Tài liệu Việt Nam cuộc chiến 1858-1915

NHÀ LÊ (1428-1788)

 Sau khi cuộc khỡi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) thành công, quân xâm lược nhà Minhrút khỏi Việt Nam, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi vua(1428) tức là vua Lê Thái Tổ. Các vua đầu Triều Lê, nhất là vua Lê thánh Tông (1460-1497), đều chăm lo việc nước, nên dân lành yên ổn làm ăn, an cư lạc nghiệp được sau bảy mươi năm. Nhưng các vua về sau, kể từ vua Lê Uy Mục (1505-1509) trở đi, thì cơ nghiệp nhà Lê mổi ngày một suy yếu, vì các vua thường lên ngôi lúc còn ít tuổi, biếng học mải chơi, ham mê thanh sắc, rượu chè làm nhiều điều tàn ác bạo ngược, cho nên trong triều đình thường xảy ra sự thoán đoạt, ngoài dân thì giặc giã nổi lên khắp nơi. Vì vậy nhà Lê chỉ có thực quyền từ năm 1428 đến 1527, còn từ năm 1527 đến năm 1788, tuy các vua Lê vẫn ngồi trên ngai vàng nhưng thực quyền đã rơi vào tay người khác.

 Bình ngô đại cáo – 1428

 Vua Lê Thánh Tông (1428 -1788) (hình 1)

 Triều đình vua Lê (hình 6)

 Một hoàng hậu triều vua Lê (hình 5)

 Đám rước hoàng hậu (hình 4)

 Di tích thành nhà Mạc (hình 3)

NHÀ MẠC (1527 -1592)

 Năm 1527 có Mạc Đăng Dung, cháu bảy đời Mạc Đĩnh Chi, là một võ quan triều Lê, thấy nhà Lê đã suy yếu, liền giết vua Lê Cung Hoàng, rồi bắt các quan trong triều thảo chiếu truyền ngôi cho mình, lập ra nhà Mạc. Các quan nhiều người không theo Mạc Đăng Dung, trong số đó có tướng Nguyễn Kim, ông trốn sang Lào, rồi tìm con cháu nhà Lê lập lên vua, đó là vua Lê Trang Tông

(1533 -1548). Năm 1540, Nguyễn Hoàng mang quân đánh nhà Mạc, chiếm được từ thành Thanh Hoá trở vào, gọi là Nam Triều ; từ Ninh Bình trở ra thuộc nhà Mạc gọi là Bắc Triều. Cuộc chiến Nam - Bắc Triều kéo dài 85 năm (1540 -1625) đất nước bị chia cắt và triền miên trong cơn binh lửa, dân tình trôi dạt, lòng người ly tán. Mãi đến năm 1625, vua Mạc Kính Cung bị giết cuộc chiến Nam Bắc Triều mới chấm dứt. Tuy vậy do sự can thiệp của nhà Minh (Trung Hoa), nhà Mạc còn chiếm giữ vùng Cao Bằng đến năm 1667.

 

doc 70 trang cucpham 8500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Việt Nam cuộc chiến 1858-1915", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Việt Nam cuộc chiến 1858-1915

Tài liệu Việt Nam cuộc chiến 1858-1915
VIỆT NAM CUỘC CHIẾN
1858 – 1915
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ DÂN TỘC
NGUYỄN KHẮC CẦN
PHẠM VIẾT THỰC
(Biên soạn)
HỒ CHÍ MINH (1890 – 1969) ( Hình 0)
NGUYỄN PHÚC ÁNH (1762 – 1820)
DE GAULLE (1890 – 1970)
MAO TRẠCH ĐÔNG (1893 – 1976)
BREJNEV (1906 – 1982)
NGÔ ĐÌNH DIỆM (1901 – 1963)
KENNEDY (1917 – 1963)
MỤC LỤC
Thời “Tam Vương ngũ đế”
Nguyễn Ánh cầu viện nước ngoài
Triều Nguyễn với đạo thiên chúa
Triều Nguyễn trên đường suy vong
Người Pháp xâm lược Đà Nẵng – Sài Gòn
Người Pháp xâm lược Bắc Kỳ và Trung kỳ
Việt Nam dưới sự đô hộ của Pháp
Đời sống nhân dân Việt Nam Thời Pháp thuộc
Những cuộc khởi nghĩa và những phong trào chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Việt Nam
Trận Điện Biên Phủ
Bắc Việt Nam sau năm 1954
Nam Việt Nam từ 1954 – 1975
Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965)
Cuộc không tập Bắc Việt Nam lần thứ nhất
Chiến tranh cục bộ ở Việt Nam(1965 – 1968)
Tổng công kích – tổng khởi nghĩa 1968
Việt Nam hoá chiến tranh
Cuộc không tập Bắc Việt Nam lần thứ hai
Khách sạn Hin Tơn Hà Nội
Hội nghị Pari về Việt Nam
Thống nhất đất nước
Thời hậu chiến
Khép lại quá khứ
Hình Đô đốc Bô -Na
THỜI TAM VƯƠNG NGŨ ĐẾ
(LÊ, MẠC, TRỊNH, NGUYỄN, TÂY SƠN)
1527 – 1802
Những vectơ thời gian của thời tam vương ngũ đế
 LÊ
1428
1527
1540
 CUỘC CHIẾN NAM BẮC TRIỀU
 MẠC
Trịnh
Nguyễn lập vua Lê
Nguyễn đánh Mạc
Nguyễn Kim chết
1592
1625
1667
1540
1533
1545
1627
1600
1672
1788
1786
1777
1802
1858
1771
Nguyễn Hoàng ly khai
Mạc Kính Cung chết
Mạc mất Cao Bằng
 và bị diệt hẳn
Nhà Lê mất
TRỊNH NGUYỄN
 PHÂN TRANH
“Tri tri trành trành”
“Cái đanh thổi lửa”
“Con ngựa chết trương”
“Tam vương ngũ đế”
“Chấp chề đi tìm”
“Ú tim oà ập”
Tây sơn
Chúa Nguyễn bị diệt
Họ Trịnh bị diệt
Nguyễn Ánh
 lên ngôi Vua
Tây sơn bị diệt
Pháp đánh Nguyễn
LỜI TÁC GIẢ
 Dùng hình ảnh thực để khái quát cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ 1858 đến 1975 là điều mong mỏi của chúng tôi từ lâu, nhưng công việc gặp nhiều khó khăn, nên kết quả thu được thật khiêm tốn. Chúng tôi tự xác định đây không phải là cuốn sách ảnh nghệ thuật hay văn học mà là một thu thập nhỏ ảnh lịch sử có kèm đôi lời chú dẫn đơn giản. Số ảnh dùng trong sách có nhiều nguồn gốc khác nhau , in ở nhiều thời điểm khác nhau, và ra đời ở nhiều nước khác nhau, nên việc xác định rỡ nguồn gốc của chúng là điều không đơn giản. Nếu như công việc này có phần nào bổ ích cho bạn đọc, thì đó là công lao của các nhiếp ảnh gia tài giỏi, các nhà văn, nhà báo lỗi lạc, và các nhà sử học uyên bác.
 Chắc chắn công việc còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời chỉ giáo của bạn đọc, chúng tôi hy vọng hợp tác với bạn đọc có ảnh tư liệu thuộc mọi lĩnh vực về Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn và cáo lỗi với các tác giả những bức ảnh mà chúng tôi đã sử dụng trong sách. Xin trân trọng cám ơn nhà nghiên cứu nghệ thuật người Hoa: Trần Duy Khánh (Pari), gia đình cố bác sĩ Nguyễn Hoài Nhân (Pháp) và bác sĩ Nguyễn Hiếu Nghĩa (Caen) đã giúp chúng tôi nhiều trong công việc.
Người Biên Soạn
NHÀ LÊ (1428-1788)
 Sau khi cuộc khỡi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) thành công, quân xâm lược nhà Minhrút khỏi Việt Nam, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi vua(1428) tức là vua Lê Thái Tổ. Các vua đầu Triều Lê, nhất là vua Lê thánh Tông (1460-1497), đều chăm lo việc nước, nên dân lành yên ổn làm ăn, an cư lạc nghiệp được sau bảy mươi năm. Nhưng các vua về sau, kể từ vua Lê Uy Mục (1505-1509) trở đi, thì cơ nghiệp nhà Lê mổi ngày một suy yếu, vì các vua thường lên ngôi lúc còn ít tuổi, biếng học mải chơi, ham mê thanh sắc, rượu chèlàm nhiều điều tàn ác bạo ngược, cho nên trong triều đình thường xảy ra sự thoán đoạt, ngoài dân thì giặc giã nổi lên khắp nơi. Vì vậy nhà Lê chỉ có thực quyền từ năm 1428 đến 1527, còn từ năm 1527 đến năm 1788, tuy các vua Lê vẫn ngồi trên ngai vàng nhưng thực quyền đã rơi vào tay người khác.
 Bình ngô đại cáo – 1428
 Vua Lê Thánh Tông (1428 -1788) (hình 1)
 Triều đình vua Lê (hình 6)
 Một hoàng hậu triều vua Lê (hình 5)
 Đám rước hoàng hậu (hình 4)
 Di tích thành nhà Mạc (hình 3)
NHÀ MẠC (1527 -1592)
 Năm 1527 có Mạc Đăng Dung, cháu bảy đời Mạc Đĩnh Chi, là một võ quan triều Lê, thấy nhà Lê đã suy yếu, liền giết vua Lê Cung Hoàng, rồi bắt các quan trong triều thảo chiếu truyền ngôi cho mình, lập ra nhà Mạc. Các quan nhiều người không theo Mạc Đăng Dung, trong số đó có tướng Nguyễn Kim, ông trốn sang Lào, rồi tìm con cháu nhà Lê lập lên vua, đó là vua Lê Trang Tông 
(1533 -1548). Năm 1540, Nguyễn Hoàng mang quân đánh nhà Mạc, chiếm được từ thành Thanh Hoá trở vào, gọi là Nam Triều ; từ Ninh Bình trở ra thuộc nhà Mạc gọi là Bắc Triều. Cuộc chiến Nam - Bắc Triều kéo dài 85 năm (1540 -1625) đất nước bị chia cắt và triền miên trong cơn binh lửa, dân tình trôi dạt, lòng người ly tán. Mãi đến năm 1625, vua Mạc Kính Cung bị giết cuộc chiến Nam Bắc Triều mới chấm dứt. Tuy vậy do sự can thiệp của nhà Minh (Trung Hoa), nhà Mạc còn chiếm giữ vùng Cao Bằng đến năm 1667.
HỌ TRỊNH Ở ĐẰNG NGOÀI (1545 – 1786)
 Trịnh kiểm ( con rể Nguyễn Kim) người tỉnh Thanh Hoá, theo Nguyễn Kim đi đánh nhà Mạc. Năm 1545 Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết, Trịnh Kiểm lên thay chủ tướng nắm hết binh quyền. Sau nhà Mạc bị họ Trịnh đánh bại, và nhà Lê Trung Hưng lên được, nhưng thực qyền nằm trong tay họ Trịnh. Họ Trịnh sợ lòng dân không phục nên không dám phế truất nhà Lê, mà chỉ xưng chúa cầm quyền điều hành đất nước. Đây là thời “vua Lê - Chúa Trịnh”
 Phủ Chúa Trịnh (hình 2) 
 Quan và đoàn hộ vệ xứ đàng Trong (hình 11)
 Chúa Trịnh đem quân đi đánh Chúa Nguyễn (hình 10)
 “Người đi cung tiễn vai đeo”,
 “Vợ con cha mẹ chạy theo bên đường”.
 “Bụi mù cầu Hàm Dương chẳng thấy”
 “Khóc chặn đường níu lấy người thân”
 	Đỗ Phủ
CHÚA NGUYỄN Ở XỨ ĐÀNG TRONG
1600 – 1777
 Nguyễn Hoàng là con Nguyễn Kim, và là em vợ Trịnh Kiểm. Ông sợ bị anh rể mưu trừ hậu hoạ, như đã giết anh mình là Nguyễn Uông, nên lập mưu xin vào trấn thủ nơi biên ải xa (Huế – Quảng Nam). Ông giấu kín ý đồ, ngầm xây dựng lực lượng. Đến năm 1600 ông quyết định dần dần ly khai với họ Trịnh. Sau đó hai họ Trịnh Nguyễn tiến hành cuộc chiến tranh “Nam Bắc phân tranh”
 Trong 46 năm (1627 – 1672) bất phân thắng bại, đất nước bị chia cắt ngót 200 năm (1600 – 1777), lấy sông Gianh (Linh Giang ) làm giới hạn.
 Vương ấn của Vua Quang Trung (hình 9)
 Bắc bình vương Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) (hình 8)
NHÀ TÂY SƠN (1771 – 1802)
 Năm 1765, Chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị quyền thần Trương Phúc Loan lộng hành làm bậy, để thần giận người oán. Vì vậy năm 1771, ở ấp Tây sơn (Bình Định) có ba anh em họ Nguyễn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa chống lại Chúa Nguyễn. Nghĩa quân chiếm được từ Quảng Nam đến Bình Thuận , thì thừa cơ hội đó Chúa Trịnh mang đại binh vượt sông Gianh tấn công Chúa Nguyễn. Quân Tây Sơn bị kẹp giữa hai gọng kìm: Quân Trịnh ở phía Bắc, quân Nguyễn phản công ở phía Nam, lâm vào thế “Lưỡng đầu thụ địch”, anh em nhà Tây Sơn buộc phải tạm thời xin hoà hoãn có điều kiện với Chúa Trịnh để rảnh tay tấn công quân Nguyễn.
 Vua Càn Long nhà Thanh tiếp phái đoàn của vua Quang Trung 1789 (hình 7)
NGUYỄN ÁNH CẦU VIỆN NƯỚC NGOÀI
 Năm 1774, Chúa Trịnh chiếm kinh đô Huế, Chúa Nguyễn Phúc Thuần và người cháu gọi bằng chú là Nguyễn Ánh (Con của Nguyễn Phúc Luân chạy vào Gia Định, Chúa Nguyễn Phúc Thuần bị giết, Nguyễn Ánh chạy thoát, ẩn trốn trong rừng gần một chủng viện ở Hà Tiên, Giám mục Bá Đa Lộc , thường bảo người mang lương thực cho ông, khuyên ông nên cầu viện nước Pháp, và giúp ông trốn ra đảo Thổ Chu. Năm 1783 Nguyễn Ánh chạy ra đảo Côn Lôn, rồi về đảo Phú Quốc, sai Chu Văn Tiếp sang Xiêm cầu cứu. Tháng 3.1784, vua Xiêm cho quân đưa Nguyễn Ánh về Vọng Các (Băng Cốc). Thư của giáo sĩ Cac-tu-ơ -ra viết ngày 7.7.1782 cho biết :Trước năm 1782 đã có phái đoàn 150 người của Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu viện, nhưng khi đi qua nước Chân lạp (Cam-pu-chia) đều bị giết.
 Nguyễn Ánh (hình 17)
 Trích thư của giáo sĩ cat-tu-ơ-ra (hình 16) 
 Sách đại Nam thực lục chính biện (hình 13)
 Sách đại Nam thực lục chính biện viết: Năm 1784, tại Băng Cốc, Nguyễn Ánh trình bày với vua Xiêm:”Nước tôi lập quốc đã 200 năm, nay bị mất, nên tôi rất đau buồn”.
 Chu văn Tiếp , tướng của Nguyễn Ánh quỳ xuống ôm gối vua Xiêm, khóc và xin giúp đỡ. Vua xiêm hứa sẽ giúp quân cho Nguyễn Ánh. Tháng 7.1784, Nguyễn ánh đưa 20.000 quân Xiêm cùng 300 chiến thuyền về chiếm Gia Định. Ngày 19.1.1785, Nguyễn Huệ đặt phục binh tiêu diệt gần hết 20.000 quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút (Mỹ Tho) Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm.
 3. Đại Nam thực lục chính biện. (hình 13)
 4. Giám mục Bá Đa Lộc (1741 – 1799) (hình 12)
 Ông Bá Đa Lộc Là người Pháp, sinh ngày 3-11-1741, cai quản chủng viện Hòn Đất (Hà Tiên), biết rõ địa lý và phong tục vùng này. Khi ấy nghe tin ông đang ở Cham-ta-bun (Thái Lan), nhớ lời khuyên trư ...  nhiều.
 Ngày 16-8-1945 nhóm “Con Nai” cùng giải phóng quân Việt Nam (quân du kích) chiếm thị xã Thái Nguyên. Dô-dép cùng đội “Con Nai” được lệnh ở lại Thái Nguyên, sau có về Hà Nội dự lễ độc lập ngày 2-9-1945 họ rút khỏi Hà Nội, một số vào công tác tại Sài Gòn.
 Hai mươi năm sau, đầu năm 1966, người con trai thứ hai của Dô-dép là Mắc, trung uý phi công, lái chiếc F-105D từ sân bay Đà Nẵng đi đánh phá Bắc Việt Nam bị bắn rơi. Anh bị bắt vào Hintơn - Hà Nội. Nghĩ lại chuyện xưa Dô-dép có viết thư cho Cụ Hồ, và Mắc được về Mỹ sớm hơn đồng đội, sau 30 tháng bị giam giữ. Người con trai cả của Dô-dép là Ga-ri, đại uý lục quân, chết vì trúng mìn ở Quảng Ngãi, người em cùng mẹ khác cha của Dô-dép, là trung uý Ghi chết ở toà Đại sứ Mỹ hồi Tết Mậu Thân. Dô-dép có 1 cô con gái ngoài giá thú với một phụ nữ Việt Nam, là cô tuyết, cô theo cách mạng, chồng bị bắt và chết vì tra tấn, sau đó cô cùng hai con là Trinh (gái) và Chương (Trai) về làm việc ở Hà Nội, đêm 26-12-1972, cô Tuyết và con trai chết bom ở phố Khâm Thiên, còn lại một mình Trinh. Năm 1975, Dô-dép đã tìm cách đưa được cháu gái mình là Trinh về Mỹ. 
 763.DSCN7953 Cụ Hồ Chí Minh, Tướng Giáp chụp ảnh lưu niệm với một số thành viên của đội “Con Nai” tại Bắc Bộ Phủ (Dinh Thủ tướng) năm 1945. 
TRUYỆN ANH RÔ-BIN-SƠN
 764.DSCN7954 Chị Lai áp giải Robinsơn 1965
 William Andrew Robinsơn, sinh năm 1943, lúc thế chiến thứ hai sắp chấm dứt, người bang Carolaina Bắc, cao 1m82, nặng khoảng tạ mốt tạ hai ký, thích đã bóng và giỏi môn vật. Anh không phải là phi công, chỉ là nhân viên nhóm cứu trợ khẩn cấp. Ngày 26-9-1965, lúc ấy Rôbinsơn còn trẻ lắm, mới 22 tuổi, có người yêu là cô Bi-vơ-ly, anh cùng ba đồng đội đi trên chiếc trực thăng từ sân bay lớn U-ta-pao (Thái Lan), bay vào vùng rừng núi khu vực Cán soong miền Trung để tìm kiếm các phi công lái phản lực bị bắn rơi, và máy bay của anh bị dân quân Hương Sơn – Hà Tĩnh hạ bằng súng trường. Năm 1973, Hoà Bình lập lại, sau gần 8 năm, hay nói chính xác hơn thoe thói quen của người Mỹ là 2703 ngày, Rôbinsơn về Mỹ, sống ở quê nhà, anh mở cửa hàng bán phụ tùng và sửa chữa ôtô. Công việc làm ăn không khấm khá, anh không có con, người bạn đời của anh đã chết vì ung thư từ lâu, anh mới tục huyền với chị Ora-Mae, chị đã có con riêng và cùng đi bước nữa (1994) với anh. Rôbinsơn vẫn suy nghĩ một chiều : “Anh cho Mỹ can thiệp vào Việt Nam vì Việt Nam là cộng sản, và anh bị bạc đãi khi bị giam giữ ở Hà Nội”. Chắc rồi anh sẽ hiểu sự thật ra sao.
 765.DSCN7956 Vợ chồng Rôbinsơn thăm trại giam Hoả Lò 1995
 766.DSCN7955 Chị Lai, người đã dẫn giải Rôbinsơn tại Hà Tĩnh 
	Chị Nguyễn Thị Kim Lai người làng Hương Phong, Hương Khê, Hà Tĩnh, lúc làm nhiệm vụ áp giải Rôbinsơn, chị còn trẻ măng, mới 17 tuổi, cái tuổi đầy ước mơ và sức sống. Sau 30 năm, nay chị đã ở tuổi 47, người ta không thể nhận ra chị, không còn một nét gì trên gương mặt ngày xưa, khí hậu khắc nghiệt, đời sống vất vả, đã biến chị thành con người khắc khổ, còm cõi, chị làm y tá, chồng là thương binh mở quán nước chè, mắc bệnh tâm thần phân liệt do ảnh hưởng của chiến tranh.
	Ngày 25.4.1995, sau gần 30 năm kể từ ngày Rôbinsơn rời khách sạn Hiltơn về nước, anh lại cùng vợ xuống sân bay Nội Bài để thăm VN . Vợ chồng anh đến nhà giam Hoả Lò với tư cách nhà du lịch, nơi anh đã cùng đồng đội sống những ngày gian khổ của một thời bom đạn. Cảnh vật vẫn như xưa, những cây bàng trong sân xoè ra tán lá đỏ, bàng chín đã lác đác rụng, chiếc bệ ximăng anh nằm, xây cách đây gần 100 năm từ thời Pháp vẫn còn đó. Anh ngậm ngùi nhớ lại các bạn mình kẻ còn người mất mỗi người một phương.
 767.DSCN7959 Chị Lai và Rôbinsơn đi trên con đường xưa, chị đã dẫn giải anh-1995.
768.DSCN7958 Vợ chồng Rôbinsơn và vợ chồng chị Lai, 4/1995
769.DSCN7957 Rôbinsơn gặp lại tỉnh đội phó Hà Tĩnh cũ-1995
770.DSCN7960 Rôbinsơn đạp xích lô chở vợ đi chơi ở Hà Nội.
	Mấy hôm sau anh đi Hương Khê, Hà Tĩnh, Thăm gia đình chị Lai, người đã bắt và áp giải anh- đến chỗ máy bay bị rơi, gặp lại những người dân quân đã bắn chiếc máy bay ấy, họ đã bạc đầu cả rồi, anh đến nhà bà Thơi đã chết vì 1 mảnh bom Mỹ-Anh bùi ngùi thắp nén nhang trước tầm ảnh bà, và cầu chúc linh hồn bà thanh thản ở thế giới bên kia. Anh đã gặp lại bà Dương người đã nấu cháo nuôi anh, bà bị cụt một tay vì bom đạn Mỹ. Anh gặp lại cán bộ huyện đội, tỉnh đội nay đã là hội viên hội phụ lão, họ thân mật niềm nở tiếp anh, tặng lại anh chiếc xẻng, cái cờ -lê nhặt được khi máy bay của anh bị rơi, tặng lại anh đôi giày giã chiến của chính anh khi anh bị bắt, thật là những kỷ vật vô giá. Anh cùng chị chậm chạp đi hết con đường làng Hương Phong để ôn lại những kỷ niệm năm xưa, những ngày anh bị tạm giữ ở đó.
Có lẽ quan niệm của anh đã có chuyển biến sau chuyến thăm này. Anh vui vì được gặp lại người cũ, cảnh xưa, nhưng cũng thoáng buồn vì ý nghĩa cuộc đời của mình. Anh đã hao phí tuổi thanh xuân vào một trò chơi vôích, vô ý nghĩa đối với anh.
ĐÁM CƯỚI ÔNG PITƠSƠN
Chập tối ngày 10.6.1966, có một tốp máy bay Mỹ đi đánh phá đâu đó ở phía Bắc VN, lúc quay về thì một chiếc dính đạn, máy bay bốc cháy đùng đùng như bó đuốc trên trời. Vì đêm tối nên không ai nhìn thấy dù rơi, và mọi người cho rằng phi công chết cháy hết cả rồi. Không ai lưu ý đến việc đó nữa . Một người đi làm về khuya, vô tình nhặt được chiếc mũ bay ở cánh đồng, như vậy là có phi công nhảy dù ra, dân quân làng An Đoài –tỉnh Hải Dương lập tức chia nhau đi lùng sục, mãi đến nửa đêm hôm ấy anh dân quân có tên là Chộp, đã phát hiện ra một phi công bị què chân nằm ở vệ con mương cạn, đó là đaị uý Pitơ Pitơsơn, anh ta bị bắt ngay, về giam tạm ở nhà kho hợp tác xã. Ngày hôm sau một người đi làm đồng phát hiện ra một phi công nữa đang ngồi trốn trong ruộng lúa, đó là đại uý Tali, cả hai đều được giải về trại giam Hoả Lò –Hà Nội. Sau hơn 6 năm bị giam giữ, đầu năm 1973 họ được về nước.
771.DSCN7961 Phi công Pitơsơn bị bắt 1966
	Pitơsơn về Mỹ làm việc trong ngành hàng không được 26 năm thì ông giã từ quân ngũ ở cấp bậc đại tá, chiyển sang hoạt động chính trị. Ông là hạ nghị sĩ (bang Flo-ri-đa) của đảng Dân chủ.
	Năm 1994, tổng thống cờ-lin-tơn bãi bỏ lệnh cấm vận đối với VN, và đặt cơ quan liên lạc giữa 2 nước, sau đó 2 bên chính thức đặt quan hệ ngoại giao, và ông Pi-tơsơn được cử làm đại sứ Mỹ tại VN.
	Đến VN trình quốc thư được ít hôm, ông Pitơsơn đã thăm trại giam Hoả Lò; sau đó ông thăm làng An Đoài ở Hải Dương, gặp lại ông Chộp, thăm con mương cạn khi ông rơi xuống và bị gẫy chân , thăm kho hợp tác xã nơi tạm giam ông . Ông Tali, người cùng nhảy dù ra vời01 ông nay là tổng giám đốc một hãng hàng không, gửi lời thăm bà con HTX An Đoài.
772.DSCN7962 Cô Vilê trở thành bà Pitơsơn
773.DSCN7963 Hôn lễ của Vilê và Pitơsơn tại nhà thờ lớn Hà Nội.
774.DSCN7964 Song hỷ
	Trong một buổi tiếp tân của sứ quán Israel, ông Pitơsơn gặp cô Vilê và ông bị lôi cuốn ngay. Sau một năm 2 người quyết định thành hôn. Vilê gia đình gốc Hà Nội. Sau di cư vào Nam sinh ngày 9.6.1956, tại Sài Gòn. Hiện nay gia đình ở Membuốc-đã nhập tịch Oâxtrâylia- hiện làm tham tán công sứ-đại sứ quán Oâxtrâylia tại VN, kiêm trưởng văn phòng thương mại Oâtrâylia tại đó.
Pitơsơn sinh ngày 26.6.1935 đã có 1 con trai và 1 con gái - vợ chết vì ung thư.
18 giờ ngày 22.5.1998, họ tổ chức Tiệc cưới tại khách sạn Horizon Hà Nội
15 giờ hôm sau làm nghi lễ cưới tại nhà thờ lớn Hà Nội.
	Lịch sử đã sang trang, , các cụ ta thường nói:”Sông có khúc, người có lúc”, “đất có tuần, dân có vận”, “làm khó thì lâu, làm giàu thì chóng”.
Hy vọng sau chiến tranh, nước VN sẽ bước vào thời kỳ thịnh trị thái bình.
775-776.DSCN7965;7966 Mặt trống đồng và hoa văn trống đồng
LỜI KẾT CỦA CUỐN SÁCH
Năm 906, Khúc Thừa Dụ giành lại quyền tự trị cho dân tộc. Năm 938 Ngô Quyền giành lại độc lập cho đất nước. Trải qua các triều Lý, Trần, Lê, nhân dân VN tạm sống yên ổn khoảng 5 thế kỷ (1010-1526).Nhưng từ năm 1527 chođến 1975, khoảng 450 năm, đất nước luôn rối loạn, các thế lực lớn: Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn(1527-1802) thôn tính lẫn nhau; có thể gọi đây là thời “tam vương ngũ đế”, chiến tranh kéo dài kiên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Khi nghiệp đế vương của Tây Sơn đã hỏng, nhà Nguy6ẽn lên thay, các vua Ngyễn thi hành chính sách cai trị khắc nghiệt, bảo thủ và lạc hậu, nên chẳng bao lâu người Pháp rồi người Nhật xâm lưọ¬c nước ta, tiếp theo nhân dân VN phải d8ương đầu với cuộc chiến tranh “ba mươi năm” (1945-1975), cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch sử. Đất nước đã ba lần bị chia cắt, đó là điều trăn trở của toàn dân ta. Nên chăng phải xây dựng một nền tang xã hội vững chắcđể có một nước VN đổi mới, vững bước tiến vào thế kỷ XXI.
“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà vạn cổ điện kim âu”
Trần Thánh Tông
Nguyễn Khắc Cần
1993-1999

File đính kèm:

  • doctai_lieu_viet_nam_cuoc_chien_1858_1915.doc