Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Thơ năm chữ

Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

NĂNG LỰC ĐỌC Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. (1)

 Nêu được ấn tượng chung về văn bản. (2)

 Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc (3)

 Nhận biết được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản (4)

 Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về tác phẩm. (5)

 Đọc thêm 1 – 2 bài thơ cùng thể thơ, có độ dài tương đương. (6)

NĂNG LỰC CHUNG

Tự chủ và tự học Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý. (7)

Giao tiếp và hợp tác Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp (8)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Yêu nước Yêu thiên nhiên, yêu quê hương. (9)

Trách nhiệm Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. (10)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng phấn, giấy A0 – A4, bút long, băng keo, kéo.

2. Học liệu: ngữ liệu đọc: văn bản “Mùa xuân nho nhỏ”, hình ảnh mùa xuân xứ Huế, clip nhạc dân ca Huế (điệu Nam Ai, Nam Bình), ca khúc “Mùa xuân nho nhỏ”, phiếu học tập.

 

docx 6 trang cucpham 30/07/2022 1740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Thơ năm chữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Thơ năm chữ

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Thơ năm chữ
TÊN BÀI HỌC: Thơ năm chữ ( Lớp 7)
Ngữ liệu: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
Thời lượng: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC	
Phẩm chất, năng lực
YCCĐ
(STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
NĂNG LỰC ĐỌC
Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
(1)
Nêu được ấn tượng chung về văn bản.
(2)
Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc
(3)
Nhận biết được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản
(4)
Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về tác phẩm.
(5)
Đọc thêm 1 – 2 bài thơ cùng thể thơ, có độ dài tương đương.
(6)
NĂNG LỰC CHUNG 
Tự chủ và tự học 
Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý.
(7)
Giao tiếp và hợp tác
Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
(8)
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Yêu nước
Yêu thiên nhiên, yêu quê hương.
(9)
Trách nhiệm
Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
(10)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng phấn, giấy A0 – A4, bút long, băng keo, kéo.
2. Học liệu: ngữ liệu đọc: văn bản “Mùa xuân nho nhỏ”, hình ảnh mùa xuân xứ Huế, clip nhạc dân ca Huế (điệu Nam Ai, Nam Bình), ca khúc “Mùa xuân nho nhỏ”, phiếu học tập. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Số thứ tự YCCĐ)
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá 
Hoạt động 1
Khởi động
(5 phút)
(2) Kích hoạt kiến thức nền; 
+ nêu được những ấn tượng chung về văn bản.
Cho học sinh xem clip có hình ảnh về đặc trưng xứ Huế (sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền,)
- Trực quan,
- Đàm thoại, gợi mở,
Sử dụng Rubric đánh giá trực tiếp phần phát biểu của học sinh.
Hoạt động 2.
Khám phá kiến thức
(45 phút)
(1) Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. (Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, của quê hương đất nước và của đời người được thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh chọn lọc, các biện pháp tu từ đặc sắc: ẩn, hoán dụ, điệp ngữ, giọng và nhịp thơ thay đổi linh hoạt)
(2) Nêu được ấn tượng chung về văn bản (thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người thể hiện qua mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng).
 (4) Nhận biết được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. (tình yêu thiên nhiên – khát vọng cống hiến).
(8) Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp (Qua hoạt động thảo luận các cá nhân biết thu và chọn lọc thông tin để hình thành câu trả lời, kiến thức)
1. Tìm hiểu một số hình thức của thơ 5 chữ: số câu, chữ, vần, nhịp, ...
2. Tìm hiểu cảm xúc chủ đạo bài thơ
3. Tìm hiểu chủ đề.
- Dạy học hợp tác.
- Đàm thoại, gợi mở
-Kĩ thuật phòng tranh, khăn trải bàn. 
- Sử dụng Rubric đánh giá trực tiếp phần phát biểu của học sinh, phiếu học tập. 
Hoạt động 3
Luyện tập
(20 phút)
(1) Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
(7) Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý.
(8) Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
- Khái quát một số yếu tố hình thức của thể thơ 5 chữ. 
- Dạy học hợp tác,
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy,
- Kĩ thuật phòng tranh
- Học sinh tự đánh giá sơ đồ tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 4
Vận dụng
(15 phút)
(3) Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc (Sự trân trong cuộc sống và khát vọng sống cống hiện của nhà thơ).
(10) Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. 
Liên hệ với thực tế đời sống để hiểu rõ thêm thông điêp mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Dạy học giải quyết vấn đề.
Sử dụng Rubric đánh giá trực tiếp phần phát biểu của học sinh. 
Hoạt động 4
Mở rông
(10 phút)
(6) Đọc thêm 1 – 2 bài thơ cùng thể thơ, có độ dài tương đương.
Liên hệ mở rộng các bài thơ khác để củng cố hệ thống hóa kiến thức trong chương trình. 
Trò chơi sưu tầm
Sử dụng Rubric đánh giá trực tiếp phần phát biểu của học sinh.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
Hoạt động [1]. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Hoạt động [2]. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC (45 phút)
1. Mục tiêu: (1), (2), (4), (8)
2. Tổ chức hoạt động 
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên chuẩn bị câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nét độc đáo của bài thơ qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ để có được ấn tượng chung về văn bản và nhận thấy được tình cảm, cảm hứng của người viết.
+ Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh
+ Giáo viên chiếu câu hỏi hoặc chép câu hỏi lên bảng
+ Giáo viên nêu câu hỏi cho các nhóm: Thông qua qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ để em có được cái ấn tượng ban đầu gì về văn bản và nhận thấy được tình cảm, cảm hứng của người viết như thế nào?
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Trên giấy do giáo viên phát, học sinh vẽ mô hình khăn trải bàn, trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận và trình bày ý kiến nhóm
+ Thư ký nhóm tổng hợp ý kiến bằng phần viết vào ô trung tâm của khăn trải bàn
+ Giáo viên làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận, không cắt ngang lời học sinh, không tỏ phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình. Tuy nhiên nhằm làm tăng thêm hứng thú khi thảo luận, giáo viên cũng có thế đưa ra các câu, giống như “gợi mở” hoặc nêu ra cách thảo luận để tạo không khí sôi nổi cho buổi thảo luận. Tạo không khí thân mật, cởi mở, khuyến khích sự tham gia của mỗi học sinh trong thảo luận. Khi thảo luận, giáo viên phải nghe cẩn thận những điều học học sinh nói để hiểu học sinh định nói cái gì.
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Giáo viên gọi 2 nhóm học sinh lên trình bày kết quả
+ Học sinh cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm, góp ý và bổ sung cho nhau.
+ Giáo viên tổ chức các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét
+ Giáo viên bổ sung, hướng dẫn và chốt các ý như sau:
 * Nét độc đáo: 
 + Từ ngữ: hình ảnh, màu sắc, âm thanh => Đẹp, giàu sức gợi
 + Vần, nhịp: vần chân, nhịp 2/3, 3/2, nhanh, mạnh, hối hả
 + Các biện pháp tu từ: Đảo ngữ (Mọc giữa dòng sông xanh); Ẩn dụ (Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng; Lộc; Một mùa xuân nho nhỏ.); Điệp ngữ (Mùa xuân, Ta làm, Đất nước, Nước non); Điệp cấu trúc (Tất cả như/Tất cả như; Dù là/ Dù là); So sánh (Ðất nước như vì sao); ..
 * Ấn tượng về văn bản: yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến vào mùa xuân của đất nước, dân tộc
 * Cảm hứng tác giả: nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc. (Sự mê say với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả)
3. Sản phẩm học tập
- 7 sản phẩm Khăn trải bàn trên giấy A0 của lớp
4. Phương án đánh giá
- Giáo viên tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu lên một cách súc tích và có hệ thống những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất.
- Tham gia ý kiến về những điều chưa thông nhất và bổ sung thêm những điều cần thiết. Những ý kiến chưa thống nhất có thể sắp xếp vào buổi thảo luận sau.
- Giáo viên đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần thái độ làm việc chung của tập thể, của nhóm và cá nhân học sinh.
Hoạt động [3]. LUYỆN TẬP (45 phút)
1. Mục tiêu: (1), (7), (8)
2. Tổ chức hoạt động 
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Giáo viên giới thiệu tổng quan về mục tiêu của vấn đề: củng cố được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ mở rộng thêm về tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
+ Giáo viên vẽ một bảng KWL lên bảng, yêu cầu học sinh cũng có một mẩu bảng KWL của các em. (Yêu cầu lấy ra 1 tờ giấy và chia làm 4 cột).
+ Đề nghị người học động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến bài thơ; Giáo viên yêu cầu học sinh điền những điều đã biết vào cột K. “Hãy nói những gì mà các em đã biết về nét độc đáo của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ”.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Học sinh ghi nhận hoạt động này vào cột K. 
+ Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. 
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
3. Sản phẩm học tập
- Bảng KWL 
4. Phương án đánh giá
- Học sinh tự đánh giá dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
Hoạt động [4]. VẬN DỤNG (15 phút)
Hoạt động [5]. MỞ RỘNG (10 phút)
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI 
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
	Các phiếu học tập, rubric đánh giá 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_hoc_lop_7_bai_tho_nam_chu.docx