Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :Nhận biết được các tranh về đề tài ước mơ. Biết cách khai thác lựa chọn nội dung đề tài ước mơ của em.

 2.Năng lực:

 +Vẽ được một bức tranh thể hiện ước mơ tốt đẹp của mình trong hiện tại và tương lai theo cảm xúc cá nhân. Hiểu hơn một số hình thưc bố cục trong tranh.

+ Hình thành được năng lực hợp tác, năng lực đánh giá, năng lực quan sát khám phá, năng lực sao chép

3. Phẩm chất: Hình thành cho mình những hoài bão, những ước mơ trong sáng, lành mạnh từ đó có những dự định tốt đẹp trong hoc tập và trong cuộc sống.

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 Giáo viên

- Sưu tầm một số tranh, ảnh nói về ước mơ của học sinh năm trước.

- Các phương tiện máy chiếu.

- SGK, Kế hoạch bài dậy.

Học sinh

- Giấy vẽ, bút chì, bút màu.

- Sưu tầm tranh về đề tài ước mơ của em.

- Sgk, vở ghi. Giấy A4

IV/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.

A. Hoạt động khởi động(5’)

1- Mục tiêu: Nhận biết được các tranh về đề tài ước mơ.

2- Nhiệm vụ: GV trình chiếu. Yêu cầu hs quan sát tranh.

3- Phương thức: Hoạt động nhóm.

4- Sản phẩm: Phiếu thảo luận nhóm.

5- Tiến trình:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Câu hỏi thảo luận

? những bức tranh này thể hiện ước mơ gì

? bố cục và hình ảnh được đưa vào các bức tranh như thế nào.

? Màu sắc sử dụng chủ yếu trong tranh là màu gì.

? Hãy trình bày cảm nhận của em về ước mơ.

=>>Vậy, ước mơ là gì?

 =>>Ước mơ có ý nghĩa như thế nào đối với con người?

 Hs hoạt động nhóm trao đổi và thảo luận về cách thể hiện của các bức tranh qua việc tìm nội dung bố cục, hình vẽ và màu sắc.

Hs trả lời theo quan sát.

Dự kiến:

- Ước mơ là khát vọng của mọi người, ở mọi lứa tuổi, ước mơ thường được thể hiện qua lời ước nguyện và lời chúc mừng nhau khi gặp gỡ, tết đến, xuân về.

- Để con người sống tốt hơn, luôn có ý thức vươn lên để đạt được những ước mơ mà mình mong muốn, khát vọng.

 

doc 43 trang cucpham 30/07/2022 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
Tiết 19 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM
(TIẾT 2)
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức :Nhận biết được các tranh về đề tài ước mơ. Biết cách khai thác lựa chọn nội dung đề tài ước mơ của em.
 2.Năng lực: 
 +Vẽ được một bức tranh thể hiện ước mơ tốt đẹp của mình trong hiện tại và tương lai theo cảm xúc cá nhân. Hiểu hơn một số hình thưc bố cục trong tranh.
+ Hình thành được năng lực hợp tác, năng lực đánh giá, năng lực quan sát khám phá, năng lực sao chép 
3. Phẩm chất: Hình thành cho mình những hoài bão, những ước mơ trong sáng, lành mạnh từ đó có những dự định tốt đẹp trong hoc tập và trong cuộc sống.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 Giáo viên
Sưu tầm một số tranh, ảnh nói về ước mơ của học sinh năm trước.
Các phương tiện máy chiếu.
SGK, Kế hoạch bài dậy.
Học sinh
Giấy vẽ, bút chì, bút màu.
Sưu tầm tranh về đề tài ước mơ của em.
Sgk, vở ghi. Giấy A4
IV/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG. 
A. Hoạt động khởi động(5’)
1- Mục tiêu: Nhận biết được các tranh về đề tài ước mơ. 
2- Nhiệm vụ: GV trình chiếu. Yêu cầu hs quan sát tranh.
3- Phương thức: Hoạt động nhóm.
4- Sản phẩm: Phiếu thảo luận nhóm.
5- Tiến trình: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi thảo luận
? những bức tranh này thể hiện ước mơ gì
? bố cục và hình ảnh được đưa vào các bức tranh như thế nào.
? Màu sắc sử dụng chủ yếu trong tranh là màu gì.
? Hãy trình bày cảm nhận của em về ước mơ.
=>>Vậy, ước mơ là gì?
 =>>Ước mơ có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
Hs hoạt động nhóm trao đổi và thảo luận về cách thể hiện của các bức tranh qua việc tìm nội dung bố cục, hình vẽ và màu sắc.
Hs trả lời theo quan sát. 
Dự kiến:
- Ước mơ là khát vọng của mọi người, ở mọi lứa tuổi, ước mơ thường được thể hiện qua lời ước nguyện và lời chúc mừng nhau khi gặp gỡ, tết đến, xuân về.
- Để con người sống tốt hơn, luôn có ý thức vươn lên để đạt được những ước mơ mà mình mong muốn, khát vọng.
B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (5’)
- Mục tiêu: -	Hiểu hơn một số hình thưc bố cục trong tranh.
- Nhiệm vụ: Các nhóm treo bài của nhóm mình lên bảng. Các nhóm nhận xét rút kinh nghiệm cho nhau về bố cục phần đạt và chưa đạt trước khi thực hành tiếp.
- Phương thức: Hoạt động cá nhân.
- Sản phẩm: Nhận xét của học sinh.
- Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV cho hs quan sát một số bức tranh.
? bố cục và hình ảnh được đưa vào các bức tranh như thế nào.
? Màu sắc sử dụng chủ yếu trong tranh là màu gì.
? Hãy trình bày cảm nhận của em về ước mơ.
Hs trả lời theo quan sát.
C/LUYỆN TẬP:(31P)
- Mục tiêu: -	Vẽ được một bức tranh thể hiện ước mơ tốt đẹp của mình trong hiện tại và tương lai theo cảm xúc cá nhân.
 - Nhiệm vụ: Tiếp tục hoàn thiện bài vẽ.
- Phương thức: HS hoạt động các nhân.
- Sản phẩm: Bài thực hành của hs.
- Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: luôn theo dõi và gợi ý cho học sinh nhưng không nên gò ép sự suy nghĩ của học sinh, để mỗi em được vẽ theo cách cảm nghĩ và cách thể hiện riêng.
III/ Thực hành 
D. VẬN DỤNG.(2’)
Về nhà vẽ hoặc xé dán một bức tranh về đề ước mơ mà em thích, trưng bày tại gia đình.
E. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.(2’)
Sưu tầm tranh của họa sĩ và thiếu nhi liên quan đến đề tài, đóng vào tập tranh tham khảo.
Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 20 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
VẼ THEO MẪU
VẼ CHÂN DUNG (tiết 1)
I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức : Nhận biết được các bộ phận,và biểu hiện sắc thái trên mặt người
 2. Năng lực :Biết cách tiến hành bài vẽ chân dung và vẽ được chân dung bạn hoặc người thân theo cách hiểu, cách cảm của bản thân.
 Năng lực: Vận dụng, nâng cao năng lực ghi chép và sáng tạo trong học tập mĩ thuật.
3. Phẩm chất :Hình thành thói quen quan sát, nhận xét và vẽ chân dung.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên.
- Tranh chân dung sưu tầm.
- Tranh của học sinh năm trước.
- SGK MT8.
- Kế hoạch bài dạy.
2. Học sinh.
- Tranh ảnh chân dung sưu tầm. Vở vẽ, giấy A4, bút chì, màu.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1.Phương pháp thực hiện: Thảo luận nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cá nhân.
2.Tổ chức các hoạt động .
A/ Khởi động.(5’)
1- Mục tiêu: Nhận biết được các bộ phận trên mặt người.
2- Nhiệm vụ: Tìm hiểu phần bảng phụ gv treo.
3- Phương thức: HĐ cặp đôi.
4- Sản phẩm: Câu trả lời của hs.
5- Tiến trình.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV treo bảng phụ.
GV nhận xét và giới thiệu các bộ phận trên khuôn mặt người , chuyển ý vào bài mới:
? Việc biểu hiện trạng thái tình cảm trên nét mặt được thể hiện rõ nét ở bộ phận nào ?
? Cùng có các bộ phận như nhau nhưng có phải ai cũng có khuôn mặt giống nhau không ? 
à GV giới thiệu qua về sự khác nhau giữ các khuôn mặt và chuyển ý vào bài.
- Đại diện lên nối tên các bộ phận trên khuôn mặt kèm hình dáng, tác dụng của bộ phận
- HS lên nối xong, các nhóm khác nhận xét chia sẻ
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.(10’)
- Mục tiêu: - Biết cách tiến hành bài vẽ chân dung và vẽ được chân dung bạn hoặc người thân theo cách hiểu, cách cảm của bản thân. Hình thành thói quen quan sát, nhận xét và vẽ chân dung
- Nhiệm vụ: - Học sinh hoạt động nhóm, quan sát 1 số tranh vẽ.
- Phương thức: HĐ cá nhân.
- Sản phẩm: Câu trả lời của hs.
- Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho học sinh hoạt động nhóm, quan sát 1 số tranh vẽ chân dung của họa sĩ và ảnh chân dung, quan sát và thảo luận: 
? Nêu sự khác nhau giữa tranh chân dung và ảnh chân dung?
? Vẽ nửa người và vẽ người toàn thân có phải là tranh chân dung không ?
? Em hãy nhận xét trạng thái tình cảm một bức tranh mà em yêu thích ?
- HS thảo luận nhóm 4, trả lời và chia sẻ kiến thức.
- GV chốt KT: ( chiếu slide ảnh chân dung và tranh chân dung để so sánh ).
Yêu cầu hs đọc và xem các hình minh họa( trang 129-131 sgk)
? Hãy nêu cách vẽ phác hình khuôn mặt. Cách vẽ phác này có điểm nào giống các bài vẽ theo mẫu đã học.
? Điều cần thiết trong vẽ phác hình mẫu là gì?
Các nhóm trình bày kết quả thảo luân.
Các nhóm khác trao đổi nhận xét rút kinh nghiệm. 
- GV chốt KT:
1/Quan sát nhận xét.
Dự kiến:
+ Ảnh chân dung được chụp bằng máy ảnh, do máy móc thực hiện. Còn tranh chân dung do họa sĩ vẽ một người cụ thể thông qua kĩ năng vẽ bằng tay, cách thể hiện riêng bằng các chất liệu hội họa khác nhau.
+ Tranh chân dung có thể vẽ nửa người ( bán thân), cả người ( toàn thân). Tuy nhiên việc diễn tả trạng thái tình cảm trên khuôn mặt người mẫu phải luôn được diễn tả kĩ.
2. Cách vẽ chân dung.
Dự kiến:
 + Phác hình dáng khuôn mặt, đường trục dọc ( nhìn thẳng hay nghiêng..) sắp xếp bố cục vào tờ giấy vẽ.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt của mẫu.
+ Vẽ phác hình chung.
+ Vẽ chi tiết các bộ phận trên khuôn mặt.
+ Hoàn chỉnh bài vẽ.
C/ LUYỆN TẬP.(28’)
1- Mục tiêu: Vẽ được chân dung bạn hoặc người thân theo cách hiểu, cách cảm của bản thân.
2- Nhiệm vụ: Quan sát bạn.
3- Phương thức: Cá nhân.
4- Sản phẩm: Bài thực hành của hs.
5- Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho học sinh quan sát 1 số tranh mẫu để nhận xét ưu điểm và tồn tại trươc khi vẽ bài
*. Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho học sinh các nhóm thảo luận và tự đánh giá bài vẽ của các bạn nhóm mình:
Vẽ chân dung bạn cùng lớp (vẽ trên giấy A4- vẽ màu tự chọn).
+ Nhận xét về hình dáng chung, tỉ lệ cơ bản.
+ Nhận xét về biểu cảm trên khuôn mặt.
+ Màu sắc, nét vẽ.
D. VẬN DỤNG.(1’)
-Mục tiêu: Vận dụng, nâng cao năng lực ghi chép và sáng tạo trong học tập mĩ thuật.
- Về nhà tập vẽ chân dung ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
E. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.(1’)
- Mục tiêu: Vận dụng, nâng cao năng lực ghi chép và sáng tạo trong học tập mĩ thuật. Sưu tầm tranh chân dung của họa sĩ và thiếu nhi dán thành tập san.
*) Nhận xét sau tiết dạy:
Tiết 21 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
VẼ THEO MẪU
VẼ CHÂN DUNG ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức: Biết cách tiến hành bài vẽ chân dung và vẽ được chân dung bạn hoặc người thân theo cách hiểu, cách cảm của bản thân.
2. Năng lực : Vận dụng, nâng cao năng lực ghi chép và sáng tạo trong học tập mĩ thuật.
3.Phẩm chất : Hình thành thói quen quan sát, nhận xét và vẽ chân dung.
 II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên.
- Tranh chân dung sưu tầm.
- Tranh của học sinh năm trước.
- SGK MT8.
- Kế hoạch bài dạy.
2. Học sinh.
- Tranh ảnh chân dung sưu tầm. Vở vẽ, giấy A4, bút chì, màu.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1.Phương pháp thực hiện: Thảo luận nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cá nhân.
2.Tổ chức các hoạt động .
A/Khởi động.(5’)
- Mục tiêu: Nhận biết được các bộ phận trên mặt người. tìm được ưu và nhược điểm của các bài chân dung. 
 - Nhiệm vụ: - Treo bài đã thực hành dở ở tiết 1 để các nhóm quan sát thảo luận, và nhận xét.
- Phương thức: HĐ nhóm.
- Sản phẩm: Phần nhận xét các bài tréo nhau.
- Tiến trình:
 - GV yêu cầu các nhóm treo bài đã thực hành dở ở tiết 1 để các nhóm quan sát thảo luận, và nhận xét.
à GV nhận xét rút kinh nghiệm và vào bài.
B/ Hình thành kiến thức mới (34’)
1/Quan sát nhận xét.
- Mục tiêu: - Vẽ chân dung bạn. Hình thành thói quen quan sát, nhận xét và vẽ chân dung,Vẽ được chân dung bạn hoặc người thân theo cách hiểu, cách cảm của bản thân.
- Nhiệm vụ: Quan sát mẫu.
- Phương thức: HĐ nhóm.
- Sản phẩm: Bài thực hành của HS.
- Tiến trình:
 GV cho học sinh hoạt động nhóm, Vẽ chân dung bạn cùng lớp ( vẽ trên giấy A4- vẽ màu tự chọn).
2. Đánh giá kết quả học tập.(4’)
- GV cho học sinh các nhóm thảo luận và tự đánh giá bài vẽ của các bạn nhóm mình:
+ Nhận xét về hình dáng chung, tỉ lệ cơ bản.
+ Nhận xét về biểu cảm trên khuôn mặt.
+ Màu sắc, nét vẽ.
C. Vận dụng.(1’)
-Mục tiêu: Vận dụng, nâng cao năng lực ghi chép và sáng tạo trong h ... ’)
Tìm đọc và xem tiếp các quyển truyện tranh dân gian Việ Nam, so sánh để tìm ra cách thể hiện bài vẽ tranh minh họa của riêng mình.
- Hoạt động ôn tập, đánh giá và phát triển năng lực.
? Em hiểu thế nào là minh họa truyện cổ tích ? 
- Phát triển năng lực.
Thi kể truyện cổ tích bằng tranh minh họa giữa các bạn, các nhóm chơi thân nhau.
( Có thể nhờ cô giáo góp ý, làm trọng tài).
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Tiết 31
VẼ THEO MẪU : XÉ DÁN GIẤY
LỌ HOA VÀ QUẢ
I- Mục tiêu:
Kiến thức :Học sinh biết cách xé dán giấy lọ hoa và quả
 2. Năng lực: Cảm thụ thẩm mĩ, năng lực quan sát, khám phá, năng lực thực hành sáng tạo
 3. Phẩm chất: Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh xé dán giấy.
 Nghiêm túc hợp tác trong giờ học. 
II-Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: Sưu tầm tranh xé dán giấy tĩnh vật màu của hoạ sĩ, bài xé dán giấy lọ hoa, quả của h/s năm trước.
- HS : giấy màu, hồ dán. 
III-Tổ chức các hoạt động 
1.Phương pháp thực hiện: Thảo luận nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cá nhân, cặp đôi.
2.Tổ chức các hoạt động. 
A/ Khởi động.(5’)
- Mục tiêu:- HS nhận biết được thể loại tranh xé dán, và cảm nhận được vẻ đẹp của tranh.
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu thảo luận.
- Phương thức: Hđ nhóm .
- Sản phẩm: câu trả lời.
-Tiến trình:
GV: Giới thiệu một số tranh xé dán giấy tĩnh vật màu .
GV:
? Trong tranh xé dán giấy có những hình ảnh nào?
? Tranh có thể xé dán bằng loại giấy gì?
 GV: gợi ý để h/s nhận xét mẫu
 + Cách sắp đặt lọ hoa - quả (bố cục)
 + Đặc điểm của lọ hoa quả
 + Màu sắc, độ đậm nhạt
 + Tỷ lệ của phần lọ hoa và quả.
1.Quan sát, nhận xét.
HS: quan sát nhận xét.
- Lọ hoa và quả
- Dùng các loại giấy màu khác nhau để xé dán
B/ Hình thành kiến thức.(5’)
- Mục tiêu:- Học sinh biết cách xé dán giấy lọ hoa và quả 
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu thảo luận và thực hành bày mẫu.
- Phương thức: Hđ nhóm đôi.
- Sản phẩm: Bày mẫu và nhận xét mẫu vẽ.
-Tiến trình:
VG : Cho hs bày mẫu, nhận xét.
 GV: Cho h/s quan sát mẫu, chọn giấy màu. cho nền, chọn hoa và quả.
 + Chọn giấy màu như màu của mẫu.
 +Chọn giấy màu theo ý thích, có giấy màu đậm nhạt khác nhau.
 +ước lượng tỷ lệ của lọ hoa quả để có bố cục cân đối.
 + xé giấy tìm hình : có 2 cách 
 Vẽ hình lọ hoa quả ra mặt sau của giấy và xé theo nét vẽ.
 Nhìn mẫu xé theo hình lọ hoa quả. 
? Theo em cách tiến hành bài xé dán có giống một bài vẽ theo mẫu không?
II/ Cách xé dán giấy.
Hs bày mẫu, nhận xét.
- Chọn giấy màu cho nền, lọ, hoa và quả.
- Ước lượng tỉ lệ của các bộ phận của mẫu.
- Xé giấy thành hình.
- Xếp hình theo dự định.
- Dán hình.
C/ Luyện tập.(32’)
- Mục tiêu:- Học sinh xé dán được giấy lọ hoa và quả
- Nhiệm vụ: Thực hành.
- Phương thức: Cá nhân, nhóm đôi, nhóm 3,4.
- Sản phẩm: Bài thực hành
-Tiến trình:
III/ Thực hành 
 +Làm bài tập theo nhóm trên giấy A3 (một hoạc 2 nhóm)
 +Làm bài cá nhân trên giấy A4.
 GV: giúp h/s chọn giấy màu.
 +Tìm tỷ lệ của lọ hoa , quả
 + Cách xé hình
 + Cách dán. 
*/ Củng cố: (2’) 
 - GV giới thiệu một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành ( Gợi ý cho h/s nhận xét về hình+ màu)
D/E Vận dụng, tìm tòi mở rộng.(1’) 
- Sưu tầm tranh tĩnh vật , dán vào giấy A4, ghi tên tác phẩm , chất liệu, tác giả
- Xé dán tranh tĩnh vật , con vật, phong cảnh bằng giấy màu các loại ( kể cả giấy hoạ báo..)
- Thiết bị dạy học và học liệu bài sau
IV.Rút kinh nghiêm
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Tiết 32
VẼ THEO MẪU : XÉ DÁN GIẤY LỌ HOA VÀ QUẢ( Tiếp)
I- Mục tiêu:
1.Kiến thức :Học sinh biết cách xé dán giấy lọ hoa và quả
 2. Năng lực: Cảm thụ thẩm mĩ, năng lực quan sát, khám phá, năng lực thực hành sáng tạo.
3.Phẩm chất : Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh xé dán giấy.
 Nghiêm túc hợp tác trong giờ học. 
II-THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: Sưu tầm tranh xé dán giấy tĩnh vật màu của hoạ sĩ, bài xé dán giấy lọ hoa, quả của h/s năm trước.
- HS : giấy màu, hồ dán. 
III-Tổ chức các hoạt động 
1.Phương pháp thực hiện: Thảo luận nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cá nhân, cặp đôi. Nhóm.
2.Tổ chức các hoạt động. 
- Mục tiêu:- Học sinh xé dán được giấy lọ hoa và quả
- Nhiệm vụ: Thực hành.
- Phương thức: Cá nhân, nhóm đôi, nhóm 3,4.
- Sản phẩm: Bài thực hành
-Tiến trình
GV tiếp tục quan sát và hướng dẫn (nếu cần).
*/ Củng cố: (5’) 
 - GV yêu cầu các nhóm thu bài và dán lên bảng, các nhóm khác nhận xét rút kinh nghiệm, xếp loại bài.
III/ Thực hành
HS: làm bài tập tiếp từ tiết 1
 +Làm bài tập theo nhóm trên giấy A3 (một hoạc 2 nhóm)
 +Làm bài cá nhân trên giấy A4.
 GV: giúp h/s chọn giấy màu.
 +Tìm tỷ lệ của lọ hoa , quả
 + Cách xé hình
 + Cách dán. 
HS các nhóm thu bài và dán lên bảng, các nhóm khác nhận xét rút kinh nghiệm, xếp loại bài.
D/ Vận dụng: (1’) 
- Xé dán tranh tĩnh vật , con vật, phong cảnh bằng giấy màu các loại ( kể cả giấy hoạ báo..)
E/ Tìm tòi mở rộng (1’)
- Sưu tầm tranh tĩnh vật , dán vào giấy A4, ghi tên tác phẩm , chất liệu, tác giả.
- Thiết bị dạy học và học liệu bài sau
IV.Rút kinh nghiệm
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Tiết 33 
Đề tài tự chọn 
 Kiểm tra học kì 1( Tiết 1- 45’)
Ma trận
Nội dung kiến thức (mục tiêu)
Nhận
biết
Thông hiểu
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức độ cao
Tổng điểm 
= % - PTNL
Nội dung tư tưởng chủ đề
Xác định được nội dung phù hợp với đề tài 
(Đ)
Vẽ đúng nội dung đề tài, mang tính giáo dục, phản ánh thực tế cuộc sống (Đ)
Nội dung tư tưởng mang tính giáo dục cao, phản ánh thực tế sinh động, có chọn lọc 
(Đ)
Đ - PTNL Quan sát, cảm thụ
Hình ảnh
Hình ảnh thể hiện nội dung (Đ)
Hình ảnh sinh động, phù hợp với nội dung 
(Đ)
Hình ảnh chọn lọc, đẹp, phong phú, phù hợp với nội dung, gần gũi với cuộc sống (Đ)
Đ - PTNL nhận biết, thực hành, sáng tạo 
Bố cục
Sắp xếp được bố cục đơn giản 
(Đ)
Sắp xếp bố cục có hình ảnh nhóm chính, nhóm phụ 
(Đ)
Bố cục sắp xếp đẹp, sáng tạo, hấp dẫn 
(Đ)
Đ - PTNL ước lượng, tư duy lôgic, sáng tạo
Đường nét
Nét vẽ thể hiện nội dung tranh (Đ)
Nét vẽ tự nhiên, đúng hình 
(Đ)
Nét vẽ tự nhiên có cảm xúc. Hình đẹp, tạo được phong cách riêng (Đ)
Đ - PTNL thực hành, sáng tạo 
Màu sắc
Lựa chọn gam màu theo ý thích 
(Đ)
Màu vẽ có trọng tâm, có đậm nhạt 
(Đ)
Màu sắc tình cảm, đậm nhạt phong phú, nổi bật trọng tâm bức tranh (Đ)
Đ - PTNL nhận biết, cảm thụ, thực hành, sáng tạo 
Tổng
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
ĐỀ KIỂM TRA
 - Vẽ tranh: Đề tài tự chọn
- Kích thước: 18.25cm làm trên giấy A4
	- Màu tự chọn 
 - Thời gian 90p( làm bài trong 2tiết)
*) Thu bài và dặn dò. (3’) 
- GV thu bài kiểm tra, Thiết bị dạy học và học liệu tuần tiếp theo thực hành tiếp.
*) Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Tiết 34 
Đề tài tự chọn 
 Kiểm tra học kì 1(tiết 2-45’)
 Tiếp tục thực hiện bài đã làm ở t1
GV phát bài cho hs thực hành tiếp.
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
(Đ)
Mức độ cần đạt
Điểm
Nội dung tư tưởng chủ đề
- Xác định được nội dung phù hợp với đề tài
 Đ
- Vẽ đúng nội dung đề tài, mang tính giáo dục, phản ánh thực tế cuộc sống 
Đ
- Nội dung tư tưởng mang tính giáo dục cao, phản ánh thực tế sinh động, có chọn lọc
Đ
Hình ảnh
- Hình ảnh thể hiện nội dung 
Đ
- Hình ảnh sinh động, phù hợp với nội dung 
Đ
- Hình ảnh chọn lọc, đẹp, phong phú, phù hợp với nội dung, gần gũi với cuộc sống 
Đ
Bố cục
- Sắp xếp được bố cục đơn giản 
Đ
- Sắp xếp bố cục có hình ảnh nhóm chính, nhóm phụ 
Đ
- Bố cục sắp xếp đẹp, sáng tạo, hấp dẫn 
Đ
Đường nét
- Nét vẽ thể hiện nội dung tranh 
Đ
- Nét vẽ tự nhiên, đúng hình 
Đ
- Nét vẽ tự nhiên có cảm xúc. Hình đẹp, tạo được phong cách riêng 
Đ
Màu sắc
- Lựa chọn gam màu theo ý thích 
Đ
- Màu vẽ có trọng tâm, có đậm nhạt 
Đ
- Màu sắc tình cảm, đậm nhạt phong phú, nổi bật trọng tâm bức tranh 
Đ
Xếp loại
Đ
4) Thu bài và dặn dò. (3’) 
- vẽ tranh theo ý thích ( màu sác tự chọn)
- Chọn các bài vẽ đẹp Thiết bị dạy học và học liệu trưng bày kết quả học tập cuối năm
- GV thu bài kiểm tra, Thiết bị dạy học và học liệu cho bài sau.
6/ Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
TIẾT 35, BÀI 35: 
TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Trưng bày những bài vẽ đẹp để GV và HS thấy kết quả dạy và học, đồng thơig nhà trường đánh giá được công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn.
 2.Năng lực : Thuyết trình, tìm tòi, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực quan sát, khám phá, năng lực thực hành sáng tạo.
3. Phẩm chất : Yêu cầu tổ chức, trưng bày nghiêm túc và hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá, rút bài học cho năm tới.
Ii. Thiết bị dạy học và học liệu
*Giáo viên
- Lựa chọn các bài vẽ đẹp của HS, kể cả các bài vẽ thêm của các phân môn.
- Nơi trưng bày và những phương tiện cần thiết.
*Học sinh
- Tham gia lựa chọn các bài vẽ đẹp.- Tham gia trưng bày cùng GV. 
III. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 :
- Mục tiêu:- Giúp hs dùng kiến thức đã học phân tích, đánh giá, tranh luận để tìm ra những ưu điểm và những thiếu sót ở các bài tập 
 - Nhiệm vụ: Trưng bày sản phẩm cả năm.
 - Phương thức: HĐ nhóm
 - Sản phẩm:Bài thực hành và nhận xét của các nhóm.
-Tiến trình: 
Gv yêu cầu các tổ, nhóm 
* Trưng bày các bài vẽ đẹp trong cả 3 phân môn:
 + Vẽ trang trí
 + Vẽ theo mẫu
 + Vẽ tranh đề tài.
- HS chọn tranh của mình trước, sau đó cùng các bạn trong lớp nhận xét. GV chọn các bài vẽ tiêu biểu để trình bày.
- GV tổ chức cho HS xem, đánh giá, chọn ra các bài vẽ xuất sắc để tuyên dương.
Hoạt động 2
+ Dán các bài vẽ lên giấy Ao, lên bảng ...ngay ngắn, có thể làm bo cho đẹp. Tốt nhất là dán bài lên giấy Ao theo phân môn: vẽ trang trí, vẽ tranh, vẽ theo mẫu và theo từng loại bài học: tranh phong cảnh, tranh lễ hội ... hay trang trí hình vuông, trang trí đường diềm ... để làm ĐDDH sau này.
* Chú ý: Ghi tên tiêu đề (trang trí hình vuông, phong cảnh ...) và tên HS, tên lớp ở dưới mỗi bài vẽ.
+ Trưng bày ở trong phòng học.
- Trưng bày các bài vẽ đẹp trong cả 3 phân môn :
Yêu cầu các nhóm hs lên nhận xét các bài nhóm bài và xếp loại.
+ Củng cố: (4’) 
 - Động viên các em chưa đạt, khen thưởng các em học khá học giỏi.
5/ Dặn dò : (1’) 
- Về nhà sưu tầm hoặc tham quan thiên nhiên vẽ một số tranh khác theo ý thích.
IV.Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_8_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc