Tài liệu Sài Gòn dưới thời Mỹ Ngụy

Sau khi loại Bảo Đại khỏi vũ đài chính trị Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh 143-NV ngày 22-10-1956 đổi "đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn "thành" đô thành Sài Gòn". Sau đó, Diệm ra sắc lệnh số 74-TTP ngày 23-3-1959 ấn định quy chế quản trị Sài Gòn: Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm Đô trưởng và các quận trưởng trong đô thành. Bốn ngày sau, Diệm lại ra nghị định số 110-NV chia lại các quận. Từ sáu quận, Sài Gòn được chia thành tám quận: các quân 1, 2, 3 giữ như cũ, song quận 4 (cũ) chia đôi thành quận 5 và quận 8; quận 5 (cũ) chia thành quận 6 và quận 7; quận 6 (cũ) đổi tên thành quận 4. Toàn đô thành có 41 phường.

Sài Gòn trở thành "thủ đô" của miền Nam nên các công sở trước kia của Pháp được đổi thành trụ sở các cơ quan trung ương của chế độ Diệm: dinh Narodom của Cao ủy Pháp được đổi tên thành dinh Độc Lập - vừa là nơi làm việc vừa là nơi ở của Diệm cùng gia đình, Nhà hát thành phố được sơn phết lại và gắn bản Quốc hội, các Tòa án cũ của thực dân trở thành Tòa thượng thẩm, Tòa phá án, và cả nhà tù nữa v.v. Đó là những cơ quan tượng trưng cho chế độ tam quyền phân lập của Diệm. Các công sở khác được trưng dụng làm văn phòng các bộ, tổng nha, nha., thường nằm tập trung ở các quận 1, 2, 3.

Mặc dù đã đình chiến, Diệm không những giữ nguyên mà còn tăng thêm số doanh trại quân đội và bót cảnh sát giữa đô thành để dễ bề kiểm soát và trấn áp dân chúng, bảo vệ chế độ Sài Gòn. Và số huấn luyện viên quân sự trong các tổ chức, cố vấn Mỹ ở các lĩnh vực khác như chính trị, hành chính, an ninh, kinh tế. cũng gia tăng một cách mau chóng. Nhiều biệt thự, cao ốc giữa Sài Gòn biến thành nơi ăn ở và làm việc cho đủ loại cố vấn và nhân viên Mỹ, tất cả đều được canh phòng cẩn mật, người dân Sài Gòn không được phép lại gần.

Sau ngày đình chiến, dân số Sài Gòn tăng thêm hai bộ phận cư dân mới.

Trước hết là những người kháng chiến cũ. Năm xưa, họ ra bưng biền "đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến". Sau ngày chiến thắng, họ ở lại miền Nam theo sự phân công của tổ chức, nhận nhiệm vụ đấu tranh chính trị để buộc đối phương phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Genève. Có người quê ở lục tỉnh hay tận miền Trung, nhưng đến Sài Gòn ở, để tránh sự trả thù của ngụy quyền địa phương. Dù lao động chân tay trí óc, họ thường chọn các nghề tự do, không dính dáng gì đến ngụy quân ngụy quyền.

 

doc 12 trang cucpham 23/07/2022 3500
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Sài Gòn dưới thời Mỹ Ngụy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Sài Gòn dưới thời Mỹ Ngụy

Tài liệu Sài Gòn dưới thời Mỹ Ngụy
Sài Gòn dưới thời Mỹ Ngụy
     "Đô thành Sài Gòn" 
     Đôla Mỹ và lối sống Mỹ
     Kinh tế Sài Gòn (1954-1975)
     Các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam
  "Đô thành Sài Gòn"
Sau khi loại Bảo Đại khỏi vũ đài chính trị Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh 143-NV ngày 22-10-1956 đổi "đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn "thành" đô thành Sài Gòn". Sau đó, Diệm ra sắc lệnh số 74-TTP ngày 23-3-1959 ấn định quy chế quản trị Sài Gòn: Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm Đô trưởng và các quận trưởng trong đô thành. Bốn ngày sau, Diệm lại ra nghị định số 110-NV chia lại các quận. Từ sáu quận, Sài Gòn được chia thành tám quận: các quân 1, 2, 3 giữ như cũ, song quận 4 (cũ) chia đôi thành quận 5 và quận 8; quận 5 (cũ) chia thành quận 6 và quận 7; quận 6 (cũ) đổi tên thành quận 4. Toàn đô thành có 41 phường..
Sài Gòn trở thành "thủ đô" của miền Nam nên các công sở trước kia của Pháp được đổi thành trụ sở các cơ quan trung ương của chế độ Diệm: dinh Narodom của Cao ủy Pháp được đổi tên thành dinh Độc Lập - vừa là nơi làm việc vừa là nơi ở của Diệm cùng gia đình, Nhà hát thành phố được sơn phết lại và gắn bản Quốc hội, các Tòa án cũ của thực dân trở thành Tòa thượng thẩm, Tòa phá án, và cả nhà tù nữa v.v... Đó là những cơ quan tượng trưng cho chế độ tam quyền phân lập của Diệm. Các công sở khác được trưng dụng làm văn phòng các bộ, tổng nha, nha..., thường nằm tập trung ở các quận 1, 2, 3.
Mặc dù đã đình chiến, Diệm không những giữ nguyên mà còn tăng thêm số doanh trại quân đội và bót cảnh sát giữa đô thành để dễ bề kiểm soát và trấn áp dân chúng, bảo vệ chế độ Sài Gòn. Và số huấn luyện viên quân sự trong các tổ chức, cố vấn Mỹ ở các lĩnh vực khác như chính trị, hành chính, an ninh, kinh tế... cũng gia tăng một cách mau chóng. Nhiều biệt thự, cao ốc giữa Sài Gòn biến thành nơi ăn ở và làm việc cho đủ loại cố vấn và nhân viên Mỹ, tất cả đều được canh phòng cẩn mật, người dân Sài Gòn không được phép lại gần.
Sau ngày đình chiến, dân số Sài Gòn tăng thêm hai bộ phận cư dân mới.
Trước hết là những người kháng chiến cũ. Năm xưa, họ ra bưng biền "đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến". Sau ngày chiến thắng, họ ở lại miền Nam theo sự phân công của tổ chức, nhận nhiệm vụ đấu tranh chính trị để buộc đối phương phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Genève. Có người quê ở lục tỉnh hay tận miền Trung, nhưng đến Sài Gòn ở, để tránh sự trả thù của ngụy quyền địa phương. Dù lao động chân tay trí óc, họ thường chọn các nghề tự do, không dính dáng gì đến ngụy quân ngụy quyền.
Bộ phận thứ hai di cư từ miền Bắc vào. Số công chức và sĩ quan cao cấp cũng như các nhà công thương giàu có thường mua nhà ở các khu vực trung tâm sầm uất. Các giáo dân Thiên Chúa - chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người di cư - sống theo cộng đồng tôn giáo và địa phương của mình. Ở vùng ven đô thành xuất hiện một loạt giáo xứ: Bùi - Phát (Bùi Chu - Phát Diệm), Tân Sa Châu, Tân Chí Linh, Tân Việt, Tân Phú, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hòa .v.v... Xa hơn một quãng, mọc lên các giáo cứ ở Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Đức.
Những khu vực ở xung quanh Sài Gòn trước đây còn thưa dân hay chưa có người ở, thì giờ đây ngày càng trở nên đông đúc. Vấn đề chỉnh trang đô thành được đặt ra. Các khu vực xóm lao động đông dân được chú ý trước hết không chỉ vì những nhà ổ chuột làm mất vẻ mỹ quan của "thủ đô" mà nhất là vì đó là những "lõm" ém quân, nuôi giấu cán bộ Cách mạng, không tài nào kiểm soát được, đã tồn tại từ thời kháng chiến chống Pháp.
Diệm muốn giải tỏa, nhưng dân không chịu đi. Nhiều vụ hỏa hoạn lớn xảy ra giữa đêm khuya, người dân cho là do ngụy quyền cố tình gây ra để buộc dân phải di dời tới những nơi ở mới theo quy hoạch của Mỹ - Diệm. Hai cơ quan lo chuyện nhà cửa là Gia cư liêm giá cuộc và Doanh lý kiến thiết, lập ra một số cư xá và chung cư như cư xá Nguyễn Tri Phương, cư xá Lê Đại Hành, cư xá Lữ Gia, cư xá Kiến Thiết, chung cư Nguyễn Văn Thoại...
Có lúc Diệm có dự án nới rộng Sài Gòn sang vùng Thủ Thiêm còn thưa dân, nhưng thấy nơi đây còn hoang vu quá, cây cối rậm rạp, lại gần Rừng Sác, e an ninh không đảm bảo, nên dự án nói trên bị xếp qua một bên.
  Đôla Mỹ và lối sống Mỹ
        Sức nặng của đồng đôla và giá cả điên đảo 
Trong những năm đầu sau Hiệp định Genève, từ 1955 đến 1960, Mỹ viện trợ cho Diệm gần 2 tỷ USD. Dưới tác động của viện trợ Mỹ, kinh tế của Sài Gòn phát triển khá nhanh theo chiều hướng kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Nhà máy mọc lên khá nhiều: 70% trong tổng số 12.000 cơ sở công nghiệp của toàn miền Nam tập trung tại vùng Sài Gòn - Gia Định - Biên Hòa. Công cuộc sản xuất ở thành phố sớm bộc lộ nhiều nhược điểm nghiêm trọng, như phụ thuộc quá lớn vào nước ngoài (Mỹ, Nhật...) về nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị và cả về Kỹ thuật; phát triển một cách què quặt (vì thiếu những ngành then chốt như cơ khí chế tạo máy, hóa chất cơ bản, sản xuất nguyên liệu kỹ thuật) và mất cân đối, không những không chú trọng toàn bộ nền kinh tế mà ngày cả trong từng ngành, từng xí nghiệp (như thiếu sợi cho công nghiệp dệt, thiếu bột giấy cho công nghiệp giấy...). Từ khi chiến tranh lan rộng, những ngành nghề trực tiếp hay gián tiếp phục vụ chiến tranh có điều kiện phát triển mạnh, còn nhiều ngành nghề khác bị chựng lại hay suy sụp. Mặt khác, do viện trợ, Mỹ cũng buộc ngụy quyền Sài Gòn phải mua hàng của Mỹ rồi bán hàng đó mà lấy tiền trả lương cho công chức, binh lính... khiến hàng sản xuất trong nước không cân sức với hàng ngoại nhập.
Mười mấy năm sau, các tác giả của Tài liệu mật Lầu Năm Góc kể công: "Không có sự giúp đỡ của Mỹ, gần như chắc chắn là Diệm không thể củng cố được chỗ đứng của mình ở miền Nam trong thời gian 1955 và 1956 (...) Không có viện trợ của Mỹ trong những năm sau đó, chắc chắn là chế độ Diệm (...) không thể sống sót được". Họ kết luận một cách không úp mở: "Về cơ bản, miền Nam Việt Nam là sản phẩm do Mỹ tạo ra".
Được Mỹ cố vấn và tài trợ, chính quyền Diệm đáp lại những nguyện vọng của nhân dân bằng đàn áp, khủng bố. Diệm đề ra "quốc sách tố Cộng" (11-4-1955), dụ số 6 (11-1-1956) thành lập các trại tập trung để an trí những người bị xem là "nguy hại cho quốc phòng và an ninh", luật 10/59 (6-5-1959) lập các tòa án quân sự đặc biệt chỉ xử hai mức án: tử hình và khổ sai chung thân. Tài liệu mật của Lầu Năm Góc ghi: "Trong cái gọi là chiến dịch tố Cộng bắt đầu từ mùa hè 1955, có từ 5 đến 10 vạn người bị bắt vào các trại giam". Đó là những người yêu nước, trước đây đã kháng chiến giành độc lập tự do, nay tiếp tục đấu tranh cho hòa bình thống nhất. Đặc biệt, nhiều cán bộ lãnh đạo Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định lần lượt bị Mỹ - Diệm bắt giết như Trần Quốc Thảo, Nguyễn Trọng Tuyển, Đoàn Văn Bơ...
Để nắm rõ tình hình và âm mưu của địch, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ Lê Duẩn quyết định vào Sài Gòn. Từ tháng 6 đến tháng 12-1956, đồng chí sống và làm việc tại nhà số 29 đường Huỳnh Khương Ninh (Đakao, quận 1) giữa sự bao bọc của đồng bào, đồng chí. Chính trong lòng địch, đồng chí đã viết bản Dự thảo đề cương Đường lối cách mạng miền Nam, khẳng định: "Nhân dân ta ở miền Nam chỉ có một con đường là vùng lên chống Mỹ - Diệm để cứu nước và tự cứu mình. Đó là con đường cách mạng. Ngoài con đường đó, không có con đường nào khác". Và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là "đánh đổ chiến quyền độc tài phát xít của Mỹ - Diệm" để "cùng toàn quốc thực hiện hòa bình, thống nhất".
Để thực hiện ý đồ xâm lược Mỹ không tìm đâu ra đất trống giữa đô thành đông dân để lập doanh trại, một mặt Mỹ thuê một số khách sạn ở những khu vực "an ninh" (thường là ở các quận trung tâm của Sài Gòn), mặt khác chi tiền cho các nhà thầu xây dựng mới một số cao ốc. Sau khi ký hợp đồng với Mỹ và nhận trước tiền cho thuê trong hai năm, các chủ thầu tiến hành xây dựng cấp tốc. Vì vậy, hầu hết cao ốc này là những tòa nhà hình hộp với đường nét kiến trúc cực kỳ đơn giản, hoàn toàn không có hoa văn cầu kỳ như các công trình xây dựng dưới thời thuộc Pháp.
Quân Mỹ đổ vào Sài Gòn càng đông thì các cao ốc xây cho Mỹ thuê mọc lên càng nhiều. Chỉ riêng đường Trần Hưng Đạo đã có khoảng mười cao ốc từ 5 đến 10 tần mọc lên bên cạnh những ngôi nhà trệt hay hai, ba tầng xây dựng từ trước.
Luôn luôn sống trong nỗi lo sợ bị tấn công, Mỹ cho canh gác các cư xá này một cách cẩn mật ngày đêm. Bất chấp vẻ thẩm mỹ của cảnh quan đô thị, các cư xá này thường được che chắn bằng hàng rào kẽm gai, tấm lưới chống B.40 và thùng phuy chứa đầy cát và xi-măng để làm ụ chiến đấu khi cần!
Sau vụ Tòa đại sứ Mỹ bị quân giải phóng tấn công hư hại nặng, Mỹ treo bảng cấm người đi bộ và người đi xe dừng lại trước cư xá Mỹ; nếu không, lính gác Mỹ sẽ nổ súng. Đọc bảng cấm đó, người Sài Gòn ai ai cũng phẫn nộ. Có tờ báo viết: "Thành phố này là của người Việt Nam. Lính Mỹ là khách không mời mà đến, có quyền gì mà ra lệnh cấm chủ nhà?". Một hôm, một chiếc xe lam chạy ngang một cư xá Mỹ trên đường Hai Bà Trưng thì hỏng máy. Tài xế vừa bước xuống đất định đẩy xe đi nơi khác thì lính gác Mỹ xả súng vào xe, khiến tài xế và nhiều hành khách chết tại chỗ. Những sự cố tương tự như thế xảy ra như cơm bữa, không tháng nào không có.
Thực hiện chiến lược "hai gọng kìm: tìm - diệt và bình định", Mỹ - Thiệu liên tục mở các cuộc hành quân càn quét ở nông thôn, ném bom bắn phá xóm làng, xua đuổi hàng chục vạn nông dân lìa bỏ ruộng đồng, chạy lên Sài Gòn. Trên tạp chí Xây dựng mới số 5 xuất bản ở Sài Gòn tháng 9 - 1967, tác giải Phạm Hoàng Thanh viết: "Mỗi ngày dân chúng ở quê lũ lượt kéo lên thành phố khiến dân số nơi đây gia tăng một cách kinh khủng, có nơi mật độ lên tới 28.000 người một cây số vuông. Người ta chen lấn giành giựt nhau từng tấc đất để xây cất. Hiện giờ ở Sài Gòn, sau những cao ốc đẹp đẽ, có ai ngờ có hàng ngàn hàng vạn ngôi nhà ván lợp tôn chèn ép nhau, tối tăm bẩn thỉu, bên cạnh những ao tù nước đọng, những đống rác thối tha ghê tởm". Báo cáo của Tổng cục gia cư ngụy quyền cũng thừa nhận: trong những xóm nhà ổ chuột đó, người dân "sống trong cảnh thiếu thốn, không thể tưởng tượng được, chen chúc bên cạnh những ao vũng, rắn rết, thiếu từ không khí, vệ sinh, ánh sáng... thậm chí đến cả lối đi. Mùa mưa thì bị ngập nước, sình lầy nhơ nhớp, mùa nắng thì l ... g báo quyết định đưa 44 tiểu đoàn Mỹ vào miền Nam Việt Nam và chấp nhận chiến lược "tìm diệt" của Oétmolen, một quyết định đã "vượt quan ngưỡng cửa bước vào cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Á", thì cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới - giai đoạn "chiến tranh cục bộ".
Tiến hành "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, Mỹ nhằm thực hiện âm mưu: 
Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo được chủ lực ta bằng chiến lược quân sự mới "tìm diệt", cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán đánh nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh cách mạng tàn lụi dần. 
Mở rộng và củng cố hậu phương của chúng, lập đội quân "bình định" kết hợp hoạt động càn quét với các hoạt động chính trị và xã hội lừa bịp; tung tiền, đổ của nhiều hơn nữa, cố thực hiện cho kỳ được "mặt trận thứ hai" nhằm "tranh thủ trái tim của nhân dân", thực chất là giành lại dân (trước hết là nông dân ở vùng được giải phóng), bắt họ trở lại ách kìm kẹp tàn bạo của Mỹ - ngụy. 
Ỷ vào ưu thế quân sự với đội quân đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, cơ động nhanh, Mỹ vừa mới vào miền Nam đã cho quân viễn chinh mở ngay cuộc hành quân "tìm diệt" tiến công đơn vị quân giải phóng ở Vạn Tường - Quảng Ngãi (8-1965). Tiếp đó, Mỹ mở liền hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân vào "đất thánh Việt cộng".
        Chiến lược "Việt Nam hóa" của Mỹ
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân, là đòn bất ngờ góp phần quyết định chiều hướng của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, làm chấn động dư luận nước Mỹ và thế giới.
Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân, phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam, đòi rút hết quân đội về nước của nhân dân dấy lên khắp nước Mỹ. Hạ nghị viện Mỹ cũng ra quyết định đòi rút tất cả quân đội Mỹ ở Việt Nam về nước trong thời hạn ngắn nhất.
Lợi dụng tâm lí chống chiến tranh, mong muốn sớm chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và đổi mới tình hình chính trị - xã hội nước Mỹ, Níchxơn tung ra lời hứa chấm dứt chiến tranh trong vòng 6 tháng và sẽ có những thay đổi trong chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mỹ, để mong trúng cử tổng thống trong kỳ bầu cử cuối năm 1968.
Sau khi trúng cử tổng thống, chính thức bước vào Nhà Trắng (đầu năm 1969), Níchxơn đã cho ra đời học thuyết mang tên mình - "Học thuyết Níchxơn" và tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương.
"Học thuyết Níchxơn" với chiến lược quân sự tương ứng "Ngăn đe thực tế" được thay thế cho chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Kennơđi đã bị phá sản. Đề ra học thuyết mới, chiến lược toàn cầu mới, tập đoàn Níchxơn mưu toan khôi phục lại sức mạnh của Mỹ, cố giữ vai trò "sen đầm quốc tế", vai trò lãnh đạo "thế giới tự do", cố bám lấy những lợi ích đế quốc chủ nghĩa trên thế giới.
"Học thuyết Níchxơn" được thực hiện thí điểm ở Việt Nam và Đông Dương, là nơi Mỹ đã từng dùng làm điểm khởi đầu thực hiện chiến lược toàn cầu "Phản ứng linh hoạt" (1961 - 1968) và cũng đã trở thành điểm kết thúc chiến lược đó. Học thuyết này được vận dụng cụ thể trong những chiến lược chiến tranh ở từng nước. Ở Việt Nam, đó là chiến lược "Việt Nam hóa" chiến tranh; ở Lào - "Lào hóa" chiến tranh; ở Campuchia - "Khơme hóa" chiến tranh và trên toàn Đông Dương là "Đông Dương hóa" chiến tranh.
Chiến lược này được đề ra trên cơ sở điều chỉnh chủ trương "phi Mỹ hóa" chiến tranh của Giônxơn. Chiến lược "Việt Nam hóa" chiến tranh của Níchxơn giống chủ trương "phi Mỹ hóa" chiến tranh của Giônxơn ở chỗ: rút dần quân Mỹ ra khỏi Đông Dương, tránh những tổn thất lớn hơn đối với quân viễn chinh Mỹ, trong lúc vẫn bám giữ miền Nam Việt Nam.
"Việt Nam hóa" chiến tranh hay "phi Mỹ hóa" chiến tranh, như tên gọi của nó, về cơ bản, đó là cuộc chiến tranh giữa những người Việt Nam với nhau. Âm mưu cơ bản của Mỹ vẫn là "dùng người Việt đánh người Việt", "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương" với bom đạn, đôla Mỹ, do Mỹ chỉ huy và vì lợi ích của Mỹ.
Mỹ rút quân không chỉ ở lời tuyên bố như của Giônxơn (3-1968) mà cả trên thực tế, bắt đầu từ sau trận đòn Tết Mậu Thân (1968). Nhưng không phải vì thế mà cho rằng cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương đã "tàn lụi" dần. Trái lại, cuộc chiến tranh của Mỹ dưới thời Níchxơn càng được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương. Có điều khác với Giônxơn, là Níchxơn đã tận dụng triệt để xương máu của người bản xứ vào những mục tiêu chiến lược ở Việt Nam và Đông Dương. Với "Việt Nam hóa" chiến tranh, xương máu của người Mỹ có giảm, nhưng vai trò "cố vấn" của Mỹ ngày càng quan trọng, những điều kiện vật chất của Mỹ để thực hiện chương trình "Việt Nam hóa" chiến tranh ngày càng lớn.
Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu của "Việt Nam hóa" chiến tranh, quân Mỹ vẫn còn giữ vai trò quan trọng, cùng với quân đội Sài Gòn là hai lực lượng chiến lược: quân Mỹ là chỗ dựa của quân đội Sài Gòn và của "Việt Nam hóa" chiến tranh còn quân đội Sài Gòn là công cụ chủ yếu để thực hiện "Việt Nam hóa" chiến tranh.
Để đạt được mục tiêu chiến lược của "Việt Nam hóa" chiến tranh, Níchxơn đưa ra thực hiện cùng lúc ba loại chiến tranh là "chiến tranh giành dân", "chiến tranh hủy diệt", "chiến tranh bóp nghẹt", trên cơ sở huy động sức mạnh tối đa về quân sự của nước Mỹ, kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao xảo quyệt.
Khi triển khai chương trình "Việt Nam hóa" chiến tranh, một yêu cầu trọng tâm được các nhà chiến lược Mỹ nêu lên là bằng mọi cách "bình định", cho được vùng nông thôn rộng lớn miền Nam, thực hiện cái gọi là "chiến tranh giành dân" ("tranh thủ nông dân chống lại Việt Cộng").
Chính sách "bình định" trong tất cả các thời kì của cuộc chiến tranh được nâng lên thành "quốc sách". Tuy nhiên, dưới thời Kennơđi và nhất là thời Giônxơn, vẫn lấy việc tiêu diệt các lực lượng cách mạng làm mục tiêu đầu tiên. Đến thời Níchxơn, "quốc sách bình định" được nâng lên thành lí luận và dùng làm cơ sở cho chiến lược "Việt Nam hóa".
Để thực hiện cái gọi là "quốc sách bình định", chính quyền Níchxơn đã giúp chính quyền Sài Gòn thiết lập một hệ thống chính trị và vũ trang ở cơ sở cho hoàn chỉnh, được huấn luyện theo kiểu thống trị của chủ nghĩa thực dân mới, tạo cho chính quyền Sài Gòn một cơ sở xã hội kiểu chủ nghĩa thực dân mới. Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã thực thi chương trình "cải cách tiền địa", ban hành "Luật người cày có ruộng" (26-3-1970) nhằm xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến, chuyển địa chủ sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, "giúp nông dân có ruộng đất để cày cấy"(!); phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa, tạo lập chủ nghĩa tư bản ở nông thôn, xóa bỏ ảnh hưởng sâu rộng của cách mạng đối với nông dân, tăng cường bóc lột nông dân, xây dựng cơ sở kinh tế, chính trị và xã hội mới của chế độ thực dân mới của Mỹ.
Đi đôi với việc thực hiện chính sách "bình định", Mỹ còn giúp chính quyền Sài Gòn xây dựng lực lượng quân chủ lực với hơn 1 triệu người, được huấn luyện đầy đủ, trang bị hiện đại để có thể "tự đứng vững", "tự gánh vác chiến tranh" khi quân Mỹ rút hết về nước.
Quân đội Sài Gòn được tăng cường và hiện đại hóa để rồi biến thành "công cụ" của Mỹ trong chiến lược "Việt Nam hóa". Đội quân này được sử dụng vào các cuộc hành quân càn quét chống phá cách mạng, xóa bỏ các căn cứ của quân giải phóng, hòng đẩy chủ lực quân giải phóng ra xa, cắt đứt con đường tiếp tế từ hậu phương lớn miền Bắc. Quân đội Sài Gòn cùng với quân Mỹ, còn bị đẩy vào các cuộc hành quân xâm lược Lào và Campuchia.
Cũng như ở Việt Nam, Mỹ đẩy mạnh "chiến tranh đặc biệt" ở Lào. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Lào dưới hình thức "chiến tranh đặc biệt" bắt đầu từ thời Kennơđi, qua thời Giônxơn, đến thời Níchxơn thì được tăng cường phù hợp với "học thuyết Níchxơn", gọi là "chiến tranh đặc biệt tăng cường" hay "Lào hóa" chiến tranh. Lực lượng tiến hành "chiến tranh đặc biệt tăng cường" ở Lào là quân phỉ Vàng Pao và quân ngụy Viêng Chăn, ngoài ra có sự tham gia của quân Thái Lan và quân Sài Gòn. Còn Mỹ đóng vai trò cố vấn, trực tiếp chỉ huy và yểm trợ bằng hỏa lực và không quân.
Mở đầu cho hành động tăng cường "chiến tranh đặc biệt" ở Lào là cuộc hành quân lớn mang tên "Cù kiệt" (có nghĩa là gỡ danh dự) của lực lượng lớn quân phỉ Vàng Pao, quân Thái Lan và quân Sài Gòn do Mỹ trực tiếp chỉ huy, đánh chiếm vùng giải phóng Lào ở Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng.
Đồng thời với những hành động đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam và Lào, Mỹ còn mở rộng chiến tranh xâm lược Campuchia.
Ngày 18-3-1970, Mỹ làm cuộc đảo chính quân sự ở Campuchia, lật đổ Chính phủ trung lập Xihanúc, thành lập Chính phủ bù nhìn Lon Non, với hi vọng bằng cách đó sẽ cô lập được cách mạng Việt Nam. Tiếp đó, ngày 30-4-1970, Mỹ đưa hơn 10 vạn - vừa quân Mỹ vừa quân Sài Gòn, mở cuộc hành quân đánh chiếm Campuchia, nhằm cứu bọn ngụy Lon Non đang có nguy cơ sụp đổ, triệt phá cái mà chúng gọi là "đất thánh Việt cộng" trên đất Campuchia, biến nước này thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ, thực hiện ở đây một chiến lược chiến tranh mới phù hợp với "học thuyết Níchxơn" - chiến lược "Khơme hóa chiến tranh".
Đi đôi với việc sử dụng sức mạnh tối đa của nước Mỹ vào những cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Đông Dương, Níchxơn còn dùng nhiều thủ đoạn chính trị và ngoại giao nhằm đạt những mục tiêu của cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương và mục tiêu của chiến lược toàn cầu phản cách mạng.
Lên nắm quyền, Níchxơn liền cho triển khai chiến dịch "ngoại giao toàn cầu", đóng vai trò "sứ giải hòa bình" đi thương lượng với nhiều nước (trước hết là với các nước lớn) với mưu đồ lôi kéo họ, nhất là các nước đồng minh, vào hùa với Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, thực hiện cái gọi là "cùng chia sẻ trách nhiệm"; chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa với phong trào giải phóng dân tộc; chia rẽ ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung; cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương với các nước xã hội chủ nghĩa và bè bạn gần xa trên thế giới.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_sai_gon_duoi_thoi_my_nguy.doc