Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)
I.Phần Văn – Tiếng Việt (5 điểm)
1. Văn (2 điểm)
Thế nào là truyện ngụ ngôn? Em hãy cho biết ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”.
2. Tiếng Việt (3 điểm)
Câu 1(1 điểm): Em hãy cho biết từ là gì? Từ được chia làm mấy loại chính?
Câu 2 (2 điểm): Tìm cụm danh từ trong câu sau và điền cụm danh từ ấy vào mô hình cấu tạo: “Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại”.
II. Phần Tập làm văn (5 điểm)
Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,.).
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH MÔN NGỮ VĂN. KHỐI 6 THỜI GIAN: 90 PHÚT (KHÔNG KỂ THỜI GIAN PHÁT ĐỀ) NGÀY KIỂM TRA: Đề bài: I.Phần Văn – Tiếng Việt (5 điểm) 1. Văn (2 điểm) Thế nào là truyện ngụ ngôn? Em hãy cho biết ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”. 2. Tiếng Việt (3 điểm) Câu 1(1 điểm): Em hãy cho biết từ là gì? Từ được chia làm mấy loại chính? Câu 2 (2 điểm): Tìm cụm danh từ trong câu sau và điền cụm danh từ ấy vào mô hình cấu tạo: “Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại”. II. Phần Tập làm văn (5 điểm) Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,...). ____________Hết____________ HƯỚNG DẪN CHẤM I.Phần văn – Tiếng Việt: 1.Phần Văn: -Khái niệm truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. (1đ) -Ý nghĩa truyện “Thầy bói xem voi”: truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện. (1 đ) 2. Tiếng Việt: Câu 1: -Nêu định nghĩa: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu ( 1 đ) -Từ được chia làm hai loại lớn: từ đơn và từ phức (1 đ) Câu 2: -Cụm danh từ: một lưỡi búa của cha để lại (1 đ) -Điền vào mô hình cấu tạo: (1đ) Phần trước Phần trung tâm Phần sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 một lưỡi búa của cha để lại II.Phần Tập làm văn: a). Mở bài: Giới thiệu về người thân của em. b). Thân bài. cần có các ý sau: -Tuổi tác, hình dáng, nghề nghiệp... -Vị trí, vai trò của người thân ấy trong gia đình. -Sở thích, việc làm hằng ngày. -Sự quan tâm của người thân ấy đối với mọi người trong gia đình. -Tình cảm của người ấy đối với em thế nào? c). Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với người thân. * Hướng dẫn chấm: -Mở bài: 0,5 đ -Thân bài: 4 đ -Kết bài: 0,5 đ Ghi chú: Tùy theo bài làm của học sinh mà giáo viên chấm điểm cho thích hợp. PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2013- 2014) TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH MÔN : NGỮ VĂN 7 Thời gian : 90 phút ĐỀ BÀI I. Tiếng Việt (2 điểm) Câu 1: Có mấy dạng điệp ngữ ? Kể tên. (1đ) Câu 2: Chỉ ra điệp ngữ trong câu sau và cho biết nó thuộc dạng điệp ngữ nào?(1đ) “Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh , người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”. II. Văn bản (3 điểm) Câu 1: Qua các bài ca dao mà em đã học, em có nhận xét gì về thân phận cùa người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến? (1đ) Câu 2: Hãy cho biết mạch cảm xúc của bài thơ “Tiếng gà trưa” được diễn biến như thế nào? (2đ) III. Tập làm văn : (5điểm) Cảm nghĩ về người thân của em ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,) HƯỚNG DẪN CHẤM I. Tiếng Việt (2 điểm) Câu 1: Mỗi ý đúng đạt (0.25đ) - Có 3 dạng điệp ngữ : + Điệp ngữ cách quãng + Điệp ngữ nối tiếp + Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) Câu 2: (1điểm) Dưới bóng tre xanh, dựng (0.5đ) -> điệp ngữ cách quãng (0.5đ) II. Văn bản (3 điểm) Câu 1: Cuộc đời, than phận của người phụ nữ trong chế xã hội phong kiến: bấp bênh, chìm nổi, không thể tự quyết định được số phận của mình. (1đ) Câu 2: (2 điểm) - Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ. (1đ) - Gợi kỉ niệm ấu thơ về hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, hình ảnh người bà với những chắt chiu lo cho cháu cùng những mong ước nhỏ bé tuổi thơ. (1đ) III. Tập làm văn : (5điểm) Mở bài: (1đ) Giới thiệu về người thân. Thân bài: (3đ) - Miêu tả những đặc điểm khái quát về hình dáng và tính cách - Kể những việc làm cụ thể : lời nói, hành động, việc làm, - Tình cảm của người than đối với em và mọi người. - Tình cảm của em đối với người thân. 3. Kết bài: (1đ) Cảm nghĩ của em về người thân . ---------HẾT --------- PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2013- 2014) TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH MÔN : NGỮ VĂN 8 Thời gian : 90 phút ĐỀ BÀI I. Văn bản: (3 điểm) Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nam Cao? (1đ) Câu 2: Nêu ý nghĩa của văn bản Ôn dịch thuộc lá ? (2đ) II. Tiếng Việt. (2điểm) Câu 1: Thế nào là câu ghép? (1đ) Câu 2: Đọc đoạn văn sau: “ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.” a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. (0.5đ) b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép đó. (0.5đ) III/ Tập làm văn. (5 điểm) Thuyết minh về loài cây, loài hoa. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Văn bản: (3 điểm) Câu 1: (1đ) – Nam Cao (1915 - 1951). – Là nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc. - Thường viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ. Câu 2: (2đ) Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ratác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người. Từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá. II. Tiếng Việt. (2điểm) Câu 1: (1đ) Trình bày đúng, đầy đủ khái niệm. Câu 2: (1đ) a. Chỉ ra đúng câu ghép (0.5đ) b. Mỗi ý đúng (0.25đ) - Quan hệ giữa vế câu (1) với vế câu (2) là quan hệ nguyên nhân – kết quả. - Quan hệ giữa vế câu (2) với vế câu (3) là quan hệ giải thích, vế câu (3) giải thích cho điều ở vế câu (2). III/ Tập làm văn. (5 điểm) Mở bài : (1đ) Giới thiệu vai trò của cây (hoa) đó trong cuộc sống của con người hoặc một nét chung, một đặc điểm nổi bật khi nhắc đến nó. Thân bài: (3đ) - Những đặc điểm sinh học của cây (hoa) thân, rễ, cành, lá, hoa, nhị hoa, cánh hoa, quả .. . (Riêng thuyết minh về hoa thì lưu ý thêm đài hoa, nhị hoa có hình dáng thế nào, màu sắc, hương thơm ra sao). (1đ) - Những đặc điểm xã hội của cây (hoa) đó gắn với cuộc sống con người : (tượng trưng cho cái gì mang vẻ đẹp gì, vì sao được con người yêu thichj1, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn,) (1đ) - Ích lợi của cây (hoa) đối với cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần của con người, đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước. (1đ) - Cách chăm sóc 3. Kết bài: (1đ) Nhấn mạnh giá trị của cây (hoa) và bày tỏ thái độ của mình ( yêu quý, trân trọng, chăm sóc, giữ gìn, ) ---------HẾT ---------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_678_nam_hoc_2013_2014_truon.doc