Tài liệu Tình hình văn hoá xã hội ở các thế kỷ X-XIV

Từ thời Bắc thuộc, sự phân hoá xã hội theo hướng phong kiến Trung Quốc đã diễn ra, nhưng chỉ được đẩy mạnh trong các thế kỷ thời Lý - Trần. Dần dần hình thành những giai cấp chính của xã hội mới.

Giai cấp thống trị bao gồm các vương hầu, quý tộc, quan lại cao cấp và một bộ phận địa chủ quan chức hoá. Chính sách phong cấp thái ấp, khuyến khích khẩn hoang lập nghiệp, những chính sách ưu đãi của Nhà nước v.v đã tạo điều kiện cho những người này trở thành lãnh chúa, địa chủ, với chủ trương của Nhà nước “ai có quan tước mà con cháu được tập ấm mới được ra làm quan, còn nếu người nào nhà giàu, khỏe mạnh mà không có quan tước thì đời đời làm dân”, giai cấp thống trị hầu như trở thành một bộ phận đóng kín, mặc dầu sự phát triển của giáo dục, khoa cử cùng nhu cầu nâng cao trình độ học vấn của quan chức có làm giảm dần sự đóng kín đó.

Giai cấp bị trị bao gồm đông đảo nhân dân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau như địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Làng xã vẫn là tế bào kinh tế- xã hội cơ bản, mang trong mình khá nhiều tàn dư của xã hội nguyên thuỷ. Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số trong cư dân và là lực lượng sản xuất chủ yếu, là những người gánh chịu mọi trọng trách của xã hội: làm ruộng, đóng thuế, đi lính, lao dịch, chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Những thế kỷ XI- XIV, nhất là trong buổi đầu các triều đại, cuộc sống của người nông dân còn tương đối ổn định. Từ thế kỷ XIV, sự phân hoá giàu nghèo trong họ gia tăng, làm lên tình trạng “dân gian nhiều người du đãng, đến già cũng không có tên trong sổ, không chịu thuế dịch, sai phái tạp dịch không đến chơi”. Nhiều cuộc tranh đòi chẩn cứu cho dân nghèo” đã bùng nổ.

Số lượng thợ thủ công không nhiều. Ngoài những người sống và làm ăn ở các phường của Thăng Long, có một số sống rải rác ở các làng, làm nghề thủ công phục vụ dân làng mình là chính. Đã xuất hiện một vài làng thủ công nhưng người thợ ở đây vẫn gắn bó với đồng ruộng.

 

doc 10 trang cucpham 8220
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Tình hình văn hoá xã hội ở các thế kỷ X-XIV", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Tình hình văn hoá xã hội ở các thế kỷ X-XIV

Tài liệu Tình hình văn hoá xã hội ở các thế kỷ X-XIV
TÌNH HÌNH VĂN HOÁ – XÃ HộI ở CÁC THế Kỷ X- XIV
I. Sự phân hoá xã hội
Từ thời Bắc thuộc, sự phân hoá xã hội theo hướng phong kiến Trung Quốc đã diễn ra, nhưng chỉ được đẩy mạnh trong các thế kỷ thời Lý - Trần. Dần dần hình thành những giai cấp chính của xã hội mới.
Giai cấp thống trị bao gồm các vương hầu, quý tộc, quan lại cao cấp và một bộ phận địa chủ quan chức hoá. Chính sách phong cấp thái ấp, khuyến khích khẩn hoang lập nghiệp, những chính sách ưu đãi của Nhà nước v.vđã tạo điều kiện cho những người này trở thành lãnh chúa, địa chủ, với chủ trương của Nhà nước “ai có quan tước mà con cháu được tập ấm mới được ra làm quan, còn nếu người nào nhà giàu, khỏe mạnh mà không có quan tước thì đời đời làm dân”, giai cấp thống trị hầu như trở thành một bộ phận đóng kín, mặc dầu sự phát triển của giáo dục, khoa cử cùng nhu cầu nâng cao trình độ học vấn của quan chức có làm giảm dần sự đóng kín đó.
Giai cấp bị trị bao gồm đông đảo nhân dân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau như địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Làng xã vẫn là tế bào kinh tế- xã hội cơ bản, mang trong mình khá nhiều tàn dư của xã hội nguyên thuỷ. Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số trong cư dân và là lực lượng sản xuất chủ yếu, là những người gánh chịu mọi trọng trách của xã hội: làm ruộng, đóng thuế, đi lính, lao dịch, chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Những thế kỷ XI- XIV, nhất là trong buổi đầu các triều đại, cuộc sống của người nông dân còn tương đối ổn định. Từ thế kỷ XIV, sự phân hoá giàu nghèo trong họ gia tăng, làm lên tình trạng “dân gian nhiều người du đãng, đến già cũng không có tên trong sổ, không chịu thuế dịch, sai phái tạp dịch không đến chơi”. Nhiều cuộc tranh đòi chẩn cứu cho dân nghèo” đã bùng nổ.
Số lượng thợ thủ công không nhiều. Ngoài những người sống và làm ăn ở các phường của Thăng Long, có một số sống rải rác ở các làng, làm nghề thủ công phục vụ dân làng mình là chính. Đã xuất hiện một vài làng thủ công nhưng người thợ ở đây vẫn gắn bó với đồng ruộng.
Thương nhân ngày càng nhiều nhưng ít người chuyên buôn bán để sống. Nhờ buôn bán với thương nhân nước ngoài hay buôn bán lương thực, từ giữa thế kỉ XIV đã xuất hiện nhiều nhà giàu có. Trần Dụ Tông (1341- 1369) đã từng chiêu tập các nhà buôn giàu ở Đình Bảng (Bắc Ninh) Nga Đính (Hà Tây) vào cung đánh bạc “có tiếng đặt gần 300 quan”.
Lớp địa chủ phi quan chức thuộc loại “thứ nhân”, bị trị dù đời sống kinh tế khá hơn, nhưng cũng như nông dân, thợ thủ công và thương nhân.
Thấp nhất trong xã hội là tầng lớp nô tì với nhiều tên gọi khác nhau: gia nô, gia đồng, nô tì, điền nhi, lộ ông, hoành. Nhà nước đã tìm cách hạn chế việc nuôi nô tì, nhưng sự phát triển của chế độ điền trang lại làm tăng số lượng nô tì, nhất là vào những năm đói kém của thế kỉ XIV. Có 3 loại nô tì với thân phận khác nhau:
Nô tì của nhà nước với những tên gọi như Toạ thượng nô, quan trung khách, điền hoành, điền nhi
Nô tì của nhà chùa như Tam bảo nô, điền nô
Nô tì tư nhân bao gồm cả điền nô, gia đồng v.v
Trong chiến tranh giữ nước, như ở thời Trần, gia nô, gia đồng của các quý tộc đã từng là một lực lượng quân sự có nhiều đóng góp.
Sự phát trriển của chế độ nô tì ở thế kỉ XIV đã làm tăng mâu thuẫn xã hội và dẫn đến hàng loạt cuộc đấu tranh. Tuy nhiên, trong nô tì phần đông là nông nô. Thân phận của số còn lại không bị hạ thấp như ở thời đại của chế độ nô lệ.
II. Tình hình văn hoá- Giáo dục
Tôn giáo, tín ngưỡng
Ở các thế kỉ X- XIV những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến. Bên cạnh các tục thờ tích cực ngày càng được mở rộng như tục thờ tổ tiên, thờ những anh hùng dân tộc, những người có công với làng, với nước và các tục thờ nguyên thủy "vạn vật hữu linh" vẫn còn nhiều. Nhà nước cũng như các vị quan có ý thức đã nhiều lần ra lệnh hủy bỏ bớt các tục thờ có mang tính “mê tín, dị đoan" đó nhưng chỉ hạn chế được một phần. Đáng chú ý là nhà nước, chủ yếu là thời Lý - Trần, đã góp phần trực tiếp vào sinh hoạt tín ngưỡng...và tôn giáo chung của nhân dân. Nhà Lý đã dựng đền "Đồ đại thành hoàng", đền ''Đồng cổ" (Trống đồng), đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Phùng Hưng, đền thờ Phạm Cự Lạng ở kinh thành Thăng Long, nâng lễ thờ thần Phù Đổng (Bắc Ninh) lên trình độ ''quốc tế” (quốc gia) v.v
Trong một thời gian dài, tín ngưỡng dân gian cổ truyền vẫn giữ một vị trí quan trọng trong sinh hoạt tâm linh của cư dân Đại Việt. 
Các tôn giáo lớn như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc.
Phật giáo sớm phổ cập trong nhân dân và đạt mức cực thịnh ở các thế kỉ XI - XIII. Chùa chiền mọc lên ở nhiều nơi. Từ thời Đinh - Tiền Lê, một số nhà sư như Ngô Chân Lưu, Pháp Thuận, Vạn Hạnh.v.v.. đã tham gia tích cực vào việc xây dựng chính quyền. Sớm mang nặng tư tưởng sùng Phật, Lý Công Uẩn mới lên ngôi, đã cho dựng nhiều chùa, cấp độ điệp cho hàng ngàn người làm sư, hàng ngàn lạng vàng, bạc thuê thợ đúc chuông lớn đặt ở các chùa... khiến nhà sử học Lê Văn Hưu ở thế kỉ XIII đã nhận xét: ''Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa lập mà đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức, lại sửa chùa quán ở các lộ, cấp độ điệp cho hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng...
Các vua nhà Lý kế nghiệp cũng không ngừng cho xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tô tượng, cho người sang nhà Tống xin kinh Phật, biến các chùa thờ Phật thành nơi cầu đảo, làm lễ tạ ơn khi chiến thắng quân xâm lược, lễ đại xá Quý tộc, quan lại, nhân dân theo đó, xây dựng chùa chiền ở khắp nơi, bia chùa Linh Xứng đã ca ngợi: "Từ khi đạo Phật truyền sang nước ta đến nay đã hơn 2000 năm mà việc phụng thờ ngày càng thêm mới. Hễ những chỗ nào núi cao, cảnh đẹp đều mở mang để lập chùa chiền, như thế nếu không phải là nhờ bậc vương công, đại nhân giúp đỡ xây dựng thì làm sao nên được''. Thừa nhận thực tế đó, nhà sử học Lê Văn Hưu viết: "... cho nên đời sau mới xây tường cao ngất trời, tạc cột chùa bằng đá, làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện của vua. Rồi người dưới bắt chước, kẻ hủy cả thân thể, đổi lối mặc bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, nhân dân quá nửa làm sư, trong nước chỗ nào cũng có chùa.
Phật giáo tiếp tục phát triển ở thời Trần, mặc dầu có phần hạn chế hơn. Các vua đầu thời Trần đã tìm đến cửa Phật, Trần Nhân Tông thực sự vứt bỏ áo bào, cạo đầu, trở thành một vị sư danh tiếng. Đầu thế kỉ XIV, nhà Nho Trương Hán Siêu đã kêu lên: "thiên hạ năm phần thì sư tăng chiếm một”; đến giữa thế kỉ đó, nhà Nho Lê Quát than thở: "nhà Phật lấy họa phúc để cảm động lòng người, sao mà được người tin theo lâu bền như thế! Trên từ Vương công, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật đến hết tiền của cũng không xẻn tiếc... chỗ nào có người ở tất có chùa Phật, bỏ đi rồi lại dựng lên, nát đã rồi lại sửa lại lâu đài chiêng trống chiếm đến nửa phần so với dân cư" (bia chùa Chiêu Phúc).
 Các chùa đều có đất riêng. Nhiều chùa lớn như Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh) có trên 2000 mẫu ruộng, hàng trăm Tam bảo nô... 
Do du nhập vào Đại Việt từ nhiều con đường khác nhau cũng như do sự tiếp thu của người dân Việt đương thời, Phật giáo không có một dòng duy nhất. Có dòng hoà nhập với tín ngưỡng dân giân Việt cổ truyền các chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, chùa Diên Hựu (Một Cột)...), có dòng thiên về Mật tông (với những nhà sư giỏi pháp thuật và chữa bệnh...), có dòng tu ở chùa, thoát tục, có dòng tu tại gia lấy cái tâm làm gốc v.v... .Trong trào lưu chung đó, giai cấp thống trị đã mong muốn tìm ra một tôn giáo làm nền cho sinh hoạt tinh thần và tâm linh của người Việt, thoát khỏi những ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo phương Bắc. Dòng Thiền của Phật giáo đã được lựa, chọn. Nối tiếp ý tưởng của cha, ông, Lý Thánh Tông đã có ý định sáng lập phái Thiền Thảo đường với nhiều nét của phương Nam, nhưng không thành. Dần dần hình thành một sự hòa hợp giữa Phật giáo và Nho giáo. Lý Nhân Tông đã khuyên thiền sư Mãn giác: ''bậc chí nhân hiện thân giữa cõi đời phải tế độ chúng sinh... chẳng những đắc lực về thiền định và trí tuệ mà cũng có công giúp đỡ nhà nước”. Văn bia chùa Linh Xứng cũng có đoạn: “Ôi! sinh nuôi ta, không ai lớn hơn vua, cha cho lên phải tôn kính...".
Ý tưởng của các vua Lý được các vua đầu thời Trần tiếp nhận và thực hiện. Trần Thái Tông, một ông vua đã từng xông pha nơi chiến trận, suốt đời ghi nhớ câu nói của quốc sư Phù Vân: "Phàm đã làm vua của thiên hạ phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, phải lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình'', nhưng không quên sùng Phật. Trong ''Thiền tông chỉ nam'' ông đã nói lên sự kết hợp đạo với đời, "Đạo Phật không chia nam bắc, đều có thể tu cầu. Tính người có hiền ngu, đều cùng được giác ngộ, vì vậy, đại giáo của đức Phật là phương tiện để mở lòng mê muội, là con đường soi rõ lẽ tử sinh. Còn trách nhiệm nặng nề của tiên thánh là đặt mực thước cho tương lai, nêu khuôn phép cho hậu thế". Hòa nhập Phật và Nho giáo vào cùng một đích chung của công cuộc ổn định xã hội. ''Tam giáo đồng nguyên'' là như vậy. 
Phát triển tư tưởng đó của ông mình và dựa vào lí thuyết của Tuệ Trung thượng sĩ (Trần Tung), Trần Nhân Tông đã dựng nên dòng Phật Đại Việt với tên gọi Trúc Lâm. Xuất phát từ giáo lí Thiền Tông, dòng Phật Trúc Lâm lấy sự gắn liền giữa ''tâm" và ''Phật'', ''Phật ở trong lòng'' làm hạt nhân.
Bài ''Phật tâm ca'' của Tuệ Trung thượng sĩ có đoạn:
 Phật, Phật, Phật bất khả biến 
Tâm, Tâm, Tâm bất khả thuyết
Nhược tâm sinh thời thị Phật sinh Nhược Phật diệt thời thị tâm diệt Diệt tâm tồn Phật thị xứ vô
Diệt Phật tồn tâm hà thời yết
 (Nghĩa là phật không thể biến được Tâm không thể nói được tâm
Tâm sinh thì Phật cũng sinh
 phật diệt ắt tâm cũng mất
Không đâu tâm diệt mà còn phật
Chẳng lúc nào Phật diệt mà còn tâm)
Trần Nhân Tông cũng nói:
 ''Chỉn Bụt là lòng, sá ướm hỏi đòi cơ Mã tổ"
Từ đó mà có quan niệm, ''lấy tâm truyền tâm, không dùng văn tự", "Phật ở trong lòng, lòng lặng lẽ và sáng suốt, đó chính là chân Phật", nghĩa là ''giác ngộ được bản tâm'' có thể thành Phật. Một khi lòng đã giác ngộ, thanh tĩnh thì cũng 
''Chẳng còn bị thử, tranh nhân chấp ngã 
Trần duyên rũ hết, thị phi chẳng nề ...
Thân này chẳng quản bữa đói bữa no
Công danh chẳng trọng, phú quý chẳng màng
 ... hí phách của Phạm Ngũ Lão:
Hoành sáo giang sơn cáp ki thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Vung giáo non sông đã mấy thu, Ba quân như hổ nuốt phăng trâu, Công danh trai chửa đền xong nợ, những thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu)
Niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước chân chính lan truyền trong các nhà Nho của nửa đầu thế kỉ XIV làm nên hàng loạt thơ, phú “khôi kì, hùng vĩ”. 
Bài phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu với những câu (bản dịch)
Bấy giờ muôn dặm thuyền bè
Cờ bay phấp phới
Sáu quân oai hùng, gương giáo sán loáng
Tướng Bồ Kiêm trong trận Hợp Phì, chỉ nháy mắt đã hồn bay thành khói
Đến nay dòng sông vẫn chưa rửa sạch nhuốc nhơ
 Công tái tạo ngàn năm còn chói lọi... 
Và kết luận: "Bụi Hồ không dám động chừ, ngàn năm thanh bình tin rằng không phải vì sông hiểm chừ mà vì đức lớn mênh mông...
Tinh thần đó cũng thể hiện rõ trong bài Bạch Đằng của Phạm Sư Mạnh hoặc trong hàng loạt bài thơ của ông trong Hiệp Thạch tập, trong Giới hiên thi tập của Nguyễn Trung Ngạn như bài Ung châu với câu: 
chúng quân lão thú tằng kinh chiến 
Thuyết đáo nam chinh các tự sầu 
(Lính già từng trải mùi chinh chiến, Nói đến nam chinh ủ mặt mày)
bên cạnh đó là hàng loạt bài thơ ca ngợi cảnh thiên nhiên, giàu đẹp của đất nước hay đầy cảm xúc tự nhiên như: Đứng mãi nào hay ngày đã muộn
Khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh (Thơ Bùi Công Quán, dịch) hoặc: Ruộng xanh như gấm nay lại thấy Mây phủ nhà vua mất lối đi (Dịch thơ Phạm Sư Mạnh) hoặc: Sáng dậy mở cửa sổ Xuân đi nào có hay
Một đôi bươm bướm trắng
Phất phới lướt hoa bay
(dịch thơ Trần Nhân Tông) 
Vào nửa sau thế kỉ XIV, cùng với sự suy thoái của nhà Trần, xuất hiện những nhà thơ Trần Nguyên Đán, Chu An, Nguyễn Phi Khanh... với những bài, thấm đượm tình thương yêu nhân dân, thông cảm với cuộc sống khổ cực của nhân dân. Một thành tựu lớn của thời kì này là sự sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán. Không lâu sau khi ra đời, chữ Nôm là được hoàn thiện dần và được dùng để sáng tác thơ văn, xuất hiện những nhà thơ nôm nổi tiếng như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly.... Sử cũ cũng từng ghi, khi vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Chămpa, nhiều người đã "làm thơ Nôm để chê cười... Thời Lý- Trần cũng để lại nhiều văn bia dài, nhiều bài phú "lưu loát, đẹp đẽ'' như Đông hồ bút, Trảm xà kiếm, Ngọc tỉnh liên,Thiên Hưng trấn 
Ngoài ra thể loại truyện cũng ra đời như Báo cực truyện, Việt điện u linh, Lĩnh nam chích quái, Nam ông mộng lục 
Với ý thức dân tộc sâu sắc, nhân dân Đại Việt không chỉ xây dựng cho mình một nền văn học phong phú mà còn cả một nền nghệ thuật đặc sắc. Các công trình xây dựng từ cung điện của vua đến dinh thự của các quan lại, đền đài, chùa quán nhiều không kể xiết, mặc dầu di tích còn lại không nhiều. Năm 984, Lê Đại Hành ''làm điện Bách bảo thiên tuế ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng làm nơi coi chầu, bên đông là điện Phong lưu, bên tây là điện Tử hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực lạc... Năm 1010, Lý Thái tổ dời đô về Thăng Long, ở cung thành "Phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu làm điện Giảng Võ... đều có thềm rồng, bên trong thềm rồng có mái cong, hàng hiên bao quanh 4 mặt. Sau điện Càn Nguyên dựng hai điện Long An và Long Thụy làm nơi nghỉ ngơi''. Lý Thái Tông làm thêm điện Tuyên Đức, điện Diên Phúc có thềm trước gọi là thềm rồng (long trì), bên trong hai phía đông tây có điện Văn Minh và điện Quảng Vũ lại đặt lầu chuông, phía trước làm điện Phụng Thiên trên điện dựng lầu Chính Dương chỉ giờ khắc, phú sau làm điện Trường Xuân, ... phía ngoài cung điện cho đắp Long thành...
Chùa chiền dựng lên khắp nơi và trở thành biểu tượng của nghệ thuật Phật giáo. Nổi lên các ngôi chùa lớn như Dâu, Phật Tích, Dạm ... Năm 1049, Lý Thái Tông cho xây chùa Diên Hựu "dựng cột đá ở giữa ao, làm tòa sen của phật Quan Âm ở trên cột"; năm l105 Lý Nhân Tông cho sửa lại, "vét hồ Liên Hoa đài, gọi là hồ linh Chiểu, ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chạy xung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ gọi là Bích Chì có cầu bắc qua để đi lại...
Các chùa thường có tháp lớn như tháp Báo Thiên (Hà Nội) 12 tầng, cao mấy chục mét, tháp Phổ Minh (Nam Định) 14 tầng, cao 21m v.v..
Một công trình kiến trúc lớn đánh đấu tự phát tnển của nghệ thuật xây dựng thành lũy đương thời là thành nhà Hồ ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá).
Thành hình vuông, mỗi cạnh dài 500m Cống thành hình vòm xây bằng những khối đá lớn, có khối dài 7m, cao 1m 5, dày 1m nặng khoảng 15 tấn. Thành đắp bằng đất có khối lượng khoảng 80.000 m3,xung quanh,có hào sâu, có cống ngầm thông trong ngoài. Phía trong thành là cung điện và dinh thự các quan.
Nghệ thuật đúc chuông tô tượng rất phát triển. Người Trung Quốc đã từng nói đến “An nam tứ đại khí” là tháp Báo Thiên, chuông Quy điền (ở chùa Diên Hựu), vạc Phổ Minh (chùa Phổ Minh- Nam Định) và tượng phật chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều- Quảng Ninh) cao 6 trượng (khoảng 20m). Bên cạnh đó còn có trượng Phật Adiđà (chùa Phật Tích- Bắc Ninh), nhiều tượng linh điểu (Garuda), người có cánh đánh trống (Kinnari) mang phong cách nghệ thuật Chămpa, rồng nằm dài theo bậc thềm, tượng người, voi, ngựa..v.v
Điêu khắc tinh tế với những bức phù điêu trang trí những mô típ hoa văn hoa cúc nhiều cánh, hoa sen, lá cây và đặc biệt là con rồng giun mình trơn nằm gọn trong chiếc lá đề. Đặc điểm chung là chân thực, khoẻ mạnh, đơn giản. Điêu khắc trên các bệ cột thường hình hoa sen. Ngoài ra cũng còn một số bức phù điêu khắc trên đá hình các nhạc công đang biểu diễn mang phong cách Chămpa. Cách trang trí hoa lá nói trên cũng được đưa vào nghệ thuật dân dụng (bát, chén, hình, vại)
Âm nhạc, sân khấu đều phát triển, Ban đầu âm nhạc Việt Nam chịu ảnh hưởng ít nhiều của nhạc Chăm. Năm 1060, Lý Thánh Tông đã cho dịch các khúc nhạc Chămpa và cho nhạc công ca hát. Về sau ảnh hưởng của nhạc phương Bắc tăng lên. Sử liệu cũ còn ghi lại các khúc “Nam thiên nhạc”, “Ngọc lâu xuân”, “Mộng du tiên”, những bài hát “Trang chu nằm mộng hoá ra con bướm”, “Bạch lạc thiên mẹ li biệt con”v.vNhà nước có kép hát, đào nương. Sứ giao tập của Trần Cương Trung (cuối thế kỉ XIII) mô tả lễ yến ở điện Tập hiền “tiếng hát tiếng đàn hoà lẫn nhau” hoặc “mỗi lần rót rượu lại hô to lên rằng: “Phường nhạc tấu khúc nhạc” thì dưới giải vũ lại tấu nhạc theo luôn với những khúc như Giáng Châu Long, Nhập hoàng đôâm điệu cũng giống âm điệu cổ nhưng ngắn hơn”
Nhạc cụ có trống cơm, tiêu, não bạt, sáo, đàn cầm, đàn tranh, đàn tì bà, đàn 7 dây, đàn hai dây, đàn bầu
Nhảy múa thường được tổ chức ở cung đình cũng như trong nhân dân. Ngoài ra, nghệ thuật chèo, tuồng rất phát triển. Chèo hát là sinh hoạt được các quý tộc ham thích. Cùng với chèo, hề cũng phổ biến. Sau kháng chiến chống Nguyên, tuồng cũng xuất hiện với nghệ nhân người Tống là Lý Nguyên Cát. Múa rối là một ngành nghệ thuật đặc sắc.
Cùng với âm nhạc, sân khấu, các ngày lễ hội trong nhân dân cũng có nhiều trò vui chơi, đua tài như leo dây, vật, đua thuyền, trò chơi tang cưu, ném còn, đánh cầuTrò “vật cù” của Phạm Ngũ Lão rất được ham chuộng:
Hai bên tranh lấy quả cầu
Dân an quốc thái sống lâu vững bền.
Tóm lại sự phát triển của văn học nghệ thuật phong phú, đa dạng, đã tạo nên một bộ phận quan trọng của nền văn minh Đại Việt đương thời.
- Khoa học - kỹ thuật:
Công cuộc xây dựng đất nước và củng cố nền đôc lập dân tộc sớm làm nảy sinh nhu cầu ghi chép lịch sử. Các nhà nước Lý- Trần đều có Viện quốc sử chuyên ghi chép những hoạt động của nhà nước - chủ yếu của vua. Nguồn sử liệu cũ đã nhắc đến sách sử của Đỗ Thiện thời Lý, tuy nhiên, bộ sử chính thống đầu tiên chỉ ra đời ở thời Trần. Theo lệnh của vua, năm 1272, nhà sử học- quốc sử viện giám tu Lê Văn Hưu đã soạn xong bộ Đại Việt sử kí 30 tập, viết lịch sử nước ta từ Triệu Vũ đế đến Lý Chiêu Hoàng. Bộ sử này không còn nữa, chỉ được nhắc đến trong các bộ sử thời Lê. Tiếp theo, một số người đã viết thêm các bộ sử khác (có tính chất tư nhân) như Việt sử lược (vô danh), Việt sử cương mục và Việt Nam thế chi của Hồ Tông Thốc. Cuối thế kỉ XIII, đầu thế kỉ XIV, các vua Trần đã cho biên soạn Trung hưng thực lục nói về cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên, các bộ thực lục (của Đoàn Nhữ Hài và của Nguyễn Trung Ngạn...) nhưng đều không còn nữa. Đồng thời ở nước ngoài, một người Việt là Lê Trắc đã viết An nam chí lược bổ sung thêm tư liệu cho lịch sử.
Các nhà sư cũng có sách sử riêng, nay còn lại Thiền uyển tập anh ngữ lục và Tam tổ thực lục. 
Các bộ sách đương thời đã được viết theo những dạng khác nhau như biên niên, chuyên đề...
Những tư liệu về địa lý đất nước đã được biên soạn. Năm 1172, Lý Anh Tông đã đi tuần ở các địa giới phiên bang Nam Bắc “vẽ bản đồ và ghi chép phong vật rồi về”.
Toán học được sử dụng và ban đầu là một môn thi của các lại viên, về sau, Hồ Quý Ly biến thành môn thi thứ năm trong thi Hội. Tuy không cò lại các tác phẩm toán học nhưng việc xây dựng kinh thành, thành An tôn (thành nhà Hồ), các bảo tháp cao hàng chục trượng chắc chắn đòi hỏi một trình độ toán học cao.
Thiên văn học thành một bộ môn rất được quan tâm. Các sách lịch sử đã nói đến những cuộc đồng Hồ ở cung vua, nhà thiên văn học Đặng Lộ làm ra lịch mới ( hiệp kỉ) dùng cho nước ta vừa làm ra một dụng cụ gọi là Linh Lung Nghi để khảo nghiệm thời tiết. Tư đồ Trần Nguyên Đán cũng làm một nhà thiên văn học.
Từ cuối thế kỉ XIV, do nhu cầu quốc phòng, nhà chỉ huy quân sự Hồ Nguyên Trừng (con của Hồ Quý Ly) đã sáng chế ra loại súng lớn nhỏ gọi là Thần cơ sang pháo và cùng các thợ thủ công đóng loại thuyền chiến có lầu.
Tóm lại, trong những thế kỉ đầu độc lập, với tinh thần dân tộc và ý thức tự cường, nhân dân Đại Việt đã phát huy mọi khả năng để tạo nên một nền văn hoá dân tộc đa dạng, phong phú, đặc sắc vừa có những nét tiếp nối nền văn hoá cổ truyền vừa có những nét sáng tạo, mới mẻ, xuất phát từ sự tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn hoá các nước xung quanh. Nền văn hoá Đại Viêt thời Lý- Trần đã trở thành cơ sở vững bền cho những thành tựu văn hoá của các giai đoạn lịch sử tiếp sau của dân tộc.
(Theo Đại cương Lịch sử Việt Nam)

File đính kèm:

  • doctai_lieu_tinh_hinh_van_hoa_xa_hoi_o_cac_the_ky_x_xiv.doc