Tài liệu Sài Gòn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

Hiệp định Genève về Đông Dương ký kết (tháng 7/1954) lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Việt Nam, Campuchia và Lào.

Nhưng ngay tức khắc, đế quốc Mỹ ra sức phá hoại việc thi hành hiệp định Genève.

Đế quốc Mỹ đặc biệt chú trọng xây dựng và củng cố Sài Gòn (hiện nay bao trùm cả Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định với số dân hơn 3 triệu người) thành thủ đô của cái gọi là "Việt Nam cộng hòa". Về chính trị, Sài Gòn là nơi tập trung bộ máy đầu não của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, trong đó có đại sứ quán Mỹ, các cơ quan cố vấn cao cấp Mỹ, các cơ quan trung ương của cái chính phủ bù nhìn tay sai Mỹ. Về quân sự, Sài Gòn trở thành một căn cứ quân sự khổng lồ với một hệ thống đồn bót dày đặc, một lực lượng quân đội rất lớn (gần 40% tổng số quân địch). Đế quốc Mỹ đã xây dựng quân cảng Sài Gòn, các căn cứ không quân Vũng Tàu, sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hòa thành căn cứ không quân chiến lược loại lớn ở Đông Nam Á. Để bảo vệ Sài Gòn, đế quốc Mỹ xây dựng một vài đai quân sự từ Vũng Tàu, qua Phú Mỹ, Biên Hòa, Xuân Lộc, Tân Uyên, Bình Dương, Bến Cát, Phước Vĩnh, Củ Chi, Đức Hòa, Bến Lức, đến Cần Giuộc, Gò Công. Về kinh tế, Sài Gòn tràn ngập hàng hóa thừa ế của đế quốc Mỹ và của các nước phe Mỹ. Đời sống của nhân dân rất khó khăn. Nạn thất nghiệp thường xuyên đe dọa nhân dân lao động. Về văn hóa, lối sống cao bồi, du đãng và sinh hoạt đồi trụy thối tha của Mỹ và phương Tây tràn vào Sài Gòn. Cùng với nhân dân miền Nam, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn lại bắt đầu một giai đoạn đấu tranh mới: giai đoạn đấu tranh chống Mỹ cứu nước.

Mười ngày sau khi Hiệp nghị Genève được ký kết, phong trào hòa bình Sài Gòn, Chợ Lớn ra đời. Đây là một phong trào do một số trí thức yêu nước sáng lập nhằm đấu tranh cho hòa bình và thống nhất đất nước. Do đó bọn Mỹ - Diệm thẳng tay khủng bố, bắt nhiều người cầm tù. Giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng, một trong những người lãnh đạo phong trào này đã chết trong nhà giam.

Sau phong trào bảo vệ hòa bình ở Sài Gòn một phong trào đã thu hút được hầu hết các tầng lớp nhân dân Sài Gòn tham gia. Đó là phong trào cứu tế, xây cất lại nhà cửa, quyên góp quần áo chăn màn cho bà con sau khi Ngô Đình Diệm, vì xung đột với Bình Xuyên đã đốt sạch hằng mấy vùng liền lưng với nhau giữa Sài Gòn và Chợ Lớn.

Ngày 10 tháng 7 năm 1955, nhân dân Sài Gòn trong đó phần đông là công nhân và lao động đình công, bãi công, bãi chợ họp mít tinh. đòi Mỹ - Diệm phải nhận hiệp thương với miền Bắc để tổ chức tổng tuyển cử, hòa bình thống nhất nước nhà. Mỹ - Diệm thẳng tay đàn áp bắt bớ sát hại nhiều người, trong đó có nữ giáo sư Nguyễn Thị Diệu đang có mang 4 tháng.

 

doc 14 trang cucpham 9240
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Sài Gòn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Sài Gòn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

Tài liệu Sài Gòn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
Sài Gòn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc  
       Từ đấu tranh chính trị đến phát động chiến tranh nhân dân  
     Chống chiến tranh đặc biệt
     Chống chiến tranh cục bộ  
     Đấu tranh chống Việt Nam hóa chiến tranh  
     Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris  
  Từ đấu tranh chính trị đến phát động chiến tranh nhân dân          
Hiệp định Genève về Đông Dương ký kết (tháng 7/1954) lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Việt Nam, Campuchia và Lào.
Nhưng ngay tức khắc, đế quốc Mỹ ra sức phá hoại việc thi hành hiệp định Genève. 
Đế quốc Mỹ đặc biệt chú trọng xây dựng và củng cố Sài Gòn (hiện nay bao trùm cả Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định với số dân hơn 3 triệu người) thành thủ đô của cái gọi là "Việt Nam cộng hòa". Về chính trị, Sài Gòn là nơi tập trung bộ máy đầu não của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, trong đó có đại sứ quán Mỹ, các cơ quan cố vấn cao cấp Mỹ, các cơ quan trung ương của cái chính phủ bù nhìn tay sai Mỹ. Về quân sự, Sài Gòn trở thành một căn cứ quân sự khổng lồ với một hệ thống đồn bót dày đặc, một lực lượng quân đội rất lớn (gần 40% tổng số quân địch). Đế quốc Mỹ đã xây dựng quân cảng Sài Gòn, các căn cứ không quân Vũng Tàu, sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hòa thành căn cứ không quân chiến lược loại lớn ở Đông Nam Á. Để bảo vệ Sài Gòn, đế quốc Mỹ xây dựng một vài đai quân sự từ Vũng Tàu, qua Phú Mỹ, Biên Hòa, Xuân Lộc, Tân Uyên, Bình Dương, Bến Cát, Phước Vĩnh, Củ Chi, Đức Hòa, Bến Lức, đến Cần Giuộc, Gò Công. Về kinh tế, Sài Gòn tràn ngập hàng hóa thừa ế của đế quốc Mỹ và của các nước phe Mỹ. Đời sống của nhân dân rất khó khăn. Nạn thất nghiệp thường xuyên đe dọa nhân dân lao động. Về văn hóa, lối sống cao bồi, du đãng và sinh hoạt đồi trụy thối tha của Mỹ và phương Tây tràn vào Sài Gòn. Cùng với nhân dân miền Nam, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn lại bắt đầu một giai đoạn đấu tranh mới: giai đoạn đấu tranh chống Mỹ cứu nước.
Mười ngày sau khi Hiệp nghị Genève được ký kết, phong trào hòa bình Sài Gòn, Chợ Lớn ra đời. Đây là một phong trào do một số trí thức yêu nước sáng lập nhằm đấu tranh cho hòa bình và thống nhất đất nước. Do đó bọn Mỹ - Diệm thẳng tay khủng bố, bắt nhiều người cầm tù. Giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng, một trong những người lãnh đạo phong trào này đã chết trong nhà giam.
Sau phong trào bảo vệ hòa bình ở Sài Gòn một phong trào đã thu hút được hầu hết các tầng lớp nhân dân Sài Gòn tham gia. Đó là phong trào cứu tế, xây cất lại nhà cửa, quyên góp quần áo chăn màn cho bà con sau khi Ngô Đình Diệm, vì xung đột với Bình Xuyên đã đốt sạch hằng mấy vùng liền lưng với nhau giữa Sài Gòn và Chợ Lớn.
Ngày 10 tháng 7 năm 1955, nhân dân Sài Gòn trong đó phần đông là công nhân và lao động đình công, bãi công, bãi chợ họp mít tinh... đòi Mỹ - Diệm phải nhận hiệp thương với miền Bắc để tổ chức tổng tuyển cử, hòa bình thống nhất nước nhà. Mỹ - Diệm thẳng tay đàn áp bắt bớ sát hại nhiều người, trong đó có nữ giáo sư Nguyễn Thị Diệu đang có mang 4 tháng. 
Gần đến ngày 20 tháng 7 năm 1956, ngày mà Hiệp nghị Genève đã qui định có cuộc tổng tuyển cử để thống nhất hai miền Nam - Bắc, phong trào đấu tranh chính trị ở Sài Gòn lại lên mạnh. Đi đầu là phong trào công nhân: 5 ngàn công nhân xe lửa bãi công cả tháng; 5 ngàn rưỡi công nhân của 20 kho, cảng Sài Gòn đình công; công nhân Nhà máy đèn Chợ Quán bãi công 3 ngày liền... Những cuộc đấu tranh đó đã lôi cuốn hàng vạn quần chúng các tầng lớp khác xuống đường tham gia đấu tranh. 
Trước khí thế đấu tranh của nhân dân Sài Gòn, các đô thị khác và vùng nông thôn, bọn Mỹ - Diệm đã dùng mọi hình thức, thủ đoạn đàn áp rất dã man như "quốc sách chống cộng" luật 10-59, nhưng càng áp bức bao nhiêu thì đấu tranh lại càng có điều kiện để chuyển lên mạnh bấy nhiêu. 
Năm 1960 với cuộc đồng khởi long trời chuyển đất của nhân dân miền Nam đã bước vào một thời kỳ đấu tranh mới: kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. 
Năm 1960, ở Sài Gòn có 1.500 cuộc đấu tranh của công nhân dưới nhiều hình thức khác nhau và rất nhiều cuộc đấu tranh của bà con dân nghèo thành thị, trí thức học sinh, tiểu chủ, tư sản dân tộc, văn nghệ sĩ, ký giả v.v... 
Ngày 20 tháng 12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời và công bố bản Tuyên ngôn và Chương trình 10 điểm. Toàn thể nhân dân miền Nam vô cùng phấn khởi đón mừng sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng đó. Trong ngày 2-1-1961 nhân dân Sài Gòn và ngoại ô đã bãi chợ, không chạy xe, thuyền, đóng cửa tiệm vài giờ... để họp mít tinh hoan nghênh Mặt trận. 
  Chống chiến tranh đặc biệt         
Đế quốc Mỹ tiến hành cuộc "chiến tranh đặc biệt" vào giữa năm 1961 cũng không thể ngăn cản được phong trào đấu tranh của nhân dân Sài Gòn ngày một phát triển. Trên cơ sở lực lượng chính trị, tại các nhà máy, các xóm lao động đã phát triển các đội tự vệ vũ trang.
Năm 1962, có nhiều cuộc đấu tranh đáng chú ý: cuộc đấu tranh của 5 vạn công nhân cao su kéo vào thành phố. Cuộc đình công của một vạn công nhân xích lô, của một ngàn công nhân ô tô buýt và tắc xi; cuộc biểu tình của công nhân hãng dệt Việt - Mỹ "Vi-mi-tếch"; cuộc bãi công kéo dài 17 ngày của công nhân hãng cầu đường Ep-phen; công nhân làm đồ điện Vi-đê-cô bãi công chiếm xưởng... Phong trào học sinh cũng đặc biệt sôi nổi, đã được Chủ tịch Đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, luật sư Nguyễn Hữu Thọ, quyết định tuyên dương ngày 20-12-1962.
Bên cạnh những cuộc đấu tranh chính trị, xuất hiện ngày càng nhiều những tiếng súng, tiếng lựu đạn nổ trong các khách sạn, câu lạc bộ, trại lính, nhà cố vấn Mỹ... Từ tháng 1 đến tháng 9-1962 ở Sài Gòn có tới 86 vụ "cố vấn" Mỹ bị tiêu diệt. Tháng 9-1963, quan và dân ta thắng lớn trận Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngay sau đó nhân dân Sài Gòn, mà ngòi pháo là sinh viên, học sinh đã tổ chức mít tinh, biểu tình hưởng ứng. Đến đây Sài Gòn lại sôi nổi thêm phong trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo. Cuộc biểu tình của đồng bào Phật giáo trong hai ngày 7 và 8 tháng 5-1963 đã bị Mỹ - Diệm thẳng tay khủng bố. Ngày 21-5-1963, 600 nhà sư biểu tình đi từ chùa Ấn Quang đến chùa Xá Lợi để phản đối Mỹ - Diệm. Ngày 30-6-1963 hàng ngàn sư sãi Sài Gòn bắt đầu tuyệt thực để ủng hộ cuộc đấu tranh của đồng bào Phật giáo ở Huế. Hôm sau, các nhà sư Sài Gòn có sự hưởng ứng ủng hộ của học sinh, sinh viên đã kéo đến biểu tình ngồi trước trụ sở quốc hội Ngô Đình Diệm. Ngày 11-6-1963 trước hàng ngàn sư sãi và hàng vạn nhân dân, hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu. Năm ngày sau, ngày hỏa táng cho Hòa thượng, 70 vạn nhân dân Sài Gòn đã xuống đường biểu tình. Cảnh sát của Diệm dùng súng, lựu đạn đàn áp. Quần chúng biểu tình dùng đá, gậy gộc đánh lại kịch liệt.
Tình hình Sài Gòn căng thẳng. Biểu tình luôn luôn diễn ra. Mỹ - Diệm thẳng tay khủng bố bắt 2.000 sư sãi, 4.000 học sinh, sinh viên, giết chết và làm bị thương 200 người. Ngày 7-9-1963 nữ sinh Gia Long dùng guốc, bàn, ghế, lọ mực đánh lại bọn cảnh sát dã chiến.
Ngày 1-11-1963, Mỹ tổ chức cho tay sai làm cuộc đảo chính, giết anh em Diệm - Nhu và đưa Dương Văn Minh rồi đến Nguyễn Khánh lên nắm chính quyền ở Sài Gòn. Ngày hôm sau, gần một triệu đồng bào Sài Gòn - Gia Định tổ chức thành 20 đoàn biểu tình đi qua các phố với khẩu hiệu "Đánh đổ chế độ độc tài phát xít", "Phải thực hiện tự do dân chủ!", "Đế quốc Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam"... Đế quốc Mỹ ra lệnh đàn áp. Nhưng lính ngụy không tuân lệnh. Đoàn biểu tình tiến vào trụ sở "quốc hội", bộ công dân vụ, nha thông tin ngụy phá các bót cảnh sát Lê Văn Ken, quận 2, Chương Dương, Ký Con; xé báo phản động, lùng bắt ác ôn... Lực lượng cách mạng phát triển mạnh. Các đội biệt động, tự vệ vũ trang hình thành ngày càng nhiều. Ngay tại Sài Gòn, bên cạnh những cuộc đấu tranh chính trị, đã xuất hiện ngày càng nhiều những cuộc đấu tranh vũ trang. Hai hình thức đấu tranh chính trị và vũ trang xen kẽ nhau, nương tựa vào nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
Năm 1964 năm Mỹ bắt đầu ném bom, bắn phá miền Bắc, Sài Gòn có một số cuộc đấu tranh và trận đánh làm nức lòng quần chúng cả nước.
Trận nổ bom ở sân bóng rổ trong khu vực Tân Sơn Nhất (9-2-1964), trận tập kích rạp chớp bóng Kinh Đô giành riêng cho Mỹ (16-2-1964) làm chết và bị thương 150 tên Mỹ.
Ngày 2-5-1964, đánh chìm hàng không mẫu hạm Ca-đơ trọng tải 15.000 tấn tại bến Sài Gòn diệt 55 Mỹ và 19 máy bay.
Từ 15 đến 22-5 liên tục có những cuộc biểu tình với khẩu hiệu "Đả đảo Mỹ - Khánh", "Đế quốc Mỹ cút đi!... Ngay sau đó có cuộc đập nát tượng Ken-nơ-đy tại Quảng trường Hòa Bình (7-6-1964).
Ảnh hưởng của trận đánh mìn nhà ăn đường Nguyễn Minh Chiếu (1-8) gần sân bay Tân Sơn Nhất diệt 10 Mỹ chưa dứt thì lại tiếp luôn trận đánh sập tầng gác thứ 5 khách sạn Ca-ra-ven, làm chết và bị thương gần 100 Mỹ (25-8). Cũng trong ngày này 10 vạn học sinh, sinh viên và đồng bào Sài Gòn xuống đường biểu tình đòi lật đổ Nguyễn Khánh và đòi tống cổ đế quốc Mỹ.
Ngày 31-8, một quả lựu đạn nổ ở ngã tư Đồng Khánh - Chu Văn Tiếp làm 8 Mỹ chết.
Trước phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang của Sài Gòn lên mạnh, Nguyễn Khánh tuyên bố "tình trạng khẩn cấp" và đưa ra sắc luật 18-64 cấm biểu tình, đình công, hội họp; bóp nhẹt báo chí hạn chế hoạt động nghiệp đoàn. Ngay tức khắc 20 vạn công nhân các ngành dệt, vận tải, điện nước, xăng dầu, xích lô, tắc xi, xe buýt, cảng... xuống đường tỏ thái độ phản đối Nguyễn Khánh (21-9). 6 vạn công nhân cao su tuyên bố sẽ tiến về Sài Gòn ủng hộ yêu sách của anh em cùng giai cấp mình. Nguyễn Khánh buộc phải cho đại diện ra tiếp đoàn đại biểu công nhân, hứa tôn trọng quyền tự do hội họp, hứa thu nhận lại những công nhân của hãng Vi-mi-tếch bị sa thải,...
Ngày 7-10-1964, đặc công đánh 3 tàu chở xăng của Mỹ ở sông Nhà Bè thiêu hủy 70 vạn lít. Ngày 18-11 đánh mìn câu lạc bộ hàng không ở sân bay Tân Sơn Nhất diệt 77 Mỹ.
Trong tháng 11-1964, thanh niên học sinh liên tục đấu tranh. Mỹ - Ngụy bắn chết em Lê Văn Ngọc (25-11-1964). Ba ngày sau, 2 vạn học sinh xuống đường phản đối. Mỹ - ngụy khủng bố bắn chết chị Loan, nữ sinh trường Gia Long.
Chấm hết năm 1964 là trận đánh khách sạn Bơ-rin-cơ kỳ diệu, một tòa nhà 6 tầng ngay trung tâm  ... ứ giải phóng Bắc Củ Chi, đồng thời sử dụng một bộ phận chủ lực còn lại kết hợp vào bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự, cảnh sát và các đoàn bình định mở các cuộc hành quân bình định lấn chiếm vùng ven chung quanh Sài Gòn.
Trong tình hình trên, Hội nghị Thành ủy tháng 1 năm 1974 chủ trương: dưới khẩu hiệu trung tâm là hòa bình, độc lập, dân chủ cải thiện dân sinh, ở nội thành đẩy mạnh phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris, ra sức xây dựng lực lượng cơ sở, tạo điều kiện và thời cơ đi tới cao trào, phối hợp chặt chẽ với phong trào nông thôn và mũi tiến công của quân sự, tiến lên đánh đổ tập đoàn quân phiệt, phát xít tay sai phản động của đế quốc Mỹ ở miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ.
Phối hợp chặt chẽ với phong trào ở nội thành, ở nông thôn, phải tập trung chống phá bình định của địch, chống phá địa hình, chống phá càn quét, lấn chiếm, chống cướp lúa, gom dân, chống đôn quân bắt lính...
Hội nghị đề ra yêu cầu: phát triển các loại lực lượng lên từ 2 đến 3 lần ở cả thành phố lẫn nông thôn; tăng cường số lượng và chất lượng của lực lượng vũ trang đảm bảo tiêu diệt lực lượng ác ôn, kềm kẹp, lực lượng sùng lục, đánh bại lực lượng càn quét, lấn chiếm; đẩy mạnh đấu tranh phá lỏng kềm và giành quyền làm chủ của nhân dân; công tác xây dựng Đảng, xây dựng thực lực cách mạng đô thị phải đi sâu hơn nữa vào xí nghiệp, xóm lao động và các ngành trọng điểm.
Sinh khí mới về chính trị của các tầng lớp quần chúng sau Hiệp định Paris gặp sự khủng hoảng kinh tế của ngụy và thái độ hiếu chiến của Thiệu hợp thành một phát khởi mới trong phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị. Kinh nghiệm ngày một dày dạn, trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức của Thành ủy với phong trào ngày một chặt chẽ, sắc sảo hơn.
Ngày 14 tháng 2 năm 1974, Tổ chức nhân dân đòi thi hành Hiệp định Paris mà tiền thân của nó là Lực lượng quốc gia tiến bộ, do ông Trần Ngọc Liễng làm chủ tịch ra mắt. Hàng loạt tổ chức khác của các giới cũng được thành lập: Uủy ban chống sa thải, Uủy ban chống đàn áp, bất công, Mặt trận nhân dân cứu đói, Uủy ban bảo vệ các bạn hàng chợ, Uủy ban bảo vệ quyền lợi sinh viên, Uủy ban bảo vệ tự do báo chí...
Theo sự chỉ đạo của ta, một lực lượng chính trị mới, "lực lượng thứ ba" đang hình thành sau Hiệp định Paris bao gồm các nhân sĩ trí thức, binh sĩ, dân biểu, nhà báo, tu sĩ, công thương gia, cựu tướng tá ngụy... có khuynh hướng chống Thiệu, đòi hòa bình, độc lập, dân chủ; nổi bật là các nhân vật như: bà luật sư Ngô Bá Thành, ông Trần Ngọc Liễng, kỹ sư Dương Văn Đại, dân biểu Hồ Ngọc Nhận, dân biểu Lý Quý Chung, giáo sư Lý Chánh Trung, linh mục Phan Khắc Từ, thượng tọa Thích Pháp Lan, dân biểu Kiều Mộng Thu, ni sư Huỳnh Liên, nhà báo Nam Đình... Tổ chức nhân dân đòi thi hành Hiệp định Paris đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động của lực lượng thứ ba. Cũng trong thời gian này Uủy ban Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và hòa bình khu Sài Gòn - Gia Định ra mắt bao gồm nhiều nhân sĩ, trí thức đã ra vùng giải phóng, do giáo sư Nguyễn Văn Chì làm Chủ tịch. Lực lượng thứ ba tiêu biểu cho xu hướng chính trị của giai cấp tư sản dân tộc, tuy còn những mặt hạn chế, nhưng hoạt động của lực lượng này làm cho đế quốc Mỹ và tập đoàn quan liêu quân phiệt, đại biểu cho giai cấp tư sản mại bản và phong kiến phản động, bị phân hóa, cô lập, tạo ra một thế rất tốt cho phong trào đô thị.
Tháng 4 năm 1974 tất cả các nghiệp đoàn ở Thành phố đã phát động một chiến dịch đấu tranh chống sa thải. Tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của 1000 công nhân hãng MIC, của 1500 công nhân các hãng bột mì Sakibomi, Viphumico của 1000 công nhân bốc vác Khánh Hội và cuộc đấu tranh của 3000 công nhân Hàng không Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1974, đại diện 200 nghiệp đoàn họp Hội nghị chống sa thải, kêu gọi công nhân đòi Thiệu phải ban hành về lương tối thiểu, vãn hồi hòa bình.
Cùng với phong trào dân sinh dân chủ của công nhân và lao động, phong trào đấu tranh đòi trả tù chính trị cũng liên tục tiếp diễn đến cuối năm 1974. Tháng 10, tháng 11 có hai cuộc biểu tình hàng ngàn người ở Gia Định và ở Sài Gòn đòi thả tù chính trị, có đông đảo ni sư và phật tử tham gia.
Giới báo chí đã nhập cuộc và trở thành một mũi xung kích công khai chống chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu. Ngày 20 tháng 9 năm 1974 các chủ báo và ký giả họp mít tinh, diễu hành trước tòa soạn báo Điện Tín, một trong những tờ báo đối lập chế độ Sài Gòn và do ta chi phối, mở đầu cuộc đấu tranh chống sắc luật 007, sắc luật kềm kẹp báo chí của Thiệu.
Ngày 25 tháng 9 năm 1974 Ủy ban Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Khu Sài Gòn - Gia Định ra lời kêu gọi chống Thiệu, đòi hòa bình, tự do, dân chủ.
Đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân đô thị, ngày 22 tháng 9 năm 1974, Mỹ Thiệu vạch ra "Kế hoạch Sao chổi" nhằm "đàn áp cho kỳ được các phong trào này", "thanh toán toàn bộ phản động (cộng sản, thân cộng...)", "cô lập, chia rẽ nội bộ các phong trào".
Ngày 1 tháng 10 năm 1974, báo chí lột trần "Kế hoạch Sao chổi" này trước dư luận, gây nên làn sóng căm phẫn lan tràn. Tập đoàn Thiệu hết sức bối rối.
Thừa thắng, ngày 10 tháng 10 năm 1974 lực lượng báo chí được sự hỗ trợ của các lực lượng sinh viên, Uủy ban bảo vệ quyền lợi lao động và Mặt trận nhân dân cứu đói... tổ chức một cuộc xuống đường gọi là "ngày ký giả ăn mày" do nhà báo lão thành Tô Nguyệt Đình đứng đầu. Hàng trăm ký giả mang bị, gậy xuống đường đã thu hút nhiều dân biểu, nghị sĩ đối lập và một "biển đồng bào" trên đoạn đường công trường Lam Sơn đến chợ Bến Thành với khẩu hiệu: "Còn Thiệu, còn chiến tranh". Một "rừng cảnh sát" đã không làm gì được. Các hãng thông tin UPI (Mỹ), AFP (Pháp), Reuter (Anh) đều cho đây là cuộc biểu tình lớn nhất trong 9 năm cầm quyền của Thiệu. Tiếp sau đó là 3 cuộc biểu tình lớn nữa vào các ngày 31 tháng 10, ngày 28 tháng 11 và ngày 22 tháng 12 năm 1974 gọi là những "ngày báo chí và công lý thọ nạn", gây tiếng vang lớn trong ngoài nước. Thiệu phản ứng quyết liệt, nhưng lực lượng quần chúng và giới báo chí vẫn xốc tới.
Cho đến cuối năm 1974, Sài Gòn có đến 30 tổ chức chính trị xã hội chống Thiệu, đòi tổng tuyển cử, đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống. Đáng chú ý là trong phong trào đô thị có cả lực lượng thương phế binh, mà về quan điểm, ta coi là một bộ phận quần chúng đau khổ vì bị ngụy quyền hắt hủi và có thể đấu tranh với chế độ độc tài, phản dân. Ngày 4 tháng 12 năm 1974 Uủy ban hành động cho công bằng xã hội ra đời tập hợp trên 10.000 sinh viên Thiên chúa giáo là một nét mới của phong trào Công giáo chống Thiệu. Đêm Noel ngày 24 tháng 12 năm 1974, tại nhà thờ dòng Chúa cứu thế và nhà thờ Vườn Xoài, hàng trăm thanh niên học sinh và sinh viên Thiên Chúa tổ chức mít tinh phản đối ngụy quyền bắt lính.
Tổ chức rất rộng rãi Mặt trận nhân dân cứu đói ra mắt từ tháng 9 năm 1974 do đại đức Thích Hiến Pháp làm Chủ tịch và dân biểu Nguyễn Văn Hàn làm tổng thư ký, thu hút nhiều thành phần có thế lực: tổng vụ trưởng vụ cư sĩ giáo hội Phật giáo thống nhất Thích Quảng Long, ni sư Huỳnh Liên, linh mục Phan Khắc Từ, chủ tịch Uủy ban bảo vệ quyền lợi lao động, các dân biểu đối lập Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Nhuận, giáo sư Lý Chánh Trung, luật sư Ngô Bá Thành, các nghệ sĩ Kim Cương, Thanh Nga... Ta đưa một số cán bộ tham gia đứng tên vào Mặt trận: Ngọc Trảng, Ba Thép, Xuân Thượng. Với khẩu hiệu "lá lành đùm lá rách", ẩn giấu nội dung tố cáo chế độ. Hình thức hoạt động của mặt trận thật sáng tao: biểu tình có ca hát "dậy mà đi", biểu tình "xa luân chiến" (biểu tình không lớn mà liên miên ngày này qua ngày khác, đêm này qua đêm nọ như bánh xe quay làm cho cảnh sát mất ăn mất ngủ). Phong trào công khai, nhưng ra báo bí mật "Cứu đói" với 10.000 bản được báo công khai cổ vũ (Điện Tín của Lý Chánh Trung, Đại Dân tộc của Kiều Mộng Thu). Mặt trận còn lập "Khối dân tộc xã hội" đấu tranh nghị trường, tổ chức "báo nói", "văn nghệ chạy", "biểu tình ngồi", "phát chẩn", có cả dân biểu, ni sư tham gia.
Chưa lúc nào tập đoàn phản dân Thiệu bị cô lập hơn lúc này. Ngày 25 tháng 1 năm 1975, 18 đoàn thể thuộc nhiều khuynh hướng chính trị cùng ký chung một bản kiến nghị đòi Mỹ chấm dứt viện trợ cho Thiệu, đòi Thiệu từ chức. Một tuần sau, ngày 1 tháng 2 năm 1975, 23 tổ chức tiến bộ công bố chung một bản cáo trạng tố cáo Thiệu là sản phẩm của chiến tranh, còn Thiệu là còn chiến tranh.
Thiệu "chữa cháy" bằng con đường phát xít hóa ngày càng trắng trợn. Những trận xô xát của nhân dân với mật vụ, cảnh sát xảy ra hàng ngày trên đường phố.
Ngày 4 tháng 2 năm 1975, các ký giả tổ chức mít tinh mừng xuân Ất Mão tại rạp Khải Hoàn. Đêm trước đó, mặc dù bị công an, mật vụ đồng loạt khám xét nhà, bắt giữ một số ký giả và đóng cửa một loạt các báo đối lập, nhưng cuộc mít tinh vẫn được tiến hành. Lễ đài mừng xuân trở thành diễn đàn tố cáo chế độ phát xít độc tài của Thiệu, lên án việc khủng bố, bắt ký giả, sinh viên và đóng cửa các báo.
Tính ra từ tháng 5 năm 1972 đến đầu năm 1975, Thiệu ban hàng 60 sắc lệnh phát xít, thủ tiêu mọi quyền dân chủ sơ đẳng nhất, đặc biệt là sắc lệnh ngày 12 tháng 5 năm 1973 (ký hiệu 009-SLNV) khủng bố tất cả những ai không đồng tình với Thiệu. Trong 2 năm 1973 - 1974 chúng đã giam cầm 93.340 người... Trong tình thế đó, sự lãnh đạo phong trào đô thị của Thành ủy ngày càng sắc bén, biết tìm ra khẩu hiệu cho từng giới, từng ngành, biết căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể từng thời điểm mà chuyển các khẩu hiệu cho từng giới, từng ngành và từng thời điểm chuyển các khẩu hiệu từ thấp lên cao, chuyển hình thức và quy mô đấu tranh một cách linh hoạt, sát hợp... Nhờ vậy phong trào đô thị không chỉ thu hút quần chúng cơ bản mà còn lôi kéo được nhiều thành phần trung gian, thậm chí tranh thủ được sự đồng tình của một bộ phận sĩ quan, binh lính, nhân viên ngụy quyền giúp phong trào đấu tranh vừa có hiệu quả vừa bảo tồn được lực lượng. Gần 2 năm sau Hiệp định Paris, phong trào đô thị vươn lên mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy nhanh sự khủng hoảng toàn diện của ngụy quyền Sài Gòn, đồng thời tập dượt quần chúng đô thị tiến lên phối hợp ngày càng chặt chẽ với đòn tấn công quân sự trong cuộc chiến mùa khô 1974 - 1975.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_sai_gon_trong_su_nghiep_giai_phong_dan_toc.doc