Tài liệu Trạng Nguyên Việt Nam qua các thời đại

1) Lê Văn Thịnh (1038- ?)

Người làng Đông Cứu , huyện Yên Định, Bắc Giang . Đỗ Trạng nguyên khoa thi Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075), đời Lý Nhân Tông. Làm một người văn võ song toàn. Có công to trong cuộc thương lượng ở đất Vĩnh Bình( thuộc châu Ung sát huyện Quang Lang, tỉnh Cao Băn`g thời Lý ) năm 1084. Vì có công nên được thăng chức thái sự

2) Mạc Hiển Tích ( ? - ? )

Người làng Long Động, huyện Chí Linh ( Nay là Hải Hưng ). Đỗ TRạng nguyên khoa Bính Dần niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 (1086), đời Lý Nhân Tông. Làm quan Hàn lâm Học sĩ rồi thăng lên đến Thượng thư ( Mạc Đỉnh Chi là cháu 5 đời của ông).

3) Bùi Quốc Khái ( ? - ? )

Người làng Bình Lãng, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Tỵ niên hiệu Trịng Phù thứ 10 (1185), đời Lý Cao Tông. Ông đỗ cao và được nhận chức Nhập thị Kinh diên ( dậy Thái tử và hâù vua học )

4) Nguyễn Công Bình ( ? - ? )

Người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới ( Vĩnh Phú ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Dậu niên hiệu Kiến Gia thứ 3 (1213), đời Lý Huệ Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ .

 

doc 33 trang cucpham 23/07/2022 8100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Trạng Nguyên Việt Nam qua các thời đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Trạng Nguyên Việt Nam qua các thời đại

Tài liệu Trạng Nguyên Việt Nam qua các thời đại
Trạng Nguyên Việt Nam qua các thời đại. 
1) Lê Văn Thịnh (1038- ?)
Người làng Đông Cứu , huyện Yên Định, Bắc Giang . Đỗ Trạng nguyên khoa thi Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075), đời Lý Nhân Tông. Làm một người văn võ song toàn. Có công to trong cuộc thương lượng ở đất Vĩnh Bình( thuộc châu Ung sát huyện Quang Lang, tỉnh Cao Băn`g thời Lý ) năm 1084. Vì có công nên được thăng chức thái sự 
2) Mạc Hiển Tích ( ? - ? )
Người làng Long Động, huyện Chí Linh ( Nay là Hải Hưng ). Đỗ TRạng nguyên khoa Bính Dần niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 (1086), đời Lý Nhân Tông. Làm quan Hàn lâm Học sĩ rồi thăng lên đến Thượng thư ( Mạc Đỉnh Chi là cháu 5 đời của ông). 
3) Bùi Quốc Khái ( ? - ? )
Người làng Bình Lãng, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Tỵ niên hiệu Trịng Phù thứ 10 (1185), đời Lý Cao Tông. Ông đỗ cao và được nhận chức Nhập thị Kinh diên ( dậy Thái tử và hâù vua học ) 
4) Nguyễn Công Bình ( ? - ? )
Người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới ( Vĩnh Phú ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Dậu niên hiệu Kiến Gia thứ 3 (1213), đời Lý Huệ Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ . 
5) Trương Hanh ( ? - ? )
Người làng Mạnh Tân ( Yên Tân ), huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng , Hải Dương (huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Kiên Trung thứ 8(1232), đời Trần Thái Tông . Làm quan đến Thị lang, Hàn lâm Học sĩ . 
6) Nguyễn Quan Quang ( ? - ? )
Người xã Tam sơn, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc( huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Ngọ(1234). Làm quan đến chức Bộc xạ, tặng hàm Đại Tư không . 
7) Lưu Miễn ( ? - ? )
Còn có tên Lưu Miện, không rõ quê quán. Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi niên hiệu Thiên Ứng - Chính Bình thứ 8 (1239), đơì Trần Thái Tông. Làm quan tới chức Hàn lâm Thị độc .
8) Nguyễn Hiền ( 1234 - ? )
Người xã Dương A, huyện Thượng Hiên` , sau đổi là Thượng Nguyên ( nay là huyện Nam Ninh, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì , niên hiệu Thiên Ứng-Chính Bình thứ 16( 1247), đời Trần Thái Tông. Khi ấy ông mới 13 tuổi, vì còn thiếu niên vua cho về quê 3 năm tu dưỡng . Làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Về hưu, mất tại nhà. Có đi sứ Nguyên vài lân` . 
9) Trần Quốc Lặc ( ? - ? )
Người làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng ( nay là huyện Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Nguyên Phong thứ 6 (1256), đời Trần Thái Tông. Làm quan đến Thượng thự Sau khi mất, vua phong làm Phúc thân`, hiệu là Mạnh Đạo Đại Vương . 
10) Trương Xán ( ? - ? )
Người xã Hoành Bồ, huyện Quảng Trạch , châu Bố Chính ( nay thuộc tỉnh Bình Trị Thiên ). Đỗ Trại Trạng nguyên, cùng khoa với kinh Trạng nguyên Trần Quốc Lặc năm 1256, đời Trần Thái Tông. ( Thời Trần nếu ai quê từ Ninh Bình trở ra đỗ Trạng nguyên thì gọi là Kinh Trạng nguyên, còn từ Thanh Hoá trở vào gọi là Trại). Về tri thức đều phải giỏi như nhau . 
11) Trần Cố ( ? - ? )
Người xã Phạm Triền , huyện Thanh Miện, phủ Hạ Hồng ( nay thuộc huyện Ninh Khanh, Hải Hưng ). Đỗ Kinh Trạng nguyênkhoa Bính Dần niên hiệu Thiệu Longthứ 9 (1266), đời Trần Thánh Tông. Làm quan đến Hiến sát sứ . 
12) Bạch Liêu ( ? - ? )
Người xã Nguyên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu( nay thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh ). Đỗ Trại Trạng nguyên cùng khoa với Kinh Trạng nguyên Trần Cố khoa Bính Dần. Sau khi qua đời được vua phong cho làm Phúc thần, hiệu là Đương Cảnh thành hoàng Đại Vương. 
13) Lý Đạo Tái ( 1254 - 1334 )
Người làng Vạn Tải, huyện Gia Định xứ Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Than`h , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý, niên hiệu Nguyên Phong thứ 2 ( 1252 ), đời Trần Thái Tông. Làm quan ở Đông các Viện Hàn lâm, có đi sứ Trung Quốc. Về sau , ông bỏ quan đi tu ở chuà Quỳnh Lâm ( Hải Dương cũ ), được sư pháp Loa và Trần Nhân Tông ( tổ thứ nhất ) rất trọng . Năm 1317, Pháp Loa ( vị tổ thứ 2) đem y bát của Điêu ngự giác hoan`g ( tổ thứ nhất ) truyền cho . Sau khi được truyền Y bát, Đạo Tái lên tu ở núi Yên Tử làm vị tổ thứ 3 của phái Phật Trúc Lâm, với đạo hiệu Huyền Quang Tôn Giả . Huyền Quang giỏi thơ văn. Hiện còn tác phẩm " Trần triều thế phả hành trạng " 
14) Đào Thúc ( ? - ? )
Người xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn ( nay thuộc tỉnh Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Hợi, niên hiệu Bảo Phù thứ 3 (1275), đời Trần Thánh Tông . Không rõ ông làm quan đến chức gì. Chỉ biết sau khi chết ông được phong Phúc thân` tại địa phương .
15) Mạc Đỉnh Chi ( 1272 - 1346 )
Có tên tự 9 tên chữ ) là Tiết Phu, người làng Lũng Động. Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), đời Trần Anh Tông. Làm quan đến Tả bộc xạ ( tức Thượng thư ), đi sứ nhà nguyên 2 lần. Thân hình xấu xí, tính giản dị thanh liêm, minh mẫn , đối đáp nhanh . Khi vào thi Đình, vua thấy ông quái dị , tỏ ý không hài lòng. Ông liền làm bài " Ngọc tỉnh liên phú " ( bài phú hoa sen trong giếng ngọc ) để tỏ chí mình. " Ngọc tỉnh liên phú ", thơ và câu đối cu/a ông vẫn còn truyền tới ngày nay trong sách "Việt âm thi tập" và " Toàn Việt thi lục ". 
16) Đào Sư Tích ( ? - ? )
Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân , sau đổi là huyện Nam Trực, phủ Thiên Trường ( nay thuộc huyện Nam Ninh , Hà Nam Ninh ). Đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Làm quan Tả tư lang trung, Nhập nội Hà khiển Han`h khiển . Vua sai ông chép sách " Bảo hoà điện dư bút ". Thời Hồ Quý Ly, bị giáng xuống Trung tư thị lang, Tri thẩm hình viện sự. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm Than`h hoan`g, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm Thượng đẳng thân`. 
17) Lưu Thúc Kiệm ( ? - ? )
Người làng Trạm Lệ, huyện Gia Bình, phủ Thuận Am, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Thìn niên hiệu Thánh nguyên thứ nhất (1400), đời Hồ Quý Lỵ Làm quan đến Hàn Lâm trực học sĩ. Ông giỏi văn từ biện bạch nên Hồ Quý Ly giao cho thảo các văn từ bang giao với các nước láng giềng. Ông là bạn cùng khoa với nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên ... Họ đều phục tài năng mẫn cán và đức tính liêm khiết của ông. 
18) Nguyễn Trực ( 1417 - 1474 )
Có tên chữ là Công Dĩnh, tên hiệu là Hu Liêu, người làng Bối Khê, huyện Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc huyện Thanh Oai , Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3(1442), đời Lê Thái Tông. Làm quan đến Hàn lâm viện Thị giảng, đi sứ nha Minh gặp khi thi hội, ứng chế ông lại đỗ đầụ Người đương thời gọi ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên- Trạng nguyên hai nước . Hiện còn 3 tác phẩm : Bảo anh lương phương ( y học ), Hu Liêu tập (văn), và Ngu nhàm (văn). 
19) Nguyễn Nghiêu Tư ( ? - ? )
Có tên hiệu là Tùng Khê, thuở nhỏ còn có tên tục là Lợn vì đẻ tháng Hợi, người xã Phú Lương , huyện Võ Giàng , phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hoà thứ 6 (1448), đời Lê Nhân Tông. Làm quan An phủ sứ, Hàn lâm trực học sĩ. Đi sứ nhà Minh rồi được thăng lên Lại bộ Thượng thư . 
20) Lương Thế Vinh (1441 - ? )
Có tên chữ là Cảnh Nghị , hiệu là Thụy Hiên, người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Vụ bản, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), đời LêThánh Tông. Làm quan các chức: Trực học sĩ viện Hàn lâm, Thị thư, Chưởng viện sự. Ông chẳng những giỏi văn còn giỏi toán nên người đương thời gọi ông là Trạng Lường . 
21) Vũ Kiệt ( ? - ? )
Người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Tỵ, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1473), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư .
22) Vũ Tuấn Thiều ( 1425 - ? )
Người làng Nhật Thiều, huyện Quảng Đức, phủ Trung Đô ( Nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang. 
23) Phạm Đôn Lễ ( 1454 - ? )
Người làng Hải Triều , huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng, trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Thị lang, Thượng thự Ông là tổ sư nghề dệt chiếu cói Hới nổi tiếng của tỉnh Thái Bình . 
24) Nguyễn Quang Bật ( 1463 - 1505 )
Người làng Bình Ngô, huyện Gia Bình, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( Nay là huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Hàn lâm Hiệu lý. Ông là thành viên nhóm Tao Đàn nhị thập bát tú. Vì trái ý của LêUy Mục nên bị giáng xuống Thưà Tuyên, Quảng Nam. Vua sai người mật dìm chết ở sông Phúc Giang. Tương Dực Đế biết ông chết oan, bèn truy phong tước Bá , và tặng lá cờ thêu 3 chữ" Trung Trạng Nguyên ". Vua còn cho dân địa phương lập miếu thờ làm thành hoàng . 
25) Trần Sùng Dĩnh ( 1465 - ? )
Người làng Đông Khê, huyện Thanh Lâm, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùiniên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Đô ngự sử Thập nhị Kinh diên, rồi được thăng lên Hộ bộ Thượng thự Khi mất được phong cho làm Phúc thân` tại quệ 
26) Vũ Duệ ( ? - 1520 )
Còn có tên là Vũ Công Duệ, tên lúc nhỏ là Nghĩa Chi, người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây( nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầụ 
27) Vũ Tích ( ? - ? )
Có sách cho là Vũ Dương, người làng Man Nhuế, huyện Thanh Lâm, Thừa Tuyên , Hải Dương ( nay thuộc huyệ Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Làm quan đến Hàn lâm Thị thư, đi sứ Trung Quốc, được thăng lên Công bộ Thượng thư, tước Hầụ Có chân trong nhóm Tao Đàn thị nhập bát tú của LêThánh Tông . 
28) Nghiêm Hoản ( ? - ? )
Còn có tên là Viên, xã Phùng Ninh Giang, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), đời Lê Thánh Tông. Ông mất ngay sau khi đỗ, chưa kiệp nhận chức .
29) Đỗ Lý Khiêm (  ...  Bảng Nhãn nhưng làm quan và sống yên ổn, không xảy ra chuyện gì cả. Riêng người học trò kia sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê là hạng thô lỗ, bỉ ổi.
Truyện kể thêm rằng: Ðời Vua Minh Huệ, Trần Hoá Chiêu ở huyện Tế Hàng, tỉnh Sơn Ðông, Trung quốc, có người vợ là Lương Tiểu Nga rất đẹp. Ở cùng huyện có nhà phú hộ tên là Trát Háo Sắc. Háo Sắc thấy Tiểu Nga đẹp, tìm cách kết bạn với Hoá Chiêu. Lập tâm chiếm cho được vợ bạn, Háo Sắc bỏ ra rất nhiều tiền để giúp bạn trong việc làm ăn hoặc lúc nguy khốn. Qua hai năm, sau khi chiếm được cảm tình của nhà bạn, Háo Sắc rủ Hoá Chiêu ngồi thuyền đi buôn, mọi vốn liếng đều do mình chịu cả. Thuyền đi một tháng đến Hàng Châu, Háo Sắc phục rượu cho Hoá Chiêu say rồi xô xuống biển. Mấy lần Hoá Chiêu trồi lên đều bị tên phản bạn nhấn xuống cho chìm, cuối cùng chàng phải vùi thây dưới đáy biển. Chừng ấy, Háo Sắc mới tri hô lên cho bè bạn hay và mượn thuyền đến vớt thây bạn nhưng không được. Háo Sắc cho thuyền trở về, khóc lóc báo tin dữ cho mẹ và vợ Hoá Chiêu, bỏ tiền cúng bái và cùng Tiểu Nga để tang. Từ đó, Háo Sắc càng tỏ ra hết lòng lo lắng mọi việc nhà cho vợ bạn khiến mẹ Hoá Chiêu cảm động và ép dâu là Tiểu Nga ưng Háo Sắc làm chồng đền công ơn giúp đỡ. Hai người ăn ở với nhau ít lâu, nhân vô ý, Háo Sắc để lộ việc mình âm mưu hại bạn. Tiểu Nga đến huyện đường đầu cáo và trả được thù cho chồng cũ. Nhưng nàng nhận thấy vì nhan sắc của mình mà cả hai người chồng đều bị chết, Tiểu Nga thắt cổ tự tử.
Như vậy là nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của câu "Vũ vô kiềm toả năng lưu khách" đã có một đáp số, là "vế ra" của "vế đối": "Sắc bất ba đào dị nịch nhân" (Mưa gió chẳng có kiềm khoá mà vẫn giữ được khách. Nhan sắc đàn bà dù không thấy sóng nổi vẫn đánh đắm được người). Cũng xin nói thêm vế trên của tài liệu ghi là "Vũ vô kiềm toả năng lưu khách". Phải chăng "thiết toả" và "ba đào" đối với nhau chỉnh hơn.
NGUYỄN THIẾN (1495-1557)
Người cùng quê với Trạng cậu. 38 tuổi đỗ Hội nguyên, được ban Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên), khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Đại Chính 3 (1532) đời Mạc Đăng Doanh. Làm quan nhà Mạc đến chức Lại bộ Thượng thư, Ngự sử đài đô ngự sử, Đông các đại học sĩ, Nhập thị kinh diên, tước Thư Quận công, bạn thân của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông là cháu ngoại Tiến sĩ Nguyễn Bá Kỳ. Con ông là Thường Quốc công Nguyễn Quyện, danh tướng nhà Mạc. (CNKBVN 1075-1919, tr. 367). Giang sơn bấy giờ chia làm hai: Từ Thanh Hóa trở vào thuộc nhà Lê làm Nam Triều, từ Sơn Nam (2) trở ra thuộc nhà Mạc làm Bắc Triều. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), người xã Trung Am, huyện Vĩnh Lại (sau đổi là Vĩnh Bảo), tỉnh Hải Dương, nay là thôn Trung Am xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. 45 tuổi đỗ Trạng nguyên năm 1535 (theo Liệt huyện đăng khoa bị khảo (LHDK), Tam khôi bị lục; Bạch Vân Am cư sĩ Nguyễn Công Văn Đạt phả ký; Đỉnh khiết Đại Việt lịch triều đăng khoa lục; Đại Việt lịch đại Tiến sĩ khoa thực lục (TSTL): đỗ năm 50 tuổi), sau Nguyễn Thiến một khoa. Cả 5 trường thi (tức bài thi Hội và bài thi Đình) đều đỗ đầu. Làm quan đến chức Thượng thư, Thái phó, tước Trình Quốc công. 52 tuổi (1542), ông xin về trí sĩ. Nhưng vua Mạc Phúc Nguyên (1546-1561) vẫn thường sai sứ đến hỏi quốc sự. Ông mất năm Mạc Diên Thành 8 (1585) đời Mạc Mậu Hợp (1562-1592). Thọ 95 tuổi theo LHĐK, TSTL: thọ 90 tuổi. Nguyễn Bỉnh Khiêm tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân Am. Tác phẩm hiện còn 2 tập thơ: Bạch Vân Am thi tập (chữ Hán) và Bạch Am quốc ngữ thi (chữ Nôm). (CNKBVN 1075-1919, tr. 375). Năm 1551, Mạc Phúc Nguyên nghe lời gièm pha của kẻ nịnh thần, nghi ngờ đại tướng Thái tể Phụng Quốc công Lê Bá Ly 77 tuổi (1476-1557), em rể vua Mạc Đăng Dung (1527-1529), và con là Thái phó Lê Khắc Thận có ý làm phản, nên sai quân vây bắt hai cha con Lê Bá Ly và thông gia Nguyễn Thiến. Sau khi thoát được sự vây bắt của vua quan nhà Mạc, trong thế bất đắc dĩ, Nguyễn Thiến phải cùng hai con là võ tướng Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn (3) và gia đình theo Lê Bá Ly dẫn quân trốn vào Thanh Hóa quy thuận triều Lê đã trung hưng ở đây (4). Vua Lê Trung Tông (1548-1556) ban thưởng cho Nguyễn Thiến, cho giữ nguyên chức tước cũ, đảm trách việc tuyển bổ quan lại cho nhà Lê khoảng 7 năm. Ông bị bệnh mất năm Thiên Hựu (1557) đời Lê Anh Tông (1556-1573), thọ 63 tuổi. Tác phẩm của ông còn để lại có 5 bài thơ trong Toàn Việt thi lục.
Tương truyền khi ông cùng với hai người con sắp bỏ nhà Mạc theo nhà Lê, Nguyễn Bỉnh Khiêm có gửi ông một bài thơ có nhiều câu cảm khái. Nhưng sau đó ông vẫn quyết định vào Thanh Hóa giúp vua Lê. Trong Bạch Vân Am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn ghi lại nhiều bài thơ của ông. (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - TĐNVLSVN), tr. 636).
Lịch triều hiến chương loại chí (LTHCLC), Tập I, Nhân Vật chí, trang 266, vinh danh ông là một trong 39 Người Phò tá có công lao tài đức thời sau Lê trung hưng: "Lại xét lúc bấy giờ có những người làm tôi nhà Mạc rồi mới qui thuận, mà làm đến Tể tướng (dịch chữ Thai phụ) thì trước sau có ba người là Nguyễn Thiến, Nguyễn Phương Đĩnh, Đỗ Uông, tiếng tăm sự nghiệp của họ đều có tiếng ở đời...".
Phạm Trấn ( ? - ? )
Người xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc , phủ Hạ Hồng , Hải Dương ( nay thuộc huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn , niên hiệu Quang Bảo thứ 3 (1556), đời Mạc Tuyên Tông . làm quan cho nhà Mạc , khi nhà Mạc mất, cự tuyệt không ra làm quan cho nhà Lê nên bị ám hạị 
Khoảng đời nhà Mạc, ở miền Hải Dương có hai người bạn ở gần làng nhau: Phạm Trấn ở làng Lâm Kiều và Ðỗ Uông ở làng Ðoàn Lâm. 
Vào năm Quang Bảo đời Mạc Phúc Nguyên (1554- 1561), hai người cùng trạc ba mươi tuổi và cùng đỗ khoa thi hội. Ðến kỳ thi đình, Phạm Trấn đỗ Trạng nguyên, còn Ðỗ Uông thì đỗ Bảng nhãn. Trấn, sức học vốn kém Uông, nên hí hửng lắm, bảo: "Gìờ ta mới đè được thằng Uông đây!"
Uông nghe nói tức lắm. Lúc vinh quy, Trạng Bảng cùng về một đường. Bảng không chịu nhường Trạng đi trước, cứ dóng ngựa đi ngang hàng.
Ðến làng Hoạch Trạch, dân chúng kéo nhau ra xem và xin thơ để đề vào chiếc cầu ở đầu làng. Ðó là chiếc cầu ngói hơn mười gian. Bảng, Trạng liền thách nhau qua bảy gian phải vịnh xong bài thơ; ai xong trước đi trước, không được tranh nhau.
Lần ấy Trấn thắng, ai cũng chịu tài, chỉ Uông không phục, cho là thơ đã làm sẵn từ bao giờ. Rồi, lại dóng ngựa đi ngang hàng. Ðến làng Minh Luận, có người mới làm xong nhà, ra đón đường xin một bài thơ mừng nhà mới. Trấn đọc luôn:
Năm năm thêm phú quý
Ngày ngày hưởng vinh hoa
Xưa có câu như thế
Nay mừng mới làm nhà.
Lần này, Uông đã có vẻ hơi chịu tài nhanh nhẹn của Trấn. Ðến cầu làng Ðoàn Lâm, tục gọi là Cầu Cốc, trong cầu có cô bán hàng là cô Loan; hai người lại thách nhau làm bài thơ Nôm lấy đề là "Cô Loan bán hàng cầu Cốc". Hạn mỗi câu phải có hai giống chim, qua cầu phải xong, ai xong trước đi trước, nhất thiết không được tranh nhau nữa. Trấn ngồi trên lưng ngựa, đọc ngay rằng:
Quai vạc đôi bên cánh phượng phong
Dở giang bán chác lựa đồ công
Xanh le mở khép nem hồng mới
Bạc ác phô phang rượu vịt nồng...
Bảng bấy giờ mới thực sự chịu phục Trạng là nhanh trí và nhường cho Trạng đi trước, không tranh dành gì nữa.
Nguyễn Quốc Trinh ( 1624 - 1674 )
Người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam Thượng ( nay là xã Đại Áng, huyện Thanh Trì , Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Bồi tụng. Đi sứ Thanh ,bị giết hại, sau được truy tặng Binh bộ Thượng thư, Trì Quận Công. Vua cho tên thụy là Cường Trung và phong cho làm Thượng đẳng Phúc thần. 
Sách Đăng khoa lục của Trần Tiến do Đạm Nguyên dịch có ghi: "Ông nội của Trạng nguyên một lần đi chơi trong làng nhặt được túi vàng của một thầy địa lý người Tàu đánh rơi. Ông đem trả lại, thầy Tàu cảm ơn và muốn chia cho người nhặt được một nửa. Ông lắc đầu cười cất tiếng: "Tôi đâu có tham tiền mà chỉ tham cái chữ thôi. Nhưng chữ nghĩa chẳng ai đánh rơi bao giờ!...". Thầy Tàu ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: "Nếu ông không thích vàng bạc thì để tôi đền ơn bằng chữ nghĩa vậy. Tôi cam đoan rằng con cháu ông sẽ học hành tấn tới, đỗ đạt cao". Nói rồi thầy Tàu tìm một mảnh đất gần đó bảo ông nội đem hài cốt của tổ tiên táng vào đó, và trồng bên cạnh mộ một cây hoa. Bao giờ thấy bên mộ cây hoa đơm hoa thì thắp hương khấn cầu khắc được". 
Nghe lời thầy Tàu, ông bố Trạng nguyên làm y như lời thầy dặn. Vài năm sau vợ ông sinh được hai con trai, rồi ông qua đời. Hai anh em phải làm thuê làm mướn để lấy tiền đi học một thầy đồ nổi tiếng trong tổng. Một hôm người chị gái lấy chồng xã bên mang gạo tiền chu cấp thêm cho hai em thấy cả hai đứa đang mải mê gọt sáo diều bèn mách với thầy. Thầy đồ tức giận gọi vào cất tiếng; 
- Hai trò học bài xong chưa mà đã đi chơi vậy? 
Nguyễn Quốc Trinh thưa: 
- Dạ, thưa thầy... anh em đâu có chơi mà ngồi ngẫm cho chữ nó chui xuống bụng ạ. 
Thầy giận dữ: 
- Ngươi chỉ giỏi biến báo, học mà tay không cầm sách...? Ta ra câu đối, nếu anh em ngươi không đối được thì ta sẽ phạt roi. 
Ngẫm nghĩ một lúc, thầy chỉ vào người chị gái của Nguyễn Quốc Trinh vuốt râu cất tiếng: 
- Bất học hiếu du, vi tỉ giáo. (Không học thích chơi, trái lời chị) 
Nguyễn Quốc Trinh nhoẻn cười rồi lễ phép đối lại: 
- Đăng khoa cấp đệ, trọng sư danh. (Đỗ khoa cấp đệ nổi danh thầy) 
Thầy đồ tròn mắt nhìn Nguyễn Quốc Trinh: 
- Xưa nay ta vẫn nghĩ con nhà nông phu đi học chỉ may ra lấy được cái bằng Tú tài cho oai với làng xóm nào ngờ người lại hay chữ như vậy. Nếu hai trò chăm chỉ ta tin rằng cả hai anh em đều sẽ đỗ cao. Thôi từ nay ta nuôi cho cả hai anh em ăn học và không phải đi làm thuê làm mướn nữa. 
Từ đó hai anh em Nguyễn Quốc Trinh được thầy nuôi cho ăn học. Năm 1659 hai anh em cùng lên Kinh đô dự thi. Nguyễn Quốc Trinh đậu Trạng nguyên, còn em là Nguyễn Đình Trụ đậu tiến sĩ. Nguyễn Quốc Trinh là người rất có công với Chúa Trịnh Tạc. 
Chuyện xưa không biết thực hư thế nào. Nhưng chuyện câu đối của Nguyễn Quốc Trinh là có thật. Học trò mà biết kính thầy được thầy yêu cũng là lẽ đương nhiên. Mong rằng, tình thầy trò như vậy sẽ được tái hiện lại trong cuộc sống hôm nay.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_trang_nguyen_viet_nam_qua_cac_thoi_dai.doc