Giáo án Ngữ văn Lớp 6 theo CV2214 - Chủ đề 1: Tích hợp - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Cảm nhận được sự phong phú, độc đáo của thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau. Nắm nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước, thiên nhiên của tác giả.
- Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài. Nắm nghệ thuật phối hợp miêu tả phong cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
- Nắm được khái niệm, cấu tạo của so sánh.
- Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự việc để tạo ra những so sánh đúng.
- Nắm được 2 kiểu so sánh cơ bản: ngang bằng và không ngang bằng.
- Hiểu được các tác dụng chính của so sánh.
b. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm. Rèn kỹ năng kể tóm tắt truyện.
- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
* KNS: Suy nghĩ, thảo luận về giá trị ND, NT.
c. Thái độ:
- Tự hào vẻ đẹp của thiên nhiên, của người lao động.
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước dân tộc.
* GDMT: + Liên hệ môi trường tự nhiên, hoang dã.
+ Cần biết giữ gìn sạch đẹp, bảo vệ cảnh quan MT biển đảo.
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
a. Năng lực chung:
Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, quản lí bản thân, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt
b. Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật
+ Năng lực tái hiện hình tượng.
+ Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học.
+ Năng lực cảm thụ cụ thể kết hợp khái quát hóa chi tiết nghệ thuật
c. Phẩm chất:
Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 theo CV2214 - Chủ đề 1: Tích hợp - Năm học 2020-2021
Phụ lục 3 Ngày soạn: 03/01/2021 CHỦ ĐỀ 1: CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP (Kèm theo Công văn số 2214/SGDĐT-GDTrH ngày 03 /11/2020 của Sở GD&ĐT Bình Định) Tổng số tiết: 04, từ tiết 73 đến tiết 76 Giới thiệu Chủ đề/Bài học: Giúp học sinh: - Biết yêu thiên nhiên, đất nước với những biểu hiện phong phú trong cuộc sống cũng như trong văn học; - Yêu quý và tự hào về truyền thống của đất nước, kính trọng, biết ơn người có công với đất nước; biết trân trọng và bảo vệ cái đẹp; - Giới thiệu và gìn giữ các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử, có lý tưởng sống và có ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia và tương lai dân tộc. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: a. Kiến thức: - Cảm nhận được sự phong phú, độc đáo của thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau. Nắm nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước, thiên nhiên của tác giả. - Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài. Nắm nghệ thuật phối hợp miêu tả phong cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người. - Nắm được khái niệm, cấu tạo của so sánh. - Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự việc để tạo ra những so sánh đúng. - Nắm được 2 kiểu so sánh cơ bản: ngang bằng và không ngang bằng. - Hiểu được các tác dụng chính của so sánh. b. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm. Rèn kỹ năng kể tóm tắt truyện. - Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh. - Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên. * KNS: Suy nghĩ, thảo luận về giá trị ND, NT. c. Thái độ: - Tự hào vẻ đẹp của thiên nhiên, của người lao động. - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước dân tộc. * GDMT: + Liên hệ môi trường tự nhiên, hoang dã. + Cần biết giữ gìn sạch đẹp, bảo vệ cảnh quan MT biển đảo. 2. Định hướng phát triển năng lực học sinh: a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, quản lí bản thân, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt b. Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật + Năng lực tái hiện hình tượng. + Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học. + Năng lực cảm thụ cụ thể kết hợp khái quát hóa chi tiết nghệ thuật c. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Soạn bài, phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập, giấy A4 2. Học sinh: - Đọc và nghiên cứu bài mới, bảng nhóm, bút lông, nam châm từ ..... - Tìm hiểu về các dòng sông ở Việt Nam; tìm hiểu về văn hóa đặc trưng Nam Bộ, xem phim Đất Phương Nam III. Tiến trình dạy học: NỘI DUNG 1: VĂN BẢN: SÔNG NƯỚC CÀ MAU - ĐOÀN GIỎI (Tiết 73) Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/khởi động (5’) Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế cho học sinh tiếp cận chủ đề/bài học Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh gía kết quả hoạt động Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi: Bức ảnh chụp cảnh gì? Em thấy cảnh đó bao giờ chưa? Em thử đoán xem cảnh đó thuộc vùng nào trên đất nước ta. Dẫn dắt vào bài Cà Mau là vùng đất được biết đến là cực Nam của tổ quốc với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Đặc trưng đó của Cà Mau không chỉ được thể hiện qua những câu dân ca đậm chất Nam Bộ a. Bức ảnh chụp một khu chợ nổi trên sông. Em từng thấy trên những phóng sự trên tivi b. Cảnh đó em đoán thuộc miền sông nước miền Tây của vùng Tây Nam Bộ của nước ta. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: (25’) Mục tiêu hoạt động: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu văn bản Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh gía kết quả hoạt động Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - GV cho hs đọc toàn bộ văn bản - Gv yêu cầu học sinh nêu ấn tượng nổi bật về văn bản - Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ khó. Trao đổi với các bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc chưa hiểu bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh, có thể tham khảo phần chú thích trong sách giáo khoa. - Gv hướng dẫn hs tìm hiểu những thông tin chung về văn bản qua các phiếu bài tập Phiếu học tập 1: Tìm hiểu thông tin về Tác giả, tác phẩm Phiếu học tập 2: Tìm hiểu về đoạn trích Sông nước Cà Mau (chia bố cục) I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản 1. Đọc- chú thích 2. Tìm hiểu chung về văn bản - Tác giả (1925 - 1989). + Quê ở tỉnh Tiền Giang. + Là nhà văn Nam Bộ, ông thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ. - Tác phẩm: + Đất rừng phương Nam là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi. + “Đất rừng phương Nam” là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc viết cho thiếu nhi. Nó đã có sức hấp dẫn lâu bền với thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi cho đến tận ngày nay. Tác phẩm đã được dựng thành phim. + Truyện viết năm 1957 kể về quãng đời lưu lạc của chú bé An tại vùng rừng U Minh, miền Tây Nam Bộ trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. - Đoạn trích: + PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả và thuyết minh + Bố cục: 3 phần. Phần 1: Từ đầu lặng lẽ một màu xanh đơn điệu: Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên vùng đất Cà Mau. Phần 2: Tiếpban mai: Các kênh rạch vùng Cà Mau và con sông Năm Căn. Còn lại : cảnh chợ Năm Căn Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Gv hướng dẫn hs tìm hiểu ấn tượng ban đầu về cảnh sông nước CM bằng các câu hỏi gợi mở kết hợp với phiếu học tập số 3 - Cảnh được miêu tả theo trình tự nào? - Theo em cảnh được cảm nhận và miêu tả trực tiếp hay gián tiếp? Căn cứ vào đâu để xác định được như vậy? - Cách miêu tả bằng sự quan sát và cảm thụ một cách trực tiếp như vậy có tác dụng gì? - Hs hoạt động cặp đôi Phiếu học tập số 3 (phụ lục) GV tổ chức thảo luận nhóm thông qua phiếu học tập, chia lớp thành 4 nhóm lần lượt làm các phiếu được giao. - Tên gọi Nhóm 1,2: Hoàn thành phiếu học tập số 4 thấy được nét đặc sắc trong cách gọi tên sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau Tên gọi Ý nghĩa tên gọi Nhận xét về thiên nhiên và cuộc sống Cà Mau Nhận xét về cách đặt tên Nhóm 3,4: Phiếu học tập số 5 (Phụ lục) Tìm hiểu về hình ảnh sông ngòi, kênh rạch - Gv tạo tình huống có vấn đề: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, cùng thảo luận tình huống: Em được giao nhiệm vụ làm hướng dẫn viên du lịch dẫn đoàn đi thăm quan Cà Mau. Tuy nhiên có một vị du khách kiên quyết không muốn đi chợ Năm Căn. Với tư cách là một hướng dẫn viên du lịch, em sẽ thuyết phục vị du khách như thế nào? - Học sinh sẽ thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung, phản biện - Giáo viên chốt ý - Em cảm nhận chợ Cà Mau là một chợ như thế nào? Nhờ biện pháp nghệ thuật nào mà em cảm nhận được điều đó? - Qua trích đoạn trích, em cảm nhận được gì về vùng đất Cà Mau nói riêng, tổ quốc VN nói chung? Và em hiểu thêm gì về tác \ giả? II. Đọc hiểu chi tiết văn bản 1. Ấn tượng ban đầu về toàn cảnh sông nước Cà Mau. * Khái quát chung - Trình tự không gian - Cảnh được miêu tả một cách trực tiếp vì nhân vật "tôi" trực tiếp quan sát cảnh sông nước Cà Mau từ trên con thuyền và trực tiếp miêu tả. - Tác dụng +Khiến cảnh sông nước Cà Mau hiện lên một cách chân thực sinh động. + Người miêu tả có thể bộc lộ trực tiếp sự: quan sát, so sánh, liên tưởng, cảm xúc. * Ấn tượng - Hình ảnh : Sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện; Trời, nước, cây toàn một sắc xanh. - Âm thanh : Tiếng sóng biển rì rào bất tận ru ngủ thính giác con người. - Nghệ thuật: Biện pháp so sánh, điệp từ, tính từ, liệt kê tả kết hợp với kể. => Cảnh thiên nhiên Cà Mau phủ kín màu xanh tươi đẹp, nguyên sơ, có vẻ đẹp rộng lớn, bao la, thoáng đãng, hùng vĩ đầy hấp dẫn và bí ẩn. 2. Cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà Mau * Dự kiến kết quả - Tên gọi Tên gọi Ý nghĩa tên gọi Nhận xét về thiên nhiên và cuộc sống Cà Mau rạch Mái Giầm có nhiều cây mái giầm Phong phú, đa dạng; hoang sơ; thiên nhiên gắn bó với cuộc sống lao động của con người kênh Bọ Mắt có nhiều bọ mắt kênh Ba Khía có nhiều con ba khía Năm Căn nhà năm gian Nhận xét về cách đặt tên: Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà tạo thành tên, làm nên màu sắc địa phương không thể trộn lẫn - Dòng sông + Dòng sông mênh mông, rộng hơn ngàn thước + Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác; cá hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. - Rừng đước + Dựng cao ngất như hai dãy trường thành vô tận; + Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia + Đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu.... + Lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai -> Dùng nhiều phép so sánh , nhiều ĐT mạnh, thoát, đổ, xuôi. => Khiến cảnh hiện lên cụ thể sinh động => Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú 3. Cảnh chợ Năm Căn: - Cảnh chợ: + Quen thuộc: Giống các chợ kề biển vùng Nam Bộ, + Lạ lùng, độc đáo: họp trên sông nước + Phong phú, đặc sắc: Nhiều bến, nhiều lò than hầm gỗ đước; nhà bè như những khu phố nổi, như chợ nổi trên sông; bán đủ thứ, nhiều dân tộc. -> Cảnh tượng đông vui, hấp dẫn, tấp nập, trù phú, độc đáo - Nghệ thuật: so sánh, liệt kê ® T/g là người am hiểu cuộc sống Cà Mau, có tấm lòng gắn bó với mảnh đất này. - Biết quan sát, so sánh, nhận xét về đối tượng ... dụng cao 1. Cho các câu sau: + Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ. + Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. + Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc + Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. a. Có bao nhiêu so sánh trong các câu văn trên? A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu b. Các so sánh trong câu trên có cùng loại không? A. Có B. Không c. Tác dụng của phép so sánh trong câu văn trên là gì? A. Gợi hình, biểu cảm, miêu tả sự vật, sự việc cụ thể, sinh động B. Chỉ có tác dụng làm rõ hình thức bên ngoài của đối tượng được miêu tả C. Làm cho câu văn trở nên hơi đưa đẩy và bóng bẩy. D. Không có tác dụng gợi cảm. d. Tình từ nào không thể kết hợp với “như mực” để tạo thành thành ngữ? A. Đen B. Bẩn C. Sạch D. Tối 2. Tìm từ thích hợp để hoàn thiện phép so sánh trong bài ca dao? Cổ tay em trắng Miệng cười hoa ngâu Đôi mắt em liếc dao cao Cái khăn đội đầu như thể. Đáp án: Cổ tay em trắng như ngà Đôi mắt em liếc như là dao cao Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. V. Phụ lục: Phiếu học tập số 1 Đọc kĩ đoạn văn sau trả lời các câu hỏi sau: “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên” ( Sách giáo khoa Ngữ văn 6- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại truyện nào? Câu 2: Chỉ ra các từ ghép được sử dụng trong đoạn? Câu 3: Ở vùng Cà Mau, người ta gọi tên đất, tên sông, kênh rạch theo cách nào? Câu 4: Em hãy tóm rắt văn bản bằng một đoan văn khoảng 3 câu, tron gđso sử dụng ít nhất 3 từ ghép là những tính từ chỉ đặc điểm. Phiếu học tập số 2 Bài 1: Cảm nhận về vùng đất Cà Mau có ý kiến cho rằng “Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ và rất độc đáo”. Em hãy tìm các dẫn chứng để chứng minh? Bài 2: Cho biết trình tự miêu tả thể hiện trong bài văn? Bài 3: Đọc bài văn, em hình dung vị trí của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có tác dụng gì trong việc miêu tả? Bài 4: Đặc sắc cảnh vật và cuộc sống miền cực Nam Tổ quốc được thể hiện trong văn bản như thế nào? Phiếu học tập số 3 Cho đoạn thơ: Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non Mấy trăm đời lấn luôn ra biển; Phù sa vạn dặm tới đây tuôn, Đứng lại; và chân người bước đến. Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau. Những dòng sông rộng hơn ngàn thước. Trùng điệp một màu xanh lá đước. Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau. Lạ thay tình với đất quê hương, Chưa thấy, chưa thăm mà đã nhớ. Ai hay mỏm đất mấy năm trường Đêm ngủ hồn tôi bay tới đó. Đầu sao cháy bỏng, ruột sao đau, Vết thương lòng – ở mũi Cà Mau. Mũi Cà Mau (Xuân Diệu) Đọc đoạn thơ Mũi Cà Mau (Xuân Diệu) và văn bản Sông nước Cà Mau. Nêu cảm cảm nhận của em về đoạn thơ và so sánh với bài văn? Hướng dẫn: Phiếu học tập số 1 Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản “Sông nước Cà Mau” thuộc thể loại truyện dài. Câu 2: Các từ ghép được sử dụng trong đoạn: kênh Bọ Mắt, tụ tập, bọ mắt, hạt vừng, đám mây, da thịt, đỏ tấy. Câu 3: Theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Câu 4: Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy. Phiếu học tập số 2 Bài 1: Cảm nhận về vùng đất Cà Mau có ý kiến cho rằng “Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ và rất độc đáo”. Em hãy tìm các dẫn chứng để chứng minh? - Cảm nhận về thiên nhiên vẻ đẹp hùng vĩ đầy sức sống: + Không gian mênh mông trời nước cây lá toàn màu xanh thơ mộng. + Âm thanh rì rào bất tận của tiếng sóng, gió, rừng cây. + Sông ngòi kênh rạch chi chít: Rạch Mái Giầm, kênh Ba Khía, kênh Bọ Mắt + Dòng sông Năm Căn; rộng hơn ngàn thước, nước đổ ầm ầm ngày đêm, cá bơi hàng đàn đen trũi. + Rừng đước cao ngất như bức trường thành vô tận. + Chợ Năm Căn; trù phú, đông vui, tấp nập, thuyền bè san sát, những đống gỗ cao như núi, bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông sáng rực. + Độc đáo; họp trên sông như khu phố nổi, thuyền bán hàng len lỏi, tiếng nói, màu sắc quần áo người bán hàng...- - Bài văn miêu tả sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc. Bài 2: Trình tự miêu tả thể hiện trong bài văn là: bắt đầu từ cảm tưởng chung, thông qua sự quan sát thiên nhiên Cà Mau - tác giả đi đến những nét đặc tả kênh rạch, sông ngòi và nét độc đáo của cảnh chợ Năm Căn họp trên mặt nước. Bài 3: Đọc bài văn, có thể hình dung vị trí của người miêu tả là ngôi thứ nhất “tôi” (ngồi trên thuyền) - tức người chứng kiến và cảm nhận quang cảnh sông nước Cà Mau. Vị trí ấy rất thuận lợi cho việc quan sát và miêu tả vì những hình ảnh và suy nghĩ được thể hiện trực tiếp bằng con mắt của “người trong cuộc”. Với vị trí quan sát của người trên thuyền, các hình ảnh miêu tả được hiện ra trong bài văn như một cuốn phim thật sinh động: nhiều màu sắc, cảnh trí đan cài và giàu cảm xúc. Bài 4: Đặc sắc cảnh vật và cuộc sống miền cực Nam Tổ quốc được thể hiện trong văn bản như thế nào? - Thấy rõ và ấn tượng những nét đặc biệt, độc đáo của cảnh vật và con người miền cực Nam Tổ quốc. - Trình tự tả con thuyền xuôi dòng sông Năm Căn ra biển, dừng lại ở chợ Năm Căn: cảnh thay đổi từ xanh đơn điệu đến hùng vĩ hoang sơ nhưng giàu có và đông vui, nhộn nhịp. Phiếu học tập số 3 - Điểm chung: cùng tả vẻ đẹp hùng vĩ, độc đáo, giàu có và mạnh mẽ của vùng đất mũi Cà Mau, cực Nam của Tổ quốc. - Khác nhau: Sông nước Cà Mau Mũi Cà Mau - Văn xuôi tự sự - Thơ trữ tình - Tả chi tiết, cụ thể, từng cảnh vật xuôi theo dòngsông. - kết hợp miêu tả- biểu cảm cụ thể - khái quát, suy tưởng. - Màu xanh triền miên, đơn điệu, dòng sông Năm Căn ào ào như thác, chợ Năm Căn bên sông và trên sông rất độc đáo. - Hình tượng so sánh rất đẹp: Tổ quốc như một con- mũi thuyền xé sóng- mũi Cà Mau. Hình ảnh rừng đước trùng điệp, cao vút. Phiếu học tập số 4 Đọc kĩ đoạn văn sau trả lời các câu hỏi sau: "Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt thác" Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thể loại? Câu 2: Ngôi kể? Câu 3: Chỉ ra các trạng ngữ được sử dụng trong đoạn? Câu 4: Tìm các từ láy, từ ghép? Câu 5: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn? Phiếu học tập số 5 Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi: “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ” (Ngữ Văn 6- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Nêu nội dung đoạn trích trên? Câu 3: Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật đó? Câu 4: Câu văn sau: "Thuyền cố lấn lên". a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ? b) Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì? Câu 5: Cấu trúc so sánh “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thiếu yếu tố nào ? Hướng dẫn: Phiếu học tập số 4 Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào” Vượt thác”- Thể loại: truyện dài. Câu 2: Ngôi kể: Ngôi thứ nhất Câu 3: Các trạng ngữ được sử dụng trong đoạn: Càng về ngược, dọc sông, Câu 4: - Từ láy: um tùm, trầm ngâm, đột ngột - Từ ghép: vườn tược, mãnh liệt, chắn ngang, Phường Rạnh, chuẩn bị Câu 5: Phép nhân hóa trong đoạn văn: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. - Tác dụng: Tác giả đã dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất của cây cối làm cho cây cối bên bờ sông trở nên sinh động gần gũi với con người. Phiếu học tập số 5 Câu 1: Đoạn trích được trích trong văn bản Vượt Thác. Tác giả: Võ Quảng Câu 2: Nội dung đoạn trích: Hình ảnh quả cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên, hùng vĩ. Câu 3: Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm? Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: - Những động tác thả sào ..... nhanh như cắt. - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc - Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. - Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà. Kiểu so sánh: * So sánh ngang bằng: - Những động tác thả sào ..... nhanh như cắt. - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc - Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. * So sánh không ngang bằng Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà. - Nghệ thuật so sánh “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc”, “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”, “Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà,” - Tô đậm vẻ đẹp của dượng Hương khi vượt thác. Dượng Hương Thư đang vượt thác rất đỗi hùng dũng, mạnh mẽ, khỏe khoắn với thân hình cường tráng, chắc chắn, quyết tâm. - Thể hiện sự ngưỡng mộ ca ngợi vẻ đẹp của người lao động làm chủ thiên nhiên. Câu 4: a) Thuyền / cố lấn lên. CN VN b) Kiểu câu: câu đơn, dùng để miêu tả. Câu 5: Cấu trúc so sánh “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thiếu phương diện so sánh.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_theo_cv2214_chu_de_1_tich_hop_nam_hoc.doc