Tiểu luận Cơ sở và quá trình hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
1. Điều kiện tự nhiên
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, không thuần nhất về mặt địa hình, bị chia cắt bới các dãy núi, rừng nhiệt đới, đồng bằng và biển cả. Lãnh thổ của khu vực này trải dài trên một phần trái đất, chạy qua xích đạo xuống 150 vĩ Nam lẽ thường có thể bị khô cạn thậm chí trở thành hoang mạc, sa mạc hay nắng quanh năm và có mưa thường xuyên tầm tã về chiều tối. Nhưng thiên nhiên đã “ưu đãi” cho vùng này một điều kiện hết sức thuận lợi đó là gió mùa. Gió mùa đã điều hoà bớt những điều kiện thông thường, giảm bớt sự không thuần nhất, sự gay gắt của khí hậu đáng lẽ có. Gió mùa kèm theo mưa tạo nên đại thể hai mùa, mùa khô tương đối mát lạnh và mùa mưa nóng ẩm. Mùa mưa với những cơn mưa nhiệt đới có quy luật ổn định đã cung cấp nước đủ dùng trong năm cho đời sống con người và cho sản xuất, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và muông thú.
Những điều kiện tự nhiên đó làm cho Đông Nam Á thích hợp với những loại cây cỏ nhất định. Đông nam Á trở thành quê hương của những loại cây gia vị, hương liệu và cây lương thực đặc trưng là cây lúa nước cùng nhiều loại cây ăn quả khác.
Như vậy Đông Nam Á trở thành một khu vực thực vật - dân tộc học và đồng thời cũng là khu vực động vật - dân tộc học tương đối riêng biệt. Những điều kiện tự nhiên nhưng địa hình, khí hậu chính là cơ sở thuận lợi cho những bước đi đầu tiên của con người.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Cơ sở và quá trình hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
I. Mở đầu Đông Nam á từ lâu vốn được coi là một khu vực có lịch sử văn hoá lâu đời, một chỉnh thể với những nét riêng của nó. Là một khu vực có những đặc điểm tương đối giống nhau về điều kiện tự nhiên, về quá trình phát triển của lịch sử và văn hoá, điều đó đã tạo nên một khu vực riêng khác hẳn với các khu vực còn lại trên thế giới. Đông Nam á còn được coi là khu vực “châu á gió mùa” với những đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên người ta chỉ mới dần nhận thấy vai trò, vị trí và ý nghĩa của khu vực này từ khoảng nửa thế kỉ trở lại đây. Đông Nam á là một khu vực khá rộng lớn, diện tích 4,5 triệu Km2 trải rộng ra một phần trên trái đất từ khoảng 920 đến 1400 kinh Đông, từ khoảng 280 vĩ Bắc chạy qua xích đạo đến 150 vĩ Nam rất không đồng nhất về điều kiện tự nhiên. Đông Nam á với địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi lớn, bởi những cánh rừng nhiệt đới, xen lẫn những đồng bằng và biển cả rất thuận lợi cho những bước đi đầu tiên của con ngươi. Đông Nam á là một khu vực có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ lịch sử thế giới: từ những bước đi đầu tiên của loài người, do những điều kiện tự nhiên thuận lợi của khu vực và trong từng chặng đường của lịch sử. Không phải ngẫu nhiên mà mối liên hệ của khu vực này với thế giới đã được xác lập từ rất sớm và thường xuyên trong suốt mấy chục thế kỉ qua. Cũng không phải ngẫu nhiên mà ở đây có mặt của những nhà địa lí hay du lịch, nhà truyền giáo hay ngoại giao của phương Đông và phương Tây trong suốt chiều dài lịch sử như Ptôlêmê, Khang Thái, Nghĩa Tĩnh, Pháp Hiển, Chu Đạt Quangtrước đây người ta thường hiểu tầm quan trọng lịch sử của Đông Nam á chủ yếu là ở vị trí địa lí của nó. Người ta quá nhấn mạnh tới yếu tố địa lí. Khu vực này được coi là hành lang, là cầu nối Đông - Tây, hay là “ngã tư đường” hay “ống thông gió”. Mà quên mất Đông Nam á còn là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại, ít ra là ở những giai đoạn lịch sử nhất định, một trong những trung tâm thu - phát văn hoá và là một trong những trung tâm kinh tế (chứ không phải là một cái chợ chuyên buôn bán hàng hoá nước ngoài). ngày nay khu vực Đông Nam á đã và đang phát triển với một tốc độ được coi là “thần kì”, một khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Đông Nam á đã và đang thể hiện được vai trò là một khu vực ổn định và phát triển, ngày càng có vai trò và vị thế ở khu vực và trên thế giới. Người xưa thường nói: “ôn cố nhi tri tân”. Để có một Đông Nam á ngày hôm nay phát triển ổn định về kinh tế, chính trị ổn định, giàu có về mặt truyền thống văn hoá chúng ta không thể không tìm hiểu những trang sử đầu tiên của khu vực này. chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu vấn đề “cơ sở và quá trình hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam á”. Nghiên cứu vấn đề này góp phần tìm hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành phát triển của các quốc gia trong khu vực. Góp phần mối liên hệ mật thiết gắn bó giữa các quốc gia. Trên cơ sở đó chúng ta có điều kiện hiểu biết về các quốc gia và thực hiện hiệu quả đường lối ngoại của Đảng và Nhà nước ta “muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” trước hết là những nước gần gũi trong khu vực Đông Nam á mà chúng ta đang sinh sống. II. Nội dung I. Cơ sở và những điều kiện xuất hiện các vương quốc cổ ở khu vực Đông Nam á Điều kiện tự nhiên Đông Nam á là một khu vực khá rộng, không thuần nhất về mặt địa hình, bị chia cắt bới các dãy núi, rừng nhiệt đới, đồng bằng và biển cả. Lãnh thổ của khu vực này trải dài trên một phần trái đất, chạy qua xích đạo xuống 150 vĩ Nam lẽ thường có thể bị khô cạn thậm chí trở thành hoang mạc, sa mạc hay nắng quanh năm và có mưa thường xuyên tầm tã về chiều tối. Nhưng thiên nhiên đã “ưu đãi” cho vùng này một điều kiện hết sức thuận lợi đó là gió mùa. Gió mùa đã điều hoà bớt những điều kiện thông thường, giảm bớt sự không thuần nhất, sự gay gắt của khí hậu đáng lẽ có. Gió mùa kèm theo mưa tạo nên đại thể hai mùa, mùa khô tương đối mát lạnh và mùa mưa nóng ẩm. Mùa mưa với những cơn mưa nhiệt đới có quy luật ổn định đã cung cấp nước đủ dùng trong năm cho đời sống con người và cho sản xuất, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và muông thú. Những điều kiện tự nhiên đó làm cho Đông Nam á thích hợp với những loại cây cỏ nhất định. Đông nam á trở thành quê hương của những loại cây gia vị, hương liệu và cây lương thực đặc trưng là cây lúa nước cùng nhiều loại cây ăn quả khác. Như vậy Đông Nam á trở thành một khu vực thực vật - dân tộc học và đồng thời cũng là khu vực động vật - dân tộc học tương đối riêng biệt. Những điều kiện tự nhiên nhưng địa hình, khí hậu chính là cơ sở thuận lợi cho những bước đi đầu tiên của con người. Những mùa ổn định với khí hậu không quá gay gắt về nhiệt độ và lượng mưa, địa hình sinh tụ nhỏ và phong phú kết hợp rừng suối, đồi, ruộng đã tạo nên không gian lí tưởng cho con người. Không gian sinh tồn ở đây tuy nhỏ hẹp không giống các vùng khác trên thế giới như vùng sông ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà nhưng lại rất phong phú và đa dạng. Những điều kiện đó rất thuận lợi cho những bước đi đầu tiên của con người trong buổi bình minh của lịch sự loài người. Không phải ngẫu nhiên mà con người đã in dấu vết sinh sống và phát triển của mình trên khu vực này từ thời gian rất xa xôi. Cho tới ngày nay, bằng những tài liệu khảo cổ học đã khẳng định một cách chân xác rằng Đông Nam á là một trong những cái nôi của loài người. Cơ sở kỹ thuật – kinh tế Từ chỗ sử dụng cành cây, xương thú làm vũ khí và công cụ, tiến lên một bước người ta đã sử dụng công cụ lao động bằng đá. Từ chỗ công cụ đồ đá cũ sang công cụ đồ đá mới rồi đến công cụ bằng kim loại (đồng, sắt) là một bước tiến dài của lịch sử loài người. Đồ đồng được sử dụng ở Đông Nam á vào khoảng đầu thiên niên kỷ II TCN.Các công cụ đồng thau có mặt ở sông Hồng, ở Thái Lan ngày nay. Vào thế kỷ tiếp giáp công nguyên trên cơ sở phát triển của đồ đồng, đồ sắt bắt đầu xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trong khu vực Đông Nam á. Với đồ sắt các tộc người Đông Nam á bắt đầu đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước. Con người sắp sửa bước vào thời đại văn minh. Trên cơ sở phát triển của công cụ lao động từ đồ đá sang kim loại kinh tế của cư dân Đông Nam á có sự chuyển biến. Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp là chính, ngoài ra người ta còn làm nghề thủ công truyền thống như dệt, làm gồm, đúc đồngnền kinh tế càng phát triển do sự cải tiến về công cụ sản xuất và do năng lực của con người. Của cải làm ra ngày càng nhiều, dẫn đến dư thừa, từ đó xuất hiện tư hữu. tư hữu xuất hiện lập tức cái bóng giai cấp đi kèm. Như vậy tất yếu lại sinh giàu nghèo mất đi sự công bằng bình đẳng xã hội hình thành giai cấp, cơ sở cho sự ra đời nhà nước xuất hiện. Nói tóm lại, sự xuất hiện của công cụ lao động đã dẫn đến năng suất lao động tăng thêm vào đó là sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khiến cho của cải vật chất trở nên “dồi dào” và cũng là lúc con người không thể sống theo kiểu “cộng sản nguyên thuỷ” như trước nữa. Loài người đang từng bước chậm chạp vào xã hội có giai cấp và nhà nước, xã hội văn minh. Các quốc gia sơ kì đã bắt đầu xuất hiện trên lãnh thổ Đông Nam á cả lục địa và hải đảo. 3. ảnh hưởng của văn hóa ấn Độ và Trung Quốc Sự ra đời của các quốc gia cổ Đông Nam á còn gắn liền với tác động về mặt kinh tế và văn hoá của hai nền văn minh lớn đó là Trung Quốc ở phía Bắc và ấn Độ ở phía Nam. ảnh hưởng của hai nền văn minh này đối với khu vực này là rất rõ nét.Từ xa xưa khoảng đầu CN thương nhân ấn đã đi lại trao đổi buôn bán với khu vực Đông Nam á bằng đường biển. Các thương nhân ấn đã đem hàng hoá đến khu vực này bán và đem về vàng, bạc và hương liệu. Trong quá trình trao đổi buôn bán và truyền giáo của người ấn Độ vào Đông Nam á tạo nên một sự giao thoa văn hoá, tiếp biến văn hoá của cư dân khu vực này. Như vậy, ảnh hưởng của văn minh ấn Độ và Trung Quốc chính là tác nhân thúc đẩy nhanh quá trình hình thành các quốc gia cổ ở Đông Nam á. II. Quá trình hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam á 1. Địa bàn xuất hiện 1.1. Lưu vực sông Iraoađi Vùng lãnh thổ của ba con sông Slawin, Sýttang và Iraoadi mà ngày nay là Mianma, xưa kia là địa bàn cư trú của những tộc người khác nhau (người Môn, người Pyu, người Miến). Trên cơ sở đó lập nên những quốc gia sơ kì với những biến diễn thăng trầm khác nhau. ở miền Nam trên hạ lưu ba con sông, một số bộ lạc Môn đã cư trú từ lâu. Họ là cư dân bản địa có mặt từ thời tiền sử xa xôi. Miền Trung là nơi cư trú của bộ lạc Pyu có mặt ở đây từ đầu CN, miền Bắc thượng lưu sông Iraoadi là địa bàn cư trú của người Miến. Cả ba miền này, nhất là miền Trung và miền Nam hạ lưu sông iraoadi đã hình thành nên những điểm quần cư lớn, đã đón nhận văn hoá ấn Độ mạnh mẽ và xuất hiện các vương quốc cổ: - Vào thế kỉ VII – VIII, các nhà sư Trung Hoa là Nghĩa Tĩnh và Huyền Trang đi qua khu vực này có nói đến một quốc gia của người Pyu gọi tên là Cheli Chatulon nhờ các phiên bản khắc chữ Phạn mà ta biết phiên âm là Sriksetra. Dân ở đây theo những môn phái Phật giáo khác nhau có thể là Tiểu thừa hoặc Đại thừa và giáo phái Theravada. Họ tiến hành hoả táng, thờ tro xương trong những bình nhỏ. Nhờ các bình tro xương của hoàng gia có khắc chữ mà ta biết một cách rời rạc tên tuổi và niên đại của năm ông vua trị vì cuối cùng trong cuối thế kỉ VII, đầu thế kỉ VIII. Từ cuối thế kỉ VIII, người Trung Hoa đã bắt đầu tiếp xúc với người Pyu. Do đó chúng ta biết được đôi điều qua sự ghi chép của Tân Đường thư “ lấy gạch xanh, xây thành hình tròn, chu vi 100 dặm, mở 12 cửa, 4 phía có tháp. Dân trong thành co tới hàng vạn gia đình. Hơn 100 chùa đẹp, dát vàng và được sơn nhiều màu đã được xây cấttrai gái đến 7 tuổi thì cạo đầu đi tu cho đến 20 tuổi mới được vào đời. Tất cả mọi người đều phải mặc một kiểu áo dài trắng thắt dây lưng hồng. Tính khí họ hoà dịu, không có gông cùm. Người có tội buộc 5 thanh tre lại đánh sau lưng, nặng thì đánh 5 gậy, nhẹ thì đánh 3 gậy. Giết chết người thì bị xử tử” Từ các bộ lạc Môn, vào đầu thế kỉ IX, vùng hạ lưu sông Iraoadi xuất hiện hai quốc gia là Thatton và Pêgu. Tuy nhiên các quốc gia Môn theo Tân Đường thư vẫn giữ quan hệ thần ph ... n theo truyền thuyết của Lào là Khúmbolon đã lên ngôi và thực hiện cha truyền con nối, có 15 vua kế tiếp nhau trị vì đất nước trong 500 năm. Vua Lào lúc đầu gọi là Khún, sau là Thào, sau nữa gọi là Phía. Phía Khăm Phòng là ông nội của Pha Ngừm là người có công thống nhất các Mường Lào. Vương quốc Lan Xang thống nhất đầu tiên, những tài liệu về những ngày đầu dựng nước của người Lào còn rất ít ỏi hầu hết là truyền thuyết nên ta không thể hiểu biết một cách đầy đủ về quá trình phát triển của lịch sử Lào trong giai đoạn này nhưng dù sao nó cũng gợi cho ta ý nghĩ rằng: quá trình phát triển đó là quá trình hội tụ từng bước, từng vùng lãnh thổ Lào và cuối cùng lập nên một bước nhảy vọt vào thế kỉ XIV, khi Pha Ngừm tiến hành đấu tranh thống nhất các Mường là, trở thành một quốc gia thống nhất đầu tiên trong lịch sử Lào mang tên Lan Xang 1353. Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay từ xa xưa đã xuất hiện các vương quốc cổ. Miền Bắc xuất hiện quốc gia Văn Lang - Âu Lạc. Miền Trung xuất hiện quốc gia Chămpa. Miền Nam có quốc gia Phù Nam. Văn Lang - Âu Lạc là quốc gia ra đời sớm nhất trong số các vương quốc cổ ở Đông Nam á. Trên cơ sở văn hoá đồng thau từ Phùng Nguyên đến Đồng Đậu đến Gò Mun và đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn. Công cụ lao động có sự chuyển biến từ đồng thau lên sơ kì đồ sắt. trên cơ sở đó, nền kinh tế có bước chuyển biến lớn. Xã hội có sự chuyển biến sâu sắc, xuất hiện các tầng lớp giàu nghèo khác nhau, giai cấp xuất hiện. Sự chuyển biến về kinh tế xã hội nói trên đã đưa đến tiền đề cho sự ra đời của nhà nước. Bên cạnh đó vấn đề trị thuỷ và chống ngoại xâm cũng là nhân tố tác động đến nguyên nhân làm cho nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời sớm. Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc còn rất giản đơn. Đứng đầu Văn Lang là Vua Hùng, đứng đầu nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng, cả nước chia làm 15 bộ do các lạc tướng đứng đầu, dưới các bộ là xóm, làng do Bồ Chính cai quản. Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là nhà nước của người Việt Cổ được hình thành trên cơ sở văn minh sông Hồng. Là quốc gia đầu tiên trong chuỗi dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. ở miền Trung Việt Nam ngày nay thời xa xưa đã từng xuất hiện vương quốc cổ Chămpa, hình thành trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh. Văn hoá Sa Huỳnh được hình thành từ văn hoá tiền Sa Huỳnh có niên đại cách đây 3000 – 4000 năm. Chủ nhân của văn hoá tiền Sa Huỳnh đã bước vào thời đại kim khí. Trên cơ sở đó nền văn hoá Sa Huỳnh ra đời thuộc tiểu chủng Mãlai - Đa Đảo, định cư trên lưu vực các con sông Thu Bồn, Trà Khúc và các vùng ven biển, vùng rừng núi các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam trung Bộ. Xã hội ngày càng tiến triển, cùng với sự gia tăng dân số và các mối liên hệ giữa các vùng đã đưa đến sự hình thành các bộ lạc mà tiêu biểu là hai bộ lạc Cau và Dừa. Vào thế kỉ II SCN, từ hai bộ lạc này vương quốc Chămpa ra đời. Khu Liên là người có công lãnh đạo nhân dân ở huyện Tượng Lâm của quận Nhật Nam đứng lên lật đổ nhà Hán thành lập vương quốc Lâm ấp, sau đổi thành Chămpa. Đến thế kỉ VIII, quốc gia này có tên là Hoàn Vương. Kinh đô ban đầu xây ở Trà Kiệu ở Quảng Nam nửa sau thế kỉ IX chuyển về Đồng Dương, sau đó chuyển về Chà Bàn (Bình Định). Chămpa theo thể chế quân chủ, vua đứng đầu mắn mọi quyền hành về chính trị, quân sự tôn giáo. Giúp việc cho vua có các tể tướng và quan đại thần. Dưới đó là các thuộc quan chia làm ba cấp: Tôn quan, thuộc quan và ngoại quan. Trong triều đình có nhiều tăng lữ Hinđu giáo phụ trách tôn giáo, hôn nhân. Xã hội Chămpa hình thành các đẳng cấp quý tộc, nông dân tự do, nô lệ. Cuộc sống của cư dân chủ yếu bằng nông nghiệp. Cả nước được chia làm 4 châu, dưới châu là các huyện các làng. Nhân dân phần lớn theo hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Hin đu giáo. Từ thế kỉ IV dân tộc Chăm đã có chữ viết, học xây dựng nền văn minh vật chất cũng như tinh thần hết sức đặc sắc. Các công trình kiến trúc còn sót lại ngày nay như tượng Phật Đồng Dương, Thánh địa Mỹ Sơn đã chứng minh điều đó. Chămpa phát triển trong các thế kỉ IX đến thế kỉ XV rồi suy thoái và sát nhập vào quốc gia Đại Việt trở thành một bộ phận lãnh thổ, cư dân và văn hoá Việt Nam. 1.3 ở trên các hải đảo - Các tiểu quốc trên bán đảo Mãlai: Khoảng đầu CN, khi người ấn Độ đến Đông Nam á thì bán đảo Malaixia do yếu tố điều kiện thuận lợi trở thành tâm điểm, trung tâm buôn bán của các thương nhân nước ngoài. Địa danh Tacôla đã được biết đến như một bến cảng sầm uất bậc nhất của khu vực lúc bấy giờ. Dựa trên cơ sở giao thương, người ấn Độ đã góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế truyền bá văn hoá ấn Độ vào đây. Trên cơ sở đó các quốc gia sơ kì của người Mãlai đã sớm xuất hiện ở Mãlai. Qua các tài liệu cổ, các thư tịch của người Trung Hoa đã viết về các quốc gia ra đời từ thế kỉ I đến III. Nơi phát hiện sớm nhất là miền Bắc Malaixia ở Kedahat và Patani tức là cửa ngõ tiếp xúc với người ấn Độ, là nơi đất hẹp nằm giữa hai vịnh Bengan và Thái Lan. Các vương quốc của người Môn ra đời ở đây có tên gọi như Lancasuca, Tambralinga, Táccôla, KataraLancasuca là một quốc gia tương đối phát triển nằm ở phía bắc Kêđa, ra đời vào khoảng thế kỉ II, hưng thịnh vào thế kỉ VI, từ thế kỉ VII suy yếu và trở thành chư hầu của các nước khác. Thời kì này theo sử sách Trung Hoa có nói đến một nước Đốn Tốn. Đốn Tốn chắc hẳn là bán đảo Malaia “nước Đốn Tốn ở trên một bờ biển cao lởm chởm, đất rộng không quá 1000 lí, thủ đô cách biển 10 lí, các tiểu vương đều thần phục Phù Nam. Đốn Tốn nằm ở phía Nam Phù Nam, phía tây giáp ấn ĐộĐốn Tốn hình vòng cung chạy dài ra biển hơn 1000 lí”. Như vậy, Đốn Tốn cũng là một tập hợp nhiều tiểu quốc Mãlai. Thư tịch cổ đã nói tới không phải chỉ có 5 nước mà nhiều hơn thế nữa. Người ta có thế đoán định một số nước như Lancasuca, Kêđa, Tumasich, Tambralinga. Khu vực quần đảo Inđônêxia Là khu vực cư trú của cư dân thuộc ngữ hệ Mãlai, trong những thế kỉ đầu CN những nhóm người đó lần lượt đã thành lập các tiểu quốc của họ. Đến khi sự giao lưu giữa các đảo tăng lên thì nhiều vùng ven biển trở thành thương cảng sầm uất. Trong sử thi Ramayana của ấn Độ có đoạn miêu tả về hòn đảo Giava “hãy nghiên cứu kĩ về Giavadvipa, một hòn đảo gồm 7 vương quốc, hòn đảo vàng và bạc, đầy những chế phẩm bằng vàng”. các tài liệu Trung Quốc cổ đại cũng nói nhiều đến các quần đảo Inđônêxia. Nước đầu tiên được biết đến rõ hơn cả là vương quốc Taruma, ở phía Tây Giava. Tại đây người ta đã tìm được những trụ đá và một số tượng Phật có niên đại từ rất sớm thuộc phong cách tượng Amaravati của người ấn Độ. đặc biệt người ta đã tìm thấy một số bản khắc chữ Phạn cho biết tên ông vua đầu tiên của Taruma là Phunavaman, trị vì vào khoảng 450. cùng thời gian này ở đảo Xumatơra cũng tồn tại một quốc gia khác người Trung Quốc gọi tên là Cantôli. Cũng ở đảo Xumatơra ở vùng đất Giambi thuộc hạ lưu sông Hari và ở phía tây bắc Cantôli vào giữa thế kỉ VII, tồn tại một quốc gia là Malayu. Nhưng hiện nay người ta cũng không biết gì hơn về quốc gia này. Như vậy chúng ta thấy được rằng, trong khoảng 10 thế kỉ đầu SCN trên cơ sở những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội và văn hoá thêm vào đó là những nhân tố thúc đẩy quá trình ra đời nhà nước. Trên một khu vực rộng lớn ở Đông nam á đã lần lượt xuất hiện các vương quốc cổ. Các vương quốc này ra đời trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau do đó quá trình phát triển của các vương quốc này. Do địa hình phân tán quy mô của các quốc gia này thường nhỏ hẹp, sống riêng lẻ nhiều khi có tranh chấp, xung đột và chiến tranh lẫn nhauTrên con đường phát triển các vương quốc đã lần lượt được thay thế bằng các vương triều phong kiến khác. Đó là cơ sở xây dựng các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh sau này như Đại Việt, Chămpa, Pagan, Authaya, Lan Xang III. Kết Luận Như vậy, vào khoảng 10 thế kỉ đầu SCN là thời kì xuất hiện và hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam á. Với điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho những bước đi đầu tiên của con người do đó đã hội tụ được những tộc người với những ngữ hệ khác nhau có cùng chung một chí hướng đó là đấu tranh chinh phục tự nhiên, tiến hành xây dựng các nhà nước cổ của các tộc người tiêu biểu. Trong thời kì lập quốc này, việc chiến tranh xâm lược tiêu diệt lẫn nhau là chuyện thường xuyên, sự sụp đổ các vương quốc cổ rồi hình thành nên các quốc gia mới là quy luật của xã hội lúc bấy giờ. Các vương quốc cổ đã hình thành ở những địa điểm khác nhau, thời gian khác nhau và do những tộc người khác nhau đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hoá. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam á đã sớm hình thành được các nét truyền thống văn hoá riêng tạo nên sự đặc sắc của văn hoá Đông Nam á - “Một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng”. Mặc dù nằm giữa hai trung tâm văn minh lớn của thế giới là ấn Độ và Trung Quốc song văn hoá Đông Nam á vẫn giữ được bản sắc riêng không dễ bị đồng hoá, bị Hán hoá hay ấn Độ hoá mà trên cơ sở một nền văn hoá bản địa của mình cư dân Đông Nam á đã sớm tiếp thu, tiếp biến và lĩnh hội những nét đặc sắc của hai nền văn minh trên. Đông Nam á ngay từ thời xa xưa trong thời kì lập quốc đã chứng tỏ được vị trí và vai trò của mình đối với khu vực và thế giới. Trải qua nhiều biến động thăng trầm của lịch sử, Đông Nam á vững vàng phát triển đi lên và ngày càng thể hiện được vai trò đặc biệt quan trọng của mình đối với thế giới. Đông Nam á ngày hôm nay với những thành tích đã đạt được xứng đáng là một khu vực hoà bình ổn định và phát triển năng động của thế giới. IV. Tài liệu tham khảo Lương Ninh (chủ biên): Lịch sử Đông Nam á, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2005. Lương Ninh: Lịch các nước Đông Nam á,Tập 1, Khoa Đông Nam á học, Tp. Hồ Chí Minh, 1998. Hall.D.G.E : Lịch sử Đông Nam á, NXB, Chính trị Quốc gia, Hà Nội,1997. Phan Huy Lê (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1983. Vũ Dương Ninh (Chủ biên): Một số chuyên đề lcịh sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2006. Lương Ninh: Vương quốc Phù Nam: Lịch sử và văn hoá, Viện văn hoá và Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2005. Các tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, nghiên cứu Đông Nam á.
File đính kèm:
- tieu_luan_co_so_va_qua_trinh_hinh_thanh_cac_vuong_quoc_co_o.doc