Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Ôn tập văn bản: Bài học đường đời đầu tiên

Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.

- Giá trị nghệ thuật:

 + Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn

 + Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc

 + Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

 Dế Mèn trêu chị Cốc gây cái chết cho Dế Choắt

a. Hình ảnh của Dế Choắt qua cái nhìn của Dế Mèn

+ Như gã nghiện thuốc phiện.

+ Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ.

+ Hôi như cú mèo.

+ Có lớn mà không có khôn.

- cách xưng hô: gọi “chú mày”

 -> DC Rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh.

-> DM tỏ thái độ, chê bai, trịch thượng, , kẻ cả coi thường Dế Choắt

- Không giúp đỡ Dế choắt đào hang sâu

-> Không sống chan hòa ; ích kỉ, hẹp hòi ; Vô tình, thờ ơ, không rung động, lạnh lùng trước hoàn cảnh khốn khó của đồng loại.

b. Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt

- Hát véo von trêu chị Cốc

- Chị Cốc trút giận lên Dế Choắt

- Diễn biễn tâm lí của Dế Mèn

 + Lúc đầu thì hênh hoang trước Dế Choắt ,

 + Hát véo von, xấc xược với chi Cốc

 + sau đó chui tọt vào hang vắt chân chữ ngũ, nằm khểnh yên trí. -> đắc ý

 + Khi Dế choắt bị Cốc mổ thì nằm im thin thít, khi Cốc bay đi rồi mới dám mon men bò ra khỏi hang -> hèn nhát tham sống sợ chết bỏ mặc bạn bè, không dám nhận lỗi.

 

ppt 24 trang cucpham 30/07/2022 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Ôn tập văn bản: Bài học đường đời đầu tiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Ôn tập văn bản: Bài học đường đời đầu tiên

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Ôn tập văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
CHÀO MỪNG CÁC 
 EM HỌC SINH 
LỚP 6A 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên ” trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
TÔ HOÀI 
 Qua cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì ? 
 Qua sự việc này, Dế Mèn đã rút ra được bài học: Không nên ra thói hung hăng, bậy bạ, trêu trọc người khác vô cớ và không nên ích kỉ để mang tai vạ cho người khác và cho chính mình. 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
TRÍCH: DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ 
 (Tô Hoài) 
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI 
 ĐẦU TIÊN 
ÔN TẬP VĂN BẢN 
I. Kiến thức cần nhớ 
1 . Tác giả 
Tên thật: Nguyễn Sen 
- Sinh năm: ( 1920 – 2014) 
- Quê: Hà Nội. 
- Ông viết nhiều truyện cho thiếu nhi, viết về đề tài miền núi và Hà Nội rất thành công nh ư : Võ sĩ bọ ngựa, Đàn c hi m gáy, Vợ chồng A Phủ... 
I. Kiến thức cần nhớ 
1 . Tác giả 
2. Tác phẩm 
 : trích từ chương I của truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ”, xuất bản lần đầu năm 1941. 
a. Xuất xứ 
: Truyện đồng thoại 
b . Thể loại 
: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 
c . Phương thức biểu đạt 
: thứ nhất 
d . Ngôi kể 
e. Bố cục 
 : hai phần 
 - Phần 1 (từ đầu- sắp đứng đầu thiên hạ): Giới thiệu ngoại hình và tính cách của Dế Mèn 
 - Phần 2 (phần còn lại): Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên 
I. Kiến thức cần nhớ 
1 . Tác giả 
2. Tác phẩm 
g. Giá trị nội dung, nghệ thuật 
- Giá trị nội dung : Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình. 
- Giá trị nghệ thuật: 
 + Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn 
 + Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc 
 + Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. 
Hình dáng 
Hành động 
Suy nghĩ 
1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn 
- chàng dế thanh niên cường tráng 
+ càng: mẫm bóng 
+ vuốt: cứng, nhọn hoắt 
+ cánh: dài tận chấm đuôi 
 một màu nâu bóng mỡ 
+ đầu: to, rất bướng 
+ răng: đen nhánh 
+ râu: dài, cong 
 đạp phanh phách 
 vũ lên phành phạch 
 nhai ngoàm ngoạp 
 trịnh trọng vuốt râu 
- cà khịa, quát nạt, đá ghẹo 
 Tôi tợn lắm. 
 Tôi cho là tôi giỏi 
 Tôi tưởng: lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba, càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. 
 Dế Mèn kiêu căng tự phụ, xem thường mọi người, hung hăng hống hách, xốc nổi. 
=> Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, có vẻ đẹp hùng dũng của con nhà võ. 
2. Dế Mèn trêu chị Cốc gây cái chết cho Dế Choắt 
a. Hình ảnh của Dế Choắt qua cái nhìn của Dế Mèn 
+ Như gã nghiện thuốc phiện. 
+ Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ. 
+ Hôi như cú mèo. 
+ Có lớn mà không có khôn. 
- cách xưng hô: gọi “chú mày” 
 -> DC Rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh . 
-> DM tỏ thái độ, chê bai, trịch thượng, , kẻ cả coi thường Dế Choắt 
- Không giúp đỡ Dế choắt đào hang sâu 
-> Không sống chan hòa ; ích kỉ, hẹp hòi ; Vô tình, thờ ơ, không rung động, lạnh lùng trước hoàn cảnh khốn khó của đồng loại. 
b. Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt 
- Hát véo von trêu chị Cốc 
- Chị Cốc trút giận lên Dế Choắt 
- Diễn biễn tâm lí của Dế Mèn 
 + Lúc đầu thì hênh hoang trước Dế Choắt , 
 + Hát véo von, xấc xược với chi Cốc 
 + sau đó chui tọt vào hang vắt chân chữ ngũ, nằm khểnh yên trí... -> đắc ý 
 + Khi Dế choắt bị Cốc mổ thì nằm im thin thít, khi Cốc bay đi rồi mới dám mon men bò ra khỏi hang -> hèn nhát tham sống sợ chết bỏ mặc bạn bè, không dám nhận lỗi. 
3. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn   
 - Dế Mèn ân hận 
 + Nâng đầu Dế Choắt vừa thương, vừa ăn năn tội mình, chôn xác Dế Choắt vào bụi cỏ um tùm. 
 -> Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hợp lí 
 + Còn có tình cảm đồng loại ; biết hối hận, biết hướng thiện. 
 - Bài học : “ở đời có thói hung hăng, bậy bạ có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào mình.” 
II. Luyện tập 
1. Bài tập trắc nghiệm 
1. Văn bản  Bài học đường đời đầu tiên  trích từ chương I của tác phẩm nào ? 
          A – Tuyển tập Tô Hoài  
 B – Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn 
          C – Dế Mèn phiêu lưu kí 
          D – Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn 
2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản  Bài học đường đời đầu tiên  là phương thức nào ? 
          A – Miêu tả                                                     C – Nghị luận 
          B – Tự sự                                                        D – Biểu cảm 
3. Văn bản  Bài học đường đời đầu tiên  được kể bằng lời của nhân vật nào ? 
          A – Tác giả                                                      C – Dế Mèn 
          B – Người kể chuyện                                      D – Dế Choắt 
C 
B 
C 
4. Vì sao Dế Mèn đặt tên bạn là Dế Choắt ? 
 A – Thấy bạn bẩm sinh yếu đuối, còm cõi, muốn chế giễu 
 B – Cậy mình to khoẻ và mạnh mẽ hơn 
 C – Thấy bạn không dám trêu chị Cốc 
 D – Thấy bạn không biết đào hang 
5. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào ? 
 A – Buồn rầu và nghĩ về bài học đường đời đầu tiên 
 B – Thương xót, hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên 
 C – Ngẫm nghĩ về cách ứng xử không tốt của mình với Dế Choắt 
 D – Than thở và ân hận vì mình quá hung hăng, dại dột 
6. Dòng nào nhận xét đúng về những nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên ? 
 A – Đó là những nhân vật vốn là con người mang lốt vật 
 B – Đó là những nhân vật được tả thực như chúng vốn thế 
 C – Đó là những nhân vật được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy và quan hệ như của con người 
 D – Đó là những nhân vật biểu tượng của đạo đức luân lí 
A 
B 
C 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. 
 – Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. 
 – Cái chàng [], người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. 
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thể loại gì? Năm sáng tác? 
Câu 2. Mỗi đoạn văn trên viết về nhân vật nào ? 
Câu 3. Hai đoạn văn trên có cùng sử dụng một phương thức biểu đạt không ? Đó là phương thức biểu đạt nào ? 
Câu 4. Cả hai nhân vật cùng được chọn tả các chi tiết thân hình, cánh, càng, râu nhưng mỗi nhân vật lại gợi cho người đọc một ấn tượng riêng về sức vóc và tính nết. Theo em, ấn tượng ấy là gì ? Nhờ đâu nhà văn có thể gợi cho ta ấn tượng đó về nhân vật ? 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thể loại gì? Năm sáng tác? 
 - Đoạn văn trên trích từ tác phẩm : Dế Mèn phiêu lưu kí 
 - Tác giả : Tô Hoài 
 - Thể loại : truyện đồng giao 
 - Năm sáng tác : 1941 
Câu 2. Mỗi đoạn văn trên viết về nhân vật nào ? 
 - Đoạn 1 viết về nhân vật : Dế Mèn 
 - Đoạn 2 viết về nhân vật : Dế Choắt 
Câu 3. Hai đoạn văn trên có cùng sử dụng một phương thức biểu đạt không ? Đó là phương thức biểu đạt nào ? 
 - Hai đoạn văn cùng sử dụng phương thức miêu tả. 
 - Phương thức biểu đạt chủ yếu được dùng để diễn tả nội dung của mỗi đoạn văn trên là miêu tả. 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 
Câu 4. Cả hai nhân vật cùng được chọn tả các chi tiết thân hình, cánh, càng, râu nhưng mỗi nhân vật lại gợi cho người đọc một ấn tượng riêng về sức vóc và tính nết. Theo em, ấn tượng ấy là gì ? Nhờ đâu nhà văn có thể gợi cho ta ấn tượng đó về nhân vật ? 
– Cả hai nhân vật cùng được nhà văn chọn tả những bộ phận chính tạo nên dáng vẻ đặc trưng của loài dế là thân hình, càng, cánh, râu, các bộ phận ở đầu, nhưng mỗi đoạn văn lại gợi ra ấn tượng khác nhau về một nhân vật: Dế Mèn khoẻ mạnh, cường tráng ; Dế Choắt ốm yếu, gầy gò. 
– Ấn tượng ấy có được là do cách chọn chi tiết miêu tả của nhà văn tạo nên. 
– Ví dụ, cùng tả cánh nhưng mỗi nhân vật lại có một bộ cánh với những đặc điểm riêng biệt: 
          + Dế Mèn : Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. 
          + Dế Choắt: Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. 
 Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao, ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ chẳng được miếng nào. 
Câu 1.Đoạn văn trên thuộc phần nào trong văn bản Bài học đường đời đâu tiên ? 
Câu 2. Đoạn văn trên miêu tả cảnh đầm nước qua con mắt của nhân vật nào trong truyện ? 
Câu 3. Vai trò của nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn trên là gì ? 
Câu 4. Có ý kiến cho rằng đoạn văn trên không chỉ làm cho truyện kể sinh động hơn, thực hơn mà còn góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật. Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao? 
Câu 5. Hãy viết một đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên. 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 
Câu 1. Đoạn văn trên thuộc phần nào trong văn bản Bài học đường đời đâu tiên ? 
 Đoạn văn trên thuộc phần hai trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên . 
Câu 2. Đoạn văn trên miêu tả cảnh đầm nước qua con mắt của nhân vật nào trong truyện ? 
 Đoạn văn trên miêu tả cảnh đầm nước qua con mắt của nhân vật : Dế Mèn. 
Câu 3. Vai trò của nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn trên là gì ? 
 - Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của cảnh hồ nước sau mấy hôm mưa 
 - Làm hiện ra trước mắt những đặc điểm nổi bật của hồ nước và những sinh vật được miêu tả 
 - Bộc lộ rõ nhất năng lực quan sát của người miêu tả 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 
Câu 4. Có ý kiến cho rằng đoạn văn trên không chỉ làm cho truyện kể sinh động hơn, thực hơn mà còn góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật. Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao? 
 - Đoạn văn miêu tả cảnh đầm nước rất sinh động, gợi liên tưởng đến xã hội loài người. Nó không chỉ làm cho truyện kể sinh động hơn, thực hơn mà còn góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật Dế Mèn. 
 - Trong đoạn, sự cảm nhận của Dế Mèn về cư dân ở đầm nước rất sâu sắc, đầy cảm thông :  Những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi.  Điều đó cho ta hiểu thêm một nét tính cách khác của Dế Mèn : đa cảm, biết quan tâm đến cuộc sống quanh mình, biết cảm thông với cuộc sống vất vả của những cư dân khác. 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 
Câu 5. Hãy viết một đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên . 
Gợi ý: 
- Để viết đoạn văn diễn tả những suy nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong văn bản B ài học đường đời đầu tiên,  có thể tập trung vào các nội dung sau : 
          + Điểm còn đáng trách ở Dế Mèn ; 
          + Điểm đáng quý, đáng cảm thông ở Dế Mèn. 
- Nên bám vào những câu văn thể hiện trực tiếp tâm tư nhân vật Dế Mèn có trong văn bản. Ví dụ :  Tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he, tôi cho là tôi giỏi tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm, tôi có tính tự đắc. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình, 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:	- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:	- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. 
 	Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.”  Câu 1 : Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó 
Câu 2 : Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 
Câu 3 : Nhân vật Dế Choắt trong đoạn văn lâm vào tình cảnh gì? Vì sao? 
Câu 4 : Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó. 
Câu 5 : Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào? 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 
Câu 1 : Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó 
 - Đoạn văn trên trích từ văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên ” 
 	- Ngôi thứ nhất 
Câu 2 : Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 
 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Tự sự 
Câu 3 : Nhân vật Dế Choắt trong đoạn văn lâm vào tình cảnh gì? Vì sao? 
 - Nhân vật Dế Choắt bị chị Cốc dung mỏ mổ oan đến thoi thóp rồi phải bỏ mạng . 
 - Nguyên nhân: Chỉ vì trò nghịch dại không suy nghĩ - trêu chị Cốc của Dế Mèn . 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 
Câu 4 : Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó. 
 - Các từ láy trong đoạn văn: thoi thóp, hoảng hốt. nông nỗi, dại dột, hung hăng, bậy bạ, ăn năn 
 - Biện pháp tu từ: Nhân hóa 
 - Tác dụng: khiến các nhân vật trong đoạn văn:Dế Mèn và Dế Choắt vốn là các loài vật trở nên gần gũi với con người, hiện ra như những con người biết hành động, suy nghĩ, buồn vui. Làm cho câu chuyện diễn ra chân thực, sinh động, hấp dẫn. 
Câu 5 : Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào? 
Dế Choắt khuyên Dế Mèn: 
+ Không được hung hăng kiêu ngạo 
+ Trước khi làm việc gì đó phải suy nghĩ thật kĩ càng 
Qua đó, em thấy Dế Choắt là là một người nhân hậu. Dế Mèn đã gây ra cái chết cho Dế Choắt nhưng Dế Choắt không hề trách cứ hay tỏ thái độ căm giận. Ngược lại Dế Choắt còn chân thành khuyên nhủ Dế Mèn. Dế Choắt quả là một người có trái tim độ lượng. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
- Học thuộc nội dung kiến thức cần nhớ. 
- Hoàn thiện các phiếu bài tập. 
- Chuẩn bị bài : Phó từ. 
TẠM BIỆT CÁC 
 EM HỌC SINH 
LỚP 6A 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_6_on_tap_van_ban_bai_hoc_duong_doi_dau.ppt