Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).

- Tình bạn cao đẹp được thể hiện qua 3 văn bản đọc.

- Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), nghĩa của từ ngữ.

- Biện pháp tu từ so sánh.

2. Về năng lực:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản.

- Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước.

- Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

 

docx 653 trang cucpham 27/07/2022 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
 Thân ái gửi các thầy cô!
 Như lời hứa đầu tháng tư thì Nhóm soạn giáo án Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống đã hoàn thành sản phẩm. Chúng ta có 72 thầy cô, chia thành 10 bài soạn với thời gian cũng rất là nhanh vì ngoài 10/6 nhóm mới làm. Quá trình làm cũng hơi khó khăn tí chút, vì công việc cuối năm, vì dịch bệnh và có một số thầy cô nghỉ bỏ vì cv riêng. 
 Đến hôm nay thì các nhóm đã hoàn thành, chúng ta gửi lên nhóm sớm vì hiện tại nhiều thầy cô đi đặt nhiều nơi, phí rất cao, chất lượng chưa tương xứng. Dẫu biết rằng giáo án này chưa trọn vẹn, chưa có chất lượng tốt nhất nhưng chúng ta cảm ơn các bạn soạn bài vì đã có bộ giáo án để dạy trong năm học mới.
 Chúng ta gửi lên nhóm sớm còn vì những lí do sau:
Đối với các thầy cô giảng dạy lớp 6 trong năm học tới thì thời gian nghỉ hè còn rất chi là thoải mái, chúng có thể chỉnh sửa thêm phù hợp với yêu cầu của từng nơi công tác. Thêm nữa còn là màu sắc cá nhân riêng của thầy cô được thể hiện trong giáo án của mình. Mọi thầy cô cứ bổ sung thêm những thứ còn thiếu, thứ chưa ưng ý, chưa vừa lòng
Đối với các thầy cô nói chung, nhóm có mấy lời như thế này: Các bạn tham khảo hay nâng cấp thì tùy nhưng đừng nói nhiều vì các bạn không làm nhiều ở trong bộ giáo án này, nói thật chúng tôi xem sản phẩm này ở góc độ THÁI ĐỘ HƠN TRÌNH ĐỘ – mà biết đâu đấy và cũng không nên lấy để bán lấy phí quá cao ở các nhóm, đừng bán trên google, violetmọi người biết cả đấy, nếu được thì cũng có đôi khi chia sẻ cho mọi người. Mà chia sẻ cũng là để quay lại phục vụ cho mục đích chính của các bạn.
Nhóm gửi lên cộng đồng sớm cũng là để có thể hỗ trợ thêm cho một số nhóm đang soạn bài chung, xem như đây là sự chung sức đồng lòng.
ĐÂY CHỈ LÀ BẢN THÔ, CÒN CHỈNH SỬA NÂNG CẤP TRONG THỜI GIAN TỚI NỮA NHÉ. 
 Yêu quý mọi người!
Ngày soạn:  Ngày dạy:.
TUẦN ..
Bài 1
 TÔI VÀ CÁC BẠN
(16 tiết)
- Hạnh phúc đi đâu đấy? - Đến chỗ có tình bạn! 
 (Ngạn ngữ phương Tây)
 I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).
- Tình bạn cao đẹp được thể hiện qua 3 văn bản đọc.
- Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), nghĩa của từ ngữ.
- Biện pháp tu từ so sánh.
2. Về năng lực: 
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. 
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản.
- Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước.
- Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
3. Về phẩm chất: 
- Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Khám phá tri thức Ngữ văn.
b) Nội dung: 
GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.
HS quan sát, lắng nghe video bài hát “Tình bạn tuổi thơ” suy nghĩ cá nhân và trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được
- Nội dung của bài hát: hát về tình bạn tốt đẹp.
- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở).
- Tri thức ngữ văn (truyện và truyện đồng thoại; cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện; lời người kể chuyện và lời nhân vật; từ đơn và từ phức).
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe & đặt câu hỏi:
? Cho biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì?
- Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK.
- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ:
? Hãy kể tên một số truyện mà em đã đọc? Em thích nhất truyện nào?
? Ai là người kể trong truyện này? Người kể ấy xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
? Nếu muốn tóm tắt lại nội dung câu chuyện, em sẽ dựa vào những sự kiện nào?
? Nhân vật chính trong truyện là ai? Nêu 1 vài chi tiết giúp em hiểu đặc điểm của nhân vật đó?
? Giới thiệu ngắn gọn một truyện đồng thoại và chỉ ra những “dấu hiệu” của truyện đồng thoại trong tác phẩm đó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
- Quan sát video, lắng nghe lời bài hát và suy nghĩ cá nhân.
- Đọc phần tri thức Ngữ văn.
- Thảo luận nhóm:
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
- Hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe bài hát.
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc 
- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn. 
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
2.1 Đọc văn bản
Văn bản (1)
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN 
(Trích “Dế mèn phiêu lưu kí”)
 – Tô Hoài – 
 1. MỤC TIÊU
1.1 Về kiến thức: 
- Những nét tiêu biểu về nhà văn Tô Hoài.
- Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.
- Đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ
- Tính chất của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
1.2 Về năng lực: 
- Xác định được ngôi kể trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
- Nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt. Từ đó hình dung ra đặc điểm của từng nhân vật.
- Phân tích được đặc điểm của nhân vật Dế Mèn.
- Rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và cách đối diện với lỗi lầm của bản thân.
1.3 Về phẩm chất: 
- Nhân ái, khoan hoà, tôn trọng sự khác biệt.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV. 
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về nhà văn Tô Hoài và văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
+ Phiếu số 1:
Hình dáng
(Dế mèn)
Hành động
(Dế mèn)
Suy nghĩ
(Dế mèn)
Nhận xét:.
Nhận xét: ..
 + Phiếu số 2
Làm việc nhóm
Tái hiện lại hình ảnh dế Choắt qua hình ảnh và ngôn ngữ trong 3 phút. 
a/ Hình ảnh Dế Choắt
Trạc tuổi ..
Người ., cánh .., 
càng ..., râu ..
Mặt mũi: ...
Xưng hô:
Ăn ở: .
Choắt: ...
Đối lập với ..
+ Phiếu học tập số 3
b. Thái độ của Mèn đối với Choắt như thế nào?
Gọi Choắt là: 
Khi sang thăm nhà Choắt:
Khi Choắt nhờ giúp đỡ: 
Dế Mèn: 
+ Phiếu học tập số 4
Trước khi trêu chị Cốc
Sau khi trêu chị Cốc
Kết quả
Hành động
Thái độ
 + Phiếu học tập số 5
Nghệ thuật
Nội dung
Ý nghĩa
 3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1 HĐ 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em đã bao giờ xem một bộ phim hay đọc 1 truyện kể về một sai lầm và sự ân hận của ai đó chưa? Khi đọc, xem, em có những suy nghĩ gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
3.2 HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
3.2.1 Đọc – hiểu văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí” cũng như đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”.
b) Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.
- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.
HS quan sát SGK.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
Tô Hoài
- Tô Hoài (1920 – 2014)
- Tên: Nguyễn Sen
- Quê: Hà Nội
- Ông viết văn từ trước 
CMT8/1945
- Có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Các tác phẩm chính: “Võ sĩ Bọ Ngựa”, “Dê và Lợn”, “Đôi ri đá”, “Đảo hoang”
2. Tác phẩm DẾ MÈN
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục)
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS
d) Tổ chức thực hiện 
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
? Truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” thuộc loại truyện nào? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó?
? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai?
? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học ... ổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: HS thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Tạo đam mê đọc sách cho HS và HS hiểu được ý nghĩa của các cuốn sách đã đọc.
b. Nội dung: Đọc – hiểu cuốn sách sưu tầm được.
c. Sản phẩm học tập: Hs hiểu biết về cuốn sách đã đọc.
d. Tổ chức thực hiện:
THỰC HÀNH ĐỌC
GV cho HS tự thực hành đọc sách Nhật kí rưởng thành của những đứa trẻ ngoan (Haohaizi Chengzhang Riri) ở nhà, gợi ý HS chú ý đến chủ yếu là những bài học được rút ra từ các mẩu chuyện nhỏ theo từng chủ đề của mỗi cuốn. 
* Dăn dò: 
 Chuẩn bị bài Ôn tập và kiểm tra (2 tiết)
Ngày soạn:  
Ngày dạy:.
TUẦN ..
Bài10: Tiết 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU(Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Có cái nhìn tổng hợp và toàn diện lại các tri thức ngữ văn đã học trong trương trình văn 6 kì II
- Điểm lại và ghi nhớ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật các văn bản đã học theo các chủ đề: Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất – ngôi nhà chung.
- Nhắc lại và tổng hợp kiến thức về từ vựng và biện pháp tu từ.
2.Về năng lực:
- Có khả năng nhận biết và phân biệt các thể loại văn học đã được tìm hiểu.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản.
- Tạo lập một văn bản theo yêu cầu: văn tự sự, văn nghị luận...
- Kể được và nêu được ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó.
3.Về phẩm chất:
- Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng cuộc sống, tôn trọng sự khác biệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập:
+ Phiếu số 1: 
Bài học
Đọc
Viết
Nói và nghe
Bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng
Bài 7.Thế giới cổ tích
Bài 8. Khác biệt và gần gũi
Bài 9. Trái Đất - ngôi nhà chung
Bài 10. Cuốn sách tôi yêu
+ Phiếu bài tập số 2: 
Stt
Thể loại/ loại văn bản
Văn bản lựa chọn
Đặc điểm thể loại/ loại văn bản
1
Truyển thuyết
2
Truyện cổ tích
3
Văn bản nghị luận
4
Văn bản thông tin
+ Phiếu bài tập số 3:
Kiểu bài viết
Mục đích
Yêu cẩu
Các buớc thực hiện
Để tài nêu thêm
Bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng
Bài 7.Thế giới cổ tích
Bài 8. Khác biệt và gần gũi
Bài 9. Trái Đất - ngôi nhà chung
Bài 10. Cuốn sách tôi yêu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Gợi nhắc kiến thức đã học thông qua các trò chơi.
b) Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi khởi động.
- HS quan sát và tham gia trò chơi.
c) Sản phẩm:HS nêu/trình bày được
- Nhắc lại được tên các bài học.
- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở).
- Ôn tập khái quát tri thức ngữ văn đã được học trong chương trình.
d) Tổ chứcthực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV hướng dẫn luật chơi và phân chia đội chơi.
- HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu của giáo viên.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
- Gv trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến các chủ đề đã học và phát phiếu bài tập số 1. 
- Các đội chơi sẽ thi xem đội nào kể được nhiều vấn đề đã học có liên quan đến hình ảnh. 
- Đội nào kể được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.
HS:
- Tham gia trò chơi.
- Dựa vào hình ảnh để thảo luận và đưa ra đáp án một cách nhanh nhất có thể.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lêntrình bày phiếu bài tập số 1.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
-Trả lời câu hỏi của GV thông qua phiếu bài tập số 1.
- Đại diện báo cáo.
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc 
- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.
3.2 HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
3.2.1 Đọc – hiểu văn bản
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
a) Mục tiêu: Giúp HS ôn tập được kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn 6 tập hai.
b) Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS ôn tập và gợi nhắc kiến thức.
- HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phiếu bài tập số 2
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV chia lớp thành bốn nhóm. Mỗi nhóm thực hiện một thể loại/ loại văn bản:
+ Nhóm 1: Truyền thuyết
+ Nhóm 2: Truyện cổ tích
+ Nhóm 3: Văn bản nghị luận
+ Nhóm 4: Văn bản thông tin
HS quan sát SGK, thảo luận nhóm và thực hiện phiếu bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
HS cử đại diện thảo luận trước lớp.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
Bài tập 1:
Stt
Thể loại/
Loại văn bản
Văn bản lựa chọn
Đặc điểm thể loại/ loại văn bản
1
Truyền thuyết
Thánh Gióng
- Là thể loại văn học dân gian.
- Nội dung: kể và các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ thông qua đó thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật được nhắc đến.
- Nghệ thuật: có yếu tố hoang đường, kì ảo.
2
Truyện cổ tích
Thạch Sanh
- Là thể loại văn học dân gian.
- Nội dung: kể về những kiểu nhân vật như:
+ Nhân vật bất hạnh
+ Nhân vật có tài năng kì lạ
+ Nhân vật thông minh/ Nhân vật ngốc nghếch
+ Nhân vật là động vật
à Qua đó thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về công lí, công bằng xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác
- Nghệ thuật: có yếu tố hoang đường kì ảo.
3
Văn bản nghị luận
Xem người ta kìa!
- Nội dung: văn bản nghị luận thường bàn về một hiện tượng, một vấn đề nhằm khẳng định ý kiến của người viết (người nói) về hiện tượng (vấn đề) đó. 
- Nghệ thuật: để có sức thuyết phục, người viết (người nói) cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng. Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.
4
Văn bản thông tin
Trái Đất – cái nôi của sự sống
- Một văn bản thông tin thường có các yếu tố như: nhan đề (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phần), đoạn văn, tranh ảnh,...
- Mỗi văn bản thông tin có một cách triển khai riêng. Bên cạnh cách triển khai theo trật tự thời gian, văn bản thông tin có thể được triển khai theo quan hệ nhân quả, nguyên nhân được nêu trước, tiếp sau đó là kết quả, tất cả tạo thành một chuỗi liên tục.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và xem lại phiếu bài tập số 1 phần nói và nghe.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV:
+ Yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập số 1 vào vở.
+ So sánh mục đích của hoạt động nói ở bài 6, 7, 8, 9 và 10.
- HS quan sát SGK và thực hiện yêu cầu.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
HS cử đại diện thảo luận trước lớp.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
Bài tập 3: 
* Hoàn thành bảng
Bài học
Nói và nghe
Bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng
Kể lại một truyền thuyết
Bài 7. Thế giới cổ tích
Kể lại truyện cổ tích bằng lời một nhân vật
Bài 8. Khác biệt và gần gũi
Trình bày ý kiến vể một hiện tượng (vấn đề) đời sống
Bài 9. Trái Đất - ngôi nhà chung
Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường
Bài 10. Cuốn sách tôi yêu
Giới thiệu sản phẩm minh hoạ sách, trình bày ý kiến về một vấn để trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
* So sánh mục đích của hoạt động nói ở bài 6, 7, 8, 9 và 10
- Giống: Mục đích nói của tất cả các bài giống nhau ở chỗ: đểu muốn người nghe tiếp nhận chính xác, đẩy đủ nhất các thông tin cần truyền đạt.
- Khác: Được phân bố liên tục trong 10 bài học, hoạt động nói và nghe trong SGK Ngữ văn 6 tập 2 chủ yếu tập trung vào các kiểu bài chính sau đây:
+ Kể (có thể kết hợp miêu tả, trần thuật): kể lại một truyền thuyết (bài 6) và cổ tích (bài 7)
Nghị luận (trình bày ý kiến, thảo luận):
+ Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống (bài 8, bài 9, bài 10).
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và làm bài 2, bài 4 kết hợp với phiếu bài tập số 3 vào vở.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV:Yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập số 3, bài 2, bài 4 vào vở.
- HSthực hiện yêu cầu khi về nhà.
II. LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Vận dụng toàn bộ những kiến thức đã học vào các bài tập
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, cho HS thảo luận nhóm.
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK Hệ thống hóa các kiến thức đã học ở học kì 2.
 Tổ chức trò chơi tôi là ai ? Cử một bạn lên điều hành.
 Ví dụ : Tôi là người đã giết chết chằn tinh, cứa công chúa dưới hang lên, tôi là ai ?
Trong câu chuyện nào ? Bạn có biết Thể loại truyện đó ?...
-kể lại câu chuyện bằng lời văn của bạn ?
- Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn : Đóng vai nhân vật kể lại một phần truyện cổ tích. 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát SGK, thảo luận nhóm và thực hiện bài tập. Dưới sự tổ chức, điều hành của bạn lớp trưởng và Gv
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
HS cử đại diện thảo luận trước lớp.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình
-Trò chơi giúp học sinh củng cố kiến thức đã học cũng như các kĩ năng đọc, viết , nói , nghe.
- Học sinh kể lại câu chuyện. Tương tự vậy có thể kể lại các câu chuyện khác .
_HS viết được một đoạn trong truyện cổ tích bất kì . sau đó trình bày trước lớp .
IV. Củng cố dặn dò.
-Ôn tập lại các kiên thức đã học.
- Chẩn bị kiểm tra cuối kì II

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx