Tiểu luận ASEAN phát triển

Vào giữa thập niên 60, trong bối cảnh quốc tế của cuộc Chiến tranh lạnh, cuộc đối đầu Đông - Tây căng thẳng, Anh tuyên bố rút khỏi Đông Nam Á, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đã tạo bước ngoặt ở Việt Nam và buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán; tháng 6-1969, Mỹ bắt đầu rút khỏi miền Nam Việt Nam; việc bình thường quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc, hoà dịu với Liên Xô

Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ nửa sau thế kỉ XX, khá nhiều tổ chức trên thế giới đã xuất hiện như: Tổ chức các nước Trung Mĩ OCAS (1951), Cộng Đồng kinh tế châu Âu EEC (1957), Thị trường chung Trung Mĩ CACM (1961). Hội Mậu dịch tự do Mĩ Latinh LAFTA (1961), Tổ chức Thống nhất châu Phi OAU (1963) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm1967 ra đời, cũng nằm trong xu hướng chung đó.

Bên cạnh đó, để ngăn chặn nguy cơ các nước trong khu vực khỏi rơi vào “khoảng trống quyền lực” sau khi Anh và Mĩ rút khỏi nơi đây và tạo điều kiện cho các thế lực khác vào lấp chỗ trống đó. Các nước Đông Nam Á đã nhận thức được một điều rằng tốt nhất là liên kết với nhau, dựa vào nhau để có tiếng nói chung đủ mạnh để đối phó nguy cơ từ bên ngoài, để giải quyết những vấn đề mâu thuẫn từ bên trong nhằm duy trì sự ổn định an ninh - chính trị tạo dựng sự ổn định và phát triển bền vững ở khu vực này.

 

doc 14 trang cucpham 23/07/2022 8300
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận ASEAN phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận ASEAN phát triển

Tiểu luận ASEAN phát triển
Đặt vấn đề
Vào giữa thập niên 60, trong bối cảnh quốc tế của cuộc Chiến tranh lạnh, cuộc đối đầu Đông - Tây căng thẳng, Anh tuyên bố rút khỏi Đông Nam á, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đã tạo bước ngoặt ở Việt Nam và buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán; tháng 6-1969, Mỹ bắt đầu rút khỏi miền Nam Việt Nam; việc bình thường quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc, hoà dịu với Liên Xô
Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ nửa sau thế kỉ XX, khá nhiều tổ chức trên thế giới đã xuất hiện như: Tổ chức các nước Trung Mĩ OCAS (1951), Cộng Đồng kinh tế châu âu EEC (1957), Thị trường chung Trung Mĩ CACM (1961). Hội Mậu dịch tự do Mĩ Latinh LAFTA (1961), Tổ chức Thống nhất châu Phi OAU (1963)Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á năm1967 ra đời, cũng nằm trong xu hướng chung đó.
Bên cạnh đó, để ngăn chặn nguy cơ các nước trong khu vực khỏi rơi vào “khoảng trống quyền lực” sau khi Anh và Mĩ rút khỏi nơi đây và tạo điều kiện cho các thế lực khác vào lấp chỗ trống đó. Các nước Đông Nam á đã nhận thức được một điều rằng tốt nhất là liên kết với nhau, dựa vào nhau để có tiếng nói chung đủ mạnh để đối phó nguy cơ từ bên ngoài, để giải quyết những vấn đề mâu thuẫn từ bên trong nhằm duy trì sự ổn định an ninh - chính trị tạo dựng sự ổn định và phát triển bền vững ở khu vực này.
Muốn vậy, vấn đề an ninh - chính trị luôn được đặt lên hàng đầu và được tất cả các thành viên quan tâm hàng đầu. Bản thân nội bộ của 5 nước thành viên sáng lập ra tổ chức có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết và không muốn dùng tới vũ lực như vấn đề dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, vấn đề li khaiHơn thế nữa ở khu vực này đã tồn tại hai nhóm nước đối lập nhau về ý thức hệ: nhóm nước xã hội chủ nghĩa và nhóm nước tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy, tình hình chính trị ở khu vực này hết sức phức tạp. Do đó, vấn đề an ninh - chính trị luôn được đặt lên hàng đầu trong quá trình ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
Vấn đề hợp tác an ninh - chính trị là vấn đề xuyên suốt quá trình phát triển và là đã giặt hái được rất nhiều thành tựu trong suốt 40 năm qua (1967-2007).
Thành công của một tổ chức quốc tế được thể hiện không chỉ ở mục tiêu, tôn chỉ, nhiệm vụ được công bố mà còn bằng cả những kết quả hoạt động thực tế và uy tín của tổ chức đó. Thực tế hoạt động của ASEAN trong vòng 40 năm qua cho thấy, sau EU, ASEAN là tổ chức khu vực có hiệu quả và thành công nhất trên thế giới kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay. Thành công của ASEAN được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực đạt được nhiều thành công nhất là lĩnh vực an ninh - chính trị. Tuy là một tổ chức khu vực, nhưng ASEAN đã phát huy tính tự chủ, tự cường khu vực, lôi kéo được tất cả các nước, các thực thể kinh tế - chính trị lớn nhất trên thế giới cùng đối thoại, hợp tác về chính trị, an ninh và kinh tế. Với những sáng kiến và hoạt động có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, ASEAN đang ngày càng có vai trò quan trọng trên các diễn đàn quốc tế và khu vực châu á - Thái Bình Dương. Vậy ASEAN ra đời trong bối cảnh nào? tại sao lĩnh vực thành công nhất lại là lĩnh vực an ninh - chính trị?
 ASEAN ra đời trong bối cảnh quốc tế và khu vực hết sức phức tạp. Cuộc chiến tranh Đông Dương đang biến Đông Nam á thành địa điểm tranh giành giữa các nước lớn. Liên Xô và Trung Quốc có vai trò ngày càng tăng thông qua việc ủng hộ, giúp đỡ cho một số Đảng cộng sản trong khu vực. Quan hệ phức tạp giữa Xô - Mĩ - Trung và sự giúp đỡ trực tiếp của Trung Quốc cho các Đảng Cộng sản ở Đông Nam á đã gây ra mối lo ngại cho chính quyền các nước này về khả năng lan tràn của chủ nghĩa cộng sản. Việc Mĩ tiếp tục tham gia và ngày càng sa lầy trong chiến tranh Việt Nam đã tiếp tục khiến một số nước Đông Nam á đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến phải tính toán lại chiến lược để đối phó với tình hình mới. Các nước Đông Nam á nhận thức rằng cách tốt nhất để giảm sự chi phối của các nước lớn là liên kết với nhau và dựa vào nhau trong một tổ chức khu vực vừa để đảm bảo hoà bình, an ninh khu vực, vừa tạo nên một sức mạnh tập thể để đối phó với các nước lớn. Bên cạnh đó, mục tiêu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở trong và từ bên ngoài, cũng được đặt ra đối với các nước Đông Nam á trong cuộc Chiến tranh lạnh đang bao trùm toàn thế giới. Mặt khác ngay trong nội bộ của khu vực cũng gặp những khó khăn rất lớn về giải quyết các tranh chấp, những xung đột cần giải quyết.
	Trong tình hình đó, Chính phủ các nước Đông Nam á nhận thức rõ sự cần thiết phải tiến tới thành lập một tổ chức khu vực nhằm thúc đẩy sự liên minh giữa các nước có lợi ích lâu dài và cơ bản trùng hợp nhau để đối phó với những vấn đề bên trong cũng như bên ngoài nhằm duy trì sự ổn định an ninh - chính trị, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, xu hướng khu vực hoá trên thế giới bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến. Hàng loạt các tổ chức khu vực hình thành ở các châu lục khác nhau trên thế giới: Tổ chức các nước Trung Mĩ OCAS (1951), Cộng đồng kinh tế châu âu EEC (1957), Thị trường chung Trung Mĩ CACM (1961). Hội Mậu dịch tự do Mĩ Latinh LAFTA (1961), Tổ chức thống nhất châu Phi OAU (1963) Trên bình diện quốc tế, xu thế liên kết, hợp tác được đặt ra mạnh mẽ trong quá trình phát triển của các quốc gia, dân tộc.Tình hình này đã tác động đến xu hướng “hướng tâm” của một số nước trên thế giới, trong đó có các nước Đông Nam á - những quốc gia mới giành được độc lập, có nhu cầu nhích lại gần nhau trong quá trình phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực này.
Như vậy, hoàn cảnh lịch sử đã tạo ra những điều kiện khách quan, chủ quan và sự tác động qua lại giữa các nước trong khu vực Đông Nam á là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN.
Nội dung
2.1 Những thành tựu hợp tác an ninh - chính trị trong 40 năm (1967-2007)
Ra đời trong thời điểm chủ nghĩa đang hình thành và đúng lúc đối đầu Đông - Tây đang gay gắt, ASEAN sớm chú trọng vấn đề an ninh, chính trị. Chính vì vậy, mà trong 40 năm qua thành tựu mang lại hiệu quả nhất cho khu vực cũng như nhiều nước ngoài khu vực, được cộng đồng quốc tế thừa nhận là lĩnh vực an ninh, chính trị.
Trong Tuyên bố Băng Cốc (Thái Lan) về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (1967) đã ghi rõ: “Các nước Đông Nam á có trách nhiệm chính về tăng cường sự ổn định kinh tế và xã hội của khu vực; quyết tâm bảo vệ an ninh và ổn định của mình, không có sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất cứ hình thức và biểu hiện nào”. Mục tiêu đã toát lên của tổ chức này là giúp các nước trong khu vực hiểu nhau và đoàn kết nhau hơn để đối phó với những thách thức từ bên ngoài. Thực tế cho thấy sự tồn tại của hàng loạt vấn đề bất ổn định, mâu thuẫn, nguy cơ xung đột của các quốc gia thành viên, cũng như cục diện chính trị khu vực dưới tác động của Chiến tranh lạnh, đã biến việc bảo đảm an ninh đối nội và đối ngoại trở thành vấn đề quan trọng thường xuyên, thành nhu cầu chính của ASEAN. Trong 40 năm qua trên một mức độ nhất định về hợp tác an ninh, chính trị ASEAN đã thực hiện đúng mục tiêu và chức năng của mình.
Trong thời kỳ từ năm 1967 đến năm 1975, tình hình quốc tế và khu vực có những biến chuyển quan trọng: tháng 1-1968, Anh tuyên bố rút khỏi Đông Nam á; Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đã tạo bước ngoặt ở Việt Nam và buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán; tháng 6-1969, Mỹ bắt đầu rút khỏi miền Nam Việt Nam; việc bình thường quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc, hoà dịu với Liên XôTrong khi đó, cuối những năm 60 tình hình nội bộ một số nước thành viên trở nên phức tạp điển hình là cuộc xung đột sắc tộc ở Malaixia, phong trào li khai ở PhilippinChính sự bất ổn định trong khu vực, cùng với những nguy cơ từ bên ngoài đặc biệt là từ khi Anh rút đi thì có thể tạo nên những “khoảng trống quyền lực” các nước lớn khác có thể lợi dụng can thiệp vào khu vực. Để đối phó với tình hình trên, hoạt động của ASEAN trong thời kì này mang đậm tính chất chính trị, đặc biệt là từ đầu năm 1970, các ASEAN đã có những hoạt động tích cực để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ bên ngoài và tạo những điều kiện có lợi cho mình. ASEAN đã học cách điều hoà, cân bằng một cách tối ưu nhất các vấn đề trong hệ thống quan hệ với các cường quốc, cũng như các nước có chế độ chính trị khác nhau. Cụ thể là các nước ASEAN đã cùng nhau soạn thảo và đưa ra một số giải pháp nhằm thiết lập một khu vực hoà bình, tự do, trung lập ở Đông Nam á. Những nội dung cơ bản của vấn đề này thể hiện trong Tuyên bố Đông Nam á (1971) là một khu vực hoà bình, tự do và trung lập (Tuyên bố ZOPFAN). Đây là hành động hợp tác chính trị tiêu biểu của các nước ASEAN, thể hiện được ý thức tự cường của các quốc gia trong khu vực, nhằm hạn chế sự dính líu của các cường quốc từ bên ngoài. Đồng thời thể hiện lập trường trung lập hóa và mong muốn thoát khỏi sự ràng buộc vào các khối liên minh quân sự của các nước thành viên ASEAN trong bối cảnh Chiến tranh lạnh. Tư tưởng ZOPFAN đã thể hiện đặc trưng của ASEAN là muốn giải quyết các vấn đề khu vực bằng lực lượng bên trong của mình chứ không phụ thuộc bên ngoài.
Cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc năm 1975. Sự kiện này đã tác động mạnh mẽ tới tình hình khu vực và hoạt động của ASEAN. Trước tình hình mới, ASEAN đã chủ động cải thiện quan hệ với các nước Đông Dương, đồng thời nhanh chóng đưa ra những cơ chế hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình liên kết khu vực. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất ở Bali (Inđônêxia) tháng 2-1976 là mốc quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực hợp tác an ninh - chính trị. Hội nghị thông qua hai văn kiện quan trọng: Hiệp ước thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam á (TAC), thường được gọi là Hiệp ước Bali và Tuyên bố hoà hợp ASEAN. Hai văn kiện thể hiện tiêu chí và mục đích cao nhất của tổ chức là đảm bảo sự ổn định chính trị ở khu vực. Đồng thời đặt nền tảng cho một nền hoà bình lâu dài ở khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp khu vực bằng biện pháp hoà bìnhCác văn kiện Bali đánh dấu sự trưởng thành trong nhận thức và tính nhạ ... SEAN đã liên kết được 10 nước Đông Nam á chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu, căng thẳng ở khu vực, mở ra một giai đoạn mới khác hẳn về chất của quan hệ giữa các quốc gia ở khu vực; mở rộng hợp tác vì hoà bình phát triển, để ASEAN thực sự là của Đông Nam á và vì Đông Nam á. Cũng chính trong quá trình đó, với nguyên tắc nhất trí và việc đề ra được những mục tiêu chung đúng đắn, phù hợp để đảm bảo được tính thống nhất trong đa dạng, sự đoàn kết, ý thức cộng đồng đã giúp ASEAN giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong những bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động. Từ đó có thể gây ra nhiều phát sinh nhiều vấn đề trong nội bộ các nước thành viên, ảnh hưởng xấu đen việc đoàn kết và vị trí quốc tế của Hiệp hội. Chính bối cảnh đó, sự đoàn kết nhất trí, với nguyên tắc đồng thuận, đã giúp ASEAN thoát ra được và góp phần tạo ra một hình ảnh mới, qua đó uy tín và vai trò của Hiệp hội ngày càng cao. Đặc biệt trong quá trình hội nhập và xu thế quốc tế hoá, khu vực hóa, tại các Hội nghị Thượng đỉnh, tổ chức luôn đưa ra những quyết sách để phù hợp với tình hình mới như thành lập Cộng đồng an ninh, Hiệp ước Hợp tác và thân thiện (TAC), Hiệp ước SEANWFZ, Diễn đàn ARF nhằm ổn định tình hình chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế cùng với việc thu hẹp khoảng cách phát triển, xoá đói giảm nghèo là nền tảng và cơ sở bảo đảm sự phát triển bền vững của ASEAN cơ sở bảo đảm sự phát triển bền vững của ASEAN.
Thứ hai, Trên cơ sở ổn định về an ninh và chính trị, cùng với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước thành viên và phù hợp với xu thế mới, ASEAN tiếp tục cải cách về thể chế hợp tác kinh tế để bắt kịp sự tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Trong Tuyên bố hoà hợp ASEAN (1976) đã nhấn mạnh hợp tác kinh tế, thúc đẩy việc cải tổ bộ máy hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên, Hiệp định Thương mại (PTA), Dự án bổ sung công nghiệp (AIC)đặc biệt thiết lập Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) - Hiệp ước này thể hiện sự quyết tâm và sự thích ứng mới của ASEAN đối với tình hình chính trị, kinh tế trong khu vực và trên thế giới nhằm tăng cường sự hợp tác sâu rộng về kinh tế. Mục tiêu chủ yếu của AFTA là tạo môi trường thương mại đầu tư ưu đãi trong khu vực trên cơ sở loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Bên cạnh đó, để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên, ASEAN đưa ra hàng loạt các chương trình hợp tác như: Chương Trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, Chương trình hành động Hà Nội, Sáng kiến hội nhập ASEANĐặc biệt là thiết lập Cộng Đồng kinh tế ASEAN (AEC) - với mục tiêu đến năm 2020, AEC sẽ là một khu vực sản xuất và thị trường chung với việc việc hàng hoá, dịch vụ, đầu tư nguồn nhân lực có tay nghề và cả vốn đầu tư được luân chuyển tự do.
Thứ ba, Ngay từ khi mới thành lập, ASEAN đã nhận thức rõ tầm quan trọng của hành động tập thể trong các vấn đề quốc tế, như tại Hiệp ước Bali (1976) đã khẳng định: “sẽ tiếp tục tìm phương cách để hợp tác chặt chẽ và cùng có lợi với các nước khác cũng snhư các tổ chức quốc tế và khu vực nằm ngoài khu vực”.
Quan hệ đối thoại của ASEAN với các nước thứ ba, chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển đã được thiết lập ở những thời điểm khác nhau, và hàng năm ASEAN sẽ có các cuộc gặp chính thức ở cấp Bộ trưởng với các nước thứ ba có quan hệ với mình.
ASEAN đẩy nhanh, mạnh, hợp tác an ninh - chính trị trong nội bộ khối và hợp tác với các nước, khu vực bên ngoài rất thành công. Trong diễn đàn ASEAN đã liên kết được với 26 nước tham gia. Điều này đã chứng tỏ uy tín và vai trò của ASEAN trên trường quốc tế. An ninh của khu vực ASEAN là bước thúc đẩy những tiến trình hợp tác đối của các nước đối với ASEAN. 
2.3. Những triển vọng và thách thức vế an ninh – chính trị của ASEAN
Từ một tổ chức nhỏ, không có uy tín trên trường quốc tế, nhưng cho đến nay ASEAN đang ngày càng chứng tỏ khả năng, tiếng nói và vị thế của mình trên tất cả các lĩnh vực hợp tác chính trị, an ninh cũng như hợp tác kinh tế, thương mại. Trong quá trình hội nhập vào xu thế của thế giới, có rất nhiều cơ hội thuận lợi, tuy nhiên cũng không ít những thách thức phải vượt qua.
2.3.1. Những triển vọng
	Thứ nhất, trong quá trình hội nhập với bên ngoài sẽ duy trì môi trường an ninh của ASEAN. Những lợi ích của hợp tác sẽ khuyến khích đối thoại thay cho xung đột, cộng tác thay cho tranh chấp, phối hợp thay cho chia rẽ, thân thiện thay cho thù địch. Từ đó xu hướng giải quyết hoà bình các tranh chấp tăng lên, bầu không khí hợp tác và hữu nghị cũng được cải thiện, góp phần duy trì môi trườngg hoà bình an ninh cho khu vực. Môi trường như vậy sẽ giúp cho ASEAN tập trung nhiều hơn nữa vào hợp tác kinh tế nhằm nâng cao thực lực của mình.
Thứ hai, chính xu thế hợp tác sẽ giúp làm giảm cả mức độ và quy mô của các vấn đề an ninh đối với ASEAN, đặc biệt là nguy cơ đe doạ từ sự đối đầu giữa các nước lớn như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Cho dù mâu thuẫn giữa các nước lớn vẫn còn nhưng không gay gắt như trước nữa, ít nhất chính quá trình hợp tác tăng lên sẽ giảm sự lôi kéo, hoặc can thiệp thô bạo của các nước lớn. Điều này làm tăng khả năng độc lập của ASEAN.
Thứ ba, đó là khă năng thể chế hoá tăng lên như một cách thức đảm bảo an ninh cho ASEAN. Trong hợp tác sẽ làm tăng yêu cầu thể chế hoá quan hệ quốc tế khu vực, nhất là yêu cầu tạo kênh đối thoại và thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp. Các cơ chế đa phương theo kiểu này chưa hề tồn tại trong khi đó lại là cái mà ASEAN cần trong việc xử lý các tranh chấp với các nước lớn và đảm bảo an ninh cho mình. Và chính sự hợp tác, ASEAN đang hy vọng sẽ là mảnh đất tốt cho sự hình thành cơ chế này.
Thứ tư, tìm kiếm an ninh toàn diện và bền vững đã trở thành mục tiêu phấn đấu của ASEAN, đó là tiến tới thành lập một Cộng đồng an ninh khu vực dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hoá - xã hội. 
Như vậy, hình ảnh về một cộng đồng ASEAN với ba trụ cột chính là triển vọng của một khu vực Đông Nam á thống nhất trong đa dạng, hoà bình, an ninh và thịnh vượng, mở ra một bước ngoặt mới trên con đường phát triển.
2.3.2. Những thách thức
Là một tổ chức khu vực thành công nhưng điều đó không có nghĩa là ASEAN không có hạn chế. Hiện tại và lâu dài, ASEAN phải đối mặt với những khó khăn và thách thức sau:
Thứ nhất, ASEAN là một tập hợp các nước đang phát triển với trình độ phát triển kinh tế và mức sống có chênh lệch. Điều này sẽ dẫn tới những khó khăn cho quá trình liên kết khu vực thực hiện AFTA, phải diễn ra nhiều giai đoạn và từng nấc khác nhau. Bên cạnh đó, sự khác biệt về chế đọ chính trị và hệ tư tưởng có thể dẫn đến những cách tiếp cận khác nhau giữa các nước thành viên trong các vấn đề an ninh và phát triển, tạo ra áp lực buộc ASEAN phải điều chỉnh phương thức hoạt động cho phù hợp.
Thứ hai, những vấn đề nảy sinh từ ASEAN 10 còn là những tranh chấp do lịch sử để lại như vấn đề biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, nguồn tài nguyên thiên nhiênđồng thời, những mâu thuẫn về sắc tộc, làn sóng li khai, chủ nghĩa khủng bố và hiệu ứng lan toả của nó ở một số nước trong khu vực, cũng là thách thức mà ASEAN phải đối mặt trong những năm đầu thế kỉ XXI.
Thứ ba, về mặt thể chế, là một tổ chức liên chính phủ, ASEAN gặp phải mâu thuẫn giữa yêu cầu tôn trọng quyền lợi, quan điểm rất khác nhau của từng thành viên với sự thống nhất chung của tất cả các nước. Hai nguyên tắc “không can thiệp” và “đồng thuận” là những nguyên tắc chi phối hoạt động của ASEAN - Những nguyên tắc này đã tạo những thành công của ASEAN về mặt chính trị - an ninh, nhưng nhiều khi đã ảnh hưởng đến sự liên kết kinh tế chặt chẽ giữa các nước thành viên.
Thứ tư, về quan hệ đối ngoại, là một tổ chức tập hợp những các nước vừa và nhỏ trong khu vực, ASEAN không tránh khỏi việc phải chịu áp lực từ các nước lớn. An ninh của ASEAN gắn liền với an ninh của khu vực châu á - Thái Bình Dương và liên quan đến chính sách của các cường quốc khu vực như Mĩ, Nga, Nhật, Trung Quốc. Trong bối cảnh tình hình thế giới đang chuyển động sang một cục diện mới sự phát triển của ASEAN trong thế kỉ mới sẽ tuỳ thuộc rất nhiều vào khả năng thích nghi của tổ chức này trước những biến động của tình hình thế giới và khu vực.
3. Kết luận
Cách đây bốn thập kỉ, khi hiệp hội các nước Đông Nam á được thành lập. Từ một diễn đàn khu vực của những nước nghèo thuộc thế giới thứ ba, ASEAN đã vươn lên thành một thực thể vững chắc với nền kinh tế phát triển, an ninh, chính trị tương đối ổn định. Do đó, thu hút được sự chú ý của nhiều nước và tác động không nhỏ trên các diễn đàn chính trị, kinh tế thế giới.
Sau Chiến tranh lạnh, Đông Nam á bước vào một thời kỳ phát triển mới. Một trong những nhân tố chủ đạo vẽ nên bức tranh toàn cảnh của Đông Nam á thời kỳ này là tiến trình liên kết khu vực. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, các nước này đã hoàn tất quá trình khu vực hoá, được bắt đầu từ giữa thập niên 60 của thế kỉ trước, đưa ASEAN trở thành một tổ chức toàn khu vực, “ một trung tâm quyền lực mới” ở khu vực châu á - Thái Bình Dương với tính thích nghi cao, sự năng động và sức sống mạnh mẽ. Từ chỗ là một tổ chức khu vực được thành lập với động lực ban đầu thiên về mục đích chính trị, trải qua những biến động sâu sắc của tình hình chính trị thế giới, ở tuổi 40 ASEAN đã trở thành một tổ chức có định hướng kinh tế mạnh hơn. Trong thời gian này, trải qua những năm đạt kỉ lục nổi bật về tăng trưởng kinh tế - được xem là khu vực năng động nhất thế giới.
Trong quá trình phát triển, nhân tố kinh tế - xã hội vận động không ngừng làm cho ASEAN cũng từng bước hoàn thiện. Vai trò và tương lai của tổ chức ASEAN thể hiện chiều hướng phát triển của nó là hợp quy luật: Quy luật khu vực hoá và quy luật làm chủ của các dân tộc trong thế phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Tương lai không xa, ASEAN sẽ mở rộng không gian, không chỉ trong khu vực mà còn cả đối với bên ngoài khu vực nữa.
Tuy vậy, để đi tiếp chặng đường phía trước, Đông Nam á phải nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức hướng tới một cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh và năng động hơn trên cơ sở ba trụ cột chính: Hợp tác an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội.

File đính kèm:

  • doctieu_luan_asean_phat_trien.doc