Tài liệu ôn Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6

I. Đọc hiểu văn bản: ( 6 điểm)

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng. Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ. Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn đầu gối. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc. Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên. Tới thượng tuần tháng 6, thời tiết đã đẹp đều, trời không gợi một bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận mưa phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng. Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.”

 ( Trích” Đất vỡ hoang”- sôlôkhôp)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3. Trong đoạn trích trên, nhà văn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

 Câu 4. bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy lấy một ví dụ trong Văn Thơ thơ có sử dụng biện pháp tu từ mà em vừa tìm ở trên?.

II. Tập làm văn ( 14 điểm)

 Câu 1.(4 điểm)

Em hãy viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ sau:

“ Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

 Lúa thơm mùi sữa

 Hồn bay giữa đồng

 Lượm ơi, còn không?”

( Trích “Lượm” - Tố Hữu)

 

doc 436 trang cucpham 30/07/2022 3281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6

Tài liệu ôn Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6
THAM KHẢO TÀI LIÊU VAN 6
(Bộ đề: 90 đề 230 trang, tặng TL ôn 373 tr, đề đọc hiểu, giao án5HĐ, phụ đạo)
 PHẦN 1. Một số đề tham khảo
 PHẦN 2: TÀI LIỆU ÔN TẬP, BỒI DƯỠNG
PHẦN 3: GIÁO ÁN PỤ ĐẠO
PHẦN 1. Một số đề tham khảo
Đề 2:
ĐỀ BÀI
I.  Đọc hiểu văn bản: ( 6 điểm)
 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Đất  mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng. Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ. Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn đầu gối. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc. Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên. Tới thượng tuần tháng 6, thời tiết đã đẹp đều, trời không gợi một bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận mưa phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng. Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.”
	( Trích” Đất  vỡ hoang”- sôlôkhôp)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 3. Trong đoạn trích trên, nhà văn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
 Câu 4. bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy lấy một ví dụ trong Văn Thơ thơ có sử dụng biện pháp tu từ mà em vừa tìm ở trên?.
II.  Tập làm văn ( 14 điểm)
 Câu 1.(4 điểm)
Em hãy viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ sau:
“ Cháu nằm trên lúa
 	Tay nắm chặt bông
 	Lúa thơm mùi sữa
 	Hồn bay giữa đồng
 	Lượm ơi, còn không?”
(  Trích “Lượm” -  Tố Hữu)
 Câu 2. (10 điểm)
  	Chúng ta đang bước vào cuộc sống với công nghệ máy móc tự động hóa cao. Một trong những điển hình tiêu biểu của khoa học công nghệ là phát minh ra người máy (robot). Từ phòng thí nghiệm cho đến các nhà máy, nhà hàng, bệnh viện,... rất nhiều robot đang hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là hai ví dụ tiêu biểu:
  “ Cô người máy Chihira Aico -  Nhật Bản trông sống động như thật với làn da silicon mịn màng. Cô gái robot này hiện đang làm nhân viên lễ tân mitsukoshi, cửa hàng bách hóa lâu đời nhất của Nhật Bản. Với nụ cười thường trực trên môi  Chihira Aico không bao giờ tỏ vẻ chán nản khi chào đón khách hàng tới cửa hiệu.”
  “Chú robot Pepper có chiều cao 140 cm và được trang bị các bánh xe với khung thân hình màu trắng, có một màn hình gắn trên ngực và có đầu tròn. Mặc dù phát âm vẫn còn đôi chút rời rạc và các bước di chuyển chưa thật dứt khoát, nhưng người máy Pepper có thể nhận biết giọng nói của con người với 20 ngôn ngữ khác nhau, cũng như phân biệt được giọng nói của nam giới, nữ giới và trẻ nhỏ. Robot chịu trách nhiệm tiếp  đón người bệnh là trẻ em và người già nhà tại 2 Bệnh viện lớn là Estend và Liege của nước Bỉ”
 Em hãy tưởng tượng mình được đến nơi làm việc một trong hai người máy đáng yêu này và viết bài văn miêu tả lại hình ảnh của người máy và không khí nơi làm việc của họ?
-         Hết –
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
CÂU 1
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
6.0
Câu 1:  phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn:  Miêu tả
0.5
Câu 2:  Nội dung chính của đoạn văn trên:
 Vẻ đẹp của thảo nguyên vào mỗi buổi sớm bình minh và sau những trận mưa vào thượng tuần tháng 6.
1.0
Câu 3: Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, nhân hóa.
0.5
- Biện pháp so sánh: 
+ Sương trôi như sóng
+ Những giọt sương lặn non như những hạt đạm ráng đỏ rực.
+ Lúa vụ đông như bức tường thành xanh biếc
+ Những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên
+ Thảo nguyên như một thiếu phụ đang cho con bú
1.25
- Biện pháp nhân hóa: 
+ Đất - ngây ngất dưới ánh nắng
 + Sương - lao ra ngoài đồi núi Thảo Nguyên
 + Thảo nguyên - phơi mình lộng lẫy... xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp  lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.
0.75
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: phép so sánh và nhân hóa  làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt; làm cho hình ảnh thiên nhiên thảo nguyên hiện lên cụ thể đẹp đẽ, lung linh, sống động, có tâm hồn sống ảnh và mang đậm hơi thở ấm áp của con người.
* Chú ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. 
1.0
Câu 4: Học sinh lấy chính xác một ví dụ trong văn thơ ( trong hoặc ngoài chương trình) có sử dụng một trong hai biện pháp so sánh nhân hóa. Nếu ví dụ do học sinh tạo sáng tạo viết ra diễn đạt hay có hình ảnh thì giáo viên có  thể linh động cho nửa số điểm.
1.0
PHẦN II: LÀM VĂN
14.0
CÂU 1
CẢM THỤ VĂN HỌC
4.0
A. Yêu cầu về kỹ năng:
 Học sinh sinh viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt và trình bày tốt.
0.5
B. Yêu cầu kiến thức:
 Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trong cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu được đoạn thơ trích trong tác phẩm Lượm của nhà thơ Tố Hữu
0.5
- Đoạn thơ miêu tả hình ảnh Lượm lúc hi sinh, hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn.
0.5
- Sự ra đi nhẹ nhàng  thanh thản. Lượm như một thiên thần đang nằm ngủ.
0.5
- “Lúa thơm mùi sữa” quê hương như ôm ấp, ấp ru giấc ngủ dài cho  lượm. Linh hồn bé nhỏ và anh dũng đã hóa thân vào quê hương đất nước.
0.75
- Câu thơ “Lượm ơi còn không? ” được tách thành một khổ thơ riêng có hình thức là một câu hỏi tu từ -> diễn tả nỗi xót đau trước cái chết của Lượm, như không muốn tin rằng đó là sự thật.
0.75
- Đoạn thơ ca ngợi sự hi sinh cao đẹp và trở thành bất tử của  Lượm; bộc lộ niềm xót thương sâu sắc của tác giả.
0.5
CÂU 2
10.0
A. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:
-  Hình thức: viết bài văn  miêu tả hoàn chỉnh.
- Lời văn trong sáng, lựa chọn điểm nhìn hợp lý,  thể hiện được khả năng nhưng năng lực hình dung, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả thể hiện sáng tạo, trong cách dùng từ.
1.0
B. Yêu cầu kiến thức:
9.0
1. Mở bài: giới thiệu chung về người máy và hoàn cảnh mình được gặp một trong hai người máy.
1.0
2.  Thân bài:
7.0
-  Lý do em được đến nơi làm việc của một trong hai người máy.
0.5
-  Tả không gian nơi làm việc của người máy: nơi cửa hàng ( nếu viết về cô người máy Chihira Aicô hoặc nơi đón tiếp bệnh nhân Bệnh viện (  nếu viết về robot pepper)
+ Tên cửa hàng bách hóa/ bệnh viện
+ Miêu tả không gian, không khí nơi làm việc.
1.0
-  Tả khái quát về người máy:
Học sinh giới thiệu khái quát về người máy cái theo sự hiểu biết của mình, có thể theo hướng sau:
+ Người máy robot: là sản phẩm khoa học công nghệ của ngành công nghiệp tự động hóa.
+ Người máy được mô phỏng có hình dáng giống với con người, có thể hiểu và nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau, sau làm được nhiều công việc như con người khi chẳng hạn như bán hàng, đón tiếp bệnh nhân... có người máy còn được công nhận quyền công dân.
1.0
Tả chi tiết:
- Hình dáng, hành động, cách người máy giao tiếp với mọi người khi làm việc:
 cụ thể:
+ Chiều cao, khuôn mặt, tóc, cách ăn mặc,...
+  Hành động, cử chỉ cách giao tiếp
 Nếu tả Chihira Aicô: tự di chuyển,  luôn niềm nở, tươi cười chào khách hàng
 Nếu tả Pepper: cử chỉ còn gượng gạo chưa tự nhiên, bước đi chưa dứt khoát nhưng có thể nhận biết được giọng nói con người, khi tiếp đón bệnh nhân là trẻ em và người già. đặc biệt người máy  Chihira Aicô / Pepper luôn hiểu được và hướng dẫn tận tình khách hàng/ bệnh nhân.
 Cô người máy  Chihira Aico - Nhật Bản trông sống động như thật với làn da silicon mịn màng. Cô gái robot này hiện đang làm nhân viên lễ tân Mitsukoshi, cửa hàng bách hóa lâu đời nhất của Nhật Bản. Với nụ cười thường trực trên môi  Chihira Aico không bao giờ tỏ vẻ chán nản khi chào đón khách hàng tới cửa hiệu.
 Chú robot Pepper có chiều cao 140 cm và được trang bị các bánh xe với khung thân hình màu trắng, có một màn hình gắn trên ngực và có đầu tròn. Mặc dù phát âm vẫn còn đôi chút rời rạc và các bước di chuyển chưa thật dứt khoát, nhưng người máy Pepper có thể nhận biết giọng nói của con người với 20 ngôn ngữ khác nhau, cũng như phân biệt được giọng nói của nam giới nữ giới và trẻ nhỏ. Robot chịu trách nhiệm tiếp  đón người bệnh là trẻ em và người già nhà tại Bệnh viện.
2.5
- Sự giao tiếp hoặc tình cảm thái độ của mọi người với người máy
+ Khách hàng/ Bệnh nhân đều coi người máy Chihira Aico/ Pepper đều được coi là những nhân viên thực sự
+  Khách hàng/ Bệnh nhân rất tin tưởng, ảnh tự nguyện xếp hàng để được phục vụ
+  Khách hàng/ Bệnh nhân ai cũng cảm thấy hài lòng và khi ra về họ không quên gửi lời chào, lời cảm ơn. 
1.0
- Cảm xúc sự giao tiếp của em với người máy.
+ Em rất ngưỡng mộ cô ( chú) người máy Chihira Aico/ Pepper.
+ Cảm xúc của em khi được nói chuyện với người máy lần đầu tiên. (  học sinh tạo tình huống để giao tiếp với người máy)
+ Em yêu quý và mong muốn được nói chuyện với  người máy Chihira Aico/ pepper và có ước mơ sau này có thể chế tạo được những người máy tuyệt vời như vậy ở Việt Nam.
1.0
3. Kết bài:   Cảm nghĩ về người máy, cái suy nghĩ về sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mong ước của bản thân...
1.0
Thang điểm:
Đề 3:
ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): 
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn và lời bình, NXB Giáo dục, 2002)
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “Bàn tay” trong câu thơ “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 3 (2,0 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật ấy muốn bày tỏ tình cảm gì?
Câu 4 (2,5 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Đêm nay con ng ... con biết rằng thành công phải đổi bằng mặn chát của nước mắt và lòng dũng cảm của mình
Hai mươi tuổi, con đã bước đi bằng hành trang vô giá là lòng dũng cảm. Bàn chân nhiều lúc tập tễnh ngã dúi dụi về phía trước, nhưng chưa một lần có ý định dừng lại “Nhặt kiếm lên và đi vào rừng thẳm”, đó là cách duy nhất để con đã đang và sẽ vững bước trên chặng đường dài phía trước. Con đã đi, bước ra cuộc đời như thế!
(Nguyễn Thái Anh, Dũng cảm bước đi, bài dự thi báo Văn hóa và Thể thao ngày 14/5/2009)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Theo anh/chị vì sao người viết cho rằng: “Bố đã gửi lòng dũng cảm của mình trên đôi vai con, để con luôn đứng vừng và mạnh mẽ tiến về phía trước”
Câu 3. “Nhưng những gì mà con đã được thấy ở sâu thẳm cuộc sống xung quanh đã chép lại trong con một định nghĩa rất mới về lòng dũng cảm”. Theo anh/chị người viết đã “định nghĩa rất mới về lòng dũng cảm” như thế nào?
Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị?
* Gợi ý trả lời:
Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Câu 2:  Người viết nói như vậy vì:
– Người bố đã dũng cảm chống chọi với căn bệnh ung thư nguy hiểm để giảnh giật sự sống cho mình.
– Chính người bố là tấm gương sáng truyền cho con lòng dũng cảm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách làm chỗ dựa cho người thân trong gia đình và luôn đứng vững trong cuộc đời.
Câu 3: “định nghĩa rất mới về lòng dũng cảm”:
– Là sự mạnh mẽ nén nỗi đau của ban thân, đối mặt với khó khăn, thử thách, để vượt lên số phận, sống có ý nghĩa.
– Là sự nhẫn nại, hi sinh, gánh lấy nỗi vất vả khó nhọc để đem lại niềm vui và cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
– Là sự chăm chỉ, nỗ lực không ngừng, để vượt qua thất bại, gặt hái được thành công.
Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích:
HS đọc và nhận ra những thông điệp hàm ẩn trong văn bản. Trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất. Có thể lựa chọn thông điệp về sự nỗ lực vươn lên thử thách/ hoặc về sự nhẫn nại, đức hi sinh, lòng biết ơn
ĐỀ 58 Đừng sợ vấp ngã
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2(0.5 điểm): Theo tác giả, người lúc nào cũng sợ thất bại là người như thế nào
Câu 3 (1.0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn: “Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì”?
Câu 4 (1.0 điểm): Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất từ đoạn trích trên.
* Gợi ý trả lời:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: nghị luận
Câu 2: Theo tác giả, một người lúc nào cũng sợ thất bại là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được
Câu 3:
– Một người mà không chịu mất gì nghĩa là không chấp nhận mất mát về thời gian, công sức, tiền bạc, trí tuệthì sẽ không được gì nghĩa là không đạt được thành công, không rút ra được những bài học kinh nghiệm, không có sức mạnh, bản lĩnh ý chí vươn lên và không thể trưởng thành trong cuộc đời.
Câu 4: HS trình bày ý kiến cá nhân nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Chẳng hạn: Đừng sợ thất bại, sai lầm, đừng sợ mọi thử thách, gian khổ, hãy bản lĩnh, tự tin đối mặt với mọi sóng gió để rèn luyện bản thân.
ĐỀ 73 Sống có ước mơ
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau, và trả lời các câu hỏi :
“Chúng tôi có một kế hoạch kinh tế rất lớn. Chúng ta sẽ tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng hiện tại và trở thành nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Đồng thời chúng ta sẽ đi cùng với những quốc gia sẵn sàng ủng hộ chúng ta. Chúng ta sẽ có được những mối quan hệ tuyệt vời. Không có ước mơ nào là quá lớn, không có thử thách nào là quá khó. Không có gì thuộc về tương lai chúng ta muốn chạm tới mà chúng ta không thể thực hiện được.
Nước Mỹ sẽ không chấp nhận những gì mà không phải là tốt nhất. Chúng ta phải đòi lại số phận của nước ta và có những ước mơ lớn, táo bạo và liều lĩnh. Chúng ta phải làm điều đó. Một lần nữa, chúng ta sẽ mơ về những điều đẹp đẽ, thành công cho đất nước.”
(Bài phát biểu nhận chức Tổng thống Mỹ của Donal Trum, 09/11/2016)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Lời phát biểu của Donal Trum đã đặt ra những mục tiêu gì cho nước Mỹ trong tương lai?
Câu 3: Nêu nội dung chính của lời phát biểu trên?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với câu nói: “Không có ước mơ nào là quá lớn, không có thử thách nào là quá khó.”?
* Hướng dẫn trả lời:
Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Câu 2: Mục tiêu là đưa nước Mỹ trở thành nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới.
Câu 3: Nội dung chính: Thể hiện khát vọng và nỗ lực thực hiện khát vọng của nước Mỹ.
Câu 4: HS có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình. Lí giải hợp lí, thuyết phục, quan điểm đúng đắn.
ĐỀ 77 Vẻ đẹp người lính
Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu:
Dáng đứng Việt Nam
“Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy Anh giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tấn công.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để gì lại cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ơi Anh Giải phóng quân
Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”
(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ.
Câu 2. Xác định hình tượng nhân vật trung tâm trong bài thơ.
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Câu 4.  Nêu cảm nghĩ của anh (chị ) về hai câu thơ :
Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
Gợi ý trả lời:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ: Biểu cảm.
Câu 2. Hình tượng nhân vật trung: người lính, Anh Giải phóng quân.
Câu 3. – Biện pháp tu từ : so sánh
– Hiệu quả nghệ thuật: Khắc họa vẻ đẹp của người lính uy nghi, lẫm liệt trước lúc đi xa.
Câu 4. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lý, sau đây là gợi ý:
– Bài thơ khép lại bằng hình ảnh “Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất,Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” đã mở ra một chân trời mới tràn ngập niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam
ĐỀ 90.Tình yêu đất nước
Đề bài 1:
I. Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong Diễn văn khai giảng năm học 2014 – 2015 ở trường Lương Thế Vinh (Hà Nội), Giáo sư Văn Như Cương – Hiệu trưởng nhà trường – có nói:
(1) Chúng ta hãy thể hiện tình yêu nồng thắm và lớn lao đối với đất nước mình. Chúng ta yêu núi cao, sông dài, yêu rừng xanh, biển bạc, yêu đất liền và đảo xa. Một nắm đất ở vùng biên giới, một vốc cát ở Trường Sa hay Hoàng Sa đều do ông cha ta để lại, đều không thể mấtChúng ta hãy yêu mến nhân dân mình, gần gũi nhất là yêu gia đình mình, yêu bạn bè, yêu thầy côHãy nhớ rằng chúng ta được nuôi dưỡng bằng dòng sữa Mẹ Việt Nam, tuy rất ngọt ngào nhưng được chắt lọc từ biết bao nhọc nhằn và cay đắng
(2) Tình yêu thương đất nước và nhân dân sẽ là động lực lớn thúc đẩy các em làm tốt nhiệm vụ của mình trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường: Nhiệm vụ đó chính là học tập tốt về mọi mặt. Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim mình. Các em hãy nhớ lời của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình, không bao giờ đạt được điều chúng ta mong muốn là “dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”.
(Theo  ngày 4/9/2014)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chủ yếu trong đoạn (2)? (0.5 điểm)
Câu 2. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: Chúng ta yêu núi cao, sông dài, yêu rừng xanh, biển bạc, yêu đất liền và đảo xa. (0.5 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về lời nhắn nhủ của thầy Văn Như Cương: Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim mình ? (1,0 điểm)
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình? Hãy nêu ít nhất hai lí do cho ý kiến của mình. (1,0 điểm)
* Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Thao tác lập luận chủ yếu trong đoạn (2): Bình luận
Câu 2. Biện pháp tu từ trong câu: Chúng ta yêu núi cao, sông dài, yêu rừng xanh, biển bạc, yêu đất liền và đảo xa:
– Phép điệp (điệp từ): yêu
– Phép liệt kê: núi cao, sông dài, rừng xanh, biển bạc, đất liền, đảo xa
Câu 3. Ý nghĩa câu nói: Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim mình.
Hs có thể hiểu theo nhiều cách miễn hợp lí, có cơ sở.
– Hãy học tập không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng cả tình yêu và trách nhiệm đối với Tổ quốc của mình.
– Hãy học tập với tất cả sự thông minh và niềm đam mê, khao khát của mình.
Câu 4. Hs bày tỏ rõ quan điểm cá nhân: đồng tình/không đồng tình; nêu 2 lí do hợp lí, thuyết phục
QUÝ THẦY CÔ CẦN BỘ ĐỀ, TÀI LIỆU ÔN HSG NGỮ VĂN 6789 DẠY 9, ÔN VÀO 10 VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI MÌNH NHÉ QUA SĐT: 0988 126 458.
 (TH cô vui lòng kết nối zalo hoặc nhắn messenger dùm em nhé. Trân trọng)

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_6.doc