Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chủ đề: Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.

- Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

- Biết được những nét chính của sự biến đổi cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa

- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc

- Trình bày đước phong trào / hoạt động yêu nước đầu thế kỷ xx

2. Kĩ năng: Quan sát lược đồ, lập bảng biểu, nhận xét đánh giá

3. Thái độ: Căm ghét chế độ thực dân, có thái độ trận trọng các phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân lao động

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung:

+ Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Phát triển cho HS:

+ Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử.

 + Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau.

+ Nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học lịch sử.

 

doc 22 trang cucpham 01/08/2022 1460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chủ đề: Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chủ đề: Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chủ đề: Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX
CHỦ ĐỀ: 
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
 VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP 
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX 
-------(4 TIÊT)------
 Lớp: 8
 Thời lượng dạy học: 4 tiết
Ngày soạn:......................... 
Ngày dạy: từ ngày............. đến ngày...................... Tiết tiết 48 đến tiết 51
Lớp dạy: 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp. 
- Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. 
- Biết được những nét chính của sự biến đổi cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa 
- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc 
- Trình bày đước phong trào / hoạt động yêu nước đầu thế kỷ xx
2. Kĩ năng: Quan sát lược đồ, lập bảng biểu, nhận xét đánh giá
3. Thái độ: Căm ghét chế độ thực dân, có thái độ trận trọng các phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân lao động
4. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: 
+ Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Phát triển cho HS:
+ Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử.
 + Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau.
+ Nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học lịch sử.
II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
1, Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp (1897 - 1914)
- Xác định trên lược đồ các nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- Nhận biết được sơ đồ tổ chức nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên.
- Hiểu được chính sách của Thực dân Pháp trong các ngành kinh tế
- Hiểu được chính sách của Thực dân Pháp trong các chính sách văn hóa.
- Phân tích được chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì
Vì sao chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp lại “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam.
2, Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam.
- Biết được: Dưới thời Pháp thuộc, các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi.
Hiểu được thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc.
Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Tại sao các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.
3, Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
 Trình bày được hội Duy tân chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập. 
Hiểu được các hoạt động của Đông Kinh Nghĩa thục
 So sánh một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ thứ XIX về mục đích, lực lựơng tham gia, hình thức đấu tranh.
Em suy nghĩ gì về chủ trương: “bạo động vũ trang để giành độc lập”
4, Phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918)
Nhận biết được những thay đổi trong các chính sách về kinh tế , xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất
 Hiểu được vì sao có sự thay đổi trong chính sách về kinh tế và xã hội.
Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX.
Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới, hướng đi của Người có gì mới so vbới những nhà yêu nước chống Pháp trước đó.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
1. Câu hỏi nhận biết:
Câu1 : hãy vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước ở Việt Nam do Thực dân Pháp dựng lên.
Câu 2: Nêu chính sách của Thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính.
Câu 3 Nêu những thay đổi trong các chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất. 
2. Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1: Em hiểu được chính sách của Thực dân Pháp trong các ngành kinh tế
Câu 1: Hãy trình bày được chính sách của Thực dân Pháp trong các chính sách văn hóa.
Câu 1: Cho biết thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 1: Em hiểu được các hoạt động của Đông Kinh Nghĩa thụcVì sao có sự thay đổi trong chính sách về kinh tế và xã hội.
3 .Câu hỏi vận dụng :
Câu 1. Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX.
 Câu 2 Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Câu 3 So sánh một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ thứ XIX về mục đích, lực lựơng tham gia, hình thức đấu tranh.
Câu 5. - Phân tích được chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì
4. Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1. Vì sao chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp lại “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam.
Câu 2. Tại sao các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.
Câu 3. Em suy nghĩ gì về chủ trương: “bạo động vũ trang để giành độc lập”
Câu 4. Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới, hướng đi của Người có gì mới so vbới những nhà yêu nước chống Pháp trước đó.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng 
Thời điểm
Thiết bị DH,
 Học liệu
Ghi chú
1, Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp (1897 - 1914)
Trên lớp
45 p
Tuần 30
Sử dụng bản đồ
Tranh ảnh trên máy chiếu về: Tổ chức bộ máy và chính sách kinh tế.
2, Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Trên lớp
45 p
Tuần 31
- Tranh ảnh trên máy chiếu về: các vùng nông thôn, đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới.
- Bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
3, Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trên lớp
45 p
Tuần 32
- Hình ảnh của Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh.
 - Bảng so sánh một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ thứ XIX về mục đích, lực lựơng tham gia, hình thức đấu tranh.
4, Phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918)
Trên lớp
45 p
Tuần 33
- Hình ảnh của Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành.
- Bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1: 
I. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA 
 THỰC DÂN PHÁP (1897 - 1914)
1. Ổn định lớp: Giáo viên hỏi sĩ số lớp học (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p) Giáo viên kiểm tra vở soạn bài của học sinh.
3. Bài mới.
A. Khởi động:
Hoạt động 1: Mở đầu
* Mục tiêu: GV giúp HS khái quát được chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân 
* Sản phẩm: HS khái quát được chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam
* Nội dung: 
 GV đặt câu hỏi để HS dự đoán. 
?. Sau khi tiến hành xâm lược xong nước ta, thực dân Pháp bắt đầu làm gì?
 GV ghi nháp lên bảng và chuyển ý vào bài mới 
> Sau khi tiến hành xâm lược xong nước ta, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đầu thế kỉ XX -> những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, giáo dục.
B. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của HS và GV 
Nội dung
Hoạt động 2: Tố chức bộ máy nhà nước (7p)
* Mục tiêu: GV giúp HS trình bày được tổ chức bộ máy nhà nước thời Pháp thuộc.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; tự học của học sinh/đặt câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân 
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: HS trình bày được tổ chức bộ máy nhà nước thời Pháp thuộc.
* Nội dung:
? Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta với những nội dung gì?
GV y/c HS đọc nội dung mục 1 sgk
? Tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam như thế nào?
? Em hiểu thế nào là bảo hộ, nửa bảo hộ, thuộc địa?
GV giải thích:
? Bộ máy chính quyền từ trung ương xuống cơ sở được thiết lập như thế nào?
GV y/c HS trình bày thêm về bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương bằng sơ đồ 
Toàn quyền Đông Dương
Nam Kì
(Thống đốc)
 Trung Kì
 (Khâm sứ)
 Bắc Kì (Thống sứ)
Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, Huyện 
(Pháp + Bản xứ)
Bộ máy chính quyền cấp Xã, Thôn 
(Bản xứ)
? Nhìn vào sơ đồ bộ máy nhà nước em có nhận xét gì?
- Bộ máy nhà nước được thiết lập chặt chẽ từ trung ương đến địa phương 
GV: Trung tâm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của TDP ở nước ta là thiết lập bộ máy cai trị từ TW đến điạ phương. Đặt cơ sở cho chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2. Chính sách khai thác lần này chúng đã bước đầu tấn công vào kinh tế và XH.
à Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử; xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau
Hoạt động 3: Chính sách kinh tế (20p)
* Mục tiêu: GV giúp HS trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam và những chuyển biến về kinh tế: xuất hiện đồn điền, mỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, đường sắt.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thảo luận; nêu và giải quyết vấn đề; tự học của học sinh/đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân kết hợp nhóm.
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: HS trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam và những chuyển biến về kinh tế: xuất hiện đồn điền, mỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, đường sắt.
* Nội dung:
? Mục đích của cuộc khai thác thuộc địa VN của Pháp là gì?
- Vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương đến tối đa.
GV chia lớp thành 8 nhóm và y/c HS thảo luận nhóm 3’:
Nhóm 1+2: Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp ở nước ta thời kỳ này như thế nào?
Nhóm 3+4: Trong công nghiệp Pháp thực hiện những chính sách gì?
Nhóm 5+6: Trong giao thông vận tải chúng thực hiện những chính sách gì?
Nhóm 7+8: Trong thương nghiệp Pháp thực hiện những chính sách gì? ... c; sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau.
Hoạt động 4: (10 p)
Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì (1908
* Mục tiêu: GV giúp HS trình bày nội dung Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì (1908) 
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; tự học của học sinh/đặt câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân 
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: GV giúp HS đã biết được Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì (1908) 
* Nội dung:
GV yêu cầu học sinh đọc sgk mục 3 và đạt câu hỏi. 
?. Cuộc vận động Duy tân ở Trung kì diễn ra như thế nào ?
a Chương trình gần giống như Đông Kinh nghĩa thục. Hình thức rất phong phú 
- GV hướng dẫn học sinh xem hình 104 sgk. Phan Châu Trinh là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong các nhà yêu nước đsầu thế kỉ thứ XX.
?. Phong trào Duy tân ở Trung kì có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào đấu tranh của nhân dân ta ?
a Bắt đầu từ Quảng Nam sau lan ra Quảng Ngãi, Bình Định và khắp Trung kì.
?. Theo em phong trào Duy tân và chống thuế ở Trung kì có mối liên hệ với nhau không ?
à Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp; hợp tác; sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau.
1. Phong trào Đông Du 1905- 1909.
- Hoạt động: 
+ 1904 hội Duy Tân thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu
+ Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập
+ Năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học
+ Từ năm 1905-1908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa khỏang 200 học sinh Việt Nam sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp.
+ Tháng 9-1908, thực dân Pháp cấu kết với chính Phù Nhật, trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật
+ Tháng 3-1909, phong trào Đông du tan rã, Hội Duy tân ngừng hoạt động
- Ý nghĩa: cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại
2. Đông kinh nghĩa thục 1907
- Thành lập 3-1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành lập trường học lấy tên Đông kinh nghĩa thục, dạy các môn kho học thường thức, tổ chức diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước
- Phạm vi hoạt động: khá rộng ở Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình
- Tháng 11-1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa
- Ý nghĩa: góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.
3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì (1908)
a. Cuộc vận động Duy tân ở Trung kì.
- Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
- Hình thức:
+ Mở trường dạy học theo lối mới.
+ Vận động lối sống văn minh.
+ Đả kích hủ tục phong kiến.
+ Vận động mở mang công thương nghiệp.
b. Phong trào chống thuế ở Trung kì.
- Phong trào bùng nổ năm 1908, bắt đầu từ Quảng Nam.
- Sau lan ra khắp Trung kì.
- Phong trào đã bị thực dân đàn áp.
+ Phong trào thể hiện rõ tinh thần và năng lực cách mạng của nông dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
4. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức: 
Nội dung
Nhận biết (MĐ1)
Thông hiểu (MĐ2)
Vận dụng (MĐ3)
Vận dụng cao (MĐ4)
Phong trào Đông Du
Trình bày những hoạt động chính của phong trào Đông du.
- Nhận thức được những hạn chế của các phong trào.
Lí giải được nguyên nhân dẫn đến phong trào bùng nổ
Rút ra bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của phong trào Đông du.
Đông Kinh nghĩa thục
Trình bày những hoạt động chính của phong trào
Câu hỏi và bài tập củng cố: (3 p)
Câu 1: Trình bày những hoạt động chính của phong trào Đông du. 
Câu 2: Vì sao phong trào Đông du diễn ra? 
Câu 3: Trình bày những hoạt động chính của Đông Kinh nghĩa thục. 
Câu 4: Phong trào Đông du thất bại, em rút ra được bài học lịch sử gì từ thực tế của phong trào? 
5. Hướng dẫn học ở nhà: (3 p) 
- Học thuộc bài cũ theo nội dung đã hướng dẫn học trên lớp
- Làm bài tập: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa PT yêu nước đầu TK XX với PT yêu nước cuối TK XIX (mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh)
- Đọc, tìm hiểu nội dung phần II – PT yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
...................................................................................................................
TIẾT 4: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRONG THỜI KÌ 
 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918) 
1. Ổn định lớp: Giáo viên hỏi sĩ số lớp học (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p) Giáo viên kiểm tra vở soạn bài của học sinh.
?. Nêu cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì (1908)
* Cuộc vận động Duy tân ở Trung kì.
- Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
- Hình thức:
+ Mở trường dạy học theo lối mới.
+ Vận động lối sống văn minh.
+ Đả kích hủ tục phong kiến.
+ Vận động mở mang công thương nghiệp.
* Phong trào chống thuế ở Trung kì.
- Phong trào bùng nổ năm 1908, bắt đầu từ Quảng Nam.
- Sau lan ra khắp Trung kì.
- Phong trào đã bị thực dân đàn áp.
+ Phong trào thể hiện rõ tinh thần và năng lực cách mạng của nông dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
3. Bài mới.
A. Khởi động:
Hoạt động 1: Mở đầu (4 p)
* Mục tiêu: GV giúp HS dự đoán được phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918.
* Sản phẩm: Học sinh hiểu được phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918.
* Nội dung: 
GV đặt câu hỏi để HS dự đoán rồi giới thiệu bài.
 Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, bọn TDP ở VN có những thay đổi trong chính sách kinh tế – xã hội, làm cho mâu thuẫn các tầng lớp và dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp thêm phần gay gắt. Thời gian này nổi bật lên là những hoạt động của Nguyễn Tất Thành, tuy mới chỉ là bước đầu nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng ......
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 2: (5 p)
* Mục tiêu: GV giúp HS tự học ở nhà.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; tự học của học sinh/đặt câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân 
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: GV giúp HS hiểu chính sách, qua việc tự học ở nhà.
* Nội dung:
à Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau; nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử.
 1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến:
Đfg
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 3: (10 p)
* Mục tiêu: GV giúp hs trình bày được cuộc khởi nghĩa.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; tự học của học sinh/đặt câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân 
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: GV giúp hs đã hiểu được trình bày cuộc khởi nghĩa.
* Nội dung:
?. Nêu vụ khởi nghĩa ở Huế.
?. Nêu Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
à Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau; nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử.
 2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái nguyên (1917)
- Khởi nghĩa ở Huế(1916)
- Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 3: (15 p)
* Mục tiêu: GV giúp HS trình bày được hoạt động a Nguyễn Tất
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; tự học của học sinh/đặt câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân 
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: GV giúp HS hiểu được hoạt động a Nguyễn Tất
* Nội dung:
>. Nêu những nét chính về Nguyễn Tất thành.
?. Hãy so sánh cách tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất thành với các nhà yêu nước
 trước kia ?
à Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau; nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử.
2. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:
 - Hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước: Nguyễn Sinh Cung sinh trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống đấu tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước (05.6.1911). 
- Trong thời gian ở Pháp Người đã tiếp nhận Cách mạng tháng Mười Nga.
4. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức.
Nội dung
Nhận biết
(MĐ1)
Thông hiểu
(MĐ2)
Vận dụng
MĐ3)
Vận dung cao
 (MĐ4)
 Phong trào yêu trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Hiểu về chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến:
Hiểu thêm về những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:
Hiểu thêm về cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì (1908)
 Biết tích hợp và nhận xét.
V. Câu hỏi và bài tập cũng cố: (3phút)
?. Nêu những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:
 - Hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước: Nguyễn Sinh Cung sinh trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống đấu tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước (05.6.1911). 
- Trong thời gian ở Pháp Người 
VI. Hướng dẫn về nhà. (3phút)
- Học bài 30 ở vở ghi. 
- Soạn bài 31 ôn tập: Trả lời các câu hỏi ở sgk.
.............................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_chu_de_nhung_chuyen_bien_kinh_te_xa_ho.doc