Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 47, Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp về kinh tế, xã hội ở Việt Nam (Phần 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Nắm được dưới tác động của chính sách khai thác lần I XHVN có nhiều biến đổi, từ đó dẫn đến 1 xu hướng CM mới: CM VS.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nhận xét, phân tích đánh giá.
3. Về thái độ:
- GD cho HS hiểu thái độ của từng giai cấp, tầng lớp.
II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh trong SGK.
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
? Trình bày những nét chính về chương trình khai thác thuộc điạ lần I của Pháp?
? Vẽ sơ đồ bộ máy NN thời Pháp thuộc?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Với quá trình khai thác thuộc địa của Pháp, XHVN có nhiều biến đổi. Vậy biến đổi đó là gì? Xu hướng cách mạng mới xuất hiện ở VN dó là xu hướng gì? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 47, Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp về kinh tế, xã hội ở Việt Nam (Phần 2)
Tuần 30 Tiết 47 Ngày soạn: .................. Ngày dạy: ................. Bài 29 Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những biến chuyển về kinh tế, xã hội ở việt nam ( Tiết 2) I. mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Về kiến thức: - Nắm được dưới tác động của chính sách khai thác lần I XHVN có nhiều biến đổi, từ đó dẫn đến 1 xu hướng CM mới: CM VS. 2. Về kỹ năng: - Rèn kĩ năng nhận xét, phân tích đánh giá. 3. Về thái độ: - GD cho HS hiểu thái độ của từng giai cấp, tầng lớp. II. Thiết bị đồ dùng dạy học - Tranh ảnh trong SGK. VI. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra: ? Trình bày những nét chính về chương trình khai thác thuộc điạ lần I của Pháp? ? Vẽ sơ đồ bộ máy NN thời Pháp thuộc? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Với quá trình khai thác thuộc địa của Pháp, XHVN có nhiều biến đổi. Vậy biến đổi đó là gì? Xu hướng cách mạng mới xuất hiện ở VN dó là xu hướng gì? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay. II. Những biến chuyển của xã hội Việt Nam. 1. Các vùng nông thôn: Mục tiêu: Giúp HS thấy sự biến chuyển ở nông thôn VN. +? Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần I, giai cấp PK Việt nam phát triển ntn? +? Tình hình giai cấp nông dân như thế nào? - GV giải thích và giới thiệu H 99. +? Em có nhận xét gì về cuộc sống của người nông dân? +? Thái độ chính trị của nông dân như thế nào? - GV giới thiệu H 100 đ công nhân cuộc sống cũng tương tự. - HS trả lời. + Địa chủ người Pháp. + Người Việt. + Nhà thờ. - HS dựa vào SGK trả lời. + Căm ghét TD Pháp, PK. + ý thức dân tộc sâu sắc. + Sẵn sàng đứng lên. a. G/C địa chủ PK: - Có điều kiện phát triển. - Là chỗ dựa tinh thần của Pháp. - Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. b. G/C nông dân: - Bị bần cùng hoá không lối thoát. - Họ bị mất đất: + Một bộ phận nhỏ thành tá điền. + Một số khác phải "Tha hương cầu thực". + Số ít thành công nhân. đ Sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lấy tự do, no ấm. Kết luận: Với chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, nông thôn VN có nhiều biến đổi. Vậy còn thành thị ntn? 2. Đô thị xuất hiện, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới. Mục tiêu: Giúp HS thấy sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới. +? Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa đô thị VN phát triển như thế nào? +? Tại sao đến đầu thế kì XX đô thị VN lại ra đời phát triển nhanh chóng? +? Tầng lớp tư sản VN ra đời ntn? +? Tại sao TSVN vừa mới ra đời lại bị TD Pháp chèn ép và kìm hãm? +? G/C TS VN có thái độ chính trị ntn? - GV giới thiệu thêm. +?Tầng lớp TTS thành thị ra đời và phát triển ntn? +? Thái độ chính trị của TTS ntn? +? Vì sao TTS lại sẵn sàng đứng lên cứu nước? +? Quá trình ra đời của giai cấp công nhân? +?Vì sao G/c công nhân VN có tinh thần CM triệt để? - HS trả lời. + Phát triển cùng quá trình bóc lột của Pháp. + Pháp sợ kinh tế thuộc địa phát triển sẽ cạnh tranh với kinh tế chính quốc, thuộc điạ càng yếu hèn thì càng dễ cai trị. + Họ có trình độ. + Có lòng yêu nước. + Nhạy bén với thời cuộc. + Là g/c vô sản" bán công, nuôi miệng". + Họ bị áp bức. Bóc lột nặng nề. + Không có tài sản gì để mất. a. Đô thị: - Cuối TK XIX, đầu XX đô thị VN phát triển ngày càng nhiều. b. Tầng lớp tư sản ra đời: - Họ là những nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp.. - Luôn bị Pháp chèn ép. - Thái độ chính trị " Cải lương" mạng tính chất 2 mặt. c. Tầng lớp TTS thành thị: - Thành phần: Tiểu thương, tiểu chủ, trí thức... - Cuộc sống bấp bênh đ Có tinh thần các mạng. d. G/c công nhân: - Ra đời đầu TK XX. - Số lượng khoảng 10 vạn. - Đời sống khổ cực. - Họ có tinh thần cách mạng triệt để, sẵn sàng đứng lên đấu tranh. Kết luận: Sau cuộc khai thác thuộc địa lần I, bên cạnh một số giai cấp cũ, một số giai cấp mới xuất hiện với thái đọ chính trị khác nhau. 3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc. Mục tiêu: HS hiểu xu hướng mới GPDT xuất hiện ở VN. +? Xu hướng mới trong GPDT xuất hiện ở VN là gì? Nó xuất hiện trên cơ sở nào? +? Tại sao luồng tư tưởng DCTS lại được các sĩ phu tiếp thu không phải là tầng lớp TSDT? +? Tại sao các nhà yêu nước thời bấy giờ lại muốn noi theo Nhật Bản? - HS dựa vào SGK trả lời. + Do chính sách khai thác.. + Luồng tư tưởng DCTS được truyền vào VN.. + Họ yêu nước. Có tri thức, thức thời. + Họ muốn vận động CMVN vào quỹ đạo chung của CM thế giới.. + Vì NB tiến theo con đường TBCN, họ giàu lên...thoát khỏi sự thống trị của người da trắng. - Chính sách khai thác thuộc địa lần I làm cho kinh tế, xã hội VN biến đổi. - Xu hướng DCTS đã xuất hiện ở VN. * Sơ kết: - Đầu TK XX dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp xã hội VN có nhiều biến đổi. - Nhiều giai cấp mới xuất hiện, mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc. - Trong bối cảnh đó xuất hiệ xu hướng cách mạng mới: DCTS. 4. Củng cố: ? Những biến đổi trong bộ mặt nông thôn VNvà đô thị dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa của TD Pháp? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK. - Bài tập: Làm bài tập 3 SGK. - Chuẩn bị bài mới: Bài 30. Cao An, ngày... tháng.....năm 2006 Tổ trưởng Đỗ Thị Đào
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_8_tiet_47_bai_29_chinh_sach_khai_thac_th.doc