Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 19-21 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Bước đầu hiểu được nội dung văn bản

- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích.

+ Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi .

+ Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề, đọc – hiểu văn bản.

3. Phẩm chất

- Trân trọng danh dự, sức khỏe và cuộc sống riêng tư của người khác. Không đồng tình với cái ác, cái xấu; sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, thiệt thòi; không đổ lỗi cho người khác, có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.

- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Kế hoạch bài dạy.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

*Tổ chức lớp:

* Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong quá trình học bài mới)

A. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Học sinh xem video và nhảy theo video.

- Hs trả lời được câu hỏi của giáo viên.

+ Thế giới động vật xung quanh chúng ta.

 

docx 68 trang cucpham 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 19-21 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 19-21 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 19-21 - Năm học 2020-2021
Tuần 19 Ngày soạn:03/1/2021
Tiết 73 Ngày dạy: 11/1/2021
Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài )	
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Bước đầu hiểu được nội dung văn bản
- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích.
+ Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi .
+ Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo. 
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề, đọc – hiểu văn bản.
3. Phẩm chất
- Trân trọng danh dự, sức khỏe và cuộc sống riêng tư của người khác. Không đồng tình với cái ác, cái xấu; sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, thiệt thòi; không đổ lỗi cho người khác, có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài dạy.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
*Tổ chức lớp: 
* Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong quá trình học bài mới) 
A. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh xem video và nhảy theo video.
- Hs trả lời được câu hỏi của giáo viên.
+ Thế giới động vật xung quanh chúng ta.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: 
	Giáo viên cho học sinh xem video và nhảy khởi động theo bài hát “Con cào cào’ để thay đổi không khí học tập.
Bước 2: GV đặt câu hỏi có vấn đề cho HS: Các em có nhận xét gì về thế giới động vật qua bài hát?
Bước 3: Cá nhân học sinh trả lời 
Bước 4: Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài
 	Thế giới động vật thật phong phú và đa dạng, từ những động vật nhỏ bé, gần gũi ấy mà nhà văn Tô Hoài đã viết lên một tác phẩm rất có ý nghĩa cho các bạn thiếu nhi chúng ta đó là “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu một phần tác phẩm qua đoạn trích “ Bài học đường đời đầu tiên”
B. Hoạt động : Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
 Hoạt động: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. 
a. Mục đích: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS khai thác trong chú thích để trả lời các câu hỏi, rút ra được các ý chính.
c. Sản phẩm học tập: 
Tác giả (1920-2014)
- Tên khai sinh: Nguyễn Sen
- Sinh năm 1920 tại làng Nghĩa Đô- phủ Hoài Đức – tỉnh Hà Đông nay thuộc Cầu Giấy –Hà Nội.
- Viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi.
Tác phẩm
-Trích “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” – 1941, gồm 10 chương. 
d. Tổ chức thực hiện 
HS đọc chú thích trong SGK. GV trưng ảnh tác giả.
 ? Em biết những gì về tác giả Tô Hoài 
 GV mở rộng thêm về tác giả và tác phẩm.
Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn
 ? Dế Mèn phiêu lưu kí sáng tác vào năm nào 
Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu kí được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội khi đó. Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi. 
Hoạt động Đọc , chú thích, tóm tắt, bố cục
a. Mục đích: Giúp HS đọc , chú thích, tóm tát, bố cục 
b. Nội dung: HS khai thác văn bản để hoàn thành các nhiệm vụ
c. Sản phẩm học tập: 
- Đọc lưu loát, diễn cảm.
- Chia bố cục văn bản.
- Ngôi thứ nhất 
- Phương thức :Tự sự +miêu tả.
d. Tổ chức thực hiện 
GV hướng dẫn đọc.
 GV đọc mẫu, gọi HS đọc. GV nhận xét cách đọc.
 HS giải nghĩa một số từ khó trong SGK.
 GV hướng dẫn HS cách tóm tắt văn bản . 
 ? Theo em, văn bản có thể chia làm mấy đoạn 
 ? Ý chính của mỗi đoạn là gì 
 GVtóm tắt nhanh tác phẩm . 
Đoạn trích kể về Dế Mèn, một chú dế thanh niên cường tráng, oai phong. Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả người hàng xóm. Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang và gọi anh ta là Dế Choắt bởi anh ta quá ốm yếu. Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọc chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. 
 HS xác định.
 ? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào 
 ? Xác định ngôi kể 
 ? VB được viết theo phương thức biểu đạt nào 
Hoạt động Phân tích Dế Mèn tự giới thiệu về mình
a. Mục đích: Giúp HS nắm được đặc điểm của nhân vật Dế Mèn qua phần 1.
b. Nội dung: HS khai thác văn bản để trả lời các câu hỏi, rút ra được các ý chính.
c. Sản phẩm học tập: 
Hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Cách miêu tả của tác giả
d. Tổ chức thực hiện 
 HS đọc lại đoạn 1 .
 ? Nội dung chính nêu trong đoạn 1 là gì 
 ? Mèn đã tự giới thiệu gì về mình . 
 ? Em có nhận xét gì về các biện pháp tu từ và cách dùng từ loại khi miêu tả Dế Mèn 
 ? Theo sự hình dung của em Mèn là chú dế như thế nào 
 ? Không chỉ giới thiệu về hình dáng Mèn còn giới thiệu gì về mình. 
 ? Cách dùng từ của tác giả khi miêu tả hành động có gì khác khi miêu tả hình dáng 
 ? Qua những cử chỉ ,hành động trên của Mèn em hình dung Mèn là chàng dế như thế nào 
 ? Dế Mèn hãnh diện với bà con làng xóm về vẻ đẹp của mình . Theo em, Mèn có quyền đó không ?
 HS thảo luận ( có vì đó là tình cảm chính đáng. Không vì tạo nên thói tự kiêu có hại )
? Thái độ của Mèn đối với mọi người xung quanh được biểu hiện như thế nào 
 HS tìm chi tiết .
 ? Qua hành động, thái độ đó em có nhận xét gì về tính cách của Mèn 
 ? Những tính cách của Mèn có nên có không 
 ? Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về khả năng quan sát, trình tự miêu tả của tác giả 
 GV : Dế Mèn hợm hĩnh, kiêu căng, nhìn đời bằng nửa con mắt chẳng khác nào sự kiêu căng của một gã quí tộc trẻ tuổi và giàu sang, tự cho mình là nổi bật, vượt trội giữa đám thị dân nghèo khó.
I. Giới thiệu chung (7phút) 
1. Tác giả (1920-2014)
- Tên khai sinh: Nguyễn Sen
- Sinh năm 1920 tại làng Nghĩa Đô- phủ Hoài Đức – tỉnh Hà Đông nay thuộc Cầu Giấy –Hà Nội.
- Viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm
-Trích “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” – 1941, gồm 10 chương. 
II. Đọc - Hiểu văn bản. 
 (30 phút) 1 . Đọc, chú thích, tóm tắt, bố cục (20phút) 
- Bố cục : + Đoạn 1: Từ đầu->’’ đứng đầu thiên hạ ’’: miêu tả Dế Mèn.
+ Đoạn 2: Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên .
 - Dế Mèn tự kể.
 - Ngôi thứ nhất 
- Tự sự +miêu tả.
2. Phân tích (10phút) 
a. Dế Mèn tự giới thiệu về mình
* Hình dáng
- Càng mẫm bóng
- Vuốt cứng,nhọn hoắt.
- Cánh - áo dài chấm đuôi.
- Thân nâu bóng mỡ
- Đầu to, nổi từng tảng.
- Răng đen nhánh
- Râu dài uốn cong.
+ Nhân hoá,so sánh,tính từ
->Đẹp, khoẻ mạnh.
* Hành động
- Đi đứng oai vệ, nhún nhảy, rung râu.
- Đạp phanh phách, nhai ngoàm ngoạp
- Trịnh trọng vuốt râu.
+ Sử dụng nhiều động từ
-> Hùng dũng ,oai vệ, thích phô trương sức mạnh .
- Cà khịa với hàng xóm
- Quát  cào cào.
- Ghẹogọng vó.
 - Tưởng mình ghê gớm,đứng đầu thiên hạ.
 * Tính cách 
-> Kiêu căng , tự phụ, hống hách. 
+ Cách quan sát tinh tế, tỉ mỉ, từ gợi tả, so sánh, nhân hoá độc đáo, sinh động gắn liền miêu tả hình dáng với hành động.
C. Hoạt động Luyện tập (3 phút)
a. Mục đích: HS vận dụng kiến thức vào thực hành.
b. Nội dung: HS khai thác văn bản để trả lời các câu hỏi, rút ra được các ý chính.
c. Sản phẩm học tập: 
- Biết tìm từ đồng nghĩa, nhận xét được giá trị sử dụng tư ngữ của tác giả, cách miêu tả của nhà văn.
d. Tổ chức thực hiện 
Phương pháp: vấn đáp, giải thích 
? Em hãy tìm từ đồng nghĩa với từ cường tráng , ngoàm ngoạp, hủn hoẳn từ đó rút ra cách dùng từ của tác giả.
 HS tìm và nhận xét. 
 ? Dế Mèn được miêu tả từ góc độ nào 
 ? Tại sao tác giả lại chú ý đôi càng trước tiên
- Cường tráng óKhoẻ mạnh, to lớn .
- Ngoàm ngoạp ó Liên liến, xồn xột
- Hủn hoẳn ó Ngắn, cộc
 -> Từ ngữ chính xác,nổi bật.
Mèn được miêu tả từ góc độ chủ quan nhận xét ,đánh giá của chính bản thân.Giới thiệu càng trước tiên vì đó là vũ khí lợi hại đặc điểm nổi bật của họ nhà Dế. D. Hoạt động: Vận dụng (2phút)
a. Mục đích: HS vận dụng kiến thức đã học
b. Nội dung: HS khai thác văn bản để trả lời các vấn đề liên quan.
c. Sản phẩm học tập: 
- HS tóm tắt được văn bản.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Tóm tắt văn bản.
- Tính cách của Dế Mèn được thể hiện qua đoạn trích.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3 : HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4 : GV nhận xét, chốt kiến thức.
* Về nhà : Học bài, tiếp tục tìm hiểu các phần còn lại
Tuần 19 Ngày soạn:03/1/2021
Tiết 74 Ngày dạy: 13/1/2021
Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài )	(Tiếp)
I. MỤC TIÊU: Tiếp tục giúp HS: 
1. Kiến thức
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.
- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích.
+ Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi .
+ Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích .
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề, đọc – hiểu văn bản.
3. Phẩm chất
- Trân trọng danh dự, sức khỏe và cuộc sống riêng tư của người khác. Không đồng tình với cái ác, cái xấu; sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, thiệt thòi; không đổ lỗi cho người khác, có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.
- Chăm chỉ: tích cực  ...  diện các nhóm trình bày kq.
+ HS nhận xét chéo.
- Dự kiến trả lời (Gv chốt.)
* Đoạn 1: 
-Tả chàng Dế Choắt gầy ốm, đáng thương.
- Thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh: Gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ...
* Đoạn 2:
 - Tả cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ của sông nước Cà Mau - Năm Căn.
- Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện: giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh,rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác...
* Đoạn 3: 
 - Tả cảnh mùa xuân đẹp, vui, náo nức như ngày hội. 
- Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện:
Chim ríu rít, cây gạo, táp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa ngàn búp nõn, nến trong xanh...
Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn trải bàn(7 phút)
a. Để tả được như trên người viết cần có 
được những năng lực gì? 
b.Tìm những câu văn có sự liên tưởng, so sánh trong mỗi đoạn?
c. Sự liên tưởng và so sánh ấy có gì đặc sắc?
d. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét có vai trò tác dụng gì trong văn miêu tả?
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu 
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
 - Đại diện trình bày.
 - Dự kiến TL:
a)-Các năng lực cần thiết: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét ..cần sâu sắc, dồi dào, tinh tế.
b)- Các câu văn có sự liên tưởng, tưởng tượng so sánh và nhận xét:
+ Như gã nghiện thuốc phiện
+ Như mạng nhện, như thác, như người ếch, như dãy trường thành vô tận...
- Như tháp đèn, như ngọn lửa, như nến xanh.
c) Các hình ảnh so sánh, tưởng tượng, liên tưởng trên nhìn chung đều rất đặc sắc vì nó thể hiện đúng, rõ hơn, cụ thể hơn về đối tượng và gây bất ngờ, lí thú cho người đọc.
HS phát biểu, nhận xét, bổ sung.
Gv chốt như SGK
GV nhấn mạnh: Muốn viết 1 bài văn miêu tả hay ngoài sự quan sát cảm nhận tinh tế ta cần phải biết tưởng tượng so sánh và nhận xét cái ta quan sát thấy đó thì bài văn mới hay và có cảm xúc không khô khan và lẫn sang văn kể chuyện.
1 HS đọc to phần ghi nhớ SGK tr- 28. 
I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. (24phút)
 1. Ví dụ (SGK)
2. Nhận xét
Đ
Đặc điểm nổi bật
Từ ngữ,
hình ảnh
Kĩ năng
1
Tả Dế Choắt gầy gò,ốm yếu, xấu xí
- Gầy gò,dài lêu nghêu... ->Gầy yếu quoặt quẹo
- Cánh ngắn ngủn..->Kệch cỡm
- Mặtngơ
-> Mất hồn
-Trông đến xấu
->Quan sát
->So sánh,liên tưởng
->Nhận xét
2.
Cảnh đẹp sông nước Cà Mau thơ mộng
hùng vĩ
-Sông ngòi chi chít
-Trời xanh
nước xanh
Dòngnhư thác
- Rừng đướcvô tận
->Quan sát
->So sánh
Gợi sự sinh động,trí tưởng tượng ở người đọc
3
Hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân
- Cây gạo như 1 tháp đèn
Chào mào
chúng gọi nhau trò chuyện
-> So sánh
->Nhân hoá
 Nổi bật đặc điểm tiêu biểu
=> Đều là văn miêu tả.
 Miêu tả chính xác, tinh tế, sinh động , gợi hình ảnh, màu sắc, âm thanh.
 Sử dụng nhiều tính từ gợi tả
=>Quan sát kĩ lưỡng, tinh tế; khả năng liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét làm nổi bật đặc điểm tiêu biểu của sự vật
3. Ghi nhớ (SGK)
C. Hoạt động Luyện tập (10 phút)
a. Mục đích: HS vận dụng kiến thức vào thực hành.
b. Nội dung: HS khai thác văn bản để trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: 
- HS trả lời
d. Tổ chức thực hiện 
TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (3phút)
 + Đọc yêu cầu.
 + Trao đổi cặp đôi: ? Đọc văn bản “Sông nước Cà mau “ rồi ghi lại các câu văn miêu tả có sử dụng so sánh, liên tưởng.
Văn bản “Sông nước Cà mau “ rồi ghi lại các câu văn miêu tả có sử dụng so sánh.
- GV yêu cầu 1 số nhóm trình bày kết quả. HS nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. GV chốt.
D. Hoạt động: Vận dụng (2phút)
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b. Nội dung: HS từ kiến thức đã học, viết đoạn văn miêu tả.
c. Sản phẩm học tập: 
- HS trình bày được vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả.
- Sưu tầm những đoạn văn miêu tả tiêu biểu
d. Tổ chức thực hiện 
- HS trình bày vai trò của so sánh, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả.
- Đọc một số đoạn văn miêu tả tiêu biểu mà em đã sưu tầm được. Chỉ rõ quan sát, tưởng tượng, so sánh trong đoạn văn đó.
Về nhà: Nắm chắc đặc điểm văn miêu tả ; vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả.
Soạn bài “ Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (TT) (Phần Luyện tập)
Tuần 21 Ngày soạn:13/01/2021	
 Tiết 84 Ngày dạy:29 /01/2021
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT
TRONG VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
HS nắm chắc hơn vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm, củng cố kĩ năng quan sát, tượng tưởng, so sánh, nhận xét khi miêu tả; nhận diện, vận dụng những thao tác cơ bản trên khi đọc, viết văn miêu tả và cách viết bài văn miêu tả.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ tích cực thực hiện các hoạt động học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài dạy.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Tổ chức 
Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong quá trình luyện tập)
A. Hoạt động mở đầu (2 phút)
a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
- Kích thích HS hiểu được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: 
- Trình bày miệng 
d. Tổ chức thực hiện 
- Gv đưa ra câu hỏi: Vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
- HS trả lời.
C. Hoạt động Luyện tập (35 phút)
a. Mục đích: HS vận dụng kiến thức vào thực hành.
b. Nội dung: HS khai thác văn bản để trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: 
- HS trả lời
d. Tổ chức thực hiện 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
 TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI 
 + Đọc yêu cầu.
 + Trao đổi cặp đôi: ? - Đọc Văn bản 
tả cảnh Hồ Gươm, tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu nào
- GV yêu cầu 1 số nhóm trình bày kết quả. HS nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. GV chốt.
? Hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống 
 ? Những từ ngữ đó được thêm vào tạo thành biện pháp tu từ gì ? Làm nên giá trị gì cho đoạn văn 
? Tác giả quan sát và tả cảnh từ vị trí nào
 -Từ trên xuống dưới, từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể. 
* Thảo luận nhóm bằng kỹ thuật khăn phủ bàn(5 phút)
? Tìm những đặc điểm nổi bật độc đáo, đặc sắc làm nổi bật thân hình cường tráng, tính tình bướng bỉnh, kiêu căng của DM 
 *HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu 
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
 - Đại diện trình bày.
 - Dự kiến TL:
Những hình ảnh đặc sắc:
 - Rung rinh, bóng mỡ
- Đầu to, nổi từng tảng
- Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp,
- Trịnh trọng, khoan thai vút râu và lấy làm hãnh diện lắm.
- Râu dài, rất hùng dũng.
 * HS phản biện.
- GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.
- GV chốt kiến thức:
* GV chuyển giao nhiệm vụ: 
? Các em phải làm thế nào để thấy được chi tiết nổi bật của ngôi nhà
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu 
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
 - Đại diện trình bày.
 - Dự kiến TL:
Ngôi nhà quét vôi màu vàng chanh mấy gian, hướng.
- Cửa sổ màu xanh, buông rèm màu hồng 
- Giữa nhà bộ bàn ghế, có 3 phòng 
- Bên trái bức tranh biển Đồ Sơn 
- Bên phải ảnh gia đình 
- Cạnh cửa sổ góc học tập 
- Lẵng hoa tự tạo treo rủ xuống mềm mại ở góc tường 
- Ngôi nhà luôn là mái ấm tình thương của mọi người 
 * GV chuyển giao nhiệm vụ: 
? Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em, em sẽ liên tưởng và so sánh:
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu 
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
 - Đại diện trình bày.
 - Dự kiến TL:
- Mặt trời ( mâm lửa, mâm vàng, quạ đen, khách lạ...)
-Bầu trời (Lồng bàn khổng lồ, nửa quả cầu xanh...)
-Hàng cây (hàng quân, tường thành)
-Những ngôi nhà (Viên gạch, bao diêm, trạm gác...)
+ GV chốt kiến thức.
 Bài tập 1
 Miêu tả cảnh Hồ Gươm, tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh rất tiêu biểu, đặc sắc.Những hình ảnh đó là: Mặt hồsáng long lanh, cầu Thê Húc màu son; Đền Ngọc Sơn, gốc đa già rễ lá xum xuê; Tháp Rùa xây trên gò đất giữa hồ.
->Đặc điểm nổi bật mà các hồ khác không có.
- Gương bầu dục, cong cong, lấp ló, cổ kính, xanh um.
-> Biện pháp so sánh làm cho đoạn văn hay, sinh động .
 Bài tập 2
 - Người – nâu bóng mỡ
 - Đầu to, nổi từng tảng
 - Răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp
 - Râu dài, uốn cong
 - Trịnh trọng, khoan thai vuốt râu
Bài tập 3
Hướng nhà
Kiểu nhà
Không gian xung quanh
Màu sơn,ve
Cánh cửa
Bài tập 4
- Mặt trời như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
 - Mặt trời như một chiếc mâm lửa.
 - Bầu trời sáng trong như một tấm kính lau hết mây bụi.
 - Những hàng cây như những bức tường thành cao vút.
 - Những ngôi nhà san sát như những bao diêm
D. Hoạt động: Vận dụng (8 phút)
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b. Nội dung: HS từ kiến thức đã học, viết đoạn văn miêu tả.
c. Sản phẩm học tập: 
- HS trình bày được vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả.
- Sưu tầm những đoạn văn miêu tả tiêu biểu
d. Tổ chức thực hiện 
* GV chuyển giao nhiệm vụ: 
Tả dòng sông hay hồ nước quê hương em bằng một đoạn văn ngắn.
? Xác định yêu cầu đề 
? Muốn miêu tả dòng sông em chọn vị trí nào để quan sát 
? Chọn chi tiết nào tiêu biểu, đặc sắc 
? Các chi tiết đó sắp xếp theo trình tự nào 
Gợi ý:
Tả theo trình tự xa-> gần 
Bên phải -> bên trái 
Trên cao -> xuống thấp
*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu 
 + HS hoạt động cá nhân. 
- Về nhà: Nắm chắc đặc điểm văn miêu tả ; vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả.
+ Tiếp tục hoàn thiện bài tập: Tả dòng sông hay hồ nước quê hương em bằng một đoạn văn ngắn.
+ Soạn bài “ Bức tranh của em gái tôi”

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_19_21_nam_hoc_2020_2021.docx