Tài liệu Taj Mahal – Huyền thoại một tình yêu

Câu chuyện trở về những năm cuối thế kỷ 16, nơi Hoàng đế Jahangir đang trị vì một vùng đất có tên Hindustan (Ấn Độ sau này). Ông có rất nhiều con nhưng trong số đó ông đặc biệt yêu quý hoàng tử Khurram, người con thứ năm và là niềm tự hào của ông. Chính hoàng tử đã có công dẹp sạch những phần tử nổi loạn, đánh bật quân ngoại xâm, thống nhất đất nước. Với tất cả lòng tự hào, Jahangir đã ban cho Khurram cái tên Shah Jahan (Vua của thế giới), một tiền lệ chưa từng có trong triều đại Mughal khi chức danh ấy lại thuộc về một người chưa lên ngai vàng. Và cũng từ đây, cái tên này gắn liền với một thời kỳ cực thịnh của vương triều Mughal (Hồi giáo gốc Thổ) sau những tranh chấp đẫm máu hòng chiếm đoạt ngai vàng khi Jahangir qua đời. Shah Jahan lên ngôi (1628), cùng Hoàng hậu Arjumand Banu Begum (sau này được biết đến dưới cái tên ngắn gọn, Mumtaz Mahal) đem lại một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng trong suốt triều đại Mughal.

Hoàng hậu Mumtaz là con gái Asaf Khan, quan đại thần trong triều đình Shah Jahan, bà là một đoá hoa thơm ngát nhất trong vườn hoa cung nữ và cũng là người được Shah Jahan sủng ái hết mực. Quen bà từ khi chưa lên chấp chính, thái tử Khurram đã mê như điếu đổ nàng Arjumand Banu Begum ngay từ cái chạm mặt lần đầu tiên ở một hội chợ trong lễ hội đón chào Năm mới của người Hồi giáo. Vẻ đẹp khuôn trăng của bà đã hút hồn nhà vua tương lai và ông đã nhủ thầm đây sẽ là một người thực sự quan trọng đối với cuộc đời ông. 5 năm sau, hai người kết hôn và từ lúc này trở đi bà trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp đời gập ghềnh của Khurram, từ lúc Hoàng hậu Nur Djahan kích động các thái tử chống lại hoàng đế Jahangir cho đến lúc Khurram bị truy đuổi đến Deccan, miền trung Ấn Độ rồi đến ngày ông đường hoàng trở về với mũ miện trên đầu. Mumtaz Mahal (như cách gọi yêu thương của Shah Jahan) trở thành một vị cố vấn nhất mực trung thành với nhà vua, một hoàng hậu luôn được lòng dân nghèo. Bà luôn bên cạnh nhà vua trong những lúc khó khăn nhất, kể cả những khi ông đi chinh chiến. Rồi cuối cùng, sau khi sinh hạ hoàng tử thứ 14 trên chiến trường Burhanpur (1631), hoàng hậu đã qua đời ở tuổi 39 vì sức khoẻ bị giảm sút nghiêm trọng sau những chặng đường dài.

Cái chết của bà để lại cho Shah Jahan niềm thương tiếc vô bờ. Người ta bảo rằng: Chỉ trong vòng 2 tuần, râu và tóc của nhà vua đổi màu trắng xóa và liên tục. Sau đó, ông cũng chẳng màng tham gia vào công việc triều chính. Trước khi Hoàng hậu qua đời nhà vua có hứa với bà 3 điều: Sẽ xây cho bà một ngôi đền tưởng niệm vĩ đại nhất từ trước đến nay chưa từng hiện hữu trên đời, hàng năm sẽ đến viếng thăm bà và sẽ nuôi dậy các hoàng tử cho thật tốt. Trớ trêu thay, lời hứa đó cuối cùng chỉ đi được 1/3 quãng đường. Sau khi hoàn thành xong công trình kiến trúc vĩ đại nhất, Shah Jahan đã được các hoàng tử "đưa" thẳng luôn vào đền tưởng niệm nằm cạnh Hoàng hậu. Một kết thúc phản phúc y hệt như tình cảnh cha ông ngày trước nhưng khác chăng vẫn còn một chút hậu.

 

doc 13 trang cucpham 7480
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Taj Mahal – Huyền thoại một tình yêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Taj Mahal – Huyền thoại một tình yêu

Tài liệu Taj Mahal – Huyền thoại một tình yêu
Nếu như nhắc tới Ai Cập, người ta thường nhớ tới hình ảnh những kim tự tháp hiên ngang, sừng sững thách thức bước đi của thời gian hay đến với Pêru, chúng ta sẽ không khỏi sững sờ trước vẻ đẹp hoang tàn nhưng cực kỳ quyến rũ của Machu Picchu thì đến với Ấn Độ , ta sẽ được chứng kiến những đường nét hết sức kiêu sa, huyền ảo minh chứng một tình yêu bất diệt của đền Taj Mahal. Taj Mahal nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Mughal, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Nó được được liệt vào danh sách các Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới."
Tāj Mahal là một lăng mộ nằm tại Agra, Ấn Độ. Hoàng đế Mughal, có nghĩa là "chúa tể thế giới" lên ngôi năm 1627 đã ra lệnh xây nó cho người vợ yêu dấu của mình là Mumtaz Mahal. Taj Mahal được xem là kiệt tác kiến trúc của nhân loại.
Vị trí của Taj Mahal ở Ấn Độ
Câu chuyện trở về những năm cuối thế kỷ 16, nơi Hoàng đế Jahangir đang trị vì một vùng đất có tên Hindustan (Ấn Độ sau này). Ông có rất nhiều con nhưng trong số đó ông đặc biệt yêu quý hoàng tử Khurram, người con thứ năm và là niềm tự hào của ông. Chính hoàng tử đã có công dẹp sạch những phần tử nổi loạn, đánh bật quân ngoại xâm, thống nhất đất nước. Với tất cả lòng tự hào, Jahangir đã ban cho Khurram cái tên Shah Jahan (Vua của thế giới), một tiền lệ chưa từng có trong triều đại Mughal khi chức danh ấy lại thuộc về một người chưa lên ngai vàng. Và cũng từ đây, cái tên này gắn liền với một thời kỳ cực thịnh của vương triều Mughal (Hồi giáo gốc Thổ) sau những tranh chấp đẫm máu hòng chiếm đoạt ngai vàng khi Jahangir qua đời. Shah Jahan lên ngôi (1628), cùng Hoàng hậu Arjumand Banu Begum (sau này được biết đến dưới cái tên ngắn gọn, Mumtaz Mahal) đem lại một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng trong suốt triều đại Mughal.
Hoàng hậu Mumtaz là con gái Asaf Khan, quan đại thần trong triều đình Shah Jahan, bà là một đoá hoa thơm ngát nhất trong vườn hoa cung nữ và cũng là người được Shah Jahan sủng ái hết mực. Quen bà từ khi chưa lên chấp chính, thái tử Khurram đã mê như điếu đổ nàng Arjumand Banu Begum ngay từ cái chạm mặt lần đầu tiên ở một hội chợ trong lễ hội đón chào Năm mới của người Hồi giáo. Vẻ đẹp khuôn trăng của bà đã hút hồn nhà vua tương lai và ông đã nhủ thầm đây sẽ là một người thực sự quan trọng đối với cuộc đời ông. 5 năm sau, hai người kết hôn và từ lúc này trở đi bà trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp đời gập ghềnh của Khurram, từ lúc Hoàng hậu Nur Djahan kích động các thái tử chống lại hoàng đế Jahangir cho đến lúc Khurram bị truy đuổi đến Deccan, miền trung Ấn Độ rồi đến ngày ông đường hoàng trở về với mũ miện trên đầu. Mumtaz Mahal (như cách gọi yêu thương của Shah Jahan) trở thành một vị cố vấn nhất mực trung thành với nhà vua, một hoàng hậu luôn được lòng dân nghèo. Bà luôn bên cạnh nhà vua trong những lúc khó khăn nhất, kể cả những khi ông đi chinh chiến. Rồi cuối cùng, sau khi sinh hạ hoàng tử thứ 14 trên chiến trường Burhanpur (1631), hoàng hậu đã qua đời ở tuổi 39 vì sức khoẻ bị giảm sút nghiêm trọng sau những chặng đường dài. 
Cái chết của bà để lại cho Shah Jahan niềm thương tiếc vô bờ. Người ta bảo rằng: Chỉ trong vòng 2 tuần, râu và tóc của nhà vua đổi màu trắng xóa và liên tục. Sau đó, ông cũng chẳng màng tham gia vào công việc triều chính. Trước khi Hoàng hậu qua đời nhà vua có hứa với bà 3 điều: Sẽ xây cho bà một ngôi đền tưởng niệm vĩ đại nhất từ trước đến nay chưa từng hiện hữu trên đời, hàng năm sẽ đến viếng thăm bà và sẽ nuôi dậy các hoàng tử cho thật tốt. Trớ trêu thay, lời hứa đó cuối cùng chỉ đi được 1/3 quãng đường. Sau khi hoàn thành xong công trình kiến trúc vĩ đại nhất, Shah Jahan đã được các hoàng tử "đưa" thẳng luôn vào đền tưởng niệm nằm cạnh Hoàng hậu. Một kết thúc phản phúc y hệt như tình cảnh cha ông ngày trước nhưng khác chăng vẫn còn một chút hậu...
	Mộ của Hoàng hậu Mumtaz Mahal
Việc xây dựng Taj Mahal đã bắt đầu tại Agra ngay sau cái chết của Mumtaz. Taj Mahal được khởi công xây dựng vào năm 1632. Lăng chính được hoàn thành năm 1648, và các công trình xung quanh cùng vườn cây hoàn thành năm năm sau đó. Sau khi hoàn tất, ông ra lệnh chặt hết tay của những người thợ xây để không bao giờ họ còn có thể xây nên một ngôi đền đẹp như thế này nữa.
Đây là một công trình kiến trúc chứa đựng một ma lực cuốn hút đủ làm rung động hàng triệu con tim, là di sản của lối kiến trúc Ấn - Hồi, vừa uy nghiêm, lộng lẫy mà vẫn rất tinh tế, nhẹ nhàng. Đó còn là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, là những giọt lệ rơi được tạc bằng đá cẩm thạch và thể hiện niềm tin tuyệt đối vào đấng Allah. Người ta thường nói, thật không lí giải được vì sao Shah Jahan lại có thể chọn được một mẫu kiến trúc đẹp lộng lẫy đến vậy? Câu trả lời chỉ có thể là do tình yêu vĩ đại mà ông đã dành cho bà. Bởi lẽ nhìn vào đó, dường như mọi nét đẹp của người phụ nữ đều được trình bày hết sức tinh xảo. Từ chiếc vườn hình chữ nhật tựa dáng một nét nghiêng của người phụ nữ cho đến vòm cổng ra vào như chiếc khăn che mặt của người con gái đạo Hồi trong đêm hôn lễ. Phần chính của công trình chính là tòa lâu đài bát giác cao 75m với mái vòm được làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch được lấy riêng tại Rajasthan và Dehli. Cẩm thạch trắng loại đá có thể ứng ngẫu với mọi khoảnh khắc thay đổi của thời gian. Mỗi một cú chạm nhẹ của ánh sáng theo chu kỳ lên nó đều tỏa ra một thứ sắc màu riêng quyến rũ đến lạ lùng, nhẹ nhàng, dịu dàng lúc tảng sáng, chói lòa giữa trưa và như ngọn lửa thiêng khi đêm về. 
Đỏ rực về đêm
Xung quanh toà lâu đài là những bức tường có nhiều của sổ và cửa ra vào hình vòm cuốn được trang trí cực kỳ tinh xảo. Trên gian phòng lớn ở tầng hai, mộ của vua và hoàng hậu được khảm bằng 12 loại đá quý ẩn hiện nhiều màu sắc trên nền cẩm thạch trắng trang trí nhiều tiết họa hình học, hoa lá và các dòng chữ Ả Rập chạy ngang trích từ kinh Koran như mang đến những thông điệp từ Thượng đế. Bên cạnh lâu đài là 4 cột tháp sừng sững vây quanh. Với quan niệm Hồi giáo, số 4 tượng trưng cho sự thiêng liêng, bất diệt và vì vậy có lẽ sẽ không thể có cách bày tỏ tình yêu nào ý nghĩa hơn thế. Công trình huy động 20.000 người làm và hơn 1000 thớt voi dùng để chuyên chở. Kiến trúc sư Ustad Isa (người Iran) là người đã kiến tạo nên phần hồn của đền thờ, những hạng mục khác chịu sự đảm nhiệm của từng khu vực: Thợ thủ công đến từ vương quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ), tạo dáng vườn tược là những nghệ nhân vùng Kashmir, tạc chữ (Sheraz), cắt đá, chạm khắc, xây dựng mái vòm (Bukhara, Constantinople và Samarkand). Bên cạnh đó, vật liệu cũng được chọn lọc từ những vùng nổi tiếng nhất...
Với kích thước 320 m × 300 m, vườn có những đường đi đắp cao chia mỗi phần của nó thành 16 bồn hoa hay luống hoa thấp. Một bể nước bằng đá marble cao ở trung tâm vườn, khoảng giữa mộ và cổng chính, và một bể phản chiếu gióng theo trục bắc nam phản chiếu hình ảnh Taj Mahal. Mọi nơi trong vườn đều được bố trí những đường đi với các hàng cây và vòi phun nước.
Vườn charbagh được vị hoàng đế Mughal đầu tiên là Babur đưa vào Ấn Độ, đây là kiểu thiết kế lấy cảm hứng từ các vườn cây Ba Tư. Charbagh có nghĩa phản chiếu các khu vườn thiên đàng (từ từ paridaeza trong tiếng Ba Tư -- một khu vườn có tường bao). Đa số các charbagh Mughal đều có hình tam giác, với một ngôi mộ hay ngôi đình lớn ở trung tâm vườn. Vườn Taj Mahal lại đặt yếu tố chính, ngôi mộ, ở phía cuối chứ không phải ở giữa vườn. 
Cách bố trí của khu vườn, và các các đặc điểm kiến trúc của nó như các vòi phun nước, gạch, và các lối đi lát đá marble, những luống hoa theo các hình khác nhau cùng những đặc điểm khác, tương tự với Shalimar, và cho thấy vườn có thể cũng đã được kiến trúc sư Ali Mardan thiết kế.
Những lời miêu tả đầu tiên về khu vườn nói tới sự phong phú của các loài thực vật, gồm hoa hồng, thuỷ tiên hoa vàng, và các loại cây ăn quả. Khi Đế chế Mughal suy tàn, khu vườn cũng tàn tạ theo. Khi người Anh nắm quyền kiểm soát Taj Mahal, họ đã thay đổi cảnh quan để khiến nó giống với những vườn cỏ tại Luân Đôn.
Phức hợp Taj Mahal được bao quanh bởi một bức tường đá sa thạch đỏ có bố trí lỗ châu mai ở ba cạnh. Mặt quay ra con sông không có tường bao. Bên ngoài bức tường là nhiều công trình phụ trợ khác, gồm cả lăng mộ của những người vợ khác của Shah Jahan, và một ngôi mộ lớn cho người hầu thân cận của Mumtaz. Các công trình đó, chủ yếu được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ.
Phía bên trong (vườn), bức tường được xây mặt trước bằng những mái vòm với cột chống, một đặc điểm điển hình cả các đền thờ Hindu sau này đã được tích hợp vào các thánh đường Mughal. Bức tường được đặt rải rác một số ngôi nhà nhỏ (chattris) mái vòm, và các công trình nhỏ có thể từng được dùng làm nơi quan sát hay đài chiêm ngưỡng.
Cổng chính (darwaza) là một cấu trúc kỷ niệm được xây chủ yếu bằng đá marble. Phong cách làm ta liên tưởng tới phong cách kiến trúc Mughal của các vị hoàng đế trước đó. Cổng mái vòm của nó phản ánh hình ảnh cổng mái vòm của ngôi mộ, và trên các vòm cung pishtaq của nó được trang trí bằng những nét chữ viết. Cổng được trang trí với các motif hoa lá theo kiểu phù điêu đắp nổi thấp và pietra dura (khảm). Những vòm trần và những bức tường được trang trí các hình học phức tạp, như những hình được tìm thấy tại các công trình xây bằng đá sa thạch khác trong phức hợp. Ở góc xa nhất của phức hợp, hai công trình xây bằng đá sa thạc đỏ lớn mở ra hai phía lăng mộ. Tường phía sau chúng song song với các bức tường bao phía tây và phía đông. 
Hai công trình này là hình ảnh phản chiếu của nhau. Công trình phía tây là một thánh đường; phía đối diện của nó là jawab hay "sự đối diện", mục đích chính của nó là để tạo sự cân bằng kiến trúc. Sự khác biệt giữa chúng là jawab không có mihrab, một hốc tường bên trong hướng về phía Mecca, và sàn của jawab có kiểu thiết kế hình học, trong khi sàn thánh đường Hồi giáo được khảm 596 tấm thảm của người cầu nguyện bằng đá marble đen.
Phía trong jawab
Thiết kế căn bản của thánh đường tương tự với những thánh đường khác được Shah Jahan xây dựng, đặc biệt là thánh đường Jama Masjid tại Delhi: một sảnh dài nổi lên với ba lớp mái vòm. Các thánh đường Mughal giai đoạn này chia sảnh điện thành ba khu vực: một điện chính với các điện nhỏ hơn ở hai bên. Tại Taj Mahal, mỗi điện dẫn tới một sảnh mái vòm lớn.
Móng
Biểu đồ sơ lược sàn Taj Mahal
Điểm nhấn của Taj Mahal là lăng mộ đá mable trắng. Giống như hầu hết lăng mộ Mughal khác, các yếu tố căn bản đều có nguồn gốc Ba Tư: một tòa nhà đối xứng với iwan, một ô cửa hình vòm, trên đỉnh là một vòm lớn.
Lăng mộ đứng trên một bệ hình vuông. Cấu trúc nền lớn và có nhiều phòng. Phòng chính là nơi đặt bia kỷ niệm Shah Jahan và Mumtaz (mộ ở dưới một cấp).
Nền chủ yếu là hình khối với các cạnh xoi, khoảng 55 mét mỗi cạnh (xem sơ đồ nền, bên phải). Ở các cạnh dài, một pishtaq, hay lối đi có mái vòm lớn, bao quanh iwan, với một ban công hình vòm tương tự bên trên. Các vòm chính kéo dài trên mái tòa nhà bằng cách sử dụng mặt ngoài nối tiếp.
Móng, vòm, và tháp
Vòm đá mable trên mộ là điểm đáng chú ý nhất. Nó cao bằng với nền tòa nhà khoảng 35m. Chiều cao của nó nổi bật nhờ được đặt trên một cấu trúc hình trụ cao khoảng 7 mét.
Vì hình dạng của nó, vòm thường được gọi là vòm củ hành (cũng được gọi là amrud hay vòm ổi). Đỉnh vòm được trang trí một bông hoa sen, với vai trò nhấn mạnh chiều cao. Đỉnh cao nhất là một hình chạm đầu mái mạ vàng, theo phong cách pha trộn Ba Tư truyền thống và các yếu tố Hindu. Hình dạng vòm được nhấn mạnh bởi bốn chattris (buồng) nhỏ hơn đặt ở bốn góc. Chattri vòm tuân theo hình dạng củ hành của vòm chính. Đáy hình cột của chúng mở qua mái mộ, và dẫn ánh sáng vào bên trong. chattris cũng có đỉnh là các hình chạm đầu mái mạ vàng. Các đường xoắn ốc trang trí (guldastas) kéo dài từ cách cách đáy tường, và là điểm nhấn quang học cho chiều cao vòm.
Đỉnh của mái vòm chính có một chóp nhọn (hay hình chạm) dát vàng. Cho tới những năm đầu 1800 đỉnh chóp được làm bằng vàng, ngày nay nó được làm từ đồng. Hình chóp chính là bằng chứng rõ ràng cho thấy có sự hòa nhập giữa truyền thống Ba Tư và những yếu tố trang trí Hindu. Trên cùng của hình chóp là một mặt trăng theo motif Hồi giáo truyền thống, có hai đầu nhọn hướng lên trời. Do vị trí của nó ở trên đầu mái, hai đầu nhọn của mặt trăng và đỉnh chóp tạo thành một hình đinh ba -- gợi lại một biểu tượng truyền thống Hindu là Shiva. Những đỉnh tháp đều có dạng củ hành tương tự nhau. Đỉnh tháp trung tâm giống hệt như một chén đựng nước thánh của người Hindu.
Tại mỗi góc của mặt nền lăng mộ là các ngọn tháp theo kiểu giáo đường Hồi giáo: bốn ngọn tháp lớn cao hơn 40m. Một lần nữa các ngọn tháp đã thể hiện xu hướng chủ đạo cơ bản của Taj Mahal là sự đối xứng và thiết kế lặp lại. Các ngọn tháp được thiết kế với công năng tương tự như các ngọn tháp truyền thống ở giáo đường Hồi giáo, đó là nơi các muezzin (thầy tu) kêu gọi những tín đồ sùng đạo cầu nguyện. Mỗi ngọn tháp được chia làm ba phần bằng nhau rõ rệt bởi hai ban công, dùng để rung chuông cho tháp. Trên đỉnh mỗi ngọn tháp là ban công cao nhất với một chhatri trên cùng, phản chiếu lại những thiết kế trên hầm mộ. Chhatri của các ngọn tháp đều có những chi tiết hoàn thiện giống nhau: thiết kế hình hoa sen, trên cùng là hình chạm đầu mái. Mỗi ngọn tháp đều được xây hơi nghiêng ra phía ngoài của mặt nền, để cho khi tháp có bị sụp đổ (một sự cố thường xảy ra đối với những công trình cao tầng vào thời đó)thì các mảnh vụn cũng sẽ có xu hướng rơi ra xa hầm mộ.
Tranh chạm
Nội thất bên trong lăng Taj Mahal đã vượt ra khỏi những yếu tố trang trí truyền thống. Có thể nhận xét không hề cường điệu, lăng mộ đúng là một món trang sức. Những chi tiết trang trí ở đây không phải là tranh khảm mà là chạm khắc. Vật liệu trang trí trên bề mặt không phải là cẩm thạch hay ngọc bích mà là đá quý hay đá bán quý. Mỗi chi tiết trang trí ngoại thất của hầm mộ đều được đánh giá lại với nghệ thuật kim hoàn.
Taj Mahal kiêu kỳ dưới mọi góc cạnh, dưới mọi không gian và thời gian. Có người đã cho rằng nếu thật sự có thiên đường thì chỉ có nơi đây dễ làm người ta tin nhất. Đi bộ dưới khu vườn giữa 2 hàng cây quanh năm chim hót, với hồ nước trong vắt in bóng hình ẩn hiện tòa lâu đài, xung quanh là không khí đến tĩnh lặng thì không thể không tìm được những cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, thương từng viên gạch vỡ và càng hoài cổ về một triều đại huy hoàng đã lùi xa tít tắp. Mỗi năm Taj Mahal đón nhận hàng triệu khách du lịch, nó trở thành niềm tự hào của người dân Ấn và hơn thế đó là di sản văn hóa thế giới. Nếu như ghé thăm Taj Mahal vào dịp này, có lẽ bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi đền khi đêm về bởi 20 năm nay chưa ai được ở lại Taj Mahal quá 6 giờ chiều vì những lí do an ninh. Đêm xuống, đặc biệt là những đêm trăng sáng, Taj Mahal tỏa một thứ ánh sáng kỳ ảo, một thứ đỏ lửa kéo những miền ký ức miên man trở về. 350 năm nay nó vẫn thế, vẫn lạc lõng một mình giữa sự phát triển chóng mặt của cuộc sống đô thị và vẫn là một biểu tượng sáng ngời của tình yêu bất tử và nếu vẫn được gìn giữ như thế này thì nó sẽ luôn là điểm hẹn của những cuộc trở về...
Vâng để xây dựng được một công trình vĩ đại như thế thì cần đến hơn 25.000 công nhân xây dựng trong 22 năm, hàng nghìn tấn đá, đá quý được mang từ khắp nơi về. Mỗi một chi tiết nhỏ trong chạm trổ nếu bị lỗi cũng phải bỏ đi làm lại, cũng đủ để thấy sự kỳ công, tình yêu của ông với hoàng hậu. Dù sao đi nữa thì tình yêu của vị vua này cũng đã để lại cho đất nước Ấn Độ, cho nhân loại một công trình vĩ đại như vậy.
Nói tóm lại, di sản văn hóa Taj Mahal – một trong bảy kỳ quan đương đại của thế giới là kết tinh của tình yêu và nghệ thuật, nơi thời gian như ngừng trôi để mặc cho những cảm xúc thăng hoa, lắng đọng Với nghệ thuật kiến trúc thì đây là viên kim cương chói sáng nhất trong số các công trình kiến trúc Hồi giáo, một bài thơ không lời được kết vần từ những viên đá cẩm thạch. Với tình yêu thì đó là một biểu tượng tình yêu vĩnh hằng, là ngọn lửa được đốt cháy bằng thứ nhiên liệu chưa bao giờ cạn. Hơn 350 năm đã trôi qua, Taj Mahal vẫn lóng lánh một tình yêu bất diệt, vẫn cháy và vẫn luôn sáng bừng trong đôi mắt những người thưởng lãm. 

File đính kèm:

  • doctai_lieu_taj_mahal_huyen_thoai_mot_tinh_yeu.doc