Tài liệu Thực hiện kế hoạch đào tạo ngành học Lịch sử

Phương pháp dạy học đối với khoa học lịch sử ở bậc cao đẳng, đại học thích hợp nhất là dạy học theo vấn đề lịch sử và theo các chuyên đề khoa học. Điều kiện tiên quyết là xác định được những vấn đề trọng tâm, bao trùm hết được các mục tiêu đào tạo về nội dung, kỹ năng trong từng phân môn, học phần và từ đó lập ra kế hoạch thực hiện. Hệ thống các phương pháp hiện đại sẽ là sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp nêu vấn đề, phương pháp diễn giảng, phương pháp xêmina, phương pháp điều phối, phương pháp dự án (project method hoặc project based learning) và sẽ đặc biệt có hiệu quả khi kết hợp với các phương tiện dạy học hiện đại. Các phương pháp này có khả năng vận dụng và tích hợp nhiều lý thuyết học tập khác nhau. Yếu tố tích cực là cách dạy học giải quyết vấn đề, dạy học định hướng hành động, dạy học khám phá và làm việc theo nhóm (thuyết nhận thức). Giảng viên giữ vai trò “người điều phối“ (một ứng dụng lý thuyết kiến tạo) tổ chức sự tương tác giữa sinh viên và đối tượng học tập, giúp sinh viên xây dựng thông tin mới vào cấu trúc tư duy đã được sinh viên tự điều chỉnh. Sinh viên học không chỉ là khám phá mà còn là sự giải thích, cấu trúc mới tri thức Việc dạy học nhằm phát triển tư duy, giải quyết vấn đề. Dạy học khám phá đòi hỏi nhiều thời gian, đòi hỏi cao ở sự chuẩn bị cũng như năng lực của giảng viên. Cấu trúc quá trình tư duy không quan sát trực tiếp được nên chỉ mang tính giả thuyết.

 (thuyết tự lập). Các phương pháp nhỏ như “tia chớp”, “philip xyz”, “công não”, “bể cá” là những giải pháp tình huống để thay đổi động hình và kích thích tư duy người học nhằm tập trung sự chú ý vào nội dung chính. Các thể loại phương pháp này tuỳ thuộc vào sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của giảng viên và sẽ có hiệu quả cao trong việc phát huy trí lực sinh viên.

Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học trên phải căn cứ vào bản chất công việc hoặc tài liệu sẽ học, bản chất mục tiêu học tập cần đạt đến, khả năng, năng lực của sinh viên và khả năng, kiến thức của giảng viên cùng các nguồn lực sẵn có (thời gian, nguồn tư liệu, thiết bị, phương tiện multimedia có thể sử dụng để phát huy hiệu quả nhất )

Khi lựa chọn phương pháp cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau sao cho sinh viên được tham gia nhiều nhất trong các hoạt động nhận thức. Sinh viên phải được tự học ít nhất 30% học phần hoặc các môn học (giảng viên cần hướng dẫn chu đáo phương pháp tự học, sinh viên nắm được nhiệm vụ và cách học, giảng viên cũng cần có các biện pháp để kiểm tra chất lượng nội dung tự học một các thiết thực ); sắp xếp sao cho trong một bài giảng lịch sử thời lượng giảng viên diễn giảng là ít nhất. Với hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại giảng viên cần thử nghiệm nhiều kĩ thuật khác nhau.

 

doc 185 trang cucpham 25/07/2022 7180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Thực hiện kế hoạch đào tạo ngành học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Thực hiện kế hoạch đào tạo ngành học Lịch sử

Tài liệu Thực hiện kế hoạch đào tạo ngành học Lịch sử
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THCS - LOAN No1718-VIE (SF)
œ
HOÀNG ANH KHIÊM
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
NGÀNH HỌC LỊCH SỬ
(Sách trợ giúp giảng viên CĐSP)
NHÀ XUÂT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ NỘI 2007
PHẦN MỞ ĐẦU
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI 
	Ì	
 “Hãy dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều được học như một phần thưởng quý giá chứ không như một nhiệm vụ ngán ngẩm”
 Albert Einstein
Đổi mới căn bản các hoạt động giáo dục hiện nay là một yêu cầu cấp thiết trong xu thế hội nhập, phát triển. Sự đổi mới toàn diện về nội dung chương trình, đội ngũ giảng dạy, phương pháp, kỹ thuật và phương thức tư duy của người học là một cuộc cách mạng của ngành giáo dục nhằm đáp ứng những đòi hỏi của đất nước trong bối cảnh mới của thời đại. Đó là một thời đại với sự thay đổi lớn lao về tri thức về hình thức và nội dung, về ý nghĩa tri thức, về trách nhiệm của tri thức và về những đặc điểm của con người có giáo dục. 
“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” vẫn luôn là trọng tâm của sự đổi mới phương pháp dạy học hiện đại Quan điểm dạy học tích cực này đã được đề ra từ thế kỷ XVIII với tư tưởng của J.J.Rousseau (trào lưu “Triết học Aùnh sáng”) ở châu Aâu và ảnh hưởng sâu rộng đến các nhà khoa học thế kỷ XIX.
. Ở nước ta từ thập niên 60 của thế kỷ XX đã thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực chất, quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” cũng đã được xác định từ các thập niên 70, 80, 90 và đến năm 2000 đã chính thức trở thành chủ trương của nhà nước (NQ40/2000/QH10). Đó là quan điểm “thày chủ đạo, trò chủ động” hay “dạy học phát huy tính tích cực của học sinh”. Vấn đề là bằng cách nào gắn được những lý luận hết sức đúng đắn đó vào thực trạng nền giáo dục hiện nay ở tất cả các bậc học. 
Ngay từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu giáo dục đã nêu ra những vấn đề bất cập về vị trí, vai trò của khoa học xã hội trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo: từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cho đến nay, đa số học sinh, sinh viên thích các ngành khoa học kĩ thuật, khoa học tự nhiên hơn khoa học xã hội. Chỉ có một số ngành của khoa học xã hội liên quan đến kinh tế, đối ngoại như thương nghiệp, kinh tế kế hoạch, quan hệ quốc tế, ngoại giao được sinh viên quan tâm. Còn các ngành như kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, triết học thì chưa thu hút được học sinh, sinh viên vì chưa thực sự đổi mới chương trình và đội ngũ giảng dạy các ngành khoa học xã hội còn khá bảo thủ, ảnh hưởng của một giai đoạn dài của thời kỳ bao cấp, duy ý chí. Chúng ta muốn hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa nhưng uy tín của khoa học lý luận đang giảm sút, thiếu bổ sung, còn nặng tính hàn lâm, giáo điều và minh họa. Thậm chí, theo một số nhà nghiên cứu thì thực trạng khoa học xã hội hiện nay đã là một vấn đề trầm trọng. Trong xu thế hội nhập quốc tế, xã hội đòi hỏi bức xúc về cải cách chính trị, cải cách hành chính nhưng trong các hệ thống trường học lại ngán ngại môn học chính trị, và khoa học xã hội nói chung. Khoa học lịch sử và văn học cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Trong thực tế hiện nay, vị trí bộ môn lịch sử ở bậc học phổ thông, chế độ tuyển sinh và chính sách ngành nghề đối với các ngành khoa học xã hội cũng tác động không nhỏ đến việc xác định mục đích, động cơ học tập và chất lượng đào tạo của đa số học sinh, sinh viên
Dư luận, báo chí một vài năm gần đây cũng đã có những diễn đàn bày tỏ sự quan ngại về chất lượng dạy và học lịch sử nhất là về lịch sử dân tộc của học sinh, sinh viên ở tất cả các bậc học. Thế hệ trẻ ngày nay tự khẳng định mình bằng tri thức thời đại và nền văn hoá dân tộc, song còn nhiều hạn chế về phương pháp tư duy trừu tượng mang tính sáng tạo, khám phá. Sinh viên cần biến những tri thức hàn lâm sách vở, kiến thức thời đại thành vốn tri thức của riêng mình mà không phải chỉ là sự sao chép, thừa hưởng. Hiểu sâu, biết rộng những kiến thức lịch sử và kỹ năng vận dụng vào thực tiễn phải là nhu cầu tự thân của tuổi trẻ trong hành trang vào đời. Nhà trường, các thày cô giáo cần phải khắc phục những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống để rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy độc lập, năng lực trí tuệ và sự say mê sáng tạo. Những trở lực lớn trong phạm vi rộng hiện nay về môi trường làm việc tập thể đó là tính hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm và ý thức tự giác - một ý thức mới trong hội nhập và phát triển. Những giá trị ảo, bệnh thành tích, sự níu kéo lẫn nhau, chủ nghĩa bình quân trong công tác quản lý, trong dạy và học hiện nay đang là một trở lực vô hình và rất nguy hiểm. Một “sức ì” khá phổ biến trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay là sinh viên rất ngại phát biểu (hoặc không muốn là người phát biểu đầu tiên) trong các vấn đề xêmina (seminar). Giảng viên cũng cần có biện pháp tình thế hoặc xem lại cách nêu vấn đề của mình đã phù hợp, lôi cuốn, hấp dẫn sinh viên chưa. Đội ngũ giảng viên lịch sử cũng cần phải biết vượt qua sự bảo thủ của chính mình và những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống. Xã hội văn minh ngày nay chính là xã hội của những con người tự giác – theo nghĩa rộng, do những con người tự giác tạo ra. 
Đối với các trường đại học, cao đẳng bản chất hoạt động dạy và học là hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính chất nghiên cứu của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Sinh viên phải là chủ thể của hoạt động nhận thức – huy động ở mức cao nhất tiềm năng, vốn sống để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng. Trong quá trình đó, sinh viên không chỉ tái tạo lại tri thức mà còn tìm kiếm tri thức mới. Với những hoạt động dạy – học tương tác và hệ thống các phương pháp tích cực, sinh viên sẽ được học và tìm kiếm tri thức, kỹ năng trong điều kiện sư phạm. 
Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng tích cực (active method) ở các trường Cao đẳng sư phạm, Đại học sư phạm là sự vận dụng, tích hợp các lý thuyết dạy học hiện đại với hệ thống các phương pháp tích cực và có sự trợ giúp của công nghệ mới. Muốn vậy, cần đổi mới nhận thức về 4 nhiệm vụ dạy học của hệ đào tạo sư phạm hiện nay đối với ngành học lịch sử: dạy tri thức khoa học lịch sử, dạy kỹ năng dạy học bộ môn lịch sử; dạy phương pháp lưu trữ, xử lý thông tin, sử dụng thông tin và phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử; hình thành thái độ, thế giới quan khoa học, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Các nhiệm vụ dạy học này phụ thuộc vào sự đổi mới, hoàn thiện 4 yếu tố trong cấu trúc hoạt động dạy - học tương tác: chương trình, giáo trình; giảng viên; phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại và sinh viên. Trong đó, giảng viên, sinh viên là hai yếu tố chính (hai yếu tố động) các yếu tố khác chỉ trở nên có ý nghĩa khi đặt trong tác động tương hỗ của hai yếu tố này vì nó định hướng cho những tác động của giảng viên và những đáp ứng của sinh viên trong suốt quá trình học tập. 
Tuy còn nhiều vấn đề bất cập, song điều kiện quyết định và quan trọng hàng đầu trong công cuộc đổi mới hiện nay vẫn là sự tự hoàn thiện đổi mới của giảng viên. Giảng viên phải được hoàn thiện chu đáo để thích ứng với những thay đổi chức năng, với những nhiệm vụ đa dạng phức tạp của hướng dạy học theo phương pháp tích cực và có tâm huyết với công cuộc đổi mới giáo dụ. Giảng viên phải thực sự có tri thức khoa học sâu rộng về chuyên môn, có trình độ nghiệp vụ tiên tiến để có được sự ứng xử tinh tế trong mọi tình huống.Ngoài sứ mệnh của khoa học xã hội là ngành khoa học dẫn đường, khoa học lịch sử nói riêng còn có ý nghĩa to lớn trong giáo dục truyền thống và những giá trị nhân văn cao quý.Chính tri thức khoa học sâu rộng của giảng viên sẽ quyết định phương pháp khoa học trong giảng dạy, truyền thụ tri thức. Trong thời đại bùng nổ thông tin và cách mạng khoa học – công nghệ, giảng viên cũng cần phải có khả năng nhất định về ngoại ngữ, tin học để khai thác, cập nhật thông tin khoa học và các nguồn tư liệu phong phú trên mạng internet, làm chủ được các phương tiện công nghệ thông tin, thiết bị hiện đại, vận dụng sáng tạo trong giảng dạy. 
Mục tiêu chính của kế hoạch đào tạo ở cao đẳng, đại học ngành sư phạm không phải là thông tin lại toàn bộ tri thức lịch sử nói chung mà là truyền thụ các vấn đề, chuyên đề lịch sử mang tính khoa học của chương trình đồng tâm. Đó là các vấn đề về phương pháp luận sử học, những quy luật phát triển của lịch sử xã hội, phương pháp tư duy và những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy chương trình, giáo trình lịch sử cần phải được tinh giản vững chắc, phải chủ động, dày công thiết kế các kịch bản dạy học, tạo điều k ... hững phương pháp dạy học của giảng viên ở trường cao đẳng có ý nghĩa như khuôn mẫu cho sinh viên sau này về giảng dạy ở PTCS.
Ngoài hệ thống các phương pháp truyền thống như thuyết giảng, tường thuật, miêu tả, phát vấn, phân tích, giải thích, tổng hợp phương pháp dạy học hiện đại cần cụ thể hoá các phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Đơn cử một số phương pháp như sau:
1. PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề là phương pháp của thuyết nhận thức. Vấn đề là những mâu thuẫn cơ bản được giáo viên tạo ra từ nội dung kiến thức chính của bài học hay từng phần bài học. 
Nêu vấn đề còn là các tình huống có vấn đề mà thông qua việc giải quyết tình huống, học sinh sẽ nắm bắt được tri thức một cách tích cực, phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức mới.
Nội dung của phương pháp nêu vấn đề: 
Giáo viên nêu vấn đề, tạo mâu thuẫn, và yêu cầu học sinh tư duy.
Học sinh nhận biết vấn đề cần giải quyết là gì? Quan sát, phân tích vấn đề.
Tìm phương án, hoặc câu trả lời cho việc giải quyết vần đề đó.
Thông thường, một bài lịch sử ở cấp học PTCS chỉ giới hạn từ 2-3 kiến thức cơ bản cùng các mục tiêu rèn kỹ năng và giáo dục tư tưởng, thái độ. Giáo viên cần tập trung vào vấn đề chính (phần lớn giáo viên trẻ, nhiệt tình, ham kiến thức nên thường nêu nhiều nội dung lan man, mở rộng vấn đề dẫn đến xa rời trọng tâm bài giảng). Tư tưởng, tình cảm và thái độ học sinh sẽ được hình thành thông qua tri thức và kỹ năng. 
Bài tập nhận thức của sinh viên (thảo luận nhóm nhỏ):
Giảng viên chia lớp sinh viên thành các nhóm thích hợp. Yêu cầu từng nhóm sinh viên chọn một bài lịch sử cụ thể trong sách giáo khoa các khối lớp THCS và giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển thảo luận: (ấn định thời gian thích hợp) 
a. Đọc toàn bộ bố cục bài dạy lịch sử
b. Xác định nội dung chính của bài học
c. Đặt vấn đề nhằm tạo ta mâu thuẫn (ý chính của bài học)
d. Đề ra phương án giải quyết vấn đề
Giảng viên tổng hợp kết quả thảo luận: So sánh, đánh giá cách thức giải quyết vấn đề của mỗi nhóm. Nêu nội dung giải quyết vấn đề đúng đắn nhất của từng bài lịch sử của từng nhóm đã chọn. Rút kinh nghiệm về phương pháp thảo luận, bài học về ý thức làm việc theo nhóm và hiệu quả đạt được.
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC TỰ LẬP
 Đặt vấn đề - Hiểu thế nào là phương pháp dạy học tự lập? Học sinh cần học gì khi đến lớp học? Người học học như thế nào trên lớp? Vai trò điều phối của giáo viên trong việc tổ chức phương pháp dạy – học tự lập?
Các hình thức tổ chức dạy –học tự lập gồm các hình thức tự học cá nhân, hình thức học tập theo nhóm và hình thức học tập tập thể.
 Giáo viên THCS cần lập kế hoạch dạy – học chu đáo: Những bài khóa giáo viên áp dụng hoạt động nhóm để dạy học phải là những phần của một chương trình dạy học được chuẩn bị kỹ lưỡng. Giáo viên phải trang bị năng lực cần thiết cho học sinh trong hoạt động nhóm. Học sinh làm quen dần với môi trường học tập mới. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh trao đổi với nhau theo từng cặp trước khi yêu cầu họ làm việc trong những nhóm lớn hơn.
 Hoạt động hợp tác theo nhóm cần đi từ thấp đến cao. Ban đầu là những vấn đề nhỏ, đơn giản, thời gian thực hiện ngắn. Về sau học sinh sẽ được giải quyết những vấn đề lớn hơn. 
 3. PHƯƠNG PHÁP KIẾN TẠO (constructivists)
Là một trường phái mới của ngành tâm lý giáo dục học, và hiện đang đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu để tìm ra những phương pháp dạy học mới thực sự có hiệu quả. 
Tác động của phương pháp kiến tạo: 
- Học sinh không tiếp thu kiến thức một cách thụ động
- Học sinh sẽ chủ động trong việc tìm tòi, học hỏi, tự kiến tạo hiểu biết của mình về thế giới tự nhiên. 
Nội dung của những thuyết này là làm thế nào để học sinh có được những suy nghĩ về thế giới tự nhiên như những hiểu biết mà các em đang có.
Các nguyên tắc của thuyết kiến tạo đó là mối quan hệ biện chứng giữa đối tượng học và đối tượng học sinh. Phải gắn được tri thức học tập với thực tiễn. Học sinh cần nâng cao tính tự giác trong quá trình học tập thông qua hình thức học tập nhóm
4.ĐỔI MỚI HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Quan niệm mới về kiểm tra đánh giá: Đánh giá suốt cả quá trình học tập (cả trong và ngoài lớp học). Đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá (báo cáo thu hoạch, báo cáo một nghiên cứu trong nội dung học tập, bài chính khóa). Đa dạng cách thức thể hiện và kiểm tra đánh giá hai chiều.
Tiêu chí kiểm tra đánh giá: Thái độ chuyên cần. Tinh thần và thái độ tham gia học tập. Thu hoạch từ hoạt động ngoại khóa. Thực hiện bài tập tự nghiên cứu. Báo cáo trên lớp đề tài liên quan đến bộ môn. Thực hiện các đồ dùng trực quan (tùy từng trường hợp cụ thể). Bài kiểm tra chính khóa.
CHỦ THỂ
GIÁO VIÊN –
NGƯỜI TRUYỀN ĐẠT TRI THỨC
HỌC SINH –
NGƯỜI TIẾP THU TRI THỨC
ĐỐI
TƯỢNG
Kiến thức khoa học và kiến thức xã hội của nhân loại 
Phát triển trí tuệ của người học sau quá trình tham gia giáo dục
Hệ thống tri thức trong bài học 
Phát triển các kĩ năng tương ứng
MỤC
ĐÍCH
Thông qua các phương pháp giáo dục tương ứng từng nội dung giáo dục 
Nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng xử lí kiến thức trong bài học và phát triển ở tầm mức cao hơn là kiến thức tổng hợp trong cuộc sống.
Kiến thức từ bài học, từ lí thuyết - kiến thức bản thân.
Sử dụng có mục đích kiến thức ấy vào công việc, vào hoạt động của cuộc sống của bản thân.
PHƯƠNG
PHÁP
Tổ chức nhận thức điều khiển và thực hành một cách có hệ thống
Nhận thức tri thức nhân loại thông qua bài giảng và sự giúp đỡ của thầy giáo.
Rèn luyện, tự rèn luyện để nâng cao tri thức của chủ thể học tập
HAI MÔ HÌNH DẠY HỌC
MÔ HÌNH DẠY HỌC TRUYỀN THỤ MỘT CHIỀU: DẠY – GHI NHỚ
MÔ HÌNH DẠY HỌC HỢP TÁC 
HAI CHIỀU
1. Thầy truyền đạt tri thức, trò thụ động tiếp thu
1. Trò tự mình tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy
2. Thầy truyền thụ một chiều, độc thoại hay phát vấn
2. Đối thoại : trò – trò, trò – thầy, hợp tác với bạn và thầy; do thầy tổ chức
3. Thầy giảng giải – trò ghi nhớ , học thuộc lòng
3. Học cách học, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách sống
4. Thầy độc quyền đánh giá.
4. Tự đánh giá, tự điều chỉnh; cung cấp liên hệ ngược cho thầy đánh giá, có tác dụng khuyến khích tự học
5. Thầy là thầy dạy: dạy chữ, dạy nghề, dạy người
5. Thầy là thầy học: chuyên gia về việc học, dạy cách học cho trò tự học chữ, tự học nghề, tự học nên người. 
 HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI GIẢNG LỊCH SỬ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC
Giảng viên không nên đưa ra những “giáo án mẫu” như trước đây với những cột, mục bắt buộc và 5 bước lên lớp máy móc. 
Bài giảng theo hướng tích cực chỉ cần làm rõ các mục tiêu giáo dục (kiến thức cơ bản, kỹ năng, thái độ) nhưng quan trọng hơn, cần cụ thể các hoạt động của thày và trò trên lớp. Kết cấu bài giảng như một kịch bản dạy học gồm các “hoạt động 1”, “hoạt động 2”, “hoạt động 3”, “hoạt động 4” thể hiện được hệ thống câu hỏi (khoảng 2-3 câu hỏi chính), các phương pháp dạy học vận dụng (nhất là các hoạt động nhóm và học sinh tự học) và việc sử dụng các phương tiện dạy học có thể có được. 
Nên khuyến khích sử dụng các phương tiện multimedia và bài giảng điện tử nếu điều kiện cho phép. Kết hợp các hình thức dạy học khác như giải ô chữ, những games show nhỏ mang nội dung của bài giảng 
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC MỚI
Sử dụng các phương tiện multimedia là xu hướng tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Hiện nay ở nhiều trường PTCS đã có chủ trương giáo viên phải biết soạn bài giảng điện tử. Nhiều trường, nhiều giáo viên dù còn khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật đã tự phát đưa công nghệ thông tin và truyền thông vào trong công tác quản lý, dạy và học một cách hiệu quả. 
Trong điều kiện chung, giảng viên chỉ nêu ra những ứng dụng phổ biến nhất, tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
Phương pháp sưu tầm, lưu trữ và xử lý tư liệu lịch sử. Đây là công việc quan trọng nhất phải tiến hành thường xuyên, mọi nơi, mọi lúc với các hình thức như vẽ, photo, chụp ảnh, số hoá dữ liệu và lưu trữ trong đĩa mềm hoặc CD-ROM. Các tư liệu hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, phim tư liệu, video clip cần được phân loại, sắp xếp khoa học trong các thư mục để có thể dễ dàng truy xuất. 
Bài soạn phải thể hiện được mục tiêu đào tạo. Đảm bảo tính kết cấu hệ thống nội dung. Sử dụng các kênh thông tin như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh, phim tư liệu phải chọn lọc khoa học. Màu nền (background), font chữ phải hài hoà, trình bày mỹ thuật. Tránh thiết kế nội dung bài giảng quá rườm rà, phân tán hoặc lạm dụng các hiệu ứng âm thanh, hình động, chữ bay nhảy
Phần tiếp theo 
 “MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO”
 Tel: 089751347 & 0919150198
 e-Mail: hoanganhkhiem@gmail.com

File đính kèm:

  • doctai_lieu_thuc_hien_ke_hoach_dao_tao_nganh_hoc_lich_su.doc