Đề đọc hiểu ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1

ĐỀ 1: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

 “Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.”

 (Trích “Thánh Gióng” - Ngữ văn 6, Tập 1)

Câu 1: Đoạn trích trên kể về việc gì?

Câu 2: Ghi lại một chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn trích.

Câu 3: Chỉ ra một cụm danh từ và một cụm động từ có trong đoạn trích.

Câu 4: Chi tiết “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước” có ý nghĩa gì?

GỢI Ý:

1 Gióng lớn lên kì lạ trong sự đùm bọc của dân làng.

2 Gióng vụt lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ

3 - Chỉ ra một cụm danh từ. Ví dụ: Hai vợ chồng

- Chỉ ra một cụm động từ. Ví dụ: gặp sứ giả

4 - Học sinh có thể nêu các ý sau:

+ Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng.

+ Sức mạnh của Gióng là sức mạnh đoàn kết toàn dân.

 -> Đề cao hình tượng người anh hùng.

 

doc 52 trang cucpham 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề đọc hiểu ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề đọc hiểu ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1

Đề đọc hiểu ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1
ĐỀ ĐỌC HIỂU HỌC KÌ I – VĂN 6
THÁNH GIÓNG
ĐỀ 1: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
	“Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.”
 (Trích “Thánh Gióng” - Ngữ văn 6, Tập 1) 
Câu 1: Đoạn trích trên kể về việc gì?
Câu 2: Ghi lại một chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn trích.
Câu 3: Chỉ ra một cụm danh từ và một cụm động từ có trong đoạn trích.
Câu 4: Chi tiết “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước” có ý nghĩa gì?
GỢI Ý: 
1
Gióng lớn lên kì lạ trong sự đùm bọc của dân làng. 
2
Gióng vụt lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ
3
- Chỉ ra một cụm danh từ. Ví dụ: Hai vợ chồng
- Chỉ ra một cụm động từ. Ví dụ: gặp sứ giả
4
- Học sinh có thể nêu các ý sau: 
+ Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng.
+ Sức mạnh của Gióng là sức mạnh đoàn kết toàn dân.
 -> Đề cao hình tượng người anh hùng.
ĐỀ 2: Truyền thuyết “Thánh Gióng” thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. Sau khi Thánh Gióng dẹp tan giặc Ân, ông cha ta kể lại:
 “Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.” 
1, Tìm một cụm động từ có trong câu văn in nghiêng trên? Điền cụm động từ đó vào mô hình cấu tạo cụm động từ?
2, Vì sao đánh tan giặc, Thánh Gióng không nhận phần thưởng Vua ban mà lại bay về trời? 
3, Người anh hùng Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ về tinh thần yêu nước 
chống ngoại xâm. Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình? Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu.
GỢI Ý: 
1
- Tìm CĐT.
- Điền CĐT vào mô hình cấu tạo.
2
Thánh Gióng bay về trời vì: 
- Chàng vốn là con của trời nên sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, chàng lại trở về trời.
- Người anh hùng ấy không màng danh lợi.
- Gióng như bất tử hóa cùng non sông đất nước, trở thành biểu tượng về người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
3
* Về hình thức:
- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề nghị luận xã hội không gò ép, bằng đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu.
* Về nội dung: Học sinh nêu được những việc làm cụ thể để thể hiện lòng yêu nước như: chăm ngoan, học giỏi, thực hiện tốt nội quy của trường lớp, làm theo năm điều Bác dạy... để đóng góp xây dựng đất nước giàu mạnh, sánh vai với các nước trên thế giới.
Lưu ý: Đây là đoạn văn nghị luận xã hội có tính chất mở nên hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, khi chấm cần linh hoạt và tôn trọng những suy nghĩ chân thực của học sinh.
ĐỀ 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	[] Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.[]
a) Đoạn văn trên được trích trong truyện nào? Truyện ấy thuộc loại truyện dân gian nào mà em đã học? 
b) Đoạn văn kể lại sự việc gì?
c) Ghi lại một từ mượn có trong đoạn văn trên và cho biết từ ấy được mượn của tiếng (ngôn ngữ) nào.
GỢI Ý: 
a) - Truyện “Thánh Gióng” 
 - Thuộc loại truyện truyền thuyết 
b) Đoạn văn kể lại sự việc Thánh Gióng đánh tan giặc Ân cứu nước .
c) Từ mượn: tráng sĩ 
à mượn từ tiếng Hán
ĐỀ 4: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
	...Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời...
	 (Trích Thánh Gióng - theo Lê Trí Viễn, Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục, tr. 20)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2. Tìm hai lượng từ trong đoạn văn trên.
Câu 3. Trình bày nội dung chính của đoạn văn.
Câu 4. Đặt một câu với một trong hai lượng từ vừa tìm được trong đoạn văn trên.
GỢI Ý: 
1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự.
2
Hai lượng từ trong đoạn văn trên là: “những”, “cả”.
3
Nội dung chính của đoạn văn: 
Thánh Gióng xông ra trận. Gióng chiến đấu rất dũng cảm và kiên cường, quyết đánh tan giặc xâm lược. Đánh giặc xong, Thánh Gióng cởi giáp sắt bỏ lại, bay lên trời.
4
Đặt câu:
- Nội dung: câu có ý nghĩa giáo dục, phù hợp với yêu cầu đề bài.
- Hình thức: có chủ ngữ, vị ngữ, chấm câu, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, có gạch dưới lượng từ theo yêu cầu.
ĐỀ 5: Cho đoạn văn sau:
	 Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. 
	(Ngữ văn 6, tập I, NXB Giáo dục)
a) Đoạn văn trích từ văn bản nào ? Văn bản ấy thuộc thể loại gì ?
b) Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật chính trong văn bản?
GỢI Ý: 
a
Đoạn văn trích từ văn bản “Thánh Gióng”
Văn bản thuộc thể loại truyện truyền thuyết
b
Ý nghĩa của hình tượng nhân vật Thánh Gióng:
+ Thể hiện ước mơ về người anh hùng đánh giặc cứu nước.
+ Người anh hùng sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, mang trong mình tình đoàn kết, sức mạnh của nhân dân lao động.
+ Là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, sức mạnh đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân.
ĐỀ 6: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
	“Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.”
 (Trích “Thánh Gióng” - Ngữ văn 6, Tập 1) 
Câu 1: Đoạn trích trên kể về việc gì?
Câu 2: Ghi lại một chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn trích.
Câu 3 : Chỉ ra một cụm danh từ và một cụm động từ có trong đoạn trích.
Câu 4: Chi tiết “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước” có ý nghĩa gì?
GỢI Ý: 
1
Gióng lớn lên kì lạ trong sự đùm bọc của dân làng. 
2
Gióng vụt lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ
3
- Chỉ ra một cụm danh từ. Ví dụ: Hai vợ chồng
- Chỉ ra một cụm động từ. Ví dụ: gặp sứ giả
4
- Học sinh có thể nêu các ý sau: 
+ Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng.
+ Sức mạnh của Gióng là sức mạnh đoàn kết toàn dân.
 -> Đề cao hình tượng người anh hùng.
ĐỀ 7: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi .
 Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy 
 (Trích: Thánh Gióng)
Câu1 (2 điểm)
 Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Sử dụng ngôi kể nào?
Câu 2 (1 điểm)
 Tìm và ghi lại những chi tiết tưởng tượng, kì ảo có trong đoạn văn? 
Câu 3 (1 điểm)
 Xác định cụm danh từ trong đoạn văn ?
GỢI Ý: 
Câu 1
(2 điểm)
- Thánh Gióng Thuộc thể loại truyện truyền thuyết dân gian
- Đoạn truyện kểvề sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng 
- Tác giả dân gian sử dụng ngôi kể thứ ba ( Gọi tên nhân vật để kể )
Câu 2
(1điểm)
Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo có trong đoạn văn:
 Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô.
Câu 3
(1 điểm)
Cụm danh từ trong đoạn văn
- Hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
- Hai ông bà ao ước có một đứa con.
- Mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô.
- Hai vợ chồng mừng lắm.
SƠN TINH, THỦY TINH
ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (Từ câu 1 đến câu 4)
	"Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân."
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào?
Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?
Câu 3: Em hiểu ý nghĩa của đoạn văn trên như thế nào? 
Câu 4: Tìm cụm danh từ trong câu văn sau: "Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ". Xếp các cụm danh từ tìm được vào mô hình cụm danh từ. 
Câu 5: Viết từ 3- 5 câu nêu nhận xét của em về hành động của Sơn Tinh trong đoạn văn trên .
GỢI Ý: 
1
- Văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Thể loại: Truyền thuyết. 
2
3
Phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự
- Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai 
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
4
- Cụm danh từ: + Từng quả đồi 
 + Từng dãy núi
- Xếp vào mô hình cụm danh từ: 
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
từng
quả đồi
từng
dãy núi
5
Nêu nhận xét được hành động của Sơn Tinh : Hành động dũng mãnh với sức mạnh phi thường nhằm ngăn ch ... biết đoạn văn thuộc thể loại nào của truyện dân gian?
b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
c. Chỉ ra cụm tính từ trong câu: “Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.”?
d. Bài học em rút ra từ câu chuyện có chứa đoạn văn trên là gì?
GỢI Ý: 
a
- Đoạn văn trích trong văn bản: “Ếch ngồi đáy giếng”
- Thể loại: truyện ngụ ngôn
b
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
c
- Cụm tính từ: rất hoảng sợ
d
- Bài học:
+ Phải luôn học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của mình.
+ Không được chủ quan, kiêu ngạo.
ĐỀ 8: Đọc văn bản sau và lần lượt trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7.
    Có một con ếch sống lâu ngày trong mộtgiếng nọ . Xung quanh nó chỉ có vài con nhái , cua, ốc bé nhỏ . hằng ngày nó cấttiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng , khiến các con vật kia rất hoảng sợ .Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó oai như một vị chúa tể.
  Một năm nọ , trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếchta ra ngoài .
 Quen thói cũ , ếch nghênh ngang đi lại khắpnơi và cất tiếng kêu ồm ộp . Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời , chảthèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Câu 1 :  Văn bản trên thuộc thể loại truyệndân gian nào ?
A : Truyền  thuyết
C: Truyện cười
B:  Cổ tích
D: Truyện ngụ ngôn
Câu 2: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào ?
A : Mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu.
C: Khuyên nhủ , răn dạy con người về bài học nào đó trong cuộc sống.
B: Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về xã hội có công lí.
D:Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Câu 3: Trong văn bản trên tại sao ếch lại tưởng bầu trời bằng cái vung ?
A : Vì nó sống lâu ngày dưới đáy giếng .
C: Vì trời rất cao.
B: vì nó chưa nhìn thấy bầu trời bao giờ.
D: Vì nó rất nhỏ bé.
Câu 4: Câu văn : “ Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ . ” có mấy cụmdanh từ ?
A : Một cụm danh từ
C: Ba cụm danh từ
B:  Hai cụm danh từ
D: Bốn cụm danh từ
Câu 5  : Xác định từ ghép Hán Việt trong câu vănsau :
“ Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cáivung và nó thì oai như một vịchúa tể .”
Câu 6: Tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản thể hiện rõ nhất nội dung , ýnghĩa của truyện .
Câu 7: Nêu một hiện tượng trong cuộc sống ứng với nội dung câu thành ngữ : “ Ếchngồi đáy giếng”.
GỢI Ý: 
Trắcnghiệm : 
Câu 1: D                             Câu 3:A       
Câu 2 :C                            Câu 4: B
Câu 5: (0,5đ)Từ ghép Hán Việt : chúa tể
Câu 6: (1đ) Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằngchiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể .
Nó nhângnháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời , chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị mộtcon trâu đi qua giẫm bẹp.
Câu 7: (1,5)HS nêu hiện tượng trong lĩnh vực nào cũng chấp nhận ,nhưng   phải đúng với nội dung câu thành ngữ : Ếch ngồi đáy giếng .”
ĐỀ 9: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.”
 (Truyện ngụ ngôn)
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? 
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể của văn bản đó.
Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu từ “nhâng nháo” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì?
Câu 4 (1,0 điểm). Tìm cụm danh từ, chỉ từ trong câu văn sau:
“Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.”
Câu 5 (1,0 điểm). Qua truyện ngụ ngôn trên tác giả dân gian muốn phê phán và khuyên nhủ mỗi chúng ta điều gì? 
Câu 6 (0,5 điểm). Kể tên 2 truyện ngụ ngôn khác mà em đã học.
GỢI Ý: 
Câu 1 (0,5 điểm)
đoạn trích trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” 
Câu 2 (0,5 điểm)
* ngôi kể văn bản: Ngôi thứ ba
Câu 3 (0,5 điểm)
* giải thích được nghĩa của từ “nhâng nháo” trong văn bản là: ngông nghênh, không coi ai ra gì
Câu 4 (1,0 điểm). 
- Cụm danh từ: một năm nọ
- Chỉ từ: nọ
Câu 5 (1,0 điểm). 
* HS trả lời đúng ý nghĩa của truyện: Qua truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo
Câu 6 (0,5 điểm).
Học sinh ghi đúng tên 2 truyện ngụ ngôn đã học: “Thầy bói xem voi”; “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
TREO BIỂN
ĐỀ 1: Đọc câu văn sau rồi trả lời các câu hỏi: Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng: "Ở ÐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"
a, Câu văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại gì? Kể tên một tác phẩm có cùng thể loại.
b, Truyện nhằm nêu lên bài học gì? 
c, Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? 
GỢI Ý: 
a, Câu văn trên trích từ văn bản: Treo biển. 
 Thuộc thể loại: Truyện cười 
 Tác phẩm có cùng thể loại: Lợn cưới, áo mới 
b,Truyện có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác. 
c, Truyện được kể theo ngôi thứ ba.
THẦY BÓI XEM VOI
ĐỀ 1: Cho câu sau: 
"Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau"
(Ngữ văn 6 )
Câu 1. (2 điểm) Câu trên được trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại truyện gì? Nêu khái niệm thể loại truyện đó?
Câu 2: (2điểm) Tìm cụm danh từ có trong câu trên? Vẽ mô hình cụm danh từ và đưa cụm danh từ tìm được vào mô hình?
GỢI Ý: Câu 1: (2 điểm)
- Câu trên được trích trong văn bản “Thầy bói xem voi” 
- Thể loại: truyện Ngụ ngôn 
- Khái niệm truyện Ngụ ngôn: Là loại truyện dân gian kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. 
Câu 2: (2 điểm)
Cụm danh từ: Năm ông thầy bói 
Phần trước
Phần Trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
năm
ông
thầy
bói
Vẽ được mô hình cụm danh từ (0,5 điểm)
Đưa được cụm danh từ vào mô hình chính xác (1 điểm)
ĐỀ 2: Hãy đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:
 “...Thầy sờ đuôi lại nói:
 -Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
 Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.”
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6?
Có hai bạn học sinh khi đọc những câu văn trích dẫn trên, một bạn thì cho rằng chỉ có số từ, một bạn cho rằng chỉ có lượng từ. Ý kiến của em về vấn đề trên? Em hãy làm sáng tỏ ý kiến của mình!
Chỉ ra một cụm danh từ, một cụm động từ có trong đoạn văn nêu trên?
Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nghĩ của em về văn bản em đã nêu tên ở phần ( a). Đoạn văn của em viết có sử dụng chỉ từ.( Hãy gạch chân và chú thích)
GỢI Ý:
 a.Đoạn văn trên trích trong văn bản: “ Thầy bói xem voi”
b.Đoạn văn có cả số từ và lượng từ:
+ Số từ: năm +Lượng từ: các 
c. Chỉ ra một cụm danh từ, một cụm động từ có trong đoạn văn:
 Cụm DT: Các thầy nói không đúng cả.
Cụm ĐT: đánh nhau toác đầu, chảy máu
d. Nội dung đoạn văn: nêu cảm nghĩ của học sinh về văn bản Thầy bói xem voi
*Về hình thức: đoạn văn khoảng 8 câu, diễn đạt lưu loát
Yêu cầu Tiếng Việt: gạch chân và chú thích dưới chỉ từ
*Về nội dung: 
+ Chế giễu cách xem và phán về voi của 5 thầy
+ Bài học: về phương pháp nhận thức và biết lắng nghe ý kiến 
ĐỀ 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi như thế nào. Chợt nghe nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ đuôi.
(Ngữ Văn 6, tập một)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Nêu tên một văn bản khác cùng thể loại với văn bản này. 
b. Câu văn được gạch chân cho thấy cách xem voi của năm ông thầy bói có gì đặc biệt? 
c. Viết đoạn văn khoảng 7 câu để cho biết: Sau khi học xong văn bản có đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (ít nhất ghi được từ 3 đến 4 ý). 
GỢI Ý: 
a. - Đoạn văn trích từ văn bản: Thầy bói xem voi
- Thể loại: Truyện ngụ ngôn
- Văn bản cùng thể loại: Ếch ngồi đáy giếng hoặc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
b. Cách xem voi của năm ông thầy bói: 
- Sờ bằng tay.
- Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi.
c. Viết đoạn văn:
- Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn; đủ số câu; không tẩy xóa; không viết tắt, viết sai chính tả...
- Nội dung: Học sinh nêu được những bài học cụ thể rút ra từ câu chuyện:
+ Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
+ Không nên chủ quan trong việc xem xét, đánh giá sự vật, sự việc mà phải cần biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình. 
+ Khi xem xét sự vật, sự việc cần kết hợp nhận thức của các giác quan.
+ Cần không ngừng học hỏi từ nhiều người, nhiều nơi để làm giàu thêm hiểu biết cho bản thân về thế giới xung quanh.
+ ..
ĐỀ 4: Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu”
 (Thầy bói xem voi - Ngữ văn 6)
a) Câu văn trên nằm ở phần nào của truyện "Thầy bói xem voi"? 
b) Nếu được viết lại phần kết để ý nghĩa của truyện bộc lộ rõ hơn thì em sẽ viết thế nào?
GỢI Ý: 
a. Đoạn trích nằm ở phần kết của truyện "Thầy bói xem voi"
b. Em sẽ viết lại:
- Một nhân vật giải thích cho 5 ông thầy bói hiểu
- Lời giải thích:
+ Các ông thầy bói nói đều đúng nhưng chỉ đúng với một bộ phận của con voi, còn không đúng với cả con voi
+ Muốn hiểu biết về bất cứ sự vật, sự việc nào cũng đều phải xem xét chúng một cách toàn diện, trách chủ quan, phiến diện.
STT
TÊN VĂN BẢN
SỐ ĐỀ
TRANG
1
2
3
4
5
6
7
8
Thánh Gióng
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 
Thạch Sanh
Em bé thông minh
Ếch ngồi đáy giếng
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Thầy bói xem voi 
Treo biển
 6
14
15
3
7
3
1
1
57 đề
1-4
5-18
18-30
31-33
33-39
39
39
40-43

File đính kèm:

  • docde_doc_hieu_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc