Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Đông Cao

_ Từ là gì?

* GV nhấn mạnh:

 Định nghĩa trên nêu lên 2 đặc điểm của từ:

+ Đặc điểm về chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu.

+ Đặc điểm về cấu trúc: Từ là đơn vị nhỏ nhất.

_ Đơn vị cấu tạo từ là gì?

_ Vẽ mô hình cấu tạo từ tiếng Việt?

_ Phân biệt từ đơn với từ phức? Cho VD minh hoạ?

_ Dựa vào đâu để phân loại như vậy?

_ Phân biệt từ ghép với từ láy? Cho VD minh hoạ?

GV treo bảng phụ : cho VD sau :

 Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ . Để cảnh cáo tôi, bố đã viết th¬ này . Đọc th¬ tôi xúc động vô cùng.

 ( ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

? Tìm những từ đơn và những từ phức có trong VD ?

? Từ phức đ¬ợc chia thành những loại nào?

? Thế nào là từ ghép ?

? Nhận xét về các tiếng trong từ ghép ?

? Lấy ví dụ ?

? Tìm trong văn bản “ Con Rồng, cháu Tiên “ các từ ghép ?

? Dựa vào mối liên hệ về nghĩa giữa các tiếng, từ ghép đ¬ợc chia làm mấy loại ? Là những loại nào ?

GV treo bảng phụ có VD sau :

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Thân em nh¬ chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ d¬ới ngọn nắng hồng buổi mai.

? Tìm các từ láy có trong bài ca dao trên ?

 ? Quan hệ về âm thanh thể hiện giữa chúng ntn ?

? Có mấy loại từ láy ? Là những loại nào?

Chúng có đặc điểm về cấu tạo và về nghĩa ntn ?

1 . Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là gì?

 A . Tiếng

 B . Từ

 C . Ngữ

 D . Câu

2 . Từ phức gồm có bao nhiêu tiếng?

 A . Một

 B . Hai

 C . Nhiều hơn hai

 D . Hai hoặc nhiều hơn hai.

3 . Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?

 A . Từ ghép và từ láy.

 B . Từ phức và từ ghép.

 C . Từ phức và từ láy.

 D . Từ phức và từ đơn.

4 . Trong các từ sau, từ nào là từ đơn?

 A . ăn

 B . nhà cửa

 C . ông bà

 D . đi đứng

5 . Từ nào dưới đây là từ ghép?

 A . tươi tắn

 B . lấp lánh

 C . chim chích

 D . xinh xắn

 

doc 293 trang cucpham 20/07/2022 7020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Đông Cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Đông Cao

Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Đông Cao
Giảng:  /  / 2018
Chuyên đề 
TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT 
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
_ Củng cố và mở rộng cho HS những kiến thức về từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
_ Luyện giải một số bài tập về từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
II . CHUẨN BỊ
- GV:Phương pháp giảng dạy , SGK,tài liệu tham khảo: 
- HS : SGK , đồ dùng học tập
III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 . Ổn định lớp: 
2 . Bài cũ 
3 . Bài mới
_ Từ là gì?
* GV nhấn mạnh:
 Định nghĩa trên nêu lên 2 đặc điểm của từ:
+ Đặc điểm về chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu.
+ Đặc điểm về cấu trúc: Từ là đơn vị nhỏ nhất.
_ Đơn vị cấu tạo từ là gì?
_ Vẽ mô hình cấu tạo từ tiếng Việt?
_ Phân biệt từ đơn với từ phức? Cho VD minh hoạ?
_ Dựa vào đâu để phân loại như vậy?
_ Phân biệt từ ghép với từ láy? Cho VD minh hoạ?
GV treo bảng phụ : cho VD sau :
 Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ . Để cảnh cáo tôi, bố đã viết th này . Đọc th tôi xúc động vô cùng.
 ( ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
? Tìm những từ đơn và những từ phức có trong VD ?
? Từ phức đợc chia thành những loại nào?
? Thế nào là từ ghép ?
? Nhận xét về các tiếng trong từ ghép ?
? Lấy ví dụ ?
? Tìm trong văn bản “ Con Rồng, cháu Tiên “ các từ ghép ?
? Dựa vào mối liên hệ về nghĩa giữa các tiếng, từ ghép đợc chia làm mấy loại ? Là những loại nào ?
GV treo bảng phụ có VD sau :
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Thân em nh chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dới ngọn nắng hồng buổi mai.
? Tìm các từ láy có trong bài ca dao trên ?
 ? Quan hệ về âm thanh thể hiện giữa chúng ntn ?
? Có mấy loại từ láy ? Là những loại nào?
Chúng có đặc điểm về cấu tạo và về nghĩa ntn ?
1 . Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là gì?
 A . Tiếng
 B . Từ
 C . Ngữ
 D . Câu
2 . Từ phức gồm có bao nhiêu tiếng?
 A . Một
 B . Hai
 C . Nhiều hơn hai
 D . Hai hoặc nhiều hơn hai.
3 . Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?
 A . Từ ghép và từ láy.
 B . Từ phức và từ ghép.
 C . Từ phức và từ láy.
 D . Từ phức và từ đơn.
4 . Trong các từ sau, từ nào là từ đơn?
 A . ăn
 B . nhà cửa
 C . ông bà
 D . đi đứng
5 . Từ nào dưới đây là từ ghép?
 A . tươi tắn
 B . lấp lánh
 C . chim chích
 D . xinh xắn
6 . Từ nào dưới đây không phải là từ ghép phân loại?
 A . ăn cơm
 B . ăn uống
 C . ăn quýt
 D . ăn cam
7 . Trong câu thơ sau có bao nhiêu tiếng?
 Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
A . Mười . B . Mười hai.\
C . Mười ba . D . Mười bốn.
8 . Câu sau có bao nhiêu từ ghép: “Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu” . 
A . Bốn . B . Năm . C . Sáu . D . Bẩy.
9 . Trong đoạn văn sau có bao nhiêu từ láy
Bài tập 1:
 Hãy xác định số lượng tiếng của mỗi từ và số lượng từ trong câu sau:
 Em đi xem vô tuyến truyền hình tại câu lạc bộ nhà máy giấy.
* GV hướng dẫn HS:
_ Xác định số lượng từ trước.
_ Sau đó mới xác định số lượng tiếng của mỗi từ.
Bài tập 2:
 Gạch chân dưới những từ láy trong các câu sau:
a . Xanh xanh bãi mía bờ dâu
 Ngô khoai biêng biếc
 Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
 Sao xót xa như rụng bàn tay
 ( Hoàng Cầm)
b . Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
 ( Bà Huyện Thanh Quan)
c . Bay vút tận trời xanh
 Chiền chiện cao tiếng hót
 Tiếng chim nghe thánh thót
 Văng vẳng khắp cánh đồng
 ( Trần Hữu Thung)
Bài tập 3:
 Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả cái gì?
 Nghĩ tủi thân, công chúa út ngồi khóc thút thít.
 ( Nàng út làm bánh ót)
 Hãy tìm những từ láy có cùng tác dụng ấy.
Bài tập 4:
 Thi tìm nhanh từ láy:
a . Tả tiếng cười.
b . Tả tiếng nói.
c . Tả dáng điệu.
Bài tập 5:
 Cho các từ sau:
 Thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ, cần cù, chăm học, kiên nhẫn, sáng láng, gương mẫu.
a . Hãy chỉ ra những từ nào là từ ghép, những từ nào là từ láy?
b . Những từ ghép và từ láy đó nói lên điều gì ở người học sinh?
Bài tập 6:
 Hãy kể ra:
_ 2 từ láy ba tả tính chất của sự vật.
_ 2 từ láy tư tả thấi độ, hành động của người.
_ 2 từ láy tư tả cảnh thiên nhiên.
Bài tập 7:
 Điền thêm các tiếng vào chỗ trống trong đoạn văn sau để tạo các từ phức, làm cho câu văn được rõ nghĩa:
 Trên cây cao, kiến suốt ngày cặm (1) làm tổ, tha mồi . Kiến kiếm mồi ăn hằng ngày, lại lo cất giữ phòng khi mùa đông tháng giá không tìm được thức (2) . Còn (3) sầu thấy kiến (4) chỉ, (5) vả như vậy thì tỏ vẻ (6) hại và coi thường giống kiến chẳng biết đến thú vui ở đời . Ve sầu cứ nhởn (7), ca hát véo (8) suốt cả mùa hè.
Bài tập 8:
 Khách đến nhà, hỏi em bé:
_ Anh em có ở nhà không? (với nghĩa là anh của em) . Em bé trả lời:
_ Anh em đi vắng rồi ạ.
 “Anh em” trong 2 câu này là hai từ đơn hay là một từ phức?
 Trong câu “Chúng tôi coi nhau như anh em” thì “anh em” là hai từ đơn hay là một từ phức?
Cho các từ:
Ruộng nương, ruộng rẫy, nương rẫy, ruộng vườn, vườn tược, nương náu, đền chùa, đền đài, miếu mại, lăng tẩm, lăng kính, lăng loàn, lăng nhăng.
- Tìm các từ ghép, từ láy
Cho trước tiếng: Làm
Hãy kết hợp với các tiếng khác để tạo thành 5 từ ghép 5 từ láy.
Phân loại từ trong đoạn văn
	Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm . Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thầm nói đúng . Chàng bèn chẹn chọn thứ gạo nếp thơm lừng trắng tinh . Hạt nào hạt nấy tròn mẩy đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân dùng lá dong trong vườn gói thành hònh vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ.
Tìm từ láy để điền sau các tính từ cho phù hợp rồi đặt câu.
Tròn, dài, đen, trắng, thấp.
" Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao . Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được . Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương . Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quyên lời hẹn ."
 ( Con Rồng cháu Tiên)
 Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn trích trên ? Các từ phức trong đoạn trích trên có từ nào là từ láy không ? Vì sao ?
 Các từ phức trong đoạn trích trên, từ nào có nghĩa khái quát, từ nào không có nghĩa khái quát ?
Có bạn cho rằng tất cả các từ sau đây đều là từ láy, theo em có đúng không ? Ý kiến của em ?
" non nước, chiều chuộng, ruộng rẫy, cây cỏ, vuông vắn, bao bọc, ngay ngắn, cười cợt, tướng tá, ôm ấp, líu lo, trong trắng , nhức nhối, tội lỗi, đón đợi, mồ mả, đả đảo, tươi tốt, vùng vẫy, thơm thảo ."
A . Lý thuyết:
_ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
_ Đơn vị cấu tạo từ là tiếng.
_ Mô hình: ( HS tự vẽ).
_ Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
Ví dụ: 
 ông , bà, hoa, bút, sách,
_ Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
Ví dụ:
+ ông bà ( 2 tiếng)
+ hợp tác xã ( 3 tiếng)
+ khấp kha khấp khểnh ( 4 tiếng)
_ Dựa vào số lượng các tiếng trong từ.
_ Từ ghép : Là kiểu từ phức trong đó giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: 
 hoa hồng, ông nội, hợp tác xã,
_ Từ láy: Là kiểu từ phức trong đó giữa các tiếng có quan hệ với nhau về âm.
Ví dụ: 
 đo đỏ, sạch sành sanh, khấp kha khấp khểnh,.
I . Từ ghép
1 . Đặc điểm của từ ghép :
- Từ đơn : bố,là, sáng ,nay, lúc, đến, thăm, khi, nói, với, mẹ, tôi, có, nhỡ, thốt, ra,một , lời ,thiếu ,đã, để, viết , th, này, đọc, th.
- Từ phức : để ý, cô giáo, lễ độ, cảnh cáo, xúc động, vô cùng.
- Từ ghép, từ láy.
- Từ ghép là từ do 2 hay nhiều tiếng tạo thành.
- Các tiếng trong từ ghép thờng có nghĩa và có quan hệ với nhau về nghĩa.
2 . Các loại từ ghép :
- 2 loại : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập .
Loại từ ghép
Đặc điểm về cấu tạo
Đặc điểm về nghĩa
Từ ghép chính phụ
-Có tiếng chính và tiếng phụ.
- Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
- Tiếng chính đặt trước tiếng phụ.
- Có tính chất phân nghĩa.
- Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính trong từ đó.
Từ ghép đẳng lập
- Không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ.
- Các tiếng có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ nghĩa
- Có tính chất hợp nghĩa.
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng trong từ.
II . Từ láy
1 . Đặc điểm của từ láy :
- Từ láy là từ do 2 trở lên tạo thành.
Các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm thanh ( có đặc điểm giống nhau về âm thanh và có sự hoà phối các đặc điểm âm thanh giữa các tiếng ).
- Mênh mông, bát ngát , đòng đòng, phất phơ .
2 . Các loại từ láy :
Loại từ láy
Đặc điểm về cấu tạo 
Đặc điểm về nghĩa
Từ láy toàn bộ
- Các tiếng lặp nhau hoàn toàn.
- Các tiếng có sự biến đổi (thanh điệu hoặc phụ âm cuối ) để tạo nên sự hài hoà âm thanh.
- Có sắc thái biểu cảm.
- Có sắc thái tăng hay giảm nghĩa so với tiếng gốc (nếu có) do sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng trong từ.
Từ láy bộ phận
- Các tiếng có sự giống nhau ở phụ âm đầu hay vần.
- Có nghĩa miêu tả, có sắc thái biểu cảm do sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
B . Bài tập:
Phần BT trắc nghiệm:
1 . A
2 . D
3 . A
4 . A
5 . C
6 . B . 
7 . D
8 . B
Phần BT tự luận:
Bài tập 1:
 Câu trên gồm 8 từ, trong đó:
_ Từ chỉ có 1 tiếng: Em, đi, xem, tại, giấy.
_ Từ gồm 2 tiếng: Nhà máy.
_ Từ gồm 3 tiếng: Câu lạc bộ.
_ Từ gồm 4 tiếng : Vô tuyến truyền hình.
Bài tập 2:
 Gạch chân các từ láy:
a . Xanh xanh bãi mía bờ dâu
 Ngô khoai biêng biếc
 Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
 Sao xót xa như rụng bàn tay
 ( Hoàng Cầm)
b . Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
 ( Bà Huyện Thanh Quan)
c . Bay vút tận trời xanh
 Chiền chiện cao tiếng hót
 Tiếng chim nghe thánh thót
 Văng vẳng khắp cánh đồng
 ( Trần Hữu Thung)
Bài tập 3:
_ Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả tiếng khóc.
_ Những từ láy có cùng tác dụng ấy là: nức nở, nghẹn ngào, ti tỉ, rưng rức, tức tưởi, nỉ non, não nùng,
Bài tập 4:
 Các từ láy:
a . Tả tiếng cười:
 Ha hả, khanh khách, hi hí, hô hô, nhăn nhở, toe toét, khúc khích, sằng sặc,
b . Tả tiếng nói:
 Khàn khàn, ông ổng, lè nhè, léo nhéo, oang oang, sang sảng, trong trẻo, thỏ thẻ, trầm trầm,
c . Tả dáng điệu:
 Lừ đừ, lả lướt, nghêng ngang, khệnh khạng, ngật ngưỡng, đủng đỉnh, vênh  ... ừ.	B . Cụm danh từ.	C . Đại từ.	 	D . Động từ.
28 . Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn ?
A . Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.	
B . Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
C . Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày.	
D . Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát.
29 . Trong những câu sau, câu nào mắc lỗi thiếu chủ ngữ ?
A . Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
B . Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
C . Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
D . Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.
30 . Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là gì?
A . So sánh.	B . Nhân hóa.	C . Ẩn dụ.	D . Hoán dụ.
31 . Từ “mồ hôi” trong câu ca dao sau được dùng để chỉ cho sự vât gì?
	Mồ hôi mà đổ xuống đồng
	Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
 A . Chỉ người lao động.	 	B.Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.
 C . Chỉ công việc lao động . D . Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả . 	
32 . Mục đích của văn bản miêu tả là gì? 
A.Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người.	B.Trình bày diễn biến sự việc.
C.Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.	D . Nêu nhận xét đánh giá.
Phần 2: Tự luận
1 . Em hãy tả lại hình ảnh một người thầy giáo ( cô giáo) cũ đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc nhất?
2 . Hãy tả lại cảnh trường em vào một buổi sáng đẹp trời khi em đi học .
3 . Em hãy viết một bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất của mình : Cha, mẹ,anh,chị em
4 . Em hãy tả lại quang cảnh một buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em.
5 . Tả hình dáng, tính tình của một bạn học sinh trong lớp em được nhiều người quý mến.
6 . Tả lại đêm trăng đẹp ở quê em.
7 . Ở gia đình em( hoặc một gia đình mà em quen biết) có một em bé đang tập nói, tập đi . Em hãy tả hình dáng và tính nết ngây thơ của em bé đó . 
4 . Củng cố : 
* GV củng cố , khái quát cho HS nội dung cơ bản HS khắc sâu kiến thức đã học .
`	5 . Hướng dẫn HS về nhà :
5.1 Học thuộc kiến thức đã học trên lớp, xem lại các bài tập đã làm.
5.2 Bài tập về nhà :
Bài tập 1:
Từ bài văn “Lao xao” của Duy Khán em hãy tả lại khu vườn vào một buổi sáng đẹp trời ?
* Gợ ý:
1. Phần Mở bài
– Mỗi cảnh đẹp của làng quê Việt Nam đều đem đến cho em một ấn tượng riêng thật lí thú: Cảnh một dòng sông, cảnh một vườn dừa, cảnh một vườn cây trái sum suê hoặc cảnh một vườn cau vươn mình trong nắng sớm
– Có một khu vườn làm say lòng em không kém, đó là khu vườn trong bài văn Lao Xao của nhà văn Duy Khán. Đọc bài văn Lao Xao của ông, trước mắt em hiện ra một bức tranh làng quê Việt Nam với khu vườn đầy màu sắc, âm thanh và hương vị vào một ngày chớm hè, đẹp trời.
2. Phần Thân bài
a). Cảnh cây cối, hoa, ong và bướm
– Khu vườn có màu xanh của cây cối um tùm. Nhiều loại cây trái cao thấp khác nhau với những cành lá xum xuê.
– Khu vườn hiện lên với màu sắc và hương thơm đặc trưng của những thứ hoa của vùng quê Kinh Bắc: “Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ thơm như mùi mít chín”
– Khu vườn có âm thanh của đàn ong “ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau dễ hút mật ở hoa”.
– Từng đàn bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao khi bị các loài ong xua đuổi.
– Cây cối, hoa, ong và bướm là những sự vật góp phần tạo nên vẻ sống động, tươi đẹp của khu vườn.
b). Cảnh các loài chim
Nổi bật trên bức tranh đầy màu sắc, âm thanh và hương vị của khu vườn chính là hình ảnh các loài chim. Bao nhiêu loài chim tụ hội về đây khoe sắc và khoe tếng hót. Mỗi loài có tiếng kêu, tiêng hót riêng nhưng tất cả hòa vào nhau tạo nên âm thanh ồn ã của khu vườn.
– Chim bồ các vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuối đánh “Các các các”
– Những chú sáo sậu, sáo đen đậu trên lưng trâu mà hót mừng được mùa.
– Riêng chim tu hú kêu báo mùa vải chín.
– Đàn chim ngói hay qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn.
– Những chú chim nhạn bay liệng tít tận mây xanh.
– Những chú chim hiền lành gắn liền với cuộc sống của con người.
Chúng họp thành một thế giới đáng yêu với những âm thanh rộn rã tưng bừng. Nó làm cho cuộc sống của con người thêm vui, thêm sống động
Bên cạnh những loài chim gần gũi đáng yêu, ta bắt gặp trong khu vườn những loài chim mà bấy lâu nay con người gán cho nó những “cái tội” mà nó không có hoặc mọi người ghét chúng bởi chúng có hại cho cuộc sống của con người.
– Những chú chim bìm bịp khoác bộ áo cánh nâu suốt đêm ngày rúc trong bụi cây kêu “bịp bịp”. Không biết từ bao giờ, con người gán cho nó cái tội “lừa bịp” để rồi suốt ngày đêm nó phải rúc trong các bụi cây và cất tiếg kêu ai oán.
– Những con diều hâu mũi khoằm luôn rình mò để bắt trộm gà.
– Những con quạ đen, quạ khoang lia lia láu láu thường bắt gà con và ăn trộm trứng gà.
– Những con chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Chúng thường dùng cánh xía chết chim bồ câu của người nuôi.
– Những chú chim chèo bẻo vừa có tật xấu lại vừa “làm” được việc tốt. Nó xấu bởi nó là “kẻ cắp”. Còn nó “tốt” bởi nó biết đánh diều hâu, đánh quạ, đánh chim cắt, những loài chim chuyên rình lấy trộm trứng, bắt trộm gà và giết chim bồ câu
3. Phần Kết bài
– Khu vườn với cây cối xanh tươi, với hương hoa ngào ngạt, với muôn vàn âm thanh của ong bướm chim muông đã làm cho bức tranh làng quê Việt Nam thêm thân thương, nồng ấm.
Bài tập 2:
 Dựa vào bài kí “Cô Tô” của nguyễn Tuân hãy tả lại cảnh mặt trời mọc?
* Gợ ý:
Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nướchiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lạithích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trênbiển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn NguyềnTuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ .
 Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờmờ, ảo ảo như bao ttrùm cả mặt biển , không nom thấy đảo xa chỉ thấymột màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt nhưmột bản tình ca không lời bất tận.
 Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dầnđổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòngđỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm vàđường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cáichân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩmtiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả nhữngngười dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọctrên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao.Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển. Nước biển lại sóng sánh đỏi màu, Một màu thật tuyệt.
 Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đặm đà. Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt , lấy nướcngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợtrong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày.Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ hết. Màu xanh của da trời , hòa quyện cùng màu xanh củanước biển tạo thành một màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô.Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muônthuở, thỉnh thoảng lại xô bờ cát bọt tung trắng xóa.
 Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như nột bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùnghải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô.
Bài tập 3: 
Hãy tả lại một phiên chợ theo tưởng tượng của em ?
* Gợi ý
a) Mở bài: Giới thiệu vài dòng về phiên chợ quê em.
Đối với tôi kỉ niệm tuổi thơ là những buổi sáng tinh mơ mẹ đi chợ Tết và mang về những món quà đầy ý nghĩa, kỉ niệm là không khí rộn ràng của những ngày giáp tết ở phiên chợ quê.
b) Thân bài
* Tả bao quát
Nhà tôi ở cách chợ không xa. Chợ hoạt động từ tờ mờ sáng đến tận sáu giờ đêm. Buổi sáng ngày 30 Tết đã bắt đầu khi chú gà trống cất tiếng gáy vang, mẹ và tôi bắt đầu đi chợ sắm sửa quần áo, đồ dùng cho ngày Tết sắp đến.
Ông mặt trời vẫn còn chìm trong giấc ngủ say, cây cối khẽ trở mình thức dậy, sương đêm vẫn còn long lanh. Phiên chợ nhộn nhịp trên miền quê thanh bình đã thực sự bắt đầu.
* Tả chi tiết
– Người người kéo nhau đi mua sắm cho những ngày Xuân. Ai nấy đều mặc những bộ quần áo gọn gàng, đủ sắc màu.
– Tiếng người nói, tiếng bàn tán ở các gian hàng làm cho phiên chợ thêm phần đông vui. Mới bước vào chợ trước mặt tôi đã hiện ra một gian hàng bán những bộ quần áo Tết.
– Sang hàng hoa, những bông hoa tươi thắm đang khoe sắc rực rỡ, tưng bừng như chào đón một mùa Xuân mới tốt lành. Các loại hoa đều có những nét đẹp riêng của chúng:
+ Nàng hoa mai như một nàng công chúa.
+ Chị đào tươi thắm đang đọ sắc.
+ Bông huệ trắng lung linh hòa vào nắng sớm.
+ Mấy cô vạn thọ đỏ rực trong nắng sớm.
Đến với gian hàng bán bánh kẹo, những viên kẹo với đủ hình thù và màu sắc lộng lẫy như cuốn lấy tâm trí tôi. Những chiếc bánh ngọt như mở lời chào đón với những vị khách kính mến, vị ngọt quyến rũ.
c) Kết bài
Nêu lên cảm nghĩ bản thân về phiên chợ Tết hôm đó.
Cũng như mọi năm ngày Tết thực sự đã về rồi, trong phiên chợ Tết ai nấy đều háo hức và chào đón một mùa xuân mới của đất trời đang lan tỏa khắp mọi nơi. Tôi lại thêm một tuổi mới và nhiều kỉ niệm với phiên chợ Tết quê hương.
 5. 3 HS hệ thống lại kiến thức đã học chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm học .
***********************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_6_truong_thcs_do.doc