Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 19, Tiết 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Đỗ Thị Hoa

I/ MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức.

 Những sự kiện tiêu biểu của giai đoạn cuối. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động ; Chi Lăng – Xương Giang; Ý nghĩa của nhữgn chiến thắng đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2/ Tư tưởng.

 GiÁo dục HS lòng yêu nước, niềm tự ho dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.

3/ Kỹ năng.

 - Sử dụng lược đồ học diễn biến trận đánh.

- Đánh giá các sự kiện có ý nghĩa quyết định của một cuộc chiến tranh.

II /CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên: - Phấn, thước kẻ,giáo án,sgk

 - Lược đồ trận Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang.

 2. Học sinh: Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử

 III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 7A1: 7A2: 7A3: 7A4:

 7A5: 7A6:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - Dùng lược đồ trình bày tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối 1426.

2. Giới thiệu bài mới:

Sau nhiều năm chiến đấu gian lao, trải qua nhiều thử thch cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đ bước vào giai đoạn toàn thắng từ cuối 1426 – 1427. Giai đoạn này đã diễn ra ntn?

 

doc 2 trang cucpham 21/07/2022 3340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 19, Tiết 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Đỗ Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 19, Tiết 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Đỗ Thị Hoa

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 19, Tiết 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Đỗ Thị Hoa
Tuần 21 Ngày Soạn: 04/01/ 2014
 Tiết 39 Ngày Dạy: 07/01/2014
 BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN.
( 1418-1427 ) (TIẾT 3)
I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức.
 Những sự kiện tiêu biểu của giai đoạn cuối. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động ; Chi Lăng – Xương Giang; Ý nghĩa của nhữgn chiến thắng đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2/ Tư tưởng.
 GiÁo dục HS lòng yêu nước, niềm tự ho dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.
3/ Kỹ năng.
 - Sử dụng lược đồ học diễn biến trận đánh.
- Đánh giá các sự kiện có ý nghĩa quyết định của một cuộc chiến tranh.
II /CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên: - Phấn, thước kẻ,giáo án,sgk 
 - Lược đồ trận Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang.
 2. Học sinh: Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử
 III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 7A1: 7A2: 7A3: 7A4:
 7A5: 7A6: 
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Dùng lược đồ trình bày tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối 1426.
2. Giới thiệu bài mới:
Sau nhiều năm chiến đấu gian lao, trải qua nhiều thử thch cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đ bước vào giai đoạn toàn thắng từ cuối 1426 – 1427. Giai đoạn này đã diễn ra ntn?
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu trận Tốt Động – Chúc Động
 GV chỉ lược đồ cho HS vị trí Tốt Động – Chúc Động.
Với mong muốn giành thế chủ động tiến quân vàoThanh Hóa đánh tan quân ta, nhà Minh cử Vương Thông đem 5 vạn viện binh kéo vào Đông Quan, GV kết hợp chỉ lược đồ tường thuật diễn biến.
 - Qua 2 câu thơ trong “ Bình Ngơ Đại Cáo” cho biết kết quả trận chiến ny?
- Vì sao trận thắng này được coi là trận thắng có ý nghĩa chiến lược?
Hướng dẫn HS thảo luận
Kết luận rút ra ý kiến đúng nhất, cho HS ghi bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu trận Chi Lăng – Xương Giang: 
GV dùng lược đồ trình bày diễn biến
Tháng 10 -1427 15 vạn viện binh giặc tiến vào nước ta.
Liễu Thăng chỉ huy quân từ Quảng Tây qua Lạng Sơn
Mộc Thạnh từ Vân Nam qua H Giang.
- Trước tình hình đó bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì?Tại sao lại quyết định như vậy?
Hướng dẫn HS trả lời kết hợp chỉ lược đồ.
GV giới thiệu cho HS về hội thề Đông Quan
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
Sau khi giải phóng đất nước, Nguyễn Trãi viết bài “Bình Ngô Đại Cáo” – đây được xem là bảng tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta.
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa?
Hướng dẫn HS thảo luận nhóm. Qua đó GD HS lịng yêu nước, tự hào dân tộc
III.cuộc khởi nghĩa lam sơn toàn thắng.( cuối 1426 - cuối 1427)
1. Trận Tốt Động – Chúc Động
a) Hoàn cảnh:
- 10/1426, 5 vạn viện binh do vương Thông chỉ huy đã đến Đông Quan.
- Ta đặt phục binh ở Tốt Đông, Chúc Động
b) Diễn biến:
-7/11/1426 Vương Thông quyết định tấn công Cao Bộ .
- Quân ta từ mọi phía xông vào địch
c) Kết quả:
- 5 vạn quân địch tử thương, Vương Thông chạy về Đông Quan
-> Đẩy giặc lún sâu vào thế bị động, lúng túng, ta chủ động...
2. Trận Chi Lăng – Xương Giang:
- Tháng 10/1427 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy chia làm 2 đạo tiến vào nước ta.
Đạo 1: gồm 10 vạn do Liễu Thăng chỉ huy tiến vào Lạng Sơn
Đạo 2: Do Mộc Thạnh chỉ huy vào Hà Giang
- Ngày 8/10/1427 Liễu Thăng bị ta phục kích ở Chi Lăng
- Lương Minh dẫn quân xuống Xương Giang bị ta phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát.
- Hàng vạn tên địch bị giết, Mộc Thạnh chạy về nước . Vương Thông chấp nhận mở hội thề Đông Quan (10/12/1427) cuộc chiến tranh kết thúc..
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:
a. Nguyên nhân: 
- Sự ủng hộ mọi mặt tích cực của nhân dân.
- Xây dựng được khối đoàn kết toàn dân, quy tụ sức mạnh cả nước.
Đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân Lam Sơn.
b. Ý nghĩa:
kết thúc 20 năm đô hộ của Nhà Minh
Giành lại độc lập tự chủ. Mở ra một thời kỳ mới của nước Đại Việt.
4. Củng cố: 
HS trình bày diễn biến trận Tốt Động – CHúc Động và Chi Lăng – Xương Giang bằng lược đồ.
Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm rút ra qua cuộc khời nghĩa Lam Sơn. Em học tập được gì qua tấm gương anh hùng Lê Lợi, Nguyễn Trãi?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà
 Chuẩn bị trước Bài 20 “ Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 – 1527)
I/ Tình hình chính trị , quân sự, pháp luật
 IV.RÚT KINH NGHIỆM:
.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_19_tiet_3_cuoc_khoi_nghia_lam_son.doc