Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)
I . Văn bản: (2 điểm)
1/ Em hãy kể tên các truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm? (1đ)
2/ Em hãy nêu ý nghĩa truyện Sơn tinh, Thủy Tinh?(1đ)
II/ Tiếng Việt: (3 điểm)
1/ Thế nào là động từ? Cho ví dụ và đặt câu với động từ vừa cho. (1đ)
2/ Tìm chỉ từ trong câu sau đây. Xác định ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ ấy.(1đ)
“ Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng”.
( Sự tích Hồ Gươm)
3/ Tìm cụm động từ trong câu sau và phân tích cấu tạo của chúng: (1đ)
“Viên quan ấy đã đi nhiều nơi”.
(Em bé thông minh)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2013-2014 MÔN NGỮ VĂN. KHỐI 6 A.CẤU TRÚC: I. TIẾNG VIỆT (3 điểm) -Dạng 1: Lý thuyết nhận diện vận dụng -Dạng 2: Bài tập vận dụng lý thuyết giải thích -Số câu: ít nhất 2 câu. II.VĂN BẢN (2 điểm) Từ văn bản (cho học sinh chép hoặc tái hiện đoạn trích) -Trình bày nội dung, nghệ thuật đoạn trích. -Tác giả, tác phẩm, thể loại. -Ý nghĩa văn bản, ý nghĩa nhan đề. -Đặc điểm nhân vật. -Số câu: ít nhất 2 câu. III.TẬP LÀM VĂN (5 điểm): Kiểu bài tự sự B. CỤ THỂ: I. TIẾNG VIỆT (3 điểm) 1. Nghĩa của từ: -Khái niệm (0,5 đ) -Vận dụng giải nghĩa nghĩa của từ (phải là những từ có trong bài tập sách giáo khoa) ( 1-2 đ) 2. Số từ, lượng từ: -Khái niệm (0,5 đ) -Các loại (0,5 đ) -Cho ví dụ và đặt câu (0,5 đ) -Vận dụng nhận diện số từ, lượng từ (0,5 đ) -Viết đoạn văn có sử dụng số từ, lượng từ (2 đ) 3. Chỉ từ: -Khái niệm (0,5 đ) -Hoạt động của chỉ từ trong câu (0,5 đ) -Vận dụng tìm chỉ từ, xác định ý nghĩa và chức vụ (1 đ) 4. Động từ: -Khái niệm (0,5 đ) -Cho ví dụ, đặt câu (0,5 đ) -Vận dụng tìm động từ (1 đ) 5. Cụm động từ: -Khái niệm (0,5 đ) -Nêu mô hình cấu tạo cụm động từ (1 đ) -Vận dụng tìm cụm động từ, phân tích cấu tạo (2 đ) 6. Tính từ: -Khái niệm (0,5 đ) -Chức vụ của tính từ (1 đ) -Khả năng kết hợp ( 1 đ) -Cho ví dụ và đặt câu (0,5 đ) -Vận dụng tìm tính từ và viết đoạn văn có sử dụng tính từ (1-2 đ) II. VĂN BẢN (2 điểm) 1. Truyện truyền thuyết: -Khái niệm (1 đ) -Kể tên những truyền thuyết đã học 2. Sơn Tinh Thủy Tinh: -Ý nghĩa của truyện (1 đ) 3. Thạch Sanh: -Những chi tiết thần kì trong truyện (1 đ) -Kết thúc truyện (1 đ) 4. Truyện ngụ ngôn: -Khái niệm (1 đ) -Kểt tên các truyện ngụ ngôn đã học (1 đ) 5. Ếch ngồi đáy giếng: -Bài học nhận thức rút ra được sau khi học câu chuyện ( 2 đ) -Ý nghĩa (1 đ) 6. Treo biển: nghệ thuật của câu chuyện (2 đ) III.TẬP LÀM VĂN (5 điểm): -Đề 1: Kể về người thân của em (ông, bà, cha, mẹ) -Đề 2: Kể về một việc tốt mà em đã làm. -Đề 3: Kể về thầy giáo (cô giáo) mà em quý mến. _______________ PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1: 2013-2014 MÔN NGỮ VĂN-KHỐI 6 Ngày kiểm tra: Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) I . Văn bản: (2 điểm) 1/ Em hãy kể tên các truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm? (1đ) 2/ Em hãy nêu ý nghĩa truyện Sơn tinh, Thủy Tinh?(1đ) II/ Tiếng Việt: (3 điểm) 1/ Thế nào là động từ? Cho ví dụ và đặt câu với động từ vừa cho. (1đ) 2/ Tìm chỉ từ trong câu sau đây. Xác định ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ ấy.(1đ) “ Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng”. ( Sự tích Hồ Gươm) 3/ Tìm cụm động từ trong câu sau và phân tích cấu tạo của chúng: (1đ) “Viên quan ấy đã đi nhiều nơi”. (Em bé thông minh) III. Tập làm văn: (5 điểm) Đề bài : Hãy kể về một người thân của em (ông, bà, cha, mẹ ) --HẾT--- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN-KHỐI 6 I . Văn bản: (2 điểm) 1/ Kể tên những truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm . (1đ) Êch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. (Lưu ý: Học sinh kể thiếu 01 truyện trừ 0.25 điểm) 2/ Hãy nêu ý nghĩa của truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”.(1đ) Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua hùng dựng nước ;(0.5đ) Đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ. (0.5đ) II/ Tiếng Việt: (3 điểm) 1/ Thế nào là động từ? Cho ví dụ và đặt câu với động từ vừa cho. (1đ) Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. (0.5đ). - Ví dụ: Đi, đọc, chạy, (HS tự cho ví dụ và đặt câu)(0.25đ) -Đặt câu: Em đang đọc sách. (0.25đ) 2/ Tìm chỉ từ trong câu sau đây. Xác định ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ ấy.(1đ) “Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng”. ( Sự tích Hồ Gươm) - Chỉ từ: đó.(0.5đ) - Ý nghĩa: xác định vị trí của sự vật trong thời gian. (0.25đ) - Chức vụ: làm trạng ngữ trong câu.(0.25đ) 3/ Tìm cụm động từ trong câu sau và phân tích cấu tạo của chúng: (1đ) “Viên quan ấy đã đi nhiều nơi”. (Em bé thông minh) Cụm động từ: đã đi nhiều nơi. (0.25đ) Phân tích cấu tạo (0.75đ) Phần trước Phần trung tâm Phần sau đã (0.25đ) đi (0.25đ) nhiều nơi (0.25đ) III. Tập làm văn: (5 điểm) Đề bài : Hãy kể về một người thân của em (ông, bà, cha, mẹ ) DÀN BÀI: 1/ Mở bài: (0,5đ) Khái quát về tình cảm giữa những người thân yêu: tình cảm tự nhiên, thiêng liêng (có thể dẫn lời bài hát, thơ, ca dao, tục ngữ) Giới thiệu sơ lược về người mà em định kể : đó là ai, vai trò của người đó trong cuộc đời em? 2/ Thân bài : (4đ) Có thể viết theo những ý sau hoặc thể hiện các ý trong sự đan xen lẫn nhau nhưng vẫn đảm bảo được sự rành mạch, rõ ràng. - Giới thiệu đôi nét về độ tuổi, những đặc điểm nổi bật về ngoại hình của người thân. - Kể khái quát về công việc hàng ngày của người thân: sự vất vả, cần mẫn để lo cho chúng ta cái ăn, cái mặc - Tính cách nổi bật của người mà em định kể là gì? (Vd : mẹ dịu dàng hết lòng yêu thương chồng con, hiếu thảo với ông bà, hay giúp đỡ mọi người; cha cương nghị, nghiêm khắc, yêu cầu con luôn cố gắng hết mình; ông (bà) giàu lòng yêu thương con cháu, luôn che chở bảo vệ mỗi khi cháu bị ba mẹ la rầy - Người mà em kể đã giúp đỡ, bảo ban em như thế nào? + Trong học tập: chăm lo động viên, giúp đỡ, hướng dẫn học hành + Trong cuộc sống: bảo ban dạy dỗ cách làm những công việc hàng ngày, dạy em cách ứng xử đúng đắn, “tư vấn” chuyện riêng - Kể lại một vài kỉ niệm sâu sắc về người thân mà em không thể nào quên: chăm sóc khi em bị bệnh, kể chuyện cổ tích cho em nghe hoặc là sự hi sinh thầm lặng. - Tình cảm của em đối với người thân đó. 3/ Kết bài: (0,5đ) - Niềm hạnh phúc của bản thân khi có được một người thân tốt như vậy. - Suy nghĩ của em về tình cảm đối với người thân. - Sự mong muốn và hứa hẹn đối với người thân.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2013_2014_co_dap.doc