Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Trị (Có đáp án)
Câu 1. (1 điểm)
Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm?
Câu 2. ( 1điểm)
Nêu bài học nhận thức được rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng?
II. Tiếng Việt: (3điểm)
Câu 1.(1điểm)
Danh từ là gì? Cho ví dụ và đặt câu với danh từ vừa cho?
Câu 2.(1điểm)
Xác định cụm danh từ trong câu sau: “ Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng
( Sơn Tinh Thủy Tinh)
Câu 3. (1điểm)
Tìm chỉ từ trong câu sau đây. Xác định ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ ấy?
“ Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương”
( Con Rồng cháu Tiên)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Trị (Có đáp án)
CẤU TRÚC MÔN NGỮ VĂN HỌC KÌ I KHỐI 6 I.VĂN BẢN 1.Truyện Thánh Gióng: nội dung 2.Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh : Hiện thực được phản ánh qua câu chuyện . 3.Thạch Sanh: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Thạch Sanh. 4.Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm ? 5.Truyện ếch ngồi đáy giếng: - Bài học nhận thức được rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng - Nghệ thuật truyện Ếch ngồi đáy giếng II. TIẾNG VIỆT 1. Nghĩa của từ - khái niệm - cách giải thích nghĩa của từ 2. Danh từ - khái niệm ( cho ví dụ) - khả năng kết hợp - chức vụ ngữ pháp 3. Cụm danh từ - khái niệm - xác định cụm danh từ trong câu văn - bài tập ( SGK/ 118) 4. Số từ và lượng từ - khái niệm ( số từ và lượng từ) - Cho ví dụ và đặt câu - bài tập SGK/ 129) 5. Chỉ từ - khái niệm - hoạt động của chỉ từ trong câu - bài tập (SGK/138) 6. Động từ - khái niệm - cho ví dụ đặt câu 7. Cụm động từ - khái niệm - mô hình cấu tạo cụm động từ III. TẬP LÀM VĂN Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm Đề 2: Kể về người thân của em ( Ông, bà, cha, mẹ) Đề 3: Kể về thầy giáo( hoặc cô giáo) mà em quý mến. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( 2013-2014) VĨNH HƯNG MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 6 Ngày kiểm tra: Thời gian:90 hút ( không kể phát đề) I.Văn bản: ( 2điểm) Câu 1. (1 điểm) Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm? Câu 2. ( 1điểm) Nêu bài học nhận thức được rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng? II. Tiếng Việt: (3điểm) Câu 1.(1điểm) Danh từ là gì? Cho ví dụ và đặt câu với danh từ vừa cho? Câu 2.(1điểm) Xác định cụm danh từ trong câu sau: “ Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng ( Sơn Tinh Thủy Tinh) Câu 3. (1điểm) Tìm chỉ từ trong câu sau đây. Xác định ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ ấy? “ Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương” ( Con Rồng cháu Tiên) III. Tập làm văn: ( 5điểm) Đề bài: Kể về một việc tốt mà em đã làm HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013-2014 I.Văn bản: ( 2điểm) Câu 1. (1 điểm) - Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. ( 0,75đ) - Các truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. (0,25đ) Câu 2. ( 1điểm) Bài học nhận thức được rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng: Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận tức về chính mình và thế giới xung quanh.(0,25đ) Không được chủ quan kiên ngạo, coi thường người khác bởi những kẻ đó sẽ bị trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống.( 0,5đ) Phải biết hạn chế của mình và phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau.(0,25đ) II. Tiếng Việt: (3điểm) Câu 1. Danh từ: là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.( 0,5đ) Cho ví dụ và đặt câu đúng ( 0,5đ) Câu 2. Cụm danh từ : Một người chồng thật xứng đáng Câu 3. - Chỉ từ là : nay (0,5đ) - Định vị sự vật trong thời gian ( 0,25đ) - Làm trạng ngữ ( 0,25đ) III. Tập làm văn: ( 5điểm) Đề bài: Kể về một việc tốt mà em đã làm Dàn bài 1.Mở bài: giới thiệu cụ thể việc làm tốt 2.Thân bài: kể diễn biến của sự việc - Lí do em làm việc tốt - Đó là việc gì? Ở đâu? ( ở nhà hay ở trường) - Việc xảy ra thời gian nào? - Diễn biến sự việc ra sao? 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm tốt đó.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2013_2014_truong.doc