Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Hoàng Thị Hà

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).

- Bài học cuộc sống được thể hiện qua 3 văn bản đọc.

- Chủ ngữ, mở rộng chủ ngữ.

- Văn bản tự sự và cách làm bài văn tự sự.

2. Về năng lực:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được chủ ngữ, biết cách mở rộng chủ ngữ trong câu.

- Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước.

- Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

 

docx 456 trang cucpham 27/07/2022 6840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Hoàng Thị Hà
Thành viên nhóm bài 6
Họ và tên
Đơn vị Trường
Số điện thoại
Ảnh
Hoàng Thị Lệ Thủy
Trường THCS Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội
03399944789
Phạm Thị Phượng
Trường THCS Liên Mạc, Thanh Hà, Hải Dương
0977077108
Lê Thị Phương Ngân
Trường THCS Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
0977864674
Nguyễn Thị Tuyết Oanh
Trường THCS Tân Việt, Yên Mỹ, Hưng Yên
0901856483
Ngày soạn:  Ngày dạy:.
TUẦN 
Bài 6
 TRUYỆN
(TRUYỆN ĐỒNG THOẠI, TRUYỆN CỦA PUSKIN 
VÀ AN-ĐEC-XEN)
(12 tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).
- Bài học cuộc sống được thể hiện qua 3 văn bản đọc.
- Chủ ngữ, mở rộng chủ ngữ.
- Văn bản tự sự và cách làm bài văn tự sự.
2. Về năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được chủ ngữ, biết cách mở rộng chủ ngữ trong câu.
- Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước.
- Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Khám phá tri thức Ngữ văn.
b) Nội dung:
- Chơi trò chơi khởi động: Kể tên một kỷ niệm tuổi thơ của em?
(Một HS làm trưởng trò: Nêu tên kỉ niệm của mình rồi lần lượt chỉ điểm các bạn trong nhóm. Mỗi bạn nêu một kỉ niệm có dấu ấn sâu đậm nhất. (Khoảng 8-10 bạn tham gia chơi)
c) Sản phẩm:HS nêu/trình bày được
- Các kỉ niệm của học sinh.
- Tri thức ngữ văn (truyện và truyện đồng thoại; cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện; lời người kể chuyện và lời nhân vật; từ đơn và từ phức).
d) Tổ chứcthực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Hãy kể tên một số truyện mà em đã đọc? Em thích nhất truyện nào?
? Ai là người kể trong truyện này? Người kể ấy xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
? Nếu muốn tóm tắt lại nội dung câu chuyện, em sẽ dựa vào những sự kiện nào?
? Nhân vật chính trong truyện là ai? Nêu 1 vài chi tiết giúp em hiểu đặc điểm của nhân vật đó?
? Giới thiệu ngắn gọn một truyện đồng thoại và chỉ ra những “dấu hiệu” của truyện đồng thoại trong tác phẩm đó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
- Đọc phần tri thức Ngữ văn.
- Thảo luận nhóm:
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc 
- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. Đọc văn bản
Văn bản (1)
Tuần 
Ngày soạn: ./../20..
Tiết 73,74,75
Ngày dạy: 
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 TÔ HOÀI
Thời gian thực hiện: 3 tiết
1. MỤC TIÊU
1.1 Về kiến thức: 
- Nắm được thế nào là truyện đồng thoại.
- Những nét tiêu biểu về nhà văn Tô Hoài.
- Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.
- Đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ
- Tính chất của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
1.2Về năng lực:
- Xác định được ngôi kể trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
- Nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt. Từ đó hình dung ra đặc điểm của từng nhân vật.
- Phân tích được đặc điểm của nhân vật Dế Mèn.
- Rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và cách đối diện với lỗi lầm của bản thân.
1.3 Về phẩm chất:
Nhân ái, khoan hoà, tôn trọng sự khác biệt.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV. 
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về nhà văn Tô Hoài và văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
- Phiếu học tập.
+ Phiếu số 1:
Hình dáng
(Dế Mèn)
Hành động
(Dế Mèn)
Suy nghĩ
(Dế Mèn)
 + Phiếu số 2
Làm việc nhóm
Tái hiện lại hình ảnh dế Choắt qua hình ảnh và ngôn ngữ trong 3 phút. 
Trạc tuổi ..
Người ., cánh .., 
càng ..., râu ..
Mặt mũi: ...
Xưng hô:
Ăn ở: .
Choắt: ...
Đối lập với ..
Hình ảnh Dế Choắt
+ Phiếu học tập số 3
Trước khi trêu chị Cốc
Sau khi trêu chị Cốc
Kết quả
Hành động
Thái độ
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em đã bao giờ xem một bộ phim hay đọc 1 truyện kể về một sai lầm và sự ân hận của ai đó chưa? Khi đọc, xem, em có những suy nghĩ gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Đọc – hiểu văn bản
(Tiết 73) I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí” cũng như đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”.
b) Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.
- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.
HS quan sát SGK.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
Tô Hoài
- Tô Hoài (1920 – 2014)
- Tên: Nguyễn Sen
- Quê: Hà Nội
- Ông viết văn từ trước 
CMT8/1945
- Có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Các tác phẩm chính: “Võ sĩ Bọ Ngựa”, “Dê và Lợn”, “Đôi ri đá”, “Đảo hoang”
2. Tác phẩm
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục)
b) Nội dung: 
- GV sử dụng câu hỏi cho HS thảo luận nhóm.
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
? Em hãy kể lại nội dung văn bản Bài học đường đời đầu tiên?
? Truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” thuộc loại truyện nào?
? Truyện đồng thoại là gì?
? Dựa vào đâu em nhận ra Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại?
? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai?
? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét cách đọc, kể của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc đúng.
- HS kể tóm tắt nội dung cơ bản
b) Tìm hiểu chung
- Văn bản là truyện đồng thoại nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài.
- Truyện đồng thoại là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc hoạ như con người (gọi là nhân cách hoá).
- Hệ thống nhân vật là loài vật (nhân vật chính: Dế Mèn).
- Sử dụng ngôi thứ nhất (lời kể của Dế Mèn). 
- Văn bản chia làm 3 phần
+ P1: Từ đầu sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
à Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn.
+ P2: còn lại: 
à Bài học đường đời đầu tiên
Tiết 74. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn 
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được những chi tiết nói về ngoại hình, hành động, suy nghĩ và ngôn ngữ của Dế Mèn.
- Đánh giá nét đẹp và nét chưa đẹp của Dế Mèn.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng câu hỏi cho HS thảo luận.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia lớp ra làm 4 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4
- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:
Nhóm I: Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng của Dế Mèn.
Nhóm II: Tìm những chi tiết miêu tả hành động của Dế Mèn.
Nhóm III: Tìm những chi tiết nói về suy nghĩ của Dế Mèn.
Nhóm IV: Tìm những chi tiết là lời nói của Dế Mèn với các nhân vật khác?
? Chỉ ra biện pháp NT được sử dụng khi miêu tả Dế Mèn?
? Lối miêu tả Dế Mèn thường được sử dụng ở loại truyện nào?
? Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả?
? Cách miêu tả như vậy có tác dụng gì?
? Và qua lời miêu tả ấy, e ... 
Tổng điểm: .................../10 điểm
NHỮNG ĐIỀU CÒN THẮC MẮC: .............................................................................................................................................
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Học sinh kết nối kiến thức đã học vào cuộc sống
b) Nội dung: HS lắng nghe câu hỏi và chia sẻ với các bạn để trả lời.
c) Sản phẩm: Học sinh xác định được nội dung của tiết học là nói về nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 GV đưa ra đề bài và yêu cầu HS đưa ra hướng giải quyết ban đầu của đề bài:
? Đã bao giờ em từng thảo luận nhóm để cùng tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện nào đó chưa? Em nhận thấy thảo luận nhóm cho ta những lợi ích gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS suy nghĩ, chia sẻ cặp đôi và với cả lớp
- GV quan sát, hỗ trợ. 
B3: Báo cáo kết quả
- HS trình bày cá nhân.
- GV nghe HS trình bày. 
- Dự kiến sản phẩm: Lợi ích của thảo luận nhóm: 
+ Rèn luyện kỹ năng lắng nghe.
+ Rèn luyện kỹ năng tổ chức công việc.
+ Giúp các cá nhân biết cách trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau.
 + Giúp cá nhân có trách nhiệm hơn với công việc được giao.
 + Giúp bạn đưa ra được những quyết định đúng đắn...
 B4:Đánh giá kết quả
 + HS tự đánh giá
 + Hs đánh giá lẫn nhau.
 + Giáo viên nhận xét đánh giá và kết nối vào bài.
-> GV dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống và học tập, sinh hoạt có những vấn đề ta cần đưa ra nhóm để bàn bạc tìm ra những nguyên nhân dẫn đén những kết quả của một sự việc, sự kiện đó. Vậy tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hành nói và nghe phần thảo luận nhóm về một vấn đề...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nhiệm vụ 1: CHUẨN BỊ BÀI NÓI
a) Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng khi trình bày bài nói và thực hành nói và nghe (Kĩ năng nói, nhận xét, giải quyết tình huống, phản biện, nêu ý kiến...) trước cả lớp.
b) Nội dung: Tổ chức cho HS luyện nói, nêu ý kiến, phản biện...
c) Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức, rèn được kĩ năng nói, nêu ý kiến, phản biện, xử lí tình huống trước lớp. 
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ(GV)
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
- HS: Tiếp nhận 
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS suy nghĩ, ghi ra câu trả lời.
- GV quan sát, hỗ trợ. 
 B3: Báo cáo kết quả
- HS trình bày cá nhân.
- GV nghe Hs trình bày. 
- Dự kiến sản phẩm:
B4: Đánh giá kết quả
+ HS tự đánh giá
+ Hs đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên nhận xét đánh giá.
-> GV chốt kiến thức và ghi bảng
I. Định hướng:
1. Khái niệm
 Thảo luận nhóm về nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện là nêu lên ý kiến của các cá nhân và trao đổi, thảo luận để thống nhất trong nhóm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy.
2.Những yêu cầu khi thảo luận nhóm 
- Xác định sự việc, sự kiện.
- Nêu kết quả của sự việc, sự kiện.
- Chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến kết quả của sự việc, sự kiện.
- Trao đổi, thảo luận về nguyên nhân mà các thành viên trong nhóm nêu ra; thống nhất ý kiến trong nhóm.
3. Các bước thảo luận nhóm 
- B1: Chuẩn bị
- B2: Tìm ý và lập dàn ý
- B3: Nói và nghe
- B4: Kiêm tra và chỉnh sửa
Phiếu học tập số 1
Làm việc nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
1. Điền từ vào chỗ trống:
 Thảo luận nhóm về nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện là ....nêu lên ý kiến.... của các ....cá nhân.... và ...trao đổi...., ...thảo luận... để ...thống nhất.. trong nhóm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy.
2. Đánh dấu X vào ô trống trước trường hợp em cho là cần thảo luận nhóm tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả của các sự việc, sự kiện.
 Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?
 Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm?
 An sẽ học giỏi nếu An chăm chỉ học tập.
 My đã bị điểm thập vì My không ôn bài trước khi kiểm tra.
 Tại sao lại phải đeo khẩu trang khi ra đường trong thời gian này?
 Vì sao cuối học kì I, lớp em được tuyên dương và khen thưởng 
 Hoa mới mua chiếc váy mới rất đẹp.
 Sân trường mùa hè thật vắng lặng.
 Nguyên nhân em chưa đạt thành tích cao trong học tập ở học kì I?
 Trăng hôm nay đẹp quá!
3. Điền vào các ô trống sao cho thể hiện những điều cần làm khi thảo luận nhóm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện?
Xác định sự việc, sự kiện.
Nêu kết quả của sự việc, sự kiện.
Chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến kết quả của sự việc, sự kiện.
Trao đổi, thảo luận về nguyên nhân mà các thành viên trong nhóm nêu ra; thống nhất ý kiến trong nhóm.
4. Sắp xếp các bước sau sao cho đúng thứ tự các bước thực hành bài nói: Thảo luận về một vấn đề? (3-2-1-4)
3. Chuẩn bị
2. Tìm ý và lập dàn ý
1. Nói và nghe	
4. Kiểm tra và chỉnh sửa
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nhiệm vụ 2: THẢO LUẬN NHÓM
a) Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
b) Nội dung: Thảo luận về vấn đề: “Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm?”
c) Sản phẩm: Câu hỏi, câu trả lời, phần thảo luận của nhóm của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm ý và lập dàn ý như hướng dẫn ở mục b trong SGK- tr 108.
- HS: Tiếp nhận 
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận
- HS lập nhóm, phân công nhiệm vụ, khuyến khích sử dụng phần mềm, tranh ảnh, tiếng anh cho bài nói của nhóm. 
- GV hỗ trợ, góp ý cho HS.
 B3: Báo cáo kết quả
- HS trong nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và tạo ra sản phẩm.
- GV quan sát, góp ý. 
B4:Đánh giá kết quả
- GV quan sát đánh giá ý thức làm việc nhóm của các nhóm và các thành viên trong các nhóm.
II.Thực hành
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nhiệm vụ 3: TRÌNH BÀY BÀI NÓI
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Luyện kĩ năng nói cho HS 
- Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông.
b) Nội dung: 
GV yêu cầu: HS nói theo dàn ý các nhóm đã thảo luận.
c) Sản phẩm:
- Sản phẩm nói của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cuộc thi “Hùng biện nhí”: Trao đổi vấn đề “Nguyên nhân nước sạch ngày càng khan hiếm”.
- HS: Tiếp nhận 
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm hùng biện (4 nhóm thảo luận)
- HS lập nhóm, phân công nhiệm vụ.
- GV hỗ trợ, góp ý cho HS.
 B3: Báo cáo kết quả
- HS cử đại diện nhóm trình bày bài hùng biện của nhóm.
- Nhóm khác chú ý, lắng nghe, ghi chép.
- GV nghe HS trình bày. 
B4:Đánh giá kết quả
+ HS tự đánh giá bằng cách nghĩ ra ưu điểm và nhược điểm trong phần nói của đại diện nhóm mình vào giấy.
+ HS đánh giá lẫn nhau: Hoàn thành bảng nhận xét GV đã phát 
+ Giáo viên ghi lại nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
 Nhiệm vụ 4: TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.
- Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài nói.
- Chỉnh sửa bài nói cho nhóm mình và nhóm bạn.
 b) Nội dung: 
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.
c) Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS.
d) Tổ chức thực hiện:
B1 Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV phát phiếu đánh giá theo tiêu chí
- HS: Các nhóm chuẩn bị câu hỏi 
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS suy nghĩ, ghi ra câu hỏi cho nhóm hùng biện
- GV quan sát, hỗ trợ. 
 B3.Báo cáo kết quả
- Nhóm cử đại diện đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi thắc mắc.
- GV nghe HS trình bày. 
B4.Đánh giá kết quả
- HS đánh giá lẫn nhau: 
+ Nhóm hùng biện đánh giá câu hỏi của nhóm thắc mắc.
+ Nhóm thắc mắc đánh giá câu trả lời của nhóm hùng biện.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên giao bài tập cho HS.
Bài tập: Hãy viết thành bài văn lí giải nguyên nhân làm cho nước sạch khan hiếm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS: 
- Dựa vào dàn ý của nhóm mình đã chuẩn bị 
HS: Viết bài dựa trên dàn ý có sẵn
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
 GV đánh giá bài làm của HS bằng nhận xét.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b) Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi ý kiến về vấn đề sau:
? Vì sao cuối học kì I, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
c) Sản phẩm: Câu trả lời, bài nói của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thực hành nói tại nhà và quay lại hình ảnh luyện nói của mình về vấn đề sau: Vì sao cuối học kì I, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS suy nghĩ, lên kế hoạch, thảo luận tại nhà.
- GV hỗ trợ, tư vấn thêm.
 B3: Báo cáo kết quả
- Nhóm HS ghi lại quá trình thảo luận của nhóm và sản phẩm sau khi thảo luận của nhóm gửi về GV (sản phẩm có thể là sơ đồ tư duy trên giấy A0 hoặc PP)
- GV nghe HS trình bày. 
B4:Đánh giá kết quả
+ HS tự đánh giá
+ Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Hướng dẫn về nhà 
- Học bài cũ: 
+ Thực hành luyện nói ở nhà.
+ Xem 1 số clip thuyết trình trên mạng để học hỏi
- Hoàn thành bài tập tự đánh giá SGK-tr 109, 110, 111. 
- Tự học, chuẩn bị bài mới:
+ Trả lời các câu hỏi trong bài: “Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II”.
==================š&›================= 
Tài liệu này được chia sẻ MIỄN PHÍ tại: 
Group: GIÁO ÁN MIỄN PHÍ NGỮ VĂN - LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ - GDCD THCS!
https://www.facebook.com/groups/268737864600506/
Và
Group : Thư Viện STEM-STEAM https://www.facebook.com/groups/thuvienstem

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_theo_cv5512_chuong_trin.docx