Tài liệu Vinh danh anh hùng dân tộc

 Người Pháp tự hào về Napoléon Bonaparte. Ông là một thiên tài quân sự, đã chinh phục một phần lớn lãnh thổ Âu Châu, nhưng cuối cùng thất bại trận Waterloo tại nước Bỉ.

Dân tộc Pháp luôn luôn tôn kính ông. Du khách đến Paris thấy ở đầu đại lộ Champs Elisée, gần nhà thờ Đức Bà cổ kính, gần dòng sông Seine thơ mộng, Khải Hoàn Môn được xây dựng, một công trình kiến trúc Văn Hóa Hùng Sử Pháp, để tưởng nhớ Napoléon Bonaparte, với những chiến thắng vẻ vang liên tiếp đã làm rạng danh trang sử Pháp.

Vào thời gian này, tại Mỹ Quốc cũng có cuộc cách mạng Hoa Kỳ. Chính George Washington, một chính trị gia lỗi lạc, một anh hùng dân tộc, đã đưa đất nước Hoa Kỳ đến chỗ vinh quang.

Việt Nam chúng ta có vua Quang Trung Nguyễn Huệ là kết hợp hai đặc điểm Thiên Tài Quân Sự của ông Napoléon Bonaparte và chính trị gia lỗi lạc của ông George Washington. Vua Quang Trung hành quân tốc chiến tốc thắng, biến hóa như thần, hiệu lệnh nghiêm minh, kỷ luật sắt thép. Từ khi làm Tướng, giữa lúc nước nhà ly loạn khắp nơi, đến khi ông mất, xông pha trăm trận bách chiến bách thắng, ông chưa hề biết chiến bại.

 

doc 44 trang cucpham 7520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Vinh danh anh hùng dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Vinh danh anh hùng dân tộc

Tài liệu Vinh danh anh hùng dân tộc
Vinh Danh Anh Hùng Dân Tộc.
   Người Pháp tự hào về Napoléon Bonaparte. Ông là một thiên tài quân sự, đã chinh phục một phần lớn lãnh thổ Âu Châu, nhưng cuối cùng thất bại trận Waterloo tại nước Bỉ.
Dân tộc Pháp luôn luôn tôn kính ông. Du khách đến Paris thấy ở đầu đại lộ Champs Elisée, gần nhà thờ Đức Bà cổ kính, gần dòng sông Seine thơ mộng, Khải Hoàn Môn được xây dựng, một công trình kiến trúc Văn Hóa Hùng Sử Pháp, để tưởng nhớ Napoléon Bonaparte, với những chiến thắng vẻ vang liên tiếp đã làm rạng danh trang sử Pháp.
Vào thời gian này, tại Mỹ Quốc cũng có cuộc cách mạng Hoa Kỳ. Chính George Washington, một chính trị gia lỗi lạc, một anh hùng dân tộc, đã đưa đất nước Hoa Kỳ đến chỗ vinh quang.
Việt Nam chúng ta có vua Quang Trung Nguyễn Huệ là kết hợp hai đặc điểm Thiên Tài Quân Sự của ông Napoléon Bonaparte và chính trị gia lỗi lạc của ông George Washington. Vua Quang Trung hành quân tốc chiến tốc thắng, biến hóa như thần, hiệu lệnh nghiêm minh, kỷ luật sắt thép. Từ khi làm Tướng, giữa lúc nước nhà ly loạn khắp nơi, đến khi ông mất, xông pha trăm trận bách chiến bách thắng, ông chưa hề biết chiến bại.
Chúng ta phải lập Khải Hoàn Môn Việt Nam để vinh danh vị anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ, là gương sáng cho thế hệ con cháu mai hậu noi theo. Chỉ trong 5 ngày chiến đấu ào ạt, Vua Quang Trung đã tiêu diệt 20 vạn quân Thanh, chiến thắng vẻ vang trong những trận đánh thần tốc oai hùng. Đây là một chiến công lớn lao, so sánh với chiến công của các danh tướng Đông Tây Kim Cổ trên thế giới, là niềm hảnh diện chung cho Dân Tộc Việt Nam.
  2. Cuộc Cách Mạng Dân Tộc.
   Vào thế kỷ thứ 18, nhiều cuộc Cách Mạng Dân Tộc nổi lên khắp nơi từ Âu, Mỹ, Á. Cách Mạng Pháp 14/7/1789 lật đổ chế độ phong kiến tiếp nối qua nhiều thế hệ. Sự thống trị cha truyền con nối từ đời nầy sang đời khác bị đánh đồ, nông nghiệp phải nhường bước cho thương nghiệp. Nhiều nước đua nhau lập đội thương thuyền, tranh giành thị trường và chiếm thuộc địa.
Tại Việt Nam thời bây giờ, loạn lạc nổi lên khắp nơi như vụ loạn Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Hoàng Công Chất…, quan quân địa phương dẹp không nổi.
Trong Nam, năm 1782 Nguyễn Phúc Ánh Nhà Nguyễn bị Nhà Tây Sơn đánh bại tại Ngả Bảy Thất Kỳ Giang không còn manh giáp, Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát thân ra đảo Phú Quốc. Trong trận nầy, Nguyễn Phúc Ánh cầu cứu một người Pháp tên là Manuel đem thủy quân đến giúp, nhưng không chống nổi, Manuel phải đốt tàu mà chết. Về sau, Nguyễn Phúc Ánh nhờ Giám Mục Bá Đa Lộc (Alexandre de Rhodes), đem con là Hoàng tử Cảnh đi cầu cứu nước Pháp, nhờ đem quân sang giúp, chống lại nhà Tây Sơn, khơi mào cho sự dòm ngó tìm thị trường và thuộc địa của Đế quốc phương tây. Một trăm năm đô hộ giặc Tây! Dân Việt trải qua bao nhiêu sự đau khổ, bị áp bức, chết chóc, sưu cao thuế nặng.
Năm 1784, Nguyễn Phúc Ánh rước quân Xiêm La do hai tướng Xiêm là Chiêu Tăng và Chiêu Sương, đem 2 vạn quân và 300 chiến thuyền chiến Rạch Giá, Ba Thắt, Trà Ôn và Mân Thít. Đi đến đâu quân Xiêm cướp bóc và quấy nhiễu đến đó, thật là tai hại.
Ở miền Bắc Trịnh Giang chuyên quyền, giết vua Lê, tàn sát các công thần. Họ Trịnh ăn chơi xa xỉ khiến công quỹ hao hụt, sưu thuế nặng nề. Cuộc tranh bá đồ vương Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài trên một trăm năm (1620-1775) làm dân chúng chết chóc, điêu linh khổ sở.
Năm 1788, Lê Chiêu Thống rước quân Tàu do Tôn Sĩ Nghị, Tổng Đốc Lưỡng Quảng, đem quân xâm chiếm Việt Nam, thiếu chút nữa nước ta bị quân Tàu đô hộ một lần nữa. Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, qua bốn lần Bắc thuộc, khởi đầu từ năm 207 trước Tây lịch, thiệt quá khủng khiếp! Người dân phải lên rừng tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai, sưu cao thuế nặng dưới sự cai trị áp bức của quân xâm lược. Dân tộc Việt Nam, trải qua hàng chục thế kỷ bị đô hộ, với biết bao nhiêu sự phấn đấu vượt bực để khỏi bị người Tàu đồng hóa.
Giáo sĩ Diego de Jumilla viết: “Để đáp ứng nguyện vọng của toàn dân, Nhà Tây Sơn đã đứng lên làm cuộc Cách Mạng Dân Tộc, lật đổ chế độ thối nát, đem công bằng và cơm no áo ấm cho dân chúng”.
Buttinger, nhà nghiên cứu lịch sử chính trị đã nói: “Những lực lượng xã hội thời bấy giờ, như khách trú người Hoa, người Chiêm Thành, các giới nhà chùa Phật Giáo, Lão Giáo, Các Sắc Tộc thiểu số đều nhiệt liệt hưởng ứng và giúp đỡ, đưa phong trào Tây Sơn đến chỗ thành công”.
Jean Chisneaux, giáo sư sử học Pháp viết: “Sự kiện lớn nhất đối với Nhà Tây Sơn là việc khôi phục, thống nhất đất nước, xóa bỏ việc chia cắt đất nước thành hai vương quốc Trịnh-Nguyễn đối địch”.
Trong cuốn Việt Sử Cương Mục Tiết Yếu của ông Đặng Xuân Bảng, có đoạn viết: “Trận chiến lúc bấy giờ giống như cái thế Tam Quốc bên Tàu: Bắc Ngụy, Tây Thục và Đông Ngô. Ở Việt Nam Nhà Tây Sơn đã đánh Chúa Nguyễn, diệt chúa Trịnh, thống nhất đất nước”.
 3. Binh Pháp Nguyễn Huệ.
   Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, “Binh pháp Tôn Tử” nổi danh và được áp dụng qua nhiều thế kỷ. Các nhà quân sự phương đông và Việt Nam thường hay nghiên cứu và áp dụng binh pháp nầy, nhưng kết quả thành bại, phần lớn tùy vào khả năng và sự tài giỏi của người điều khiển.
Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, xông pha trận mạc khắp các chiến trường, đánh vào phía nam, bốn lần bạt thành Gia Định, đánh ra phía Bắc, ba lần vào Thăng Long, thắng Chúa Nguyễn, diệt Chúa Trịnh, đánh bại quân Xiêm La, phá tan quân Mãn Thanh, áp dụng binh pháp thiên biến vạn hóa: Binh Pháp Nguyễn Huệ.
Quân đội hùng dũng. 
Kỷ luật sắt thép. 
Tình báo chính xác. 
Kế hoạch tinh vi. 
Chuyển quân chớp nhoáng. 
Chỉ huy dũng mãnh. 
Trận đánh thần tốc. 
Ân uy, độ lượng.
   Vua Quang Trung tổ chức một đội binh dũng mạnh. Ông thường nói: “Binh lính cốt hòa thuận chứ không cốt đông, cốt tinh nhuệ chứ không cốt nhiều”.
Theo lời các nhà truyền giáo Tây Phương, quân đội của ông có tinh thần chiến đấu cao, kỷ luật sắt thép, không xâm phạm tài sản của dân chúng. Người lính được huấn luyện gan dạ, một chống nổi ba bốn nên đánh đâu thắng đấy.
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, nói lên tính cách quan trọng của tình báo. Vua Quang Trung có một đội ngũ tình báo tài giỏi, tháo vát, lại có thêm hai thủ lãnh người Hoa là Lý Tài và Tập Đình về giúp, tình báo viên len lỏi, xâm nhập vào lòng đất địch để lấy tin tức chính xác, biết quân địch muốn gì và đang làm gì.
Kế hoạch hành quân, tấn công chớp nhoáng vào địch quân là một chiến thuật thần tốc kỳ tài của Vua Quang Trung, thiên biến vạn hóa, áp dụng như thần trên các chiến trường Nam Bắc. Quân Xiêm La được Nguyễn Phúc Ánh rước về Nam Việt Nam và làm chủ tình hình Gia Định từ tháng 8 năm 1784. Nguyễn Huệ đem quân vào Rạch Gầm - Xoài Mút thuộc tỉnh Định Tường, áp dụng chiến thuật lùi để nhử địch vào các điểm chiến lược. Quân Xiêm đến, quân của Nguyễn Huệ tràn ra đánh cả hai mặt thủy bộ, quân Xiêm xoay trở không kịp, chết rất nhiều, chỉ còn vài ngàn người, tìm đường thoát thân chạy về nước.
Quân Tàu được Lê Chiêu Thống rước về Bắc Việt Nam qua ba ngả Nam Quan, Tuyên Quang, Cao Bằng và làm chủ tình hình Thăng Long từ tháng 11 năm 1788. Quân ta ít, quân Tàu đông, quân ta ở xa tới, quân Tàu đã xây đồn lũy, làm chủ tình thế. Sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí viết, Vua Quang Trung tuyên bố: “Lần nầy ta ra trận hành quân, phương lược tiến đánh đã có sẵn, chẳng qua 10 ngày là đuổi được quân Thanh”. Ông chia quân làm 3 đạo, với binh pháp Nguyễn Huệ, mẹo mực như thần, hành quân tốc chiến tốc thắng và chưa đầy một tuần lễ, đã phá tan đoàn quân xâm lược Mãn Thanh, quân ta chiến thắng vẻ vang, chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
Một điểm khác, Vua Quang Trung điều binh rất nhanh. Ông chuyển quân vào Miền Nam, ra Miền Bắc quân thủy bộ đi rập với nhau, ăn khớp trong việc lập thế trận. Trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Trần Công Xán phát biểu: “Người Tây Sơn hành quân như bay tiến quân rất gấp, xem họ đi lại vùn vụt mau chóng như thần, chống không thể được, đuổi không thể kịp”.
Vua Quang Trung cũng áp dụng đúng mức chiến tranh tâm lý, là để quân Xiêm La và quân Xâm lược Mãn Thanh, cướp bóc hiếp đáp nhân dân, tạo nộ sĩ trong dân chúng, với lòng căm phẫn quân thù bạo tàn. Ông là một tướng tài, một vị vua khoan dung độ lượng, lấy ân uy và đảm lược chinh phục lòng người, nên ai nấy đều kính sợ.
 4. Cái Trí và Cái Dũng.
      Ông là người có một bộ óc thông minh lỗi lạc, một nhãn quan đặc biệt, một uy vũ khác thường. Sách Đại Nam Chính Biên Lược Truyện có đoạn tả chân dung của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ: “Ông ta tiếng nói như chuông, mắt lập lòe như ánh điện, là người thông minh kiên quyết, giỏi chiến đấu, người người đều kính nể”. Ngoài cái dũng của vị anh hùng tài trí, tiên phong nơi chiến trận, ông có nhiều mưu lược tùy cơ ứng biến trong các trận đánh khác nhau, từ đồi núi đến đồn lũy, từ bộ chiến đến thủy chiến, biến hóa không lường, chiến thuật điều binh chớp nhoáng, đem lại chiến thắng vẻ vang:
Đệ nhất anh hùng giữa thế gian.
Dẹp tan xâm lược cứu giang san.
Đống Đa giặc Mãn thây chồng chất.
Xoài Mút quân Xiêm xác ngổn ngang.
Kim Cổ vĩ nhân so xứng bậc.
Đông Tây danh tướng sánh cùng hàng.
Quang Trung thế hệ tài năng trẻ.
Tô điểm nhà Nam rạng vẻ vang.
   Vua Quang Trung có nhiều sáng kiến đặc biệt, phát sinh từ một tinh thần Quốc Gia cấp tiến và sáng suốt về việc sử dụng chữ Nôm, một ý niệm Cách Mạng Tự chủ Độc Lập. Ông nghe ai tài giỏi hiền đức, lấy lễ Tân Sư, tức vừa coi là khách vừa coi là Thầy, mời tham gia việc nước Các bậc tài danh như La San Phu Tử Nguyễn Thiếp, Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích, Trần Văn Kỷ, Ninh Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Trần Bá Lâm, Võ Huy Tấn … đều được mời tham chính. Ông chỉnh đốn triều chính, cải cách ruộng đất, cải tổ thuế khóa. Ông nghĩ ngay đến việc đúc tiền để độc lập về mọi mặt và đồng tiền “Quang Trung Thông Bảo” được thay đồng tiền Cảnh Hưng khắp chợ cùng quê.
5. Niềm Tự Hào Dân Tộc.
  Dân Tộc Việt Nam tự hào về vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Thế hệ con cháu mai hậu sẽ xây Khải Hoàn Môn Việt Nam tại núi Bàn Sơn, nơi xuất quân ra Bắc đánh quân xâm lược, hay tại Gò Đống Đa, nơi chiến thắng quân Tàu để vinh danh ông. Ông là bậc kỳ tài dũng mãnh, với một thời gian ngắn kỷ lục, ông đã tiêu diệt 200 n ... Quốc công. Nguyễn Huệ sai người sang cảm tạ vua Lê theo đúng lễ nhưng trong lòng không vui. Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Hửu Chỉnh rằng:
- Ta mang vài vạn quân ra đây, một trận dẹp yên Bắc Hà. Vậy thì một thước đất, một người dân bây giờ không phải của ta thì của ai vào đây nữa? Dẫu ta muốn xưng đế, xưng vương chi chi, ai còn dám làm gì nổi ta? Thế mà ta còn nhường nhịn không làm, chẳng quan hậu đãi nhà Lê đó thôi, danh mệnh Nguyên súy, quốc công có làm cho ta thêm hơn gì? Các đình thần Bắc Hà muốn lấy nước miếng cho cái danh hão, chực lung lạc ta sao? Đừng bảo ta là mán mọi, được thế đã lấy làm vinh rồi đâu! Ta không nhận lấy, chắc người ta bảo ta thất lễ; ta nhận mà không nói ra, người ta lại cho ta là không biết gì!
Dứt lời, Nguyễn Huệ hầm hầm tức giận. Nhờ có Nguyễn Hữu Chỉnh là tay khéo dàn xếp, Huệ mới nguôi lòng. Sau khi trở thành phò mã nhà Lê, Nguyễn Huệ không trực tiếp can dự vào nội bộ triều Lê vì còn giữ tiếng. Khi vua Lê bị bệnh nặng, công chúa Ngọc Hân giục phò mã Nguyễn Huệ vào thăm song ông từ chối:
- Tôi chẳng sớm thì chầy rồi cũng về Nam; việc nước không dám dự đến. Vả, tôi xa xôi tới đây, chắc người ngoài Bắc hãy còn chưa tin mấy, nếu vô nội thăm hỏi vua cha, muôn một xa giá chầu Trời, chẳng hóa ra tự mình chuốc lấy cái tiếng hiềm nghi không bao giờ giãi toả được?"
Trận Soài Mút: Đánh Chìm 5 vạn quân Xiêm
Vào một đêm mưa to, gió dữ của tháng 7 năm Bính Ngọ (1786), thành Thăng Long nước ngập đến một thước, vua Lê Cảnh Hưng qua đời ở tuổi thọ 70. Trước khi nhắm mắt ông còn kịp trối lại cho Hoàng tôn Duy Kỳ:
- Quân bên ngoài đang đóng ở đây; truyền nối là việc quan trọng, cháu nên bàn cùng Nguyên suý (Nguyễn Huệ), chứ đừng tự tiện làm một mình.
Trái với những người muốn lập Hoàng tôn Duy Kỳ, công chúa Ngọc Hân khi được chồng hỏi nên lập ai lên ngôi báu, đã nghiêng về Lê Duy Cận. Nghe lời vợ, Nguyễn Huệ muốn hoãn lễ đăng quang của Duy Kỳ. Cả triều đình nao núng ngờ vực. Các tôn thất nhà Lê cho rằng công chúa Ngọc Hân cố tình làm lỡ việc lớn của triều đình và bảo sẽ từ mặt công chúa. Ngọc Hân sợ, vội nhân nhượng mà nói lại với Nguyễn Huệ thu xếp cho Duy Kỳ được nối ngôi.
Đến ngày lễ thành phục của nhà vua quá cố Lê Hiển Tông ở nội điện, Nguyễn Huệ thực hiện đầy đủ nghi lễ của phò mã: rể mặc áo tang trắng, đứng trong điện dự lễ. Thấy viên tiểu lại có cử chỉ bất kính trọng lúc làm lễ, Nguyễn Huệ lập tức sai lôi ra chém. Từ đó triều thần khiếp sợ và nghi lễ được cử hành hết sức tôn nghiêm. Ngày đưa linh cữu vua xuống thuyền về Thanh Hoá để an táng, Nguyễn Huệ mặc tang phục đi hộ tang đến tận bờ sông, lại sai bộ tướng là Trần Văn Kỷ và Nguyễn Hữu Chỉnh mặc áo tang trắng đi hộ tống đến tận bến sông, lại sai bộ tướng là Trần Văn Kỷ và Nguyễn Hữu Chỉnh mặc áo tang trắng đi hộ tống đến lăng Bàn Thạch. Mặc dù vừa mới trải qua binh đao, tang phục tuy đơn sơ, giản dị nhưng lễ nghi thì đầy đủ và trang trọng khác thường. Xong tang trở về, Nguyễn Huệ tự hào nói với công chúa Ngọc Hân:
- Tiên đế có hơn 30 người con, thế mà không người nào bằng một mình nàng là gái. Trong việc tang tiên đế, mình với các anh em khác, ai hơn nào?
Một thời gian sau Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam, rồi được phong làm Bắc Bình Vương.
Lần ra Bắc lần thứ hai năm Mậu Thân (1788), khi Lê Chiêu Thống đã bỏ kinh thành chạy ra ngoài, Bắc Bình Vương cũng đã nghĩ đến chiếc ngai vàng bỏ trống, đã triệu tập các cựu thần nhà Lê để tính việc, song không thuận lợi. Ông cho tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà, đưa những danh sĩ có tên tuổi đã được Bắc Bình Vương trọng dụng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích ra đảm đương công việc. Trí thức Bắc Hà lần lượt ra giúp Bắc Bình Vương như Trần Bá Lãm, Võ Huy Tấn...
Sau khi đãlập Sùng Nhượng công Lê Duy Cận lên làm Giám quốc, sắp đặt các quan coi việc Bắc Hà, một lần nữa Nguyễn Huệ lại rút quân về Nam. Trước khi trở về Nam, Bắc Bình Vương đã dặn bảo cận thần rằng:
- Đại Tư mã Ngô Văn Sở, Nội hầu Phan Văn Lân là nanh vuốt của ta; Chưởng phủ Nguyễn Văn Dụng, Hộ bộ thị lang Trần Thuận Ngôn là tâm phúc của ta. Lại bộ thị lang Ngô Thì Nhậm tuy là người mới, nhưng là bậc tân thần, ta coi như khách. Nay ta giao cho các khanh hết thảy mọi việc quân quốc, coi quản 11 trấn trong toàn hạt. Hễ có điều chi, ta cho cứ được tiện nghi làm việc. Song các khanh cần phải hợp bàn với nhau, chứ đừng phần bì kẻ mới người cũ, miễn sao làm cho được việc, ta mới yên lòng...
Thế rồi không đầy 6 tháng sau, Bắc Bình Vương đang ở thành Phú Xuân thì được tin Lê Chiêu Thống đã dẫn đội quân xâm lược Mãn Thanh vào chiếm đóng kinh thành Thăng Long, quân đội Tây Sơn do Đại Tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy phải tạm rút lui về đóng ở Tam Điệp-Biện Sơn chờ lệnh. Nguyễn Huệ lại lần thứ ba ra Thăng Long. Lần này ông ra Bắc với tư cách là Quang Trung hoàng đế. Thể theo lời khuyên của tướng lĩnh và lòng mong mỏi của ba quân cùng thần dân, Bắc Bình Vương cho chọn ngày, lập đàn tế trời đất, thần sông, thần nước và lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, ngay hôm đó kéo cả quân bộ, quân thuỷ ra Bắc diệt quân xâm lược Thanh, giải phóng Thăng Long và Bắc Hà.
Dự tính trước mọi khả năng tiếp theo của thời cuộc, vua Quang Trung đã nõi với quan quân ngay trước khi bước bào chiến dịch:
- Nay ta tới đây, thân đốc viện binh, chiến thư ra sao đã có phương lược sẵn. Chỉ nội mười ngày nữa, thế nào ta cũng quét sạch giặc Thanh. Song, ta nghĩ: nước Thanh lớn hơn nước ta gấp mười lần, Thanh bị thua tất lấy làm thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ để binh lửa kéo dài mãi, thật không phải là phúc trăm họ, lòng ta không nỡ! Nên chi, sau khi thắng, ta nên khéo đường từ lệnh thì mới dập tắt được ngọn lửa binh tranh, việc từ lệnh đó, ta sẽ giao cho Ngô Thì Nhậm.
Trân Ngọc Hồi, Thăng Long: Đánh đuổi quân Mãn Thanh
Đúng như dự kiến và lời hứa hẹn của vị tổng binh, ngày 7 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789) quân đội của hoàng đế Quang Trung đã vui vẻ ăn tết khai hạ tại thành Thăng Long. Hoa đào làng Nhật Tân còn đang nở rộ đón chào chiến thắng.
Việc binh lại giao cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân, việc ngoại giao và chính trị giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích, lần thứ ba Nguyễn Huệ đã ra Bắc rồi lại về Nam. Lần này với tư thế là Hoàng đế, Quang Trung gấp rút tiến hành việc xây dựng kinh đô mới ở Nghệ An, nơi mà từ xưa là quê gốc của anh em Tây Sơn và trong con mắt của Quang Trung là trung gian Nam và Bắc. Mặt khác, theo kế hoạch ngoại giao đã được Quang Trung vạch ra: bình thường mối bang giao với nhà Thanh. Triều đình Quang Trung đã buộc sứ Thanh phải vào tận Thuận Hoá phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi Hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh. Dưới thời trị vì ngắn ngủi của triều Quang Trung, nhiều chính sách về xã hội, chính trị và kinh tế được ban hành khá độc đáo, mở ra những triển vọng cho một xã hội năng động hơn. Song chưa được bao lâu, căn bệnh đột ngột và hiểm nghèo đã cướp đi cuộc sống của ông vua đầy tài năng, có những dự định lớn lao, mới ở tuổi 40.
Năm Nhâm Tý (1792), sau nhiều lần bắn tin rồi lại gửi thư trực tiếp đến vua nhà Thanh xin được sánh duyên cùng một nàng công chúa Bắc quốc và mượn đất đóng đô, vua Quang Trung đã sai toàn sứ bộ do Vũ Văn Dũng làm chánh sứ sang triều kiến vua Thanh Càn Long. Trong một cuộc bệ kiến của sứ thần Vũ Văn Dũng ở Ỷ lương các, những yêu cầu của vua Quang Trung đã được vua Thanh chấp thuận. Vua Càn Long đang chuẩn bị cho cô công chúa khuê các sang đẹp duyên cùng Quốc vương nước Nam; Quảng Tây được hứa sẽ nhường cho Quốc vương phò mã đóng đô để cho gần "Thánh Giáo". Giữa lúc sứ thần đang mừng vui vì sắp hoàn thành một trọng trách quá sức mình, thì được tin sét đánh: vua Quang Trung từ trần. Mọi việc đều bị gác lại, Vũ Văn Dũng đành ôm hận trở về. Rồi từ đó, việc xin lại đất Lưỡng Quảng chỉ là câu chuyện lịch sử mà cơ đồ của vương triều Tây Sơn cũng dần dần tan theo giấc mộng xuân của nàng công chúa Mãn Thanh. Một chiều đầu thu, vua Quang Trung đang ngồi bỗng thấy hoa mắt, sầm tối mặt mũi, mê man bất tỉnh. Người xưa gọi đó là chứng "huyễn vận" còn ngày nay y học gọi là tai biến mạch máu não. Khi tỉnh dậy được, nhà vua cho triệu trấn thủ Nghệ An Trần Quang Diệu về triều bàn việc thiên đô ra Nghệ An. Nhưng việc chưa quyết xong thì bệnh tình nhà vua đã nguy kịch. Trước khi mất, nhà vua dặn Trần Quang Diệu và các quần thần:
- Ta mở mang bờ cõi, khai thác đất đai, có cả cõi Nam này. Nay đau ốm, tất không khỏi được. Thái tử "Nguyễn Quang Toản" tư chất hơi cao, nhưng tuổi còn nhỏ. Ngoài thì có quân Gia Định (Nguyễn Ánh) là quốc thù; mà Thái Đức (Nguyễn Nhạc) thì tuổi già, ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi, nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lao thảo thôi. Lũ người nên hợp sức mà giúp Thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô (Vinh ngày nay) để khống chế thiên hạ. Bằng không, quân Gia Định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn đâu!
Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792) vào khoảng 11 giờ khuya, Quang Trung từ trần, ở ngôi 5 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái tổ Vũ hoàng đế. Thi hài ông được táng ngay trong thành, tại phủ Dương Xuân. Sau khi Nguyễn Ánh lấy được Phú Xuân đã sai quật mồ mả lên để trả thù.
Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi, sai sứ sang nhà Thanh báo tang và xin tập phong. Vua Càn Long thương tiếc tặng tên hiệu là Trung Thuần, lại thần làm một bài thơ viếng và cho một pho tượng, 300 lạng bạc để sửa sang việc tang. Sứ nhà Thanh đến tận mộ ở Linh Đường (mộ giả) thuộc huyện Thanh Trì (Hà Nội) để viếng. Tiểu sử về anh hùng Nguyễn Huệ Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_vinh_danh_anh_hung_dan_toc.doc