Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41+42: Thực hành "Bài tập với các ngữ liệu mở" (Tiếp theo)

Bài tập 1: Đọc đoạn trích :Tương lai con làm tóc mẹ pha màu

Lưng còng xuống gánh đời con trẻ

Để xế chiều bóng nuôi hình lặng lẽ

Quạnh quẽ một mình.

Một mình mẹ mà thôi !!!

Con trưởng thành hồng má đỏ môi

Mẹ lụm cụm như con cò mò cá !

Con như cây tơ nõn nà phiến lá

Mẹ như hàng so đũa tàn bông !

Mẹ một đời cam phận dòng sông

Khi lớn - khi ròng - ngược - xuôi - vất vả .

Mang phù sa bồi ruộng đời con.

(Nghĩ về hoàng hôn mẹ, Phan Ngọc Thường Đoan)     

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?Em hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Tương lai con làm tóc mẹ pha màu

Lưng còng xuống gánh đời con trẻ

Câu 2. Hãy cho biết hiệu quả của biện pháp so sánh trong các dòng thơ sau:

Con trưởng thành hồng má đỏ môi

Mẹ lụm cụm như con cò mò cá !

Con như cây tơ nõn nà phiến lá

Mẹ như hàng so đũa tàn bông !

Câu 3. Hình ảnh người mẹ được thể hiện trong đoạn trích gợi cho aemnh/chị suy nghĩ gì về người phụ nữ Việt Nam?

 

ppt 14 trang cucpham 03/08/2022 220
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41+42: Thực hành "Bài tập với các ngữ liệu mở" (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41+42: Thực hành "Bài tập với các ngữ liệu mở" (Tiếp theo)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41+42: Thực hành "Bài tập với các ngữ liệu mở" (Tiếp theo)
 THỰC HÀNH: 
BÀI TẬP VỚI CÁC NGỮ LIỆU MỞ (TIẾP) 
TIẾT 41- 42: 
Bài tập 1: Đọc đoạn trích : Tương lai con làm tóc mẹ pha màu 
Lưng còng xuống gánh đời con trẻ 
Để xế chiều bóng nuôi hình lặng lẽ 
Quạnh quẽ một mình... 
Một mình mẹ mà thôi !!! 
Con trưởng thành hồng má đỏ môi 
Mẹ lụm cụm như con cò mò cá ! 
Con như cây tơ nõn nà phiến lá 
Mẹ như hàng so đũa tàn bông ! 
Mẹ một đời cam phận dòng sông 
Khi lớn - khi ròng - ngược - xuôi - vất vả ... 
Mang phù sa bồi ruộng đời con. 
(Nghĩ về hoàng hôn mẹ, Phan Ngọc Thường Đoan)      
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?Em hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? 
Tương lai con làm tóc mẹ pha màu 
Lưng còng xuống gánh đời con trẻ 
Câu 2. Hãy cho biết hiệu quả của biện pháp so sánh trong các dòng thơ sau: 
Con trưởng thành hồng má đỏ môi 
Mẹ lụm cụm như con cò mò cá ! 
Con như cây tơ nõn nà phiến lá 
Mẹ như hàng so đũa tàn bông ! 
Câu 3. Hình ảnh người mẹ được thể hiện trong đoạn trích gợi cho aemnh/chị suy nghĩ gì về người phụ nữ Việt Nam? 
Bài tập 1: Đọc đoạn trích : Tương lai con làm tóc mẹ pha màu 
Lưng còng xuống gánh đời con trẻ 
Để xế chiều bóng nuôi hình lặng lẽ 
Quạnh quẽ một mình... 
Một mình mẹ mà thôi !!! 
Con trưởng thành hồng má đỏ môi 
Mẹ lụm cụm như con cò mò cá ! 
Con như cây tơ nõn nà phiến lá 
Mẹ như hàng so đũa tàn bông ! 
Mẹ một đời cam phận dòng sông 
Khi lớn - khi ròng - ngược - xuôi - vất vả ... 
Mang phù sa bồi ruộng đời con. 
(Nghĩ về hoàng hôn mẹ, Phan Ngọc Thường Đoan)      
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?Em hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? 
Tương lai con làm tóc mẹ pha màu 
Lưng còng xuống gánh đời con trẻ 
- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ: Tự do 
- Nội dung của các dòng thơ:  
+ Miêu tả nỗi vất vả, niềm lo lắng, sự chăm chút của mẹ với tương lai, cuộc sống của con. 
+ Bộc lộ nỗi xót xa  của tác giả 
Bài tập 1: Câu 2. Hãy cho biết hiệu quả của biện pháp so sánh trong các dòng thơ sau: 
Con trưởng thành hồng má đỏ môi 
Mẹ lụm cụm như con cò mò cá ! 
Con như cây tơ nõn nà phiến lá 
Mẹ như hàng so đũa tàn bông ! 
- Biện pháp so sánh: 
+ Mẹ - con cò mò cá; hàng so đũa tàn bông 
+ Con -  cây tơ nõn nà phiến lá 
- Hiệu quả nghệ thuật:  
+ Biểu đạt sâu sắc đức hi sinh của mẹ, để con khôn lớn trưởng thành thì mẹ chấp nhận mọi vất vả, nhọc nhằn, vắt kiệt cả tuổi xuân cho con. 
+ Hình ảnh so sánh đem đến sự xúc động cho người đọc và tạo nên giọng điệu thiết tha sâu lắng 
Câu 3. Hình ảnh người mẹ được thể hiện trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì về người phụ nữ Việt Nam ? 
- Hình ảnh người mẹ trong đoạn trích: Thương yêu con hết mực, tảo tần, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh 
- Suy nghĩ của bản thân :......... 
Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước. 
( Phong cách sống của người đời , nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet) 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. 
2. Hãy chỉ ra trong đoạn trích 01 phép liên kết về hình thức. 
3.Em hiểu như thế nào về câu văn:  “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”? 
4.Thông qua đoạn trích trên, em hãy nêu ngắn gọn bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân. 
5. Từ nội dung đoạn trích trên và hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc phải làm gì để không lãng phí thời gian. 
Bài tập 2 : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.( Phong cách sống của người đời , nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet) 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. 
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận. 
2. Hãy chỉ ra trong đoạn trích 01 phép liên kết về hình thức. 
Phép liên kết về hình thức: phép lặp (Thời gian) 
3.Em hiểu như thế nào về câu văn:  “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”? 
Hiểu câu văn: Thời gian sẽ liên tục trôi qua mà không biện pháp nào có thể ngăn cản; nó không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Dù bạn có nhanh hay chậm, thời gian vẫn sẽ cứ tuần hoàn trôi đi. 
Bài tập 2 : 
4.Thông qua đoạn trích trên, em hãy nêu ngắn gọn bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân. 
Bài học có ý nghĩa nhất: Con người cần biết quý trọng thời gian, biết sử dụng quỹ thời gian của mình cho hợp lí để không bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc đời hay hối tiếc vì những gì đã qua. 
5. Từ nội dung đoạn trích trên và hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc phải làm gì để không lãng phí thời gian. 
* Yêu cầu về kĩ năng: 
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội. 
- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
Bài tập 2 :5. Từ nội dung đoạn trích trên và hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc phải làm gì để không lãng phí thời gian. 
* Yêu cầu về nội dung: 
1. Nêu vấn đề. 
2. Giải thích vấn đề. 
- Lãng phí thời gian là sử dụng quỹ thời gian của mình không hợp lí, để thời gian trôi qua một cách vô ích. 
- Lãng phí thời gian là điều đáng chê trách, lãng phí thời gian cũng đồng nghĩa với việc lãng phí cuộc đời của chính mình. 
3. Bàn luận vấn đề: 
- Tại sao lãng phí thời gian lại đáng chê trách: Thời gian vũ trụ là vô tận nhưng thời gian cho một đời người là hữu hạn. Nếu lãng phí thời gian bạn sẽ không làm gì được cho cuộc đời của chính mình và cho xã hội . 
Bài tập 2 :5 . Từ nội dung đoạn trích trên và hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc phải làm gì để không lãng phí thời gian. 
* Yêu cầu về nội dung: 
- Nguyên nhân con người thường lãng phí thời gian: Con người mải miết rong chơi. Con người chưa biết quản lí quỹ thời gian hợp lí. 
- Biện pháp khắc phục và sử dụng quỹ thời gian hợp lí: 
+ Mỗi người cần tự nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc đời để từ đó biết quý trọng thời gian mình có. 
+ Lập thời gian biểu để sử dụng thời gian hợp lí. 
+ Tận dụng tối đa thời gian để học tập và làm việc. 
+ Tạo bản thân thói quen làm việc đúng giờ. 
+  
4. Liên hệ bản thân:   Em đã làm gì để sử dụng quỹ thời gian của mình hợp lí? 
Bài tập 3: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: 
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. 
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. 
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt mộtt thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bai giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nối khát khao của tôi. 
( Cánh diều tuổi thơ  – Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) 
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. 
Câu 2. Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? 
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:  Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. 
Câu 4. Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng. 
Câu 5: Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ về vai trò của khát vọng trong cuộc sống. 
Bài tập 3: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: 
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. 
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. 
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt mộtt thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bai giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nối khát khao của tôi. 
( Cánh diều tuổi thơ  – Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) 
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. 
Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên: tự sự, miêu tả, biểu cảm. 
Câu 2. Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? 
Những chi tiết tác giả chọn để tả cánh diều: 
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. 
+ Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. 
+ Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm . 
Bài tập 3: Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:  Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. 
- Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh. Tác giả so sánh bầu trời đêm với một tấm thảm nhung. 
- Tác dụng: 
+ Gợi vẻ đẹp của bầu trời đêm. 
+ Tấm thảm nhung có đặc tính mềm, mịn; bầu trời đêm cũng mịn và không một gợn mây, mở ra không gian cao rộng. 
Câu 4. Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng. 
Qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói: 
+ Cánh diều là những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả với những người bạn nơi thôn quê. Đó là kí ức đẹp theo tác giả suốt đời. 
+ Cánh diều tuổi thơ là nơi chở những khát vọng, những ước mơ của tác giả bay cao, bay xa. 
Bài tập 3: Câu 5: Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ về vai trò của khát vọng trong cuộc sống. 
1. Nêu vấn đề. 
2. Giải thích vấn đề 
- Khát vọng là những mong muốn lớn lao, tốt đẹp của mỗi con người, nó mang một sức thôi thúc mạnh mẽ mà khiến họ cần phải hành động để đạt được khát vọng của bản thân. 
- Mỗi con người sẽ có những khát vọng riêng trong cuộc sống của mình. Khát vọng là động lực để con người phát triển và vươn tới thành công. 
3. Phân tích, bàn luận vấn đề: 
- Vai trò của khát vọng với con người: 
+ Có khát vọng tức là con người có những ước mơ. Một người sống không thể thiếu ước mơ vì những ước mơ, khát vọng giúp con người nỗ lực và phấn đấu không ngừng. 
+ Có khát vọng, con người sẽ có sức mạnh để vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc sống. 
+ Con người có khát vọng là con người sống có lí tưởng riêng và những người như vậy nhất định sẽ thành công. 
- Khát vọng khác với tham vọng. Cần phải tỉnh táo để không biến những khát vọng của mình thành những tham vọng. 
- Phê phán những người sống không có khát vọng, sống như những cỗ máy. 
- Liên hệ bản thân: Em đã phải là người sống có khát vọng chưa? Hãy chia sẻ về những khát vọng của mình? 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_4142_thuc_hanh_bai_tap_voi_cac.ppt