Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh đạt được

1. Kiến thức:

- Sự yếu kém của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lý và điều hành đất nước.

- Tình hình kinh tế, xã hội (xuất hiện các cuộc đấu tranh của nông dân, nô tì).

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày một vấn đề lịch sử. Kĩ năng tái hiện, nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm về bài học lịch sử.

3. Thái độ:

- Học sinh đánh giá đúng sự sa đọa, thối nát của tầng lớp qúy tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây ra nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội.

<=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Tìm hiểu lịch sử: tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội của nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV.

+ Nhận thức và tư duy lịch sử: trình bày được phạm vi hoạt động của các cuộc khởi nghĩa

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống đó là biết phát huy tinh thần đoàn kết trong mọi thời đại, biết rút ra cho mình bài học về sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước một vấn đề trong thực tế.

 

docx 9 trang cucpham 20/07/2022 4020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà
TUẦN 15
Ngày soạn:14/ 12/ 2020 Ngày dạy: / 12/ 2020 
Bài 16
SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh đạt được 
1. Kiến thức:
- Sự yếu kém của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lý và điều hành đất nước.
- Tình hình kinh tế, xã hội (xuất hiện các cuộc đấu tranh của nông dân, nô tì).
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày một vấn đề lịch sử. Kĩ năng tái hiện, nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm về bài học lịch sử.
3. Thái độ: 
- Học sinh đánh giá đúng sự sa đọa, thối nát của tầng lớp qúy tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây ra nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội.
 Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tìm hiểu lịch sử: tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội của nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV.
+ Nhận thức và tư duy lịch sử: trình bày được phạm vi hoạt động của các cuộc khởi nghĩa
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống đó là biết phát huy tinh thần đoàn kết trong mọi thời đại, biết rút ra cho mình bài học về sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước một vấn đề trong thực tế.
- Phẩm chất:
 + Trách nhiệm (có trách nhiệm trong việc thảo luận nhóm
 + Yêu nước
 II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài học.
- Các phương tiện dạy học khác
- Máy chiếu, bảng phụ, học liệu
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, bút dạ
- Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Tổ chức hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Khởi động. 
- KT: Đặt câu hỏi,
- HT: Giáo viên với cả lớp.
- TG: 5 phút.
- GV: Trước khi đến với bài học hôm nay, cô mời các em đến với một đoạn phim tư liệu sau, xem xong các em cho cô biết:
+ Bộ phim nói đến thời kì nào trong lịch sử nước ta?
- GV mở phim.
- HS theo dõi màn hình và phát biểu ý kiến sau khi xem xong đoạn phim
- GV kết nối và dẫn vào bài mới:
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (35 phút)
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
HĐ của GV
ND kiến thức cần đạt
* Kiến thức cần đạt: Học sinh biết được:
Tình hình kinh tế nước ta nửa sau thế kỉ thứ XIV và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó?
* PP, KT: Thảo luận nhóm
* HT: Cặp đôi
* NL, PC:
- NL chung: Hợp tác, giải quyết vấn đề.
- NL riêng: Tái hiện kiến thức lịch sử, nhận xét đánh giá lịch sử
- PC: Trách nhiệm, yêu nước
* Dự kiến TG: 7 p
* HOẠT ĐỘNG NHÓM (Cặp đôi)
 GV:
- Chia nhóm theo bàn (cặp đôi).
- Giao nhiệm vụ.
? Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV như thế nào? Tại sao có tình trạng đó?
- Thời gian là 2 phút
HS:
- Thảo luận cặp đôi trong thời gian là 3 phút.
- Ghi kết quả thảo luận lên phiếu học tập.
Thực trạng
Nguyên nhân
- Hết 3 phút, Hs trình bày kết quả thảo luận
- HS các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Dự kiến khó khăn: HS chưa biết cách thảo luận nhóm
Tháo gỡ: GV hướng dẫn (Hs1 hỏi – Hs 2 trả lời và ngược lại, sau đó cả hai thống nhất ý kiến vào giấy).
- HS đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.
GV: Chốt kiến thức
Thực trạng
Nguyên nhân
- Nhiều năm mất mùa đói kém.
- Nông dân phải bán ruộng đất vợ con và biến thành nô tì.
- Ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.
- Do nhà nước không quan tâm đến sản xuất.
- Do vương hầu, quý tộc nhà chùa cướp ruột đất công.
- Triều đình bắt dân phải nộp 3 quan tiền thuế đinh.
GV:
? Qua đó, em có nhận xét gì về tình hình kinh tế của nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV?
HS: suy nghĩ cá nhân và trả lời
Dự kiến khó khăn: HS chưa biết nhận xét, đánh giá.
Tháo gỡ: Bổ sung câu hỏi gợi mở
? Qua việc tìm hiểu, em thấy kinh tế của nước ta ở thời kì này có phát triển không?
GV: Chốt kiến thức và cung cấp hình ảnh minh hoạ
- Tình hình kinh tế sa sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn.
- Để thấy rõ được điều đó, cô mời các em đến với 1 số hình ảnh sau:
GV chuyển đoạn:
* Kiến thức cần đạt: Học sinh biết được:
- Nhận xét về Vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV.
- Xác định được trên lược đồ các địa danh diễn ra khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV.
* PP/KT dạy học: KT đặt câu hỏi, chơi trò chơi
* Hình thức: Cả lớp..
* Năng lực, phẩm chất:
- NL chung: Tự học, giải quyết vấn đề
- NL riêng: Tái hiện lịch sử, nhận xét đánh giá và so sánh lịch sử.
-PC: Chăm chỉ, yêu nước, trách nhiệm.
* Dự kiến TG: 15 phút
GV:
? Dựa vào thông tin trong SGK, em hãy cho cô biết cuộc sống của của vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV?
HS: quan sát SGK và trả lời
- Ăn chơi sa đoạ	
GV: “Vua buông tuồng ăn chơi.”
GV: Vua quan ăn chơi triều chính sẽ ra sao?
HS: Quan sát SGK và trả lời
Dự kiến sản phẩm: Trong triều, nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước, triều chính bị lũng loạn.
? Đứng trước tình hình đó, thầy Chu Văn An đã làm gì?
HS: Dâng sớ lên vua đòi chém 7 tên nịnh thần.
GV: Hành động đó của thầy Chu Văn An đủ để cho thấy triều đại nhà Trần lũng loạn đến mức nào.
GV: Triều đình nhà Trần ra sao sau khi Dụ Tông chết, Nhật Lễ lên thay? 
Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ lên
- Nhà Trần càng suy sụp hơn từ khi Dụ Tông chết (1369) và Dương Nhật Lễ lên nắm chính quyền.
GV: Nêu những hiểu biết của em về Dương Nhật Lễ?
HS: Quan sát SGK và trình bày về Dương Nhật Lễ
GV: Sự suy sụp của nhà Trần càng thể hiện như thế nào trước sự tấn công của Cham Pa và yêu sách của nhà Minh?
HS: Quan sát SGK và trả lời 
GV bình và chuyển
Nhiệm vụ: Các em hãy hoàn thiện bảng sau
Thời gian
Người lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
Kết quả
- HS làm việc:
- Dự kiến sản phẩm:
Thời gian
Người lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
Kết quả
1344- 1360
Ngô Bệ
Hải Dương
Thất bại
1379
Nguyễn Thanh,
Nguyễn Kỵ
Thanh Hóa
Thất bại
1390
Phạm Sư Ôn
Sơn Tây – Hà Nội
Thất bại
1399
Nguyễn Nhữ Cái
Sơn Tây – Hà Nội
Thất bại
GV: Em hãy chỉ trên lược đồ những nơi diễn ra các cuộc nổi dậy?
HS: Chỉ trên lược đồ những nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa
GV: Vậy đến đây em có nhận xét gì về tình hình xã hội thời Trần?
- HS: Xã hội rối ren, mâu thuẫn trong XH ngày càng trở nên sâu sắc.
1. Tình hình kinh tế
Thực trạng
Nguyên nhân
- Nhiều năm mất mùa đói kém.
- Nông dân phải bán ruộng đất vợ con và biến thành nô tì.
- Ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.
- Do nhà nước không quan tâm đến sản xuất.
- Do vương hầu, quý tộc nhà chùa, cướp ruột đất công.
- Triều đình bắt dân phải nộp 3 quan tiền thuế đinh.
à Kinh tế sa sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân ngày càng cực khổ.
2. Tình hình xã hội
a) Giai cấp thống trị
- Vua, quan, quý tộc nhà Trần ăn chơi sa đoạ.
- Triều chính bị lũng loạn.
- Nhà Trần càng suy sụp hơn trước từ sau khi Dụ Tông chết.
- Bất lực trước ngoại bang.
b) Giai cấp nông dân, nô tì
- Nông dân và nô tì bị bóc lột tàn tệ.
- Mâu thuẫn sâu sắc với giai cấp thống trị.
- Nổi dậy khởi nghĩa:
Thời gian
Người lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
Kết quả
1344- 1360
Ngô Bệ
Hải Dương
Thất bại
1379
Nguyễn Thanh,
Nguyễn Kỵ
Thanh Hóa
Thất bại
1390
Phạm Sư Ôn
Sơn Tây – Hà Nội
Thất bại
1399
Nguyễn Nhữ Cái
Sơn Tây – Hà Nội
Thất bại
à 
GV: Qua việc tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội thời Trần vào cuối thế kỉ XIV ta dễ dàng nhận thấy kinh tế thời kì này vô cùng khó khăn và kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, trong khi đó vua quan nhà Trần lại ăn chơi sa đoạ, không những không chăm no đến đời sống của dân, trái lại còn đàn áp, bóc lột nhân dân. Qua đây ta có thể khẳng định rằng nhà Trần đang ở trong giai đoạn suy sụp của một triều đại. Vậy nhà Trần có tồn tại được nữa để gánh vác vận mệnh giang sơn hay không? Hay nhà Trần cũng như một số triều đại khác phải khép lại triều đại của mình để mở ra một triều đại mới khác? Nội dung của tiết học sau sẽ trả lời cho chúng ta những câu hỏi đó. Còn tiết học hôm nay chúng ta sẽ chỉ đi khai thác phần I. Còn bây giờ, để củng cố cho nội dung kiến thức của bài học, cô mời các em chuyển sang hoạt động tiếp theo đó là luyện tập.
Hoạt động 3. Luyện tập
- PP, KT: Làm bài tập trắc nghiệm 
- Hình thức: cá nhân
- Thời gian: 5 phút
Câu 1: Nét nổi bật của tình hình kinh tế Đại Việt từ nửa sau thế kỉ XIV là:
a. Sản xuất suy sụp, mất mùa, đói kém liên miên
b. Mầm mống kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ
c. Phát triển hơn so với giai đoạn trước
d. Sản xuất ổn định
Câu 2: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân sau thế kỉ XIV chứng tỏ điều gì?
a. Nhà Trần đã suy yếu, không còn đảm nhận vai trò ổn định và phát triển đất nước
b. Nông dân đã giác ngộ và ý thức dân tộc
c. Sự sụp đổ của nhà Trần là khó tránh khỏi
d. Triều Trần suy yếu, phe phái trong triều mâu thuẫn
Câu 3: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến nhà Trần suy yếu?
a. Nhà nước không chăm lo phát triển nông nghiệp.
b. Chiến tranh nông dân nổ ra chống lại triều đình.
c. Nhà Minh gây đưa ra các yêu sách ngang ngược, phía Nam Cham-pa gây xung đột.
d. Nhà Minh tiến hành chiến tranh xâm lược.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào hoạt động ở vùng Nông Cống (Thanh Hóa)?
a. Khởi nghĩa Ngô Bệ
b. Khởi nghĩa Nguyễn Thanh
c. Khởi nghĩa Nguyễn Kỵ
d. KHởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái
Câu 5: Vào thế kỉ XIV có bao nhiêu lần đê vỡ, lụt lớn?
a. 10 lần
b. 9 lần
c. 8 lần
d. 12 lần
Câu 6: Khởi nghĩa Ngô Bệ diễn ra trong thời gian nào?
a. Từ năm 1344 đến năm 1350
b. Từ năm 1344 đến năm 1455
c. Từ năm 1344 đến năm 1360
d. Từ năm 1344 đến năm 1365
Hoạt động 4. Vận dụng (1’)
- KT: đặt câu hỏi
GV: Qua nội dung của bài học, em có nhận xét gì về vai trò của người lãnh đạo trong một đất nước, từ đó em rút ra bài học gì cho người lãnh đạo? Nếu mai này em trở thành người lãnh đạo một cơ quan, một tổ chức hay một khu vực hành chính nào đó, em sẽ làm gì? 
- HS: Suy nghĩ cá nhân rồi phát biểu ý kiến
- Dự kiến câu trả lời: Người lãnh đạo của một quốc gia đóng vai trò quyết định cho sự tồn vong của đất nước. Nếu mai này em làm lãnh đạo, em sẽ luôn chăm lo đến nhân viên, đến cá nhân, đến cấp dưới của mình
- Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng (Về nhà)
- Về nhà gõ từ khoá trên mạng “Thời đại nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV” để xem một số video hoặc tư liệu về thời kì này.
- Học kĩ nội dung bài học hôm nay
- Chuẩn bị tiếp tiết 2: II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly.
*****************************
DUYỆT GIÁO ÁN

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_bai_16_su_suy_sup_cua_nha_tran_cuoi_th.docx