Tài liệu tham khảo ôn Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7

Câu 1. (2,0 điểm)Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:

 “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”. (Vũ Tú Nam)

Câu 2. (8,0 điểm)

- Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.

Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:

 - Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:

 - Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.

 (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I)

 Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.

 

doc 61 trang cucpham 26/07/2022 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tham khảo ôn Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu tham khảo ôn Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7

Tài liệu tham khảo ôn Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7
PHẦN 1: BỘ ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ 3
ĐỀ BÀI
Câu 1. (2,0 điểm)Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
        “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”.                              (Vũ Tú Nam)
Câu 2. (8,0 điểm)
- Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:
	- Không phải chia nữa. Anh cho em tất. 
Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:
	- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.
 (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I)
	Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.
Câu 3. (10 điểm)Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người. Ca dao là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng.
	Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
.............................................Hết.............................................
ĐÁP ÁN
Phần I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.
- Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệnh với tổng điểm và được thống nhất trong toàn hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.
Phần II. Đáp án và thang điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1. (2,0 điểm)
- Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn: 
 + Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
 + Biện pháp tu từ: Nhân hóa (mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung). So sánh (mặt đất như muốn thở dài).
- Phân tích: 
	+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm. 
	+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
	+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
Þ Các từ láy diễn tả về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
2,0
1,0
1,0
Câu 2. (8,0 điểm)
a. Cảm nhận về đoạn trích 
- Nỗi đau buồn của hai anh em phải xa nhau khi gia đình đổ vỡ.
- Sự yêu thương, nhường nhịn, lo lắng, tình cảm thắm thiết, gắn bó của Thành và Thủy.
b. Học sinh viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình 
- Yêu cầu về mặt kỹ năng: Hình thức là một bài văn ngắn, diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, không mắc các lỗi câu, chính tả; có sự thống nhất chủ đề trong toàn đoạn.
- Yêu về mặt kiến thức: Trên cơ sở nội dung đoạn trích trongvăn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" học sinh cần làm rõ một số ý cơ bản:
+ Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, được thể hiện một cách phong phú, đa dạng trong cuộc sống.
+ Trong đời sống mỗi người, tình cảm gia đình có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc 
+ Hiện nay, tình trạng hôn nhân đổ vỡ, tình cảm gia đình bị rạn nứt ngày một nhiều dẫn đến những cuộc chia ly, gây tổn thương cho tâm hồn những đứa trẻ và nhiều hệ lụy khác cho xã hội.
+ Mỗi người cần trân trọng, gìn giữ, xây dựng tình cảm gia đình bền vững, vượt qua khó khăn, thử thách, không để xảy ra chia lìa, đổ vỡ
8,0
1,0
7,0
Câu 3. (10 điểm)
* Yêu cầu chung: Học sinh biết làm bài văn chứng minh gồm có ba phần rõ ràng. Chú ý các dẫn chứng đưa ra cần có sự phân tích chứ không phải là bài liệt kê dẫn chứng. Diễn đạt trong sáng, lưu loát và không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả. 
* Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài
Giới thiệu về ca dao và dẫn dắt nhận định. 
b. Thân bài 
* Giải thích 
- Người lao động xưa thường dùng ca dao để bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình. Ca dao là tiếng hái tâm tình của người lao động. Những cảm xúc, suy nghĩ những tình cảm được biểu hiện trong ca dao có sự gắn bó trực tiếp với những cảnh ngộ nhất định. 
- Ca dao chủ yếu được sáng tác theo thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc mượt mà sâu lắng vì thế người nghệ sĩ dân gian đã dùng ca dao để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình.
- Ca dao đã diễn tả phong phú và tinh tế đời sống tâm hồn của người dân.
* Chứng minh 
- Tình yêu quê hương đất nước.
+ Yêu mến gắn bó làng quê nơi mình sinh ra (Dẫn chứng).
+ Tình cảm tự hào đắm say trước vẻ đẹp của Tây Hồ buổi sáng sớm(Dẫn chứng).
- Quê hương dù có nghèo khó nhưng đi đâu làm gì thì trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn hướng về quê (Dẫn chứng).
- Ca dao là tiếng hát chứa chan về tình cảm gia đình, bạn bè 
+ Đó là tình cảm của con cháu với ông bà (Dẫn chứng).
+ Tình cảm của con cái với bố mẹ (Dẫn chứng).
+ Tình cảm anh chị em ruột thịt, trân trọng quý mến nhau (Dẫn chứng).
- Tình yêu lao động sản xuất.
Không khí làm ăn vui vẻ tấp nập trên cánh đồng: Trên đồng cạn dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
- Là tinh thần phản kháng xã hội bất công. 
Ca dao là tiếng nói ngọt ngào yêu thương nhưng cũng là tiếng nói căm hờn bởi những kẻ bóc lột.
- Đối với bọn quan lại, nhân dân ta lưu truyền một chân lí: Con vua thì lại làm vua và họ có mơ ước: Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất thế lại ra quét chùa.
- Trong xã hội cũ thân phận của người phụ nữ lại phải chịu nhiều đắng cay. Tiếng nói phản kháng của họ có khi yếu ớt thể hiện qua nỗi than thân đau đớn của mình (dẫn chứng).
c. Kết bài 
Khẳng định giá trị to lớn của ca dao với đời sống tinh thần của nhân dân:
- Diễn tả đời sống tâm hồn của người bình dân xưa kia, ca dao là người bạn thân thuộc đối với mỗi người dân.
- Ca dao mãi là dòng suối mát nuôi dưỡng tâm hồn của các thế hệ người Việt Nam. Chúng ta học được nhiều bài học bổ ích về đạo làm con cháu, tình nghĩa gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương xứ sở và rộng hơn là đạo lý làm người.
10
1,0
1,5
1,5
1,0
1,0
1,0
1,0
0,5
0,5
1,0
1,0
***************************************************
ĐỀ6:
ĐỀ BÀI
Phần I. Đọc – hiểu: (4 điểm)
MẸ VÀ QUẢ
 Nguyễn Khoa Điềm
“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn 
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?”
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? (1điểm) 
2. Nêu nội dung của đoạn thơ. (1điểm) 
3. Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh được sử dụng trong bài thơ trên? Tác dụng của các biện pháp đó? ( 2 điểm) 
Phần II. Làm văn (16 điểm)	
Câu 1: (6.0 điểm)
 Đọc mẩu chuyện sau:
"Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...
 Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là...
- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào..."
(Quà tặng cuộc sống)
 Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.
Câu 2: (10 điểm)
 Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:
“Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”.
 Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
....Hết.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Câu
 Câu trả lời
Điểm
PHẦN I
1
Biểu cảm.
1,0
2
Thể hiện lòng biết ơn của người con đối với mẹ.
1,0
3
- So sánh:Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
 Còn những bí và bầu thì lớn xuống
- Ẩn dụ: Quả xanh non – sự dại dột chưa trưởng thành của người con.
- Tác dụng:
+Làm nổi bật công lao to lớn của mẹ, sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào.
Giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm.
+ Lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ...
1,0
1,0
PHẦN II
1.
1. Về kĩ năng
- Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
1,0
2. Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:
+ Tóm tắt nội dung câu chuyện:
- Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa người học tò cũ và thầy giáo già.
- Câu chuyện thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo cũ của một danh tướng.
1,0
+ Ý nghĩa câu chuyện
- Ca ngợi lòng biết ơn vô hạn của danh tướng với thầy giáo cũ.
Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò trở về thăm trường, gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy).
- Đem đến lời nhắc nhở với những kẻ vong ân bội nghĩa trong xã hội.
2,0
+ Bài học cho ... uận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
- Lưu ý: Một bài văn nghị luận có thể có 1 luận điểm chính và các luận điểm phụ.
+ Luận điểm chính: Thường nằm ở phần Mở bài
+ Luận điểm phụ: ở phần Thân bài. Mỗi luận điểm phụ thường được thể hiện bằng đoạn văn
b. Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở đề thuyết phục luận điểm
- Lí lẽ: là lời văn giải thích, phân tích rõ ràng, sắc bén, thấu đáo
- Dẫn chứng: là những bằng chứng xác thực, tiêu biểu được mọi người thừa nhận
c. Lập luận
- Là cách sắp xếp luận cứ để dẫn tới luận điểm
- Là cách sắp xếp luận điểm phụ để thuyết phục luận điểm chính
VD: Chống nạn thất học
- Ý kiến: Chống nạn thất học, nâng cao dân trí.
Câu luận điểm : Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí.
+ Nguyên nhân chống nạn thất học: xuất phát từ thực trạng của đất nước
+ Mục đích chống nạn thất học: để xây dựng nước nhà.
+ Cách thực hiện việc chống nạn thất học: 3 luận cứ
 Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ
 Người chưa biết chữ phải cố gắng học
 Phụ nữ lại càng phải học
3. Đoạn văn nghị luận:
- Hình thức: Tính từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng
- Nội dung: thông thường: làm sáng tỏ luận điểm
- Cách trình bày:
+ Diễn dịch: Luận điểm ® luận cứ 1 ® luận cứ 2  (Đánh giá)
+ Tổng phân hợp: Luận điểm ® luận cứ 1 ® luận cứ 2 ® luận cứ 3 ® luận điểm kết luận
+ Quy nạp: Luận cứ 1 ® luận cứ 2 ® luận cứ 3 ® luận điểm
4. Cách viết các đoạn văn nghị luận:
a. Cách 1: Viết đoạn văn nghị luận có câu nêu luận điểm đứng đầu đoạn văn (đoạn văn diễn dịch)
Mô hình:
Câu 1 (Câu nêu luận)
Câu 2 Câu 3 Câu 4 
Ví dụ: “Trăng trong thơ bác thật đẹp” (1). Đó là ánh trăng “lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” giữa rừng khuya Việt Bắc (2). Đó là ánh trăng lung linh trên sông nước mùa xuân (3). Đó là ánh trăng ngàn đầy con thuyền kháng chiến (4). Đó là ánh trăng làm đắm say, ngây ngất lòng người (5).
b. Cách 2: Viết đoạn văn nghị luận có câu nêu luận điểm đứng cuối đoạn văn (đoạn văn quy nạp). Nghĩa là các câu đầu đoạn dẫn dắt đi tới câu cuối đoạn là câu tóm lại ý chính, ý khái quát toàn diện
Câu1 Câu2 Câu 3 Câu 4
Câu 5
Ví dụ: Trăng giữ rừng khuya Việt Bắc là “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” (1). Trăng trong đêm rằm tháng giêng là ánh trăng lung linh giữ sông nước mùa xuân (2). Là ánh trăng ngân đầy trên con thuyền kháng chiến (3). Là ánh trăng làm đắm say, ngây ngất lòng thi nhân (4). Quả thật, “trăng trong thơ Bác rất đẹp” (5).
c. Cách 3 Viết đoạn văn nghị luận theo cấu tạo tổng - phân - hợp (nghĩa là câu đầu nêu ý khái quát toàn đoạn; các câu tiếp làm roc cho ý chính, triển khai ý chính; câu cuối khái quát lại, mở rộng, nâng cao)
Ví dụ: Rất nhiêu nhà phê bình đã từng nhận xét “Trăng trong thơ Bác rất đẹp” (1). Đọc bài thơ “Cảnh khuya” ta sẽ thấy rất rõ điều đó (2). Vì ta bắt gặp ở đây vẻ đẹp “Trăng lồng cổ thụ bống lồng hoa”, một vẻ đẹp vừa hiện đại vừ cổ kính, vừa thực vừa ảo(3) Và đây nữa, ta còn bắt gặp ánh trăng trong đêm nguyện tiêu (4). Một vầng trăng xuận lung linh trên sông nước mùa xuân (5). Một con thuyền ăm ắp ánh trăng xuân (6). Quả thật, “trăng trong thơ Bác rất đẹp” (7).
B. Luyện tập
Đề 1: Viết đoạn văn triển khai luận điểm: Ca dao than thân diễn tả xúc động số phận khổ đau của người lao động
*****************************************
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY PHỤ ĐẠO MÔN NGỮ VĂN 7
 SỐ TUẦN: 32, SỐ TIẾT: 64
 Học kì I: 32 tiết
 Học kì II: 32 tiết
Tuần 
Tiết
 NỘI DUNG GIẢNG DẠY
Tuần 1
1-2
Ôn tập:Cổng trường mở ra
Tuần 2
3-4
Ôn tâp: Cuộc chia tay của những con búp bê
Tuần 3-4
5-8
ÔN TẬP VĂN BẢN:
CA DAO- DÂN CA: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
Tuần 5-6
9-12
ÔN TẬP VĂN BẢN:
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC; NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
Tuần 7 
13-14
ÔN TẬP VĂN BẢN:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Tuần 8
15-16
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BIỂU CẢM
Tuần 9
17-18
ÔN TẬP VĂN BẢN : QUA ĐÈO NGANG - BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
Tuần 10 
19-20
ÔN TẬP TIÊNG VIỆT: Quan hệ từ: Từ Hán Việt, Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
Tuần 11 
21-22
ÔN TẬP VĂN BẢN
CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG Hồ Chí Minh
Tuần 12
23-24
RÈN LUYỆN CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Tuần 13
25-26
ÔN TẬP VĂN BẢN TIẾNG GÀ TRƯA
TIẾNG VIỆT : ĐIỆP NGỮ
Tuần 14-15
27-30
ÔN TẬP VĂN HỌC, TIẾNG VIỆT.
Tuần 16
31-32
ÔN TẬP VĂN BẢN THƠ TRUNG ĐẠI
Tuần 1: Ngày soạn: 10 /9/ 
Tiết 1-2 Ngày dạy: 13/9/ 
 ÔN TẬP VĂN BẢN:
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức.
 - Giúp học sinh củng cố, khắc sâu những kiến thức trọng tâm của những văn bản nhật dụng: tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con; bộc lộ được những tình cảm, thái độ quý trọng đối với mẹ, mới có thể nói được một cách tế nhị và sâu sắc, những gian khổ mà người mẹ đã âm thầm lặng lẽ dành cho đứa con của mình.
 - Hiểu sâu sắc hơn về một số chi tiết đặc sắc của văn bản.
 2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng là bài tập: viết đoạn văn theo yêu cầu. 
 3. Thái độ.
 - Cảm thụ những tình cảm quý báu: thái độ quý trọng đối với cha mẹ, trách nhiệm của con cái với cha mẹ
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, tư liệu tham khảo..
Học sinh: Xem bài ở nhà..
III. Tiến trình tổ chức.
1. Ổn định, KTSS:
2. Bài mới
Hoạt động GV-HS
Nội dung
* Hoạt động 1:Ôn tập kiến thức cơ bản.
 Tóm tắt văn bản bằng đoạn văn ngắn ?
- Vào đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau?
-Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
- Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? 
- Đã hơn 7 lần bước qua cánh cổng trường,vậy em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
II. Hoạt động 2: Luyện tập.
Có ý kiến cho rằng có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường bước vào lớp 1 là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành với ý kiến đó không? Trình bày cảm xúc của mình bằng đoạn văn 10-12 dòng.
- HS: 5 em trình bày bài viết của mình.
- GV cùng lớp nhận xét.
- Tuyên dương những bài làm tốt.
- GV yêu cầu lớp về nhà hoàn thiện thành bài văn.
I:Kiến thức cơ bản.
1. Tóm tắt văn bản 
Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội - nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con
2.Vào đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau?
tâm trạng của mẹ
tâm trạng của con
+ Không ngủ được. 
+ Mẹ không tập trung được vào việc gì cả. 
+ Nhìn con ngủ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị.
 + Mẹ lên giường trằn trọc Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình. 
=>Thao thức, bồn chồn triền miên trong suy nghĩ, không thể nào ngủ được.
+ Đêm nay con cũng có niềm háo hức. 
+ Còn bây giờ giấc ngủ đến với con một cách dễ dàng. 
+ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm. 
+ Không có mối quan tâm nào khác ngoài việc thức dậy cho kịp giờ. 
=> Ngây thơ, hồn nhiên, vô tư, thanh thản ngủ một cách ngon lành.
3. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
a. Lí do người mẹ không ngủ được: 
- Ngày khai trường vào lớp Một là ngày thực sự quan trọng đối với con và với mẹ, đối với mỗi đời người. 
- Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường 
=> kỉ niệm đẹp của cuộc đời. 
- Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. 
- Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội và của các quan chức nhà nước. 
- Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con dắt tới cổng trường để con bước vào thế giới kì diệu. b. Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người mẹ. “Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bỗng: “Hàng năm cứ vào cuối thu Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. 
= > Đã hàng chục năm trôi qua thế mà bài văn trong buổi sáng đầu tiên ấy cứ khắc ghi như in trong tâm trí của người mẹ =>“Sự khắc ghi vượt thời gian”.
4. Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? Đó là một thế giới vô cùng tuyệt vời, bởi vì: 
- Em nhận biết được bao nhiêu điều mới lạ, bao nhiêu vốn trí thức phong phú của loài người: từ những cái gần gũi xung quanh như vì sao cây lại cần ánh sáng, đến những cái xa vời như bầu trời khí quyển và định lí toán học, hóa học, vật lí. 
- Qua cánh cổng trường còn cho em rất nhiều bạn bè thân thương, thầy cô yêu kính, với những tình cảm chân thành cao quý. 
- Những bài học về đạo lí trong c/s.biết yêu thương, sẻ chia
- Càng yêu quê hương, đất nước.
II. Luyện tập.
Bài tập 1:Có ý kiến cho rằng có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường bước vào lớp 1 là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành với ý kiến đó không? Trình bày cảm xúc của mình bằng đoạn văn 10-12 dòng.
* Gợi ý.có thể viết đoạn văn dựa trên gợi ý sau: 
- Tâm trạng của em trong đêm trước ngày khai trường. 
- Sự chuẩn bị về áo quần, cặp sách. 
- Buổi sáng hôm ấy bầu trời, đường phố ra sao?
 - Đến trường em thấy khung cảnh và không khí như thế nào? 
- Ngôi trường có gì khác so với ngày thường. 
-Cácbạn
Củng cố, dặn dò.
*Rút kinh nghiệm.
.
*******************************************************************

File đính kèm:

  • doctai_lieu_tham_khao_on_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_7.doc