu dọn vì cho rằng đấy không phải là nhiệm vụ của mình. Là một thành viên của lớp, em sẽ làm gì? 
 - Chuẩn bị văn bản : Treo biển; Lợn cưới , áo mới .
- Đọc truyện “Lục súc tranh công”.
Gợi ý : Không suy bì, tị nạnh, thuyết phục các bạn cùng làm vệ sinh lớp học, nếu không, cả lớp cùng phải chịu ngồi học trong môi trường không sạch sẽ
 .

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chu_de_truyen_ngu_ngon_nam_hoc_2016_20.doc