Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 60: Động từ - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Cẩm Ninh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua bài học này học sinh sẽ có được:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được khái niệm động từ:

+ Ý nghĩa khái quát của động từ.

+ Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp của động từ)

- Học sinh biết được các loại động từ.

2. Kĩ năng:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết động từ trong câu.

- Học sinh có thể phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.

- Các em có thể sử dụng động từ để đặt câu.

3. Thái độ:

- Học sinh tích cực học tập.

- Các em có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

+ Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách tham khảo: Ngữ pháp Tiếng Việt

+ Máy chiếu

2. Học sinh:

+ Học thuộc ghi nhớ bài Chỉ từ.

+ Làm bài tập trong sách giáo khoa.

+ Đọc trước nội dung bài Động từ.

+ Vở ghi, sách giáo khoa

 

doc 9 trang cucpham 26/07/2022 2680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 60: Động từ - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Cẩm Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 60: Động từ - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Cẩm Ninh

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 60: Động từ - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Cẩm Ninh
TUẦN 15
Ngày soạn: 21/11/2012
Ngày dạy: 28/11/2012
Tiết 60: Tiếng Việt
 ĐỘNG TỪ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua bài học này học sinh sẽ có được: 
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được khái niệm động từ:
+ Ý nghĩa khái quát của động từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp của động từ)
- Học sinh biết được các loại động từ.
2. Kĩ năng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết động từ trong câu.
- Học sinh có thể phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
- Các em có thể sử dụng động từ để đặt câu.
3. Thái độ: 
- Học sinh tích cực học tập.
- Các em có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
+ Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách tham khảo: Ngữ pháp Tiếng Việt
+ Máy chiếu
2. Học sinh:
+ Học thuộc ghi nhớ bài Chỉ từ.
+ Làm bài tập trong sách giáo khoa.
+ Đọc trước nội dung bài Động từ.
+ Vở ghi, sách giáo khoa
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:
 .Thời gian: 1 phút.
- Trật tự.
- Sĩ số.
* Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
 .Thời gian: 5 phút
 Mục tiêu: thông qua hoạt động này giáo viên đánh giá kết quả tự học ở nhà của học sinh, từ đó lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
.Phương pháp: vấn đáp.
1. Em cho biết chỉ từ là gì? Hoạt động của chỉ từ trong câu như thế nào?
2. Em tìm chỉ từ trong câu sau. Xác định ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ ấy. 
Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.
ĐÁP ÁN:
1. 
+ Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
+ Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
2. 
+ Chỉ từ trong câu: đó.
+ Ý nghĩa: Chỉ từ đó định vị sự vật trong không gian.
+ Chức vụ ngữ pháp: Chỉ từ đó làm thành phần trạng ngữ trong câu.
* Hoạt động 3: Tổ chức dạy học bài mới
 .Thời gian: 27 phút
 .Mục tiêu: Qua hoạt động này giúp học sinh hiểu rõ được đặc điểm của động từ. Đồng thời các em biết được các loại động từ chính.
 .Phương pháp: phân tích theo mẫu, thảo luận, thực hành, trò chơi
 Giới thiệu bài mới: 
Ở bài học trước các em đã được tìm hiểu bốn từ loại: danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em thêm từ loại nữa là động từ.
Vậy đặc điểm của động từ là gì? Động từ được chia làm mấy loại? Cô và các em sẽ vào bài mới để làm rõ hai hạt nhân kiến thức này.
 .Nội dung dạy học cụ thể:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
? Em nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 4 và cho biết động từ là gì?
HS: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
GV:
 + Yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK.
 + Chiếu các ví dụ.
? Em tìm động từ trong các câu trên?
HS: 
a. Đi, đến, ra, hỏi.
b. Lấy, làm, lễ.
c. Treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải đề.
d: tức
GV: ấn trên máy các động từ. 
? Em cho biết ý nghĩa khái quát của những động từ trên?
HS: là những từ chỉ hành động, trạng thái, tồn tại, tình thái... của sự vật
? Từ sự tìm hiểu trên em cho biết động từ là gì?
GV: chốt lại sau khi HS trả lời.
? Em tiếp tục quan sát vào ví dụ, phát hiện động từ có khả năng kết hợp với những từ nào?
HS: a. Đã, cũng.
 b. Hãy.
 c. Vừa
GV: + Ấn trên máy.
 + Khi kết hợp với các từ đã, cũng, hãy, vừa tạo thành cụm động từ:
a. Cụm động từ: đã đi nhiều nơi.
 Cụm động từ: cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
b. Cụm động từ: hãy lấy gạo.
c. cụm động từ: vừa treo lên.
? Từ sự phân tích trên, em thấy động từ kết hợp với từ nào?
HS: trả lời
GV: + ấn trên máy, chốt kiến thức.
GV: đưa ví dụ trên máy:
? Em tìm động từ trong câu trên?
? Em phân tích cấu tạo ngữ pháp của những câu văn này?
a. Nam đang học bài.
b. Gió thổi.
c. Mẹ đã về
d. Học là nhiệm vụ của học sinh
HS: trả lời.
GV: chiếu trên máy đáp án.
? Em nhận xét động từ trong câu trên giữ chức vụ gì? 
? Khi làm chủ ngữ, động từ còn khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng không? 
HS: không còn khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng.
? Em cho biết chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu?
HS: trả lời.
GV: chốt kiến thức trên máy chiếu.
? Qua phần tìm hiểu ở trên, em nêu những đặc điểm của động từ?
HS: trả lời.
GV: khái quát những đặc điểm của động từ:
+ Ý nghĩa khái quát: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
+ Khả năng kết hợp: động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,để tạo thành cụm động từ.
+ Chức vụ ngữ pháp: chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,
? Em nhớ lại kiến thức bài danh từ, cho biết động từ có những đặc điểm gì khác danh từ?
HS: trả lời.
GV: chốt trên máy bảng so sánh động từ, danh từ. GV nhấn mạnh cần phân biệt động từ, danh từ ở hai đặc điểm: 
- Khả năng kết hợp 
- Chức vụ ngữ pháp. 
GV: 
+ Chốt, nhấn mạnh, khắc sâu toàn bộ những đặc điểm của động từ trên máy chiếu.
+ Gọi HS đọc ghi nhớ- SGK.
GV: chiếu hình ảnh.
? Em gọi tên các động từ qua hình ảnh này.
? Em đặt câu với những động từ này?
 ? Em nêu ý nghĩa khái quát của động từ này?
? Em cho biết động từ giữ chức vụ gì trong câu?
HS: quan sát trả lời câu hỏi tương ứng với các bức tranh.
GV: chốt trên máy
Hình 1: 
+ Động từ bay.
+ Bay chỉ hoạt động.
+ Chim bồ câu //đang bay.
 CN VN
+ Bay// là hoạt động của chim
 CN VN
Hình 2:
+ Động từ ngủ.
+ Ngủ chỉ hoạt động.
+ Chú mèo// đang ngủ say. 
 CN VN
GV: Khái quát lại nội dung kiến thức của phần I, chuyển sang phần II, tìm hiểu các loại động từ chính.
GV: 
- Gọi Hs đọc yêu cầu 1 trong SGK. 
- Chiếu yêu cầu trên máy.
-Tổ chức HS hoạt động nhóm.
+ GV chia lớp làm bốn nhóm.
+ Thời gian thảo luận: 4 phút.
+ Nội dung thảo luận: 
NHÓM 1: Em tìm những động từ thường đòi hỏi những động từ khác đi kèm.
NHÓM 2: Em tìm những động từ không đòi hỏi những động từ khác đi kèm.
NHÓM 3: Em tìm những động từ trả lời câu hỏi Làm gì?
NHÓM 4: Em tìm những động từ trả lời các câu hỏi Làm sao?, Thế nào?
+ HS trình bày kết quả thảo luận nhóm.
+ HS khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, chốt đáp án qua bảng tổng hợp sau: 
GV: thể hiện trên máy chiếu.
GV: khái quát:
+ Những động từ: dám, toan, định thường đòi hỏi những động từ khác đi kèm phía sau gọi đó là động từ tình thái.
+ Những động từ: Cười, đọc, buồn, chạy, hỏi, gãy, đi, ngồi, ghét, đứng đau, nhức, nứt, vui, yêu không đòi hỏi những động từ khác đi kèm phía sau gọi đó là động từ chỉ hành động, trạng thái.
? Em cho biết trong tiếng Việt có mấy loại động từ?
HS: trả lời.
GV: chốt. 
? Từ sự tìm hiểu này, em biết được động từ chỉ hành động, trạng thái được chia làm mấy loại nhỏ?
HS: hai loại:
+ Động từ chỉ hành động. 
+ Động từ chỉ trạng thái.
? Dựa vào phân tích ví dụ trên em hãy tìm thêm những động từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên.
HS: tìm thêm các động từ như phải, cần, nên, múa, đi
? Em đặt câu với động từ vừa tìm được.
HS: đặt câu. 
? Em xếp động từ sau vào bảng phân loại: muốn, cần, nhảy, chơi, mệt, tức, sợ, hát, nhìn, ăn, có thể, phải, nên, ốm, vỡ.
HS: lên bảng làm.
HS: nhận xét.
GV: nhận xét, chiếu đáp án trên máy 
? Qua sự phân tích ở trên, em nhắc lại trong tiếng Việt động từ được chia làm mấy loại chính? Nêu dấu hiệu nhận biết từng loại.
HS: trả lời.
GV:
 + chốt, chiếu toàn bộ nội dung phần ghi nhớ - SGK.
+ Yêu cầu Hs về nhà đọc lại và học thuộc.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ.
1. Tìm hiểu ví dụ:
* Ví dụ 1:
a. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. 
 ( Em bé thông minh)
b. Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. () Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
 ( Bánh chưng, bánh giày)
c. Biển vừa treo lên có người đi qua đường xem, cười bảo:
- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “ tươi”.
 ( Treo biển)
d. Anh ta tức lắm.
 ( Lợn cưới, áo mới)
+ Động từ:
a. Đi, đến, ra, hỏi.
b. Lấy, làm, lễ.
c. Treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải đề.
d: tức
=> Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
 + Động từ kết hợp với:
a. Đã, cũng.
b. Hãy.
c. Vừa
=>Khả năng kết hợp: động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,để tạo thành cụm động từ.
* Ví dụ 2: 
a. Nam // đang học bài.
 ĐT
 CN VN 
b. Gió // thổi.
 ĐT
 CN VN 
c. Mẹ// đã về
 CN VN 
d. Học // là nhiệm vụ của học sinh
 ĐT
 CN VN 
->Động từ làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu.
=> Chức vụ ngữ pháp: chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,
So sánh động từ và danh từ.
Khác nhau
Động từ
Danh từ
Khả năng kết hợp
- Có khả năng với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng để tạo thành cụm động từ.
VD: Nam đang suy nghĩ.
- Có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, kia, ấy, đó ở phía sau để lập thành cụm danh từ.
VD: Những suy nghĩa đó đã giúp nó rất nhiều.
Chức vụ ngữ pháp
- Thường làm vị ngữ trong câu.
- Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng
- Thường làm chủ ngữ trong câu.
- Khi làm vị ngữ phải có từ là.
VD: Em là học sinh.
2. Ghi nhớ ( SGK)
II. CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ CHÍNH.
1. Tìm hiểu ví dụ:
Thường đòi hỏi những động từ khác đi kèm phía sau
Không đòi hỏi những động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi Làm gì?
đi, chạy, cười, đọc, đứng, hỏi, ngồi
Trả lời các câu hỏi 
Làm sao?, 
Thế nào?
dám, toan, định
buồn, đau, gãy, ghét, nhức, nứt, vui
.Trong tiếng Việt, có hai loại động từ đáng chú ý là:
- Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm)
- Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm) 
 . Động từ chỉ hành động trạng thái gồm hai loại nhỏ:
- Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì?)
- Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi Làm sao?, Thế nào?)
Động từ tình thái
Động từ chỉ hành động, trạng thái
Động từ chỉ hành động
Động từ chỉ trạng thái
muốn
phải
cần
có thể
nên
nhảy
chơi
ăn
hát
nhìn
vỡ
ốm
sợ
tức
tệt
2. Ghi nhớ- SGK
.Trong tiếng Việt, có hai loại động từ đáng chú ý là:
- Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm)
- Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm) 
. Động từ chỉ hành động trạng thái gồm hai loại nhỏ:
- Động từ chỉ hành động ( trả lời câu hỏi Làm gì?)
- Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi Làm sao?, Thế nào?)
* Hoạt động 4: Củng cố - Luyện tập.
 .Thời gian: 10 phút.
 . Mục tiêu: 
+ Qua hoạt động này HS có thể củng cố khắc sâu hơn nội dung kiến thức về động từ. 
+ Các em tìm được các động từ trong một đoạn văn đã học, biết được động từ ấy thuộc loại nào. 
 .Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
? Ở tiết học này các em cần nhớ kiến thức cơ bản nào?
HS: trả lời.
GV: chốt kiến thức toàn bài qua sơ đồ tư duy.
trên máy.
GV: 
+ Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 1 trong SGK.
+ GV hướng dẫn Hs thực hiện yêu cầu thứ nhất.
? Em tìm động từ trong văn bản Lợn cưới, áo mới..
+ HS trả lời.
+ HS khác bổ sung.
+ GV chốt đáp án.
? Em cho biết các động từ ấy thuộc những loại nào?
+ HS trả lời.
+ HS khác bổ sung.
+ GV chốt đáp án.
GV: chiếu yêu cầu bài tập trên máy.
? Em đọc truyện vui và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
HS đọc truyện và trả lời.
GV: chốt đáp án trên máy.
III. LUYỆN TẬP.
Bài 1:
+ Động từ: có, khoe, may, đem, mặc, đứng, đợi, đi, khen, đứng, thấy, hỏi, tức, tức tối.
+ Động từ ấy thuộc các loại :
Động từ tình thái
Động từ chỉ hành động, trạng thái
Động từ chỉ hành động
Động từ chỉ trạng thái
khoe, may, đem, mặc, đứng, đợi, đi, khen, đứng, thấy, hỏi.
có, tức, tức tối
Bài 2: 
- Sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ đưa và cầm.
- Từ sự đối lập này có thể thấy rõ sự tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà: 
.Thời gian: 2 phút.
.Mục tiêu: thông qua hoạt động này HS có thể biết được nội dung tự học ở nhà.
GV hướng dẫn HS học tập ở nhà với những nội dung sau:
+ Đặt câu và xác định chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu.
+ Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học.
+ Thống kê các động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái trong bài chính tả.
+ Chuẩn bị trước bài: CỤM ĐỘNG TỪ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_6_tiet_60_dong_tu_na.doc