Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 17: Ôn tập chương 2 và chương 3 - Đỗ Thị Hoa

I/ MỤC TIÊU

 1/ Kiến thức : Giúp học sinh :

 - Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ.

 - Những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ.

 2/ Thái độ.

 - Củng cố, nâng cao cho học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào và tự cường dân tộc.

 - Biết ơn tổ tiên để noi gương, học tập.

 3/ Kỹ năng.

 - Biết sử dụng bản đồ, quan sát phân tích tranh ảnh.

 - Lập bảng thống kê, trả lời câu hỏi.

II/ CHUẨN BỊ.

 1/ Giáo viên:

 - Lược đồ Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ.

 - Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống, Mông – Nguyên.

 - Tranh ảnh về các thành tựu văn hóa, nghệ thuật thời Lý, Trần.

 2/ Học Sinh:

 - Vở bài học

 - Vở bài soạn

 - Sách giáo khoa

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 7A1: 7A2: 7A3: 7A4:

 1/ Kiểm tra bài cũ.

 - Lồng vào bài mới

 2/ Giới thiệu bài mới Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, ba triều đại Lý, Trần, Hồ thay nhau lên cầm quyền.Có thể nói rằng đây là giai đọanlịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta.Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại chặng đường trên.

 

doc 4 trang cucpham 21/07/2022 3040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 17: Ôn tập chương 2 và chương 3 - Đỗ Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 17: Ôn tập chương 2 và chương 3 - Đỗ Thị Hoa

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 17: Ôn tập chương 2 và chương 3 - Đỗ Thị Hoa
Tuần 16 Ngày Soạn: 30/11/ 2013
Tiết 32 Ngày Dạy: 04/12/2013
Bài 17
ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III
I/ MỤC TIÊU 
 1/ Kiến thức : Giúp học sinh :
 - Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ.
 - Những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ.
 2/ Thái độ.
 - Củng cố, nâng cao cho học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào và tự cường dân tộc.
 - Biết ơn tổ tiên để noi gương, học tập.
 3/ Kỹ năng.
 - Biết sử dụng bản đồ, quan sát phân tích tranh ảnh.
 - Lập bảng thống kê, trả lời câu hỏi.
II/ CHUẨN BỊ.
 1/ Giáo viên:
 - Lược đồ Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ.
 - Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống, Mông – Nguyên.
 - Tranh ảnh về các thành tựu văn hóa, nghệ thuật thời Lý, Trần.
 2/ Học Sinh:
 - Vở bài học
 - Vở bài soạn
 - Sách giáo khoa
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 7A1: 7A2: 7A3: 7A4:
 1/ Kiểm tra bài cũ.
 - Lồng vào bài mới
 2/ Giới thiệu bài mới Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, ba triều đại Lý, Trần, Hồ thay nhau lên cầm quyền.Có thể nói rằng đây là giai đọanlịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta.Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại chặng đường trên. 
 3/ Bài mới.
Họat động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*giáo viên cho học sinh đọc hai câu hỏi Sgk , chia nhỏ ra để cùng tìm hiểu và trả lời.
1. Thời Lý , Trần nhân dân ta phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào ? thời gian ? lực lượng quân xâm lược ?
 * Thời Lý
- Cuộc kháng chiến : Chống quân xâm lược Tống
- Thời gian : Từ năm 1075 đến năm 1077
- Lực lượng quân xâm lược : 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu.
2. Đường lối kháng chiến chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến thể hiện như thế nào ?
 * Nhà Lý
- tiến công trước để tự vệ
- chủ động xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
- Không cho giặc tiến vào Thăng Long, tìm cách phản công tiêu hao sinh lực địch.
- chủ động giảng hòa để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu.
3.Những tấm gương tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến ? công lao đóng góp của các vị anh hùng ?
4. Một vài ví dụ về tinh thần đòan kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc ?
* Kháng chiến chống Tống
- Giữa quân đội triều đình với đồng bào dân tộc thiểu số, các tù trưởng ở vùng miền núi
 + Ví dụ : Tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản.
. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những cuộc kháng chiến thời Lý – Trần ?
+ Nguyên nhân thắng lợi ?
+ Ý nghĩa lịch sử ?
=> học sinh nêu như trong Sgk .
* Thời Trần 
- Cuộc kháng chiến : Chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Thời gian : Từ năm 1258 đến năm 1288.
- Lực lượng quân xâm lược : + lần 1 : 3 vạn quân,
 + lần hai là 50 vạn quân, 
 +lần 3 là 30 vạn quân – hàng trăm chiến thuyền – hàng chục vạn tấn thạch lương .
* Nhà Trần
- Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”
- Lúc giặc mạnh rút lui để bảo tòan lực lượng, khi chúng yếu tổ chức phản công.
- Đánh vào đòan thuyền lương của giặc.
- Phục kích, chặn đánh giặc trên sông Bạch Đằng khi chúng rút quân.
* Những vị anh hùng
- Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông.
- Công lao : Tập hợp quần chúng nhân dân , tạo nên mối quan hệ đòan kết để chống giặc, đề ra những chiến lược – chiến thuật đúng đắn, lãnh đạo nghĩa quân tài tình – sáng suốt.
* Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
- Nhân dân theo lệnh triều đình thực hiện chủ trương sơ tán.
- Xây dựng làng chiến đấu . Đánh trả giặc quyết liệt.
*Nguyên nhân thắng lợi
- Trong ba lần kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân và thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc.
- Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt.
- Quan tâm đến sức dân, tinh thần đòan kết cao giữa quân và dân.
- Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba, yêu nước, thương dân.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của tòan dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
- Nhờ áp dụng những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
4/ Củng cố
- Trong thời Lí – Trần nhân dân ta phải đương đầu với hai kẻ thủ mạnh đó là quân Tống và quân Mông Cổ.
- Bằng tinh thần chiến đấu anh dũng, sự đoàn kết chúng ta đã giành thắng lới lớn, bảo vệ độc lập cho dân tộc.
- Trong thời kỳ sau chiến tranh, nhân dân ta đã tiến hành xây dựng kinh tế, văn hoá và cũng đạt được nhiều thành tựu.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập thống kê .
NộI DUNG
 THời Lý
 THời Trần-Hồ
Nông nghiệp
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Vua. Hàng năm các Vua Lý tổ chức cày tịch điền.
- Nhà nước kk khai hoang, đào kênh mương.
- Thực hiện nhiều chính sách KKSX mở rộng DT.
- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn, ruộng tư hữu của ĐC ngày càng nhiều.
Thủ công nghiệp
- Trong dân gian các nghề TCN phát triển mạnh: dệt, gốm
- Nhiếu CT do bàn tay người thợ làm ra:
Chuông Qui Điền
- Do nhà nước quản lý và mở rộng nhiều ngành nghề khác nhau: dệt tơ lụa, làm gốm, tráng men
Thương nghiệp
- Trao đổi buôn bán với nước ngoài mở rộng.
- Nhiếu trung tâm KT mọc lên ở nhiều nơi: Thăng long. Vân Đồn
Văn hoá
- Đạo Phật được mở rộng. ND ưa thích ca múa
Tín ngưỡng cổ truyền phát triển, Nho Giáo được trọng dụng
Giáo dục
- Xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Trường học ngày càng dược mở rộng, các kỳ thi được tổ chức ngày càng nhiều
KH-KT
- Nhiều công trình có qui mô lớn: 
+ Chùa Một cột, Tháp Báo Thiên,
- Trình độ điêu khắc tinh vi thanh thót thể hiện trên các tượng Phật, các hình trang trí
- Thành tựu y học, quân sự, KT:
+ Nam hiệu Thần Dược, Binh Thư Yếu 
lược, Tháp Phổ Minh. Thành Tây Đô
 5/ Hướng dẫn học tập ở nhà
- Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ trong lịch sử nước ta thời Lý – Trần theo trình tự thời gian và nội dung ( Niên đại và sự kiện ).
Thời
Niên đại
Sự kiện
Lý
Trần
- Học bài theo các câu hỏi đã ôn tập ở chương II và III
- Chuẩn bị bài 18 : Cuộc kháng chiến của nhà Hồ 
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_17_on_tap_chuong_2_va_chuong_3_do.doc