Tài liệu Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam

Tết Nguyên Đán có từ bao giờ?

 Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương.Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần.Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm.Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết.Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần.Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười.Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.Vì thế ngày Tết được kể từ mồng 1 cho đến hết mồng 7 âm lịch. Ngoài ra, người ta thường nói "20 Tết", "15 Tết". đây chỉ là nói những ngày ảnh hưởng do những công việc để chuẩn bị đón Tết hay dư âm còn lại của những ngày Tết.

 

doc 20 trang cucpham 8260
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam

Tài liệu Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam
1.Tết Nguyên Đán có từ bao giờ?
 Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương.Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần.Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm.Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết.Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần.Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười.Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.Vì thế ngày Tết được kể từ mồng 1 cho đến hết mồng 7 âm lịch. Ngoài ra, người ta thường nói "20 Tết", "15 Tết"... đây chỉ là nói những ngày ảnh hưởng do những công việc để chuẩn bị đón Tết hay dư âm còn lại của những ngày Tết.
2.Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán:
 Nguyên nghĩa của Tết chính là "tiết". Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
 Theo Nghĩa Hán Việt thì Nguyên là bắt đầu còn Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán chính là Tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang. Năm mới đến, những sự may mắn mới cũng đến và bao nhiêu điều đen đủi không may của năm cũ đều theo năm cũ mà hết.
 Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...
 Ngày nay, cùng với người Hoa, người Việt, các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa như Triều Tiên, Mông Cổ tổ chức Tết âm lịch và nghỉ lễ chính thức. Trước đây Nhật Bản cũng cử hành Tết âm lịch, nhưng từ năm Minh Trị thứ 6 (1873) họ đã chuyển sang dùng dương lịch cho các ngày lễ tương ứng trong âm lịch. 
3.Ba giai đoạn mừng đón Tết:
 Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Nhiều người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, mảnh sân nhà. "Về quê ăn Tết" đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn. Tuy là Tết cổ truyền của dân tộc nhưng tuỳ theo mỗi vùng, mỗi miền của Việt Nam hoặc theo những quan niệm về tôn giáo khác nhau nên có thể có nhiều hình thức, nhiều phong tục tập quán (địa phương) khác nhau. Nói chung Tết ở ba miền đều có thể phân làm 3 khoảng thời gian, mỗi khoảng thời gian ứng với những sự chuẩn bị, ứng với những lễ nghi hay ứng với những hình thức thể hiện khác nhau, đó là Tất Niên, Giao Thừa và Tân Niên.
4. Tất Niên
 Đối với Tết cổ truyền, dịp tất niên là lúc mọi nhà chuẩn bị cho Tết, mua tích trữ thực phẩm và đồ dùng thiết yếu. Lý do là nhiều hoạt động mua bán sẽ bị ngưng trệ trong và sau Tết, chừng một vài ngày đến một tuần, do mọi người đều nghỉ ăn Tết. Nhu cầu mua sắm vào dịp này cũng một phần là vì các nhà thường chuẩn bị tài chính cho dịp Tết từ năm cũ. Những nhà làm nghề nông cũng tích trữ vật nuôi hay hoa màu từ trong năm cũ cho dịp Tết.
 Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm cuối năm cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về... Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, đông con cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp hơn.
Những tập tục trước Tết:
Cúng ông Táo :
 Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo là người ghi chép tất cả những gì con người làm trong năm và báo cáo với Ngọc Hoàng. Ngoài ra, ông Táo còn đại diện cho sự ấm no của một gia đình. Ông Táo được cúng vào ngày 23 tháng chạp Âm lịch hàng năm. Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và con cá chép, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Không khí Tết nhộn nhịp bắt đầu kể từ ngày "tiễn" Táo quân về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23 tháng 12 Âm Lịch)  
 Theo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ, "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nhà bếp. Vào ngày này, Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay Ông Trời). Táo quân cũng còn gọi là Táo công là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công. 
 Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy! Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng). Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo công.
 Sự tích Táo quân bắt nguồn từ Trung Hoa, truyện đã được "Việt Nam hóa" với nhiều tình tiết khác nhau. Tuy nhiên, các câu truyện vẫn nói lên "tình nghĩa yêu thương" giữa một người vợ và hai người chồng cũ và mới. Chính vì những mối ân tình đó mà ba người đều đã quyên sinh vì nhau. Thượng đế thông cảm mối tình sâu nghĩa đậm này đã cho về bếp núc ở gia đình... Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.  
Hương vị ngày Tết: bốn thức chủ lực "quốc hồn quốc túy"
 Khoảng rằm tháng chạp, củ kiệu tươi được bày bán đầy các chợ. Các bà nội trợ mua về cắt lấy phần củ trắng nỏn nà, phơi qua vài nắng cho khô quắt lại rồi cho vào những ve keo, kế đó cho vào các ve củ kiệu này giấm sôi nấu với đường, xong đậy kín lại. Vào vài buổi chợ giáp tết họ mua thịt heo mỡ, trứng vịt để chuẫn bị món dự trữ chủ lực: thịt kho nước dừa; thêm đôi ba xấp bánh tráng, giá để làm dưa giá nữa là xong. Không ai là người Việt mà không cảm khái thứ hương vị dân tộc và khó quên ấy: bánh tráng nhúng nước cho mềm, trải ra trên một tay, cho lên đấy một miếng thịt mỡ, một miếng hột vịt, vài ba củ kiệu, ít dưa giá rồi cuốn lại, chấm vào tô nước thịt kho dằm miếng ớt. Ngày tết hễ đói bụng, hay muốn nhậu, ngoài các thứ đều không thể thiếu được "thịt kho, dưa giá, củ kiệu, bánh tráng". Phải nhìn thấy chúng, nếm chúng, nuốt chúng xuống dạ dày mới gọi là thưởng thức được hương xuân trọn vẹn. Riêng người Bắc, thay vì củ kiệu, một số người dùng củ hành ta với cách làm cũng tương tự. Ve dưa hành có màu hồng như ngọc, trông rất đẹp và "may mắn"
Chợ Tết
 Đấy là những chợ đặc biệt chỉ xuất hiện vào dịp Tết và chuyên buôn bán các loại "đặc sản" cho người dân hưởng xuân. Vì tất cả những người buôn bán hầu như sẽ nghỉ xả hơi trong những ngày Tết nên nảy sinh tâm lý mua dự trữ, đưa đến mức cầu rất cao. Hơn nữa, chợ Tết cũng để thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, để lễ bái như hoa kiểng, những loại trái cây, đặc biệt là dưa hấu và những loại trái có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài v.v. Những loại chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước ngọ giao thừa. Vào những ngày này, các chợ sẽ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt.
Tục trồng cây nêu 
 Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường tr ...  ơn tiền nhân hoặc để biếu Tết lẫn nhau. Ở nhiều địa phương, bánh dầy còn là lễ vật để tế thần ở đình của làng nữa. Đây là thứ bánh dầy thật lớn, có khi to bằng cái mâm, ngoài ra trước đây, bánh dầy còn dùng làm lễ vật trong các lễ cưới hỏi.
Một số tín ngưỡng trong ngày Tết:
Điềm lành
 Hoa mai: sau Giao thừa, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh. 
 Chó lạ vào nhà: Tục ngữ "Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang". 
 Cây đào: Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc. 
 Cây quất: Nếu cây có nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc. Nếu có đủ Tứ quý: Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn và thành đạt cả năm. 
Kiêng kỵ
 Theo quan niệm trong ngày đầu năm (Nguyên Đán) mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người, do đó, người Việt có một số kiêng kỵ như sau:
 Kỵ mai táng: 
 Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh. Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm. Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.
 Xin lửa: 
 Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió v.v. 
 Quét nhà: 
 Trong ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Trung Quốc, trong “Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tếtnếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất. "
 Vay mượn:
 Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay. Người ta tránh không đòi nợ (hay bắt nợ)
 Ăn uống: 
 Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt... Nếu ăn những thứ này bào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy 
 Đánh vỡ bát đĩa, màu sắc quần áo, nói bậy 
 Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình. Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết Đặc biệt ngày Tết người ta kiêng không dùng những từ hoặc hành động xấu có thể đem lại sự không may cho mình. Sự xui hay không may này sẽ làm cho mình bị "giông" cả năm. Đầu năm mới, người ta tránh chửi bới, giận dữ hay cãi lộn. Người ta cũng cố tránh làm đổ vỡ những đồ vật. Vận quần áo đen hay trắng nhân năm mới là xui vì đó là màu của tang tóc, tối tăm.. 
 Không để cối xay gạo hay thùng gạo trống:
 Ngày xưa, ở chốn thôn quê còn có tục "kiêng" để cối xay gạo trống không vào những ngày đầu năm. Bởi vậy, người ta phải đổ một ít lúa vào cối xay ngụ ý cầu mong năm mới lúc nào cũng có lúa gạo sung túc.
TRUNG QUỐC
 Trước đêm giao thừa người Trung Quốc thường đi cắt tóc không phải vì cắt tóc nhân dịp Tết có thể đem lại vận may. Ở Trung Quốc, nhiều người tin rằng nếu một người đi cắt tóc vào tháng giêng thì chú và cậu của mình sẽ bị chết. Vì vậy vào những ngày trước Tết các cửa hiệu cắt tóc đều rất đông khách. Mọi người đếu phải chờ rất lâu để đến lượt mình. Đến tối mọi thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau. Trẻ em thì sốt ruột chờ đến lượt được lì xì còn người lớn thì hàn huyên với nhau và bận rộn chuẩn bị cho bữa tối.
 Bữa cơm giao thừa rất có ý nghĩa đối với người Trung Quốc vì đó là dịp để tất cả thành viên gia đình gặp nhau. Trong bữa tiệc giao thừa, món ăn không thể thiếu là bánh chẻo (giống bánh quai vạc ở Việt Nam). Trước kia người dân Trung Quốc rất nghèo nên không thể thường xuyên ăn bánh chẻo. Vì vậy người ta rất coi trọng việc ăn bánh chẻo trong đêm giao thừa. Hiện nay đời sống khá hơn, người ta có thể ăn bánh chẻo lúc nào cũng được nhưng vẫn không ai quên món bánh chẻo đêm giao thừa.
 Buổi sáng mồng một, cả thành phố rất yên lặng. Trong ngày lễ Tết người ta không chỉ thích viếng thăm họ hàng, bạn bè để chúc Tết mà còn đi chơi “hội làng”. Mỗi năm hội làng tổ chức ở nhiều nơi ở Bắc Kinh. Trong đó có người bán thức ăn, tổ chức các trò chơi truyền thống, trình diễn chương trình văn nghệ dân gian. Hiện nay người trung quốc được nghỉ Tết 7 ngày từ mồng 1 Tết đến mồng 7. Nhưng ở nông thôn người ta ăn Tết lâu hơn, có khi ăn Tết đến rằm tháng giêng mới hết Tết. 
HÀN QUỐC
 Ngày Tết cổ truyền của người Hàn Quốc cũng diễn ra vào đúng vào dịp Tết âm lịch của người Vịêt Nam. Người Hàn Quốc gọi Tết này là Tết Seolnal. Đây là một trong ba ngày Tết lớn của Hàn Quốc, hai ngày kia là Tết Chuseok (rằm tháng tư âm lịch) cà Tết Dano ( mồng năm tháng năm âm lịch). Vào ngày mồng một Tết con cái chúc phúc những người lớn tuổi trong gia đình. Trẻ con thường được bố mẹ hay ông bà lì xì. Trong dịp Tết chỉ một số ích người mặc hanbok (trang phục truyền thống của Hàn Quốc) vì nó rất đắt tiền và khá vứơng víu. Trong ngày Tết món ăn không thể thiếu của nhiều gia đình người Hàn là món ddeokguk (như món phở của Việt Nam nhưng bánh phở được thay bằng những lát bánh gạo ăn kèm với thịt bò và trứng,) Người ta mói rằng ăn một bát ddeokguk sẽ tăng htêm 1 tuổi thọ (!). 
 Nếu đến Hàn Quốc vào dịp Tết cổ truyền, ta sẽ bắt gặp những nhóm người chơi trò yutnori . Đây là một trò chơi dân gian rất phổ biến ở Hàn Quốc, trong đó người chơi được chia thành hai hay nhiều đội. Trong đó các đội sẽ tung lần lượt từng khúc gậy gọi là yut với các quả do ( tiến 1 bứơc), gae (hai bước), gul (ba bước), yut ( bốn bước), và no (năm bước). Tùy theo kết quả mà quân cờ trên yutpan ( bàn cờ) sẽ đi chuyển. Đội nào về đích nhanh nhất sẽ thắng. Hầu như người Hàn Quốc nào cũng biết và thích chơi trò này.
NHẬT BẢN
 Nứơc Nhật đón mừng năm mới dưong lịch cũng giống như hầu hết các quốc gia phưong Tây khác. Thông thường người Nhật bắt đầu chuẩn bị năm mới từ 31.12. Ngày này có tên gọi là “Omisoka” rất được coi trọng bởi đây là cầu nối giữa năm cũ và năm mới. Trong ngày 31.12 người Nhật dọn dẹp nhà cửa kĩ càng từ trong ra ngoài với niềm tin dọn dẹp sách sẽ sẽ đẩy những vận hạn xấu ar khỏi cửa và đón may mắn vào nhà. Người Nhật thừơng chuẩn bị các món ăn cho ngày Tết để có thể thỏai mái tận hưởng những ngày đầu năm mà không bị chuyện nấu nứơng làm phiền. Từ tối “Omisoka” cho đến ngày 1.1, ngày có tên “Gantan” hầu hết người Nhật mặc những bộ đồ lịch sự nhất, đẹp nhất, đặc biệt phụ nữ rất duyên dáng trong những bộ kimono truyền thống khi đi ra đường. Ăn mặc đẹp và lịch sự là biểu hiện của trạng thái tinh thần đón mừng năm mới của người Nhật. Tuy nhiên, giới trẻ ăn mặc rất thoải mái. Hầu hết họ đều đến các chùa và đền để cầu nguyện một năm mới an lành. Đối với người Nhật, việc đến chùa vào ngày đầu năm là 1 nghi thức truyền thống chứ không phải là chuyện mê tín.
 Trong các buổi tiệc mừng năm mới thường có rượu sake, rượu gạo truyền thống của người Nhật. Người lớn thường mừng tuổi trẻ em bằng quà hoặc lì xì. Từ ngày 2.1 các họat động như viết thư pháp, thi đấu võ thuật, lễ hội trà đạo, cắm hoa bắt đầu. Không khí lễ hội tràn ngập khắp thành phố.
NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG NGHĨ VỀ NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC NHƯ THẾ NÀO?
Nhà thơ Nguyễn Văn Tiến:
z Trong những ngày Tết tôi thích nhất được đưa bọn trẻ con về nhà ông bà ngọai cho chúng lăng xăng trong lúc mọi ngừơi gói bánh chưng và luộc bánh. Tôi thấy những phong tục trong ngày Tết cổ truyền của chúng ta thực sự rất hay. Mỗi lần ngồi canh nồi bánh chưng tôi vẫn thấy náo nức như hồi cách đây mấy chục năm. Mấy đứa trẻ con nhà tôi cực thích về quê chơi với các bạn vùng lứa để được có 1 không gian rộng rãi để chạy nhảy. Trẻ con thành phố bây giờ thiệt thòi nhiều vì chúng không có không gian. Tất nhiên cũng có những trò chơi khác để bù nhưng tôi nghĩ bản chất của trẻ con là hồn nhiên, phải để chúng sống trong một không gian hồn nhiên chất phát. Những thứ ấy bây giờ chỉ có thể tìm thấy ở quê thôi.
Nhà văn Đỗ Hòang Diệu:
z Tết cổ truyền ư? Đối với tôi nó vừa giống một liều thuốc bổ giúp tôi lấy lại sức khỏe sau một năm mệt mỏi với bộn bề cuộc sống, nó vừa như một thứ trách nhiệm không thể không làm. Nhiều khi tôi mong mỗi năm có mười cái Tết, nhiều lúc lại mong mười năm hãy có Tết một lần. Dù thế nào tôi vẫn luôn nhớ Tết. Đến bây giờ tôi vẫn chưa xa gia đình vào dịp trọng đại này.
Chưa bao giờ tôi cầu mong phát tài phát lộc trong giờ phút giao thừa. Năm nào cũng vậy, tôi chỉ thầm mong ước sức khỏe cho tất cả những người thân của mình nhất là bố mẹ tôi. Còn đối với những phong tục cổ truyền, tôi hơi buồn vì những phong tục đó đã không thực sự còn hoặc đã biến thái theo nhiều cách khác nhau thời gian gần đây. Bây giờ về quê ăn T6ét, tôi chỉ ước được xem người ta hồn nhiên chơi đu quay, leo cột mỡ hay kéo co. Nhưng đã mãi mãi xa rồi
Ca sĩ Anh Khoa:
 z Tôi thấy rất tiếc là bây giờ nhiều nhà không tự gói bánh nữa. Như thế bọn trẻ con lớn lên sẽ không có những kí ức tường tận về những phong tục đẹp đó. Riêng nhà tôi năm nào mẹ cũng gói bánh chưng, bánh tét. Tôi thích nhất được thức canh bánh tét cùng mẹ. Tôi luôn ủng hộ tục con cháu đến chúc Tết ông bà cô bác vào mỗi sáng mồng 1 Tết vì nó thể hiện sự quan tâm và lòng biết ơn của thế hệ trẻ đối với bề trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_tet_co_truyen_dan_toc_viet_nam.doc