Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Truyện hiện đại. Phép tu từ so sánh

Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ

1.1.Đọc- hiểu

1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua chủ đề học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của vùng sông nước cực nam Tổ quốc với vẻ đẹp hoang xơ, trù phú và miền trung hùng vĩ. Đặc biệt là hình ảnh con người lao động ở mọi miền đất nước.

1.1.2. Đọc hiểu hình thức:

- Hiểu được đặc trưng thể loại truyện hiện đại. Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả trong các truyện được học, nghệ thuật miêu tả cách chọn lọc và sắp xếp chi tiết, ngôn ngữ sinh động qua các phép so sánh.

- Nhớ được một số chi tiết đặc sắc trong các truyện được học. Biết kể lại tóm tắt hoặc chi tiết các truyện được học.

- Học sinh nhớ được khái niệm so sánh biết được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các kiểu so sánh, tác dụng của biện pháp tu từ.

- HS phân tích và vận dụng hiệu quả các biện pháp tu từ vào việc đọc - hiểu văn bản; khi nói và viết văn miêu tả.

- HS nhận diện được các phép tu từ; chỉ ra được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các kiểu so sánh, tác dụng của các biện pháp tu từ.

1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối: Liên hệ tới các chương, các phần khác của toàn bộ tác phẩm và xem tác phẩm chuyển thể sang điện ảnh.Tích hợp liên môn: Môn địa lý,Giáo dục công dân, mĩ thuật vào tìm hiểu, khai thác, bổ sung kiến thức về bài học.

- Tích hợp giáo ý thức yêu quí và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những truyện hiện đại khác.

1.1.4. Đọc mở rộng: Biết cách đọc - hiểu truyện hiện đại. - Bước đầu biết đọc-hiểu các truyện hiện đại theo đặc trưng thể loại.

1.2.Viết:

-Thực hành viết: - Bước đầu biết đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các phép tu từ.

 

doc 29 trang cucpham 01/08/2022 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Truyện hiện đại. Phép tu từ so sánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Truyện hiện đại. Phép tu từ so sánh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Truyện hiện đại. Phép tu từ so sánh
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP NGỮ VĂN 6 KÌ II
TRUYỆN HIỆN ĐẠI- PHÉP TU TỪ SO SÁNH 
PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ .
A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ .
- Căn cứ khung phân phối chương trình cấp THCS cỉa Bộ Giáo dục và Đào tạo .
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội
dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì II. 
- Căn cứ thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 8 năm 2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Căn cứ sách giáo khoa và sách giáo viên theo nội dung chương trình hiện hành.
B. THỜI GIAN DỰ KIẾN :
Tiết
Bài dạy 
Ghi chú
77-78
-Những vấn đề chung về chủ đề
-Sông nước Cà Mau
79
Khái niệm, cấu tạo phép so sánh
80-81
-Vượt thác
82
- Các kiểu so sánh, tác dụng của phép so sánh
83
- Luyện tập - Tổng kết chủ đề- Kiểm tra đánh giá
C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
I. MỤC TIÊU CHUNG
-Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung  kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa. Đó là mối qua hệ giữa phương thức Miêu tả- tự sự với phép tu từ so sánh. Hiểu được giá trị của so sánh trong đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em;
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ
1.1.Đọc- hiểu
1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua chủ đề học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của vùng sông nước cực nam Tổ quốc với vẻ đẹp hoang xơ, trù phú và miền trung hùng vĩ. Đặc biệt là hình ảnh con người lao động ở mọi miền đất nước.
1.1.2. Đọc hiểu hình thức: 
- Hiểu được đặc trưng thể loại truyện hiện đại. Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả trong các truyện được học, nghệ thuật miêu tả cách chọn lọc và sắp xếp chi tiết, ngôn ngữ sinh động qua các phép so sánh.
- Nhớ được một số chi tiết đặc sắc trong các truyện được học. Biết kể lại tóm tắt hoặc chi tiết các truyện được học.
- Học sinh nhớ được khái niệm so sánh biết được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các kiểu so sánh, tác dụng của biện pháp tu từ.
- HS phân tích và vận dụng hiệu quả các biện pháp tu từ vào việc đọc - hiểu văn bản; khi nói và viết văn miêu tả.
- HS nhận diện được các phép tu từ; chỉ ra được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các kiểu so sánh, tác dụng của các biện pháp tu từ.
1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối: Liên hệ tới các chương, các phần khác của toàn bộ tác phẩm và xem tác phẩm chuyển thể sang điện ảnh.Tích hợp liên môn: Môn địa lý,Giáo dục công dân, mĩ thuật vào tìm hiểu, khai thác, bổ sung kiến thức về bài học. 
- Tích hợp giáo ý thức yêu quí và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những truyện hiện đại khác. 
1.1.4. Đọc mở rộng: Biết cách đọc - hiểu truyện hiện đại. - Bước đầu biết đọc-hiểu các truyện hiện đại theo đặc trưng thể loại.
1.2.Viết: 
-Thực hành viết: - Bước đầu biết đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các phép tu từ.
1.3. Nghe - Nói
- Nói: trình bày được các đoạn văn tự sự, miêu tả có sử dụng so sánh và cảm thụ phép so sánh. 
-Nghe:Tóm tắt được nội dung trình bày của gv và bạn.
-Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2.Phát triển phẩm chất, năng lực
2.1.Phẩm chất chủ yếu:
- Nhân ái: Bồi dưỡng tình cảm đối với ngôn ngữ dân tộc, có ý thức phát huy sự giàu đẹp của TV, vận dụng lối so sánh ví von, giàu hình ảnh của ông cha.tình yêu thiên nhiên, đất nước (Sông nước Cà Mau; Vượt thác); 
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Chủ động trong mọi hoàn cảnh, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.
-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường.
2.2. Năng lực 
2.2.1.Năng lực chung:
-Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản, thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
2.2.2. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản: Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những giá trị thẩm mĩ trong văn học. 
 - Năng lực tạo lập văn bản: Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản;Trình bày dễ hiểu các ý tưởng ; có thái độ tự tin khi nói; kể lại mạch lạc câu chuyện; biết chia sẻ ý tưởng khi thảo luận ý kiến về bài học.
- Năng lực thẩm mỹ: Trình bày được cảm nhận và tác động của tác phẩm đối với bản thân. Vận dụng suy nghĩ và hành động hướng thiện. Biết sống tốt đẹp hơn.
D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP.
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hương phát triển năng lực
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Thể loại văn bản.
- Đế tài, cốt truyện, sự việc, nhân vật
- Giá trị nội dung, nghệ thuật...
- Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm/ đoạn trích.
- Tóm tắt được cốt truyện, chỉ ra được đề tài, chủ đề của tác phẩm..
- Nhận ra được một số chi tiết, hình ảnh, sự việc tiêu biểu 
- Nhận biết được cách diễn đạt có sử dụng phép tu từ khác cách diễn đạt thông thường khác nhau ở điểm nào.
 - Nhớ khái niệm so sánh, các kiểu so sánh.
- Nhận diện đúng các biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản.
- Giải thích được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật chi tiết, sự việc tiêu biểu
- Lí giải được ý nghĩa nội dung củaTP
- Giải thích được ý nghĩa nhan đề của tác phẩm
- Hiểu được tác dụng phép tu từ 
- Trình bày được cảm nhận ấn tượng của cá nhân về giá ND và NT của TP. 
- Chỉ ra được mục đích của việc sử dụng biện pháp tu từ như so sánh được sử dụng trong văn bản. 
- Lấy được ví dụ, đặc câu có các phép tu từ so sánh
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, thể loại lí giải giá trị ND và NT của TP. 
- Cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong truyện
- Khái quát ý nghĩa tư tưởng mà tác giả gửi đến người đọc. 
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các đoạn trích để thấy được những nét đặc sắc của cách miêu tả của nhà văn.
- Tạo lập được một số câu, đoạn văn phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ.
- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại.
- Trình bày những kiến giải riêng về nhân vật, cốt truyện, những phát hiện sáng tạo về văn bản.
- Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của ca nhân (những bài học rút ra và vận dụng vào cuộc sống)
- Sáng tác thơ, vẽ tranh; kể sáng tạo... 
- Đưa ra được những bình luận, nhận xét phép tu từ được sử dụng trong các văn bản mới
- Vận dụng các biện pháp tu từ vào việc viết bài văn miêu tả 
2.Tiêu chí đánh giá được xác định ở 4 mức độ theo định hướng phát triển năng lực
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Mức độ thấp
Mức độ cao
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả Đoàn Giỏi và miền đất Cà Mau?
- Cảnh sông nước Cà Mau được tả theo trình tự nào?
- Những dấu hiệu nào của thiên nhiên Cà Mau gợi cho con người nhiều ấn tượng khi đi qua mảnh đất này?
- Khi miêu tả cảnh sông nước Cà Mau, sự đọc đáo của tên sông, tên đất nơi đây được thể hiện bằng nghệ thuật nào?
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả Võ Quảng và dòng sông Thu Bồn?
- Văn bản Vượt thác là một bài văn miêu tả có bố cục 3 phần, hãy chỉ ra các phần đó?
- Cảnh dòng sông, cảnh hai bên bờ, cảnh vượt thác của dượng Hương Thư được miêu tả bằng những chi tiết nổi bất nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
 - Khái niệm, nhận biết phép tu từ so sánh, các kiểu cụ thể trong mỗi phép tu từ
- Cách miêu tả của tác giả có gì độc đáo? Tác dụng của cách tả này?
- Đoạn văn tả sông và nước Năm Căn tạo nên một thiên nhiên như thế nào trong tưởng tượng của em?
- Hãy liệt kê các hình ảnh gắn với màu xanh trong văn bản? từ đó em rút ra nhận xét gì về thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau?
- Quang cảnh chợ Năm Căn hiện lên vừa quen thuộc vừa lạ lùng, tại sao?
- Nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trên phương diện dùng từ, biện pháp tu từ? Tác dụng của cách sử dụng đó?
- Cảm nhận của em về cảnh tượng thiên nhiên, người lao động nơi đây?
- Miêu tả cảnh vượt thác, tác giả muốn thể hiện tình cảm nào đối với quê hương?
-lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá về tác dụng của các phép tu từ
- Phân tích tác dụng của cách dùng t ... ả trong GT, theo 4 KN đọc, viết, nghe, nói.
B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
- Quan sát- phân tích, nhận xét. so sánh đối chiếu, thực hành...
C. CHUẨN BỊ: bảng phụ 
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
 Câu văn có sử dụng so sánh trong bài “ Vượt thác” của Võ Quảng: Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn ở nhà ? Thử thay từ so sánh trong phép so sánh và nhận xét sự thay đổi của phép so sánh?
Quan hệ giữa hai vế câu thể hiện qua từ so sánh. Vậy có những kiểu so sánh nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CÁC KIỂU SO SÁNH 
- Gọi Hs đọc ví dụ SGK.
- Đọc và tìm phép so sánh, điền vào mô hình cấu tạo?
? Căn cứ vào từ so sánh, em hãy khái quát lại các kiểu so sánh.
? Em hãy tìm thêm một số VD ở hai kiểu so sánh đó? Tìm phép so sánh ở bài tập 1.
- Có mấy kiểu so sánh?
- Gọi HS đọc ghi nhớ,
1/ Ví dụ:SGK
2.nhận xét
+	- Những ngôi sao thức ngoài kia chẳng bằng mẹ đã thức...
+	- Mẹ là ngọn gió ...
-> HS tổng hợp, khái quát: hai kiểu so sánh 
+ chẳng bằng, hơn, kém.=>vế A không ngang bằng vế B.
+ như, là, => vế A ngang bằng vế B.
2. Kết luận: 
 *Ghi nhớ : 
II. TÁC DỤNG CỦA PHÉP SO SÁNH 
- GV cho HS đọc đoạn văn.
- GV cho HS tìm phép so sánh.
- Phép so sánh đó giúp em hình dung ra vế A() như thế nào?
-Nêu tác dụng của mỗi phép so sánh ở bài tập 1 bằng 1, 2 câu văn?
? Vậy tác dụng của phép so sánh là gì.
- Gọi HS đọc ghi nhớ ?
- GV khắc sâu ghi nhớ.
1. Ví dụ: SGK.- HS đọc, tìm phép so sánh.
2. Nhận xét:
-  Có chiếc lá rụng tựa mũi tên nhọn, ...không do dự vẩn vơ.
-  Có chiếc lá như con chim ... sự vật chỉ ở hiện tại...
-  Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngai, rụt rè, rồi nhớ gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.
 Tác dụng của phép so sánh:
-  Đối với sự vật, sự việc: Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc (người nghe) dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả, đó là các cách rụng khác nhau của lá.
-  Đối với việc thể hiện tư tưởng tình cảm: tạo ra những lối nói hàm súc, giúp cho người nghe dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết. Cụ thể trong đoạn văn phép so sánh thể hiện quan niệm cùa tác giả về sự sống và cái chết.
3. Kết luận: 
* Ghi nhớ:SGK
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV cho HS đọc.
- GV cho HS làm vào bảng phụ 1.
- GV cho HS nêu tác dụng của phép so sánh.
- GV thay bài tập, chép bảng.
- Cho HS đọc, chép vào vở.
- GV dành thời gian cho HS làm.
- GV cho HS đọc, chữa, chấm.
1. Bài 2:
a/ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
=> so sánh ngang bằng => sự nồng nàn, sôi nổi, đầy nhiệt huyết của tác giả.
b/ => so sánh không ngang bằng: Nhấn mạnh nỗi vất vả, hi sinh của mẹ; lòng biết ơn của người con. 
c/ Bóng Bác hồng => so sánh không ngang bằng. Nổi bật hình ảnh vĩ đại và tình cảm nồng nàn của Bác.
2. Bài 3: 
Viết đoạn văn tả cảnh lao động trồng cây mùa xuân của lớp em.
VD: Tiếng nước từ ô-roa như tiếng mưa rào làm cây bàng rung rinh vui sướng.
- Lá bàng xào xạc reo vui đón chào xuân mới cùng chẳng bằng niềm vui của chúng em.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1.Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
- Hoạt động cặp đôi: Các nhóm xung phong lên bảng trả lời.
- GV tổng hợp: 
a) Những câu văn có phép so sánh:
-   Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
-   Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống một một hiệp sĩ cùa Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
-   Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa bụi lúp xúp nom xa như những cụ vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
b) Có thể nêu ý thích theo cảm nhận của mình, chẳng hạn: Hình ảnh "Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc ... giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh . 
Hình ảnh này thể hiện trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Hình ảnh dượng Hương Thư hiện lên thật đẹp, khoẻ, hào hùng, qua đó thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO
1. Em làm nhà văn.(Trình bày ản phẩm của nhóm đã chuẩn bị ở nhà)
 Lựa chọn một trong các nhóm hình ảnh sau để viết bài văn ngắn miêu tả cảnh đẹp trong những bức ảnh, có sử dụng phép so sánh?
NHÓM 1. ĐỒNG LÚA QUÊ HƯƠNG
NHÓM 2. DÒNG SÔNG YÊU THƯƠNG
NHÓM 3. VẺ ĐẸP MIỀN TÂY BẮC
----------------------
Tuần 23 - Tiết 87
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LUYỆN TẬP- TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: Luyện tập củng cố, nâng cao kiến thức về chủ đề. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: HS tự hào về truyền thống dân tộc, trân trọng di tích lịch sử.
* Phát triển năng lực: giao tiếp, trình bày, giới thiệu,.
B.CHUẨN BỊ: Phương tiện: máy chiếu, vi tính, ...hình ảnh, tư liệu
C. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
+ Động não , HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
+ Trình bày, báo cáo, thuyết rình,...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
I. LUYỆN TẬP
(1) Phóng sự ảnh: vẻ đẹp miền cực nam Tổ quốc.
- Học sinh làm sử dụng hình ảnh đã chuẩn bị
- Dựa vào các ảnh minh hoạ để giới thiệu.
- Cần chú ý đến kĩ năng trình bày:
+ Tự giới thiệu về bản thân trước khi nói.
+ Chú ý ngôn ngữ, cử chỉ, nét mặt...
+ Sự tự tin và cách biểu cảm.
+ Cảm ơn sau khi trình bày.
 Nằm cách thành phố Cà Mau khoảng 120km, với 2 giờ đồng hồ đi xe máy, bạn sẽ đến được mũi Cà Mau, mảnh đất nằm nhô ra ở điểm tận cùng phía nam của Tổ quốc, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Khung cảnh nên thơ của rừng cây và sông nước sẽ mang lại cho bạn cảm giác bình yên. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đây rất đa dạng và phong phú.
 Chợ nổi Cà Mau nằm trên sông gành Hào, thuộc địa bàn phường 8 của trung tâm Cà Mau. Những trải nghiệm bạn nên thử khi đi chợ nổi Cà Mau như lênh đênh trên sông nước nghe câu hò điệu lý của người dân và hòa mình vào cuộc sống bận rộn, tập lập của họ hay thưởng thức trái cây miệt vườn cùng các đặc sản khác như hủ tiếu 
 Hòn Đá Bạc là một hòn đảo cách thành phố Cà Mau 50 km theo đường thủy. hiện nay Hòn Đá Bạc thu hút nhiều khách du lịch lui tới bởi vẻ đẹp hoang sơ và kỳ thú. Cây cầu nối các hòn đảo để việc di chuyển được dễ dàng, bước trên cây cầu, bạn đã như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
 Đầm Thị Tường là một trong những đầm nuôi tôm cá lớn nhất Cà Mau. Đầm Thị Tường là đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và được mệnh danh là “biển Hồ giữa đồng bằng”. Đầm Thị Tường là nơi sinh sống của các loại thủy sản nước lợ như tôm sú, cua và nhiều loại sinh vật đa dạng khác. Cư dân sinh sống quanh đầm chủ yếu bằng nguồn lợi thủy hải sản khai thác được từ đầm này. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào một cuộc sống bình dị của thiên nhiên và con người nơi đây.
 Rừng ngập mặn Cà Mau – khu rừng ngập mặn lớn thứ 2 trên thế giới, sau rừng Amazon ở Nam Mỹ. Thảm thực vật ở đây phong phú với nhiều loại như:Đước, mắm, Dương xỉ, dá, dây leo,Đã tới rừng ngập mặn bạn không thể không đi xuống trên sông, len lỏi vào giữa rừng cây xanh mát
 Khu Vườn chim Cà Mau là nơi duy nhất có sân chim trong thành phố, với nhiều loài chim cò như cò trắng, vạc, le le, vịt nước. “Đất lành chim đậu”, chả vậy mà đây là nơi sinh sống của nhiều loài chim cò khác nhau. Nơi đây thích hợp cho những ai yêu thiên nhiên, động vật.
 Đảo Hòn Khoai (hay còn được gọi là hòn Giáng Tiên, hòn Độc Lập) thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền 14,6km. Đây được coi là một trong những hòn đảo đẹp nhất cực Nam Tổ quốc.
Cảnh đẹp hoang sơ ở biển Khai Long. Khu du lịch biển Khai Long nằm ở vùng biển phía Đông Nam mũi Cà Mau. Đây là điểm hút du khách đến tham quan bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn với nhiều rừng cây hoang sơ cùng bãi cát trắng mịn trải dài trên 3km.
Rừng quốc gia U Minh được chia thành 2 vùng là thượng và hạ. U Minh thượng thuộc tỉnh Kiên Giang còn rừng U Minh hạ thuộc tỉnh Cà Mau. Rừng quốc gia U Minh hạ có hệ động thực vật rất đặc và phong phú, đa dạng. Ngồi thuyền đi giữa cánh rừng nguyên sơ là một trải nghiệm du khách nên thử
Cà Mau có rừng đước Năm Căn – khu đa dạng sinh học Lâm ngư trường 184 có vị trí nằm ở giữa rừng đước thuộc ấp Chà Là xã Tam Giang của huyện Năm Căn, cách chợ nổi Cà Mau 1 giờ đồng hồ khi đi bằng tàu cao tốc.
 Cà Mau, một vùng đất cực nam của Tổ quốc với rất nhiều tài nguyên thủy hải sản cùng với những cảnh đẹp làm say lòng biết bao du khách gần xa. Ngày nay, Cà Mau đã và đang được nhiều du khách biết đến và chọn là điểm dừng chân cho những chuyến du lịch ngắn ngày cũng như dài ngày.
THU HOẠCH CHỦ ĐỀ
1. Chúng em làm hoạ sĩ.(Trình bày ản phẩm của nhóm đã chuẩn bị ở nhà)
 Vẽ tranh về vẻ đẹp của quê hương.
- Tiêu chí đánh giá.
- Gv nêu yêu cầu:
- Đề tài: Sản phẩm đúng đề tài lựa chọn (2 điểm)
- Nội dung: Thể hiện đúng kiến thức đã học trong chủ đề, có tính sáng tạo và thể hiện tình cảm, tư tưởng của bản thân. ( 5 điển)
- Hình thức: Bố cục hợp lý, trình bày sạch đẹp, hấp dẫn. ( 3 điểm)
- Hs lựa chọn đề tài, nội dung, cách thức trình bày sản phẩm.
- Chuẩn bị, tạo sản phẩm ở nhà.
- Trình bày trước lớp.
2. Em làm nhà văn.(Trình bày ản phẩm của nhóm đã chuẩn bị ở nhà)
 Lựa chọn một trong các nhóm hình ảnh sau để viết bài văn ngắn miêu tả cảnh đẹp trong những bức ảnh, có sử dụng phép so sánh?
NHÓM 1. ĐỒNG LÚA QUÊ HƯƠNG
NHÓM 2. DÒNG SÔNG YÊU THƯƠNG
NHÓM 3. VẺ ĐẸP MIỀN TÂY BẮC
- Tiêu chí đánh giá.
- Gv nêu yêu cầu:
- Đề tài: Sản phẩm đúng đề tài lựa chọn (2 điểm)
- Nội dung: bài văn miêu tả cụ thể, sinh động đối tượng theo một trình tự hợp lý ( 4 điểm)
+ Vận dụng hiệu quả ít nhất 3 phép phép so sánh (2 điểm)
- Hình thức: Bố cục hợp lý, trình bày sạch đẹp, hấp dẫn. (2 điểm)
- Hs báo cáo sản phẩm trên giấy hoặc trên máy vi tính qua trình chiếu. 
- Nhận xét và cho điểm.
III. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
(1). Tìm đọc tập truyện “ Quê nội”. Xem các tập phim “ Đất phương Nam” cùng người thân.
(2) Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức chủ đề.
(3) Chuẩn bị các truyện hiện đại còn lại theo yêu cầu SGK. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh liên quan.
-----------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chu_de_truyen_hien_dai_phep_tu_tu_so_s.doc