Tài liệu Sài Gòn đứng lên và kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1930-1954)

Phong trào công nhân và nông dân trong những năm 1930 - 1931.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tai hại vào kinh tế Nam Kỳ và Sài Gòn mà hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo và cao su. Giá gạo và cao su đã tụt giảm một cách thảm hại làm cho nông dân điêu đứng, không trả được nợ cho địa chủ. Địa chủ vì thế không trả được nợ cho ngân hàng.

Giá trung bình một tạ gạo là 10 đồng năm 1929 tụt xuống còn 6,72 đồng năm 1930 và chỉ còn 4,25 đồng vào những năm 1932-1935. Giá cao su từ 28 franc một kilô tụt xuống chỉ còn 3 franc một kilô! Tình trạng kinh tế hầu như tê liệt. Nhà máy đóng cửa hoặc chỉ hoạt động cầm chừng. Thợ thuyền thất nghiệp mà thầy chủ cũng thất nghiệp. Bộ mặt Sài Gòn thật ảm đạm.

Trong hoàn cảnh kinh tế khủng hoảng trầm trọng như thế thì phong trào công nhân lại có bước phát triển mới với nhiều cuộc đình công mang tính chất giác ngộ chính trị và cách mạng. Truyền đơn, cờ đỏ xuất hiện ở khắp các hãng, xưởng như dấu hiệu có mặt của Đảng ở mọi nơi. "Mấy lúc này ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định không hiểu đồ đệ Lênin ở đâu mà rải truyền đơn nhiều quá, hãng nào sở nào có thợ thuyền thì họ lén nhét vào như ở Hãng dầu Nhà Bè thì truyền đơn rải thôi như mưa".

Phải, Đảng đã có mặt ở Đềpô Dĩ An, Đềpô Sài Gòn, hãng dầu Nhà Bè, công xưởng đóng tàu Ba Son, ở các công ty xây dựng của các nhà thầu người Pháp và người Việt, ở nhiều nhà máy xay lúa, nhà in, hãng buôn Charner. Đảng cũng có cơ sở trong hầu hết các ngành nghề như giặt ủi, may mặc, đóng giày, nhuộm, điện nước, bưu điện, xe kéo, xe thổ mộ. trong giới công nhân người Hoa ở Chợ Lớn, trong giới tư chức và cả công chức.

Điều đáng nói chính phong trào công nhân đã mở đường cho phong trào yêu nước của các tầng lớp xã hội khác. Và chính phong trào công nhân đã lôi kéo theo mình phong trào nông dân đông đảo. Cùng với cuộc bãi công của thợ thuyền, treo cờ đỏ, rải truyền đơn, Sài Gòn cũng bắt đầu biết đến các hình thức đấu tranh mới như mít tinh, diễn thuyết.

Chính trong cuộc mít tinh, để bảo vệ diễn giả Phan Bôi mà Lý Tự Trọng đã bắn tên cò Legran. Lý Tự Trọng bị bắt và bị kết án tử hình song anh đã nêu một gương anh hùng tiêu biểu trong lòng thanh niên hồi ấy.

Sài Gòn cũng đã chứng kiến những cuộc bãi khóa của học sinh các trường tư thục như trường Huỳnh Khương Ninh (Đa Kao), trường Huỳnh Công Phát (Cầu Ông Lãnh). và nhất là các cuộc biểu tình sôi nổi của nông dân vùng ven Sài Gòn được mang danh là "vành đai đỏ". Đây là một hình thức đấu tranh mới xuất hiện lúc đó ở Việt Nam nhưng đã nổ ra thường xuyên liên tiếp ở Sài Gòn. Báo chí lúc bấy giờ đã nói lên cái khí thế hừng hực đấu tranh của nông dân Đức Hòa, Hóc Môn trong cuộc biểu tình ngày 4-6-1930.

"Theo các báo công khai ở Sài Gòn hồi đó, thì vào lúc 3 giờ khuya, có 500 người từ làng Hựu Thạnh kéo đi hướng Đức Hòa. Đến 4 giờ sáng, một đoàn khác kéo từ làng Mỹ Hạnh về Đức Hòa. Hồi 5 giờ sáng, đoàn thứ cũng 500 người ở gần Đức Hòa kéo vô thị trấn. Mỗi đoàn. đều hàng ngũ chỉnh tề, có trật tự. Đàn bà đi đầu, tự vệ hai bên, cờ đỏ, băng trắng chữ đen giương lên. Đến 7 giờ sáng thì tại thị trấn Đức Hòa đã có hơn 1.500 người tập hợp và mỗi lúc thêm đông. Sen đầm và mã tà từ thị xã Chợ Lớn đến ngăn cản các đoàn biểu tình, dọa bắn, nhưng các đoàn biểu tình cứ siết chặt hàng ngũ mà tiến tới theo hiệu lệnh. Đại biểu của quần chúng tham gia biểu tình ra khỏi hàng ngũ, đem yêu sách đưa lên cho chủ quận. Sen đầm ra lệnh nổ súng để giải tán đoán biểu tình. Một chị chết. Đoàn biểu tình vẫn không nao núng, không chịu giải tán cứ đứng yên một chỗ chờ quần trả lời. Sen đầm và mả tà lại nổ súng hàng loạt. Nhiều người chết, càng nhiều người bị thương, hơn 100 người bị bắt. Trong số các người bị trúng đạn chết có thầy giáo Châu Văn Liêm, một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam".

 2. Sài Gòn từ 1930 đến 1935

Công nhân và lao động Sài Gòn bắt đầu rải truyền đơn, căng biểu ngữ, hô hào trên báo chí, lập công đoàn, lãn công, bãi công, bãi thị, họp mít tinh, kéo đi biểu tình, hô khẩu hiệu, v.v. Chính Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính yêu của chúng ta lúc bấy giờ là một công nhân Sở Ba Son, một trong những đảng viên Đảng Cộng sản đầu tiên ở Sài Gòn, đã sáng lập ra Công hội Đỏ, tiền thân của các tổ chức Công đoàn sau này.

Cách hình thức đấu tranh mới này nở rộ và chỉ trong thời gian ngắn đã thu hút đông đảo thợ thuyền và lao động Sài Gòn với chất lượng chính trị ngày càng cao. Phổ biến nhất là hình thức bãi công, đánh ngay vào các yết hầu kinh tế của thực dân Pháp và tay sai. Trong năm 1930, có đến 98 cuộc bãi công. Nổi bật là cuộc bãi công của công nhân đề-bò xe lửa Dĩ-An và cuộc bãi công của công nhân hãng dầu Nhà Bè. Tại Dĩ-An, công nhân bãi công lần đầu tiên căng biểu ngữ đòi thi hành luật "8 giờ lao động" và kêu gọi công, nông, binh liên hiệp.

 

doc 9 trang cucpham 9460
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Sài Gòn đứng lên và kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1930-1954)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Sài Gòn đứng lên và kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1930-1954)

Tài liệu Sài Gòn đứng lên và kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1930-1954)
Sài Gòn đứng lên và kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi
    (1930-1954) 
        Sài Gòn đứng lên
        Giành chính quyền
        Kháng chiến thắng lợi     
  Sài Gòn đứng lên
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập. Tháng 3 năm 1930. Đảng bộ Đảng Cộng sản tại Sài Gòn và hai tỉnh Gia Định, Chợ Lớn được thành lập. Từ đây nhân dân thành phố có được một đảng bộ vững mạnh, được Trung ương và xứ ủy trực tiếp chỉ đạo, mở ra một trang sử mới trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do. 
Được chuẩn bị trong thập niên 1920, Sài Gòn từ lúc có Đảng sôi nổi hơn với những cuộc bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân, những cuộc đấu tranh công khai hợp pháp và khi chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, Sài Gòn đã cùng với Nam Kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Cuộc khởi nghĩa thất bại, bị thực dân đàn áp khốc liệt. Nhưng chỉ 5 năm sau đó, Sài Gòn đã cùng với cả nước tiến hành Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi.
    1. Phong trào công nhân và nông dân trong những năm 1930 - 1931.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tai hại vào kinh tế Nam Kỳ và Sài Gòn mà hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo và cao su. Giá gạo và cao su đã tụt giảm một cách thảm hại làm cho nông dân điêu đứng, không trả được nợ cho địa chủ. Địa chủ vì thế không trả được nợ cho ngân hàng.
Giá trung bình một tạ gạo là 10 đồng năm 1929 tụt xuống còn 6,72 đồng năm 1930 và chỉ còn 4,25 đồng vào những năm 1932-1935. Giá cao su từ 28 franc một kilô tụt xuống chỉ còn 3 franc một kilô! Tình trạng kinh tế hầu như tê liệt. Nhà máy đóng cửa hoặc chỉ hoạt động cầm chừng. Thợ thuyền thất nghiệp mà thầy chủ cũng thất nghiệp. Bộ mặt Sài Gòn thật ảm đạm.
Trong hoàn cảnh kinh tế khủng hoảng trầm trọng như thế thì phong trào công nhân lại có bước phát triển mới với nhiều cuộc đình công mang tính chất giác ngộ chính trị và cách mạng. Truyền đơn, cờ đỏ xuất hiện ở khắp các hãng, xưởng như dấu hiệu có mặt của Đảng ở mọi nơi. "Mấy lúc này ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định không hiểu đồ đệ Lênin ở đâu mà rải truyền đơn nhiều quá, hãng nào sở nào có thợ thuyền thì họ lén nhét vào như ở Hãng dầu Nhà Bè thì truyền đơn rải thôi như mưa".
Phải, Đảng đã có mặt ở Đềpô Dĩ An, Đềpô Sài Gòn, hãng dầu Nhà Bè, công xưởng đóng tàu Ba Son, ở các công ty xây dựng của các nhà thầu người Pháp và người Việt, ở nhiều nhà máy xay lúa, nhà in, hãng buôn Charner... Đảng cũng có cơ sở trong hầu hết các ngành nghề như giặt ủi, may mặc, đóng giày, nhuộm, điện nước, bưu điện, xe kéo, xe thổ mộ... trong giới công nhân người Hoa ở Chợ Lớn, trong giới tư chức và cả công chức.
Điều đáng nói chính phong trào công nhân đã mở đường cho phong trào yêu nước của các tầng lớp xã hội khác. Và chính phong trào công nhân đã lôi kéo theo mình phong trào nông dân đông đảo. Cùng với cuộc bãi công của thợ thuyền, treo cờ đỏ, rải truyền đơn, Sài Gòn cũng bắt đầu biết đến các hình thức đấu tranh mới như mít tinh, diễn thuyết.
Chính trong cuộc mít tinh, để bảo vệ diễn giả Phan Bôi mà Lý Tự Trọng đã bắn tên cò Legran. Lý Tự Trọng bị bắt và bị kết án tử hình song anh đã nêu một gương anh hùng tiêu biểu trong lòng thanh niên hồi ấy.
Sài Gòn cũng đã chứng kiến những cuộc bãi khóa của học sinh các trường tư thục như trường Huỳnh Khương Ninh (Đa Kao), trường Huỳnh Công Phát (Cầu Ông Lãnh)... và nhất là các cuộc biểu tình sôi nổi của nông dân vùng ven Sài Gòn được mang danh là "vành đai đỏ". Đây là một hình thức đấu tranh mới xuất hiện lúc đó ở Việt Nam nhưng đã nổ ra thường xuyên liên tiếp ở Sài Gòn. Báo chí lúc bấy giờ đã nói lên cái khí thế hừng hực đấu tranh của nông dân Đức Hòa, Hóc Môn trong cuộc biểu tình ngày 4-6-1930.
"Theo các báo công khai ở Sài Gòn hồi đó, thì vào lúc 3 giờ khuya, có 500 người từ làng Hựu Thạnh kéo đi hướng Đức Hòa. Đến 4 giờ sáng, một đoàn khác kéo từ làng Mỹ Hạnh về Đức Hòa. Hồi 5 giờ sáng, đoàn thứ cũng 500 người ở gần Đức Hòa kéo vô thị trấn. Mỗi đoàn... đều hàng ngũ chỉnh tề, có trật tự. Đàn bà đi đầu, tự vệ hai bên, cờ đỏ, băng trắng chữ đen giương lên. Đến 7 giờ sáng thì tại thị trấn Đức Hòa đã có hơn 1.500 người tập hợp và mỗi lúc thêm đông. Sen đầm và mã tà từ thị xã Chợ Lớn đến ngăn cản các đoàn biểu tình, dọa bắn, nhưng các đoàn biểu tình cứ siết chặt hàng ngũ mà tiến tới theo hiệu lệnh... Đại biểu của quần chúng tham gia biểu tình ra khỏi hàng ngũ, đem yêu sách đưa lên cho chủ quận. Sen đầm ra lệnh nổ súng để giải tán đoán biểu tình. Một chị chết. Đoàn biểu tình vẫn không nao núng, không chịu giải tán cứ đứng yên một chỗ chờ quần trả lời. Sen đầm và mả tà lại nổ súng hàng loạt. Nhiều người chết, càng nhiều người bị thương, hơn 100 người bị bắt. Trong số các người bị trúng đạn chết có thầy giáo Châu Văn Liêm, một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam".
    2. Sài Gòn từ 1930 đến 1935
Công nhân và lao động Sài Gòn bắt đầu rải truyền đơn, căng biểu ngữ, hô hào trên báo chí, lập công đoàn, lãn công, bãi công, bãi thị, họp mít tinh, kéo đi biểu tình, hô khẩu hiệu, v.v... Chính Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính yêu của chúng ta lúc bấy giờ là một công nhân Sở Ba Son, một trong những đảng viên Đảng Cộng sản đầu tiên ở Sài Gòn, đã sáng lập ra Công hội Đỏ, tiền thân của các tổ chức Công đoàn sau này.
Cách hình thức đấu tranh mới này nở rộ và chỉ trong thời gian ngắn đã thu hút đông đảo thợ thuyền và lao động Sài Gòn với chất lượng chính trị ngày càng cao. Phổ biến nhất là hình thức bãi công, đánh ngay vào các yết hầu kinh tế của thực dân Pháp và tay sai. Trong năm 1930, có đến 98 cuộc bãi công. Nổi bật là cuộc bãi công của công nhân đề-bò xe lửa Dĩ-An và cuộc bãi công của công nhân hãng dầu Nhà Bè. Tại Dĩ-An, công nhân bãi công lần đầu tiên căng biểu ngữ đòi thi hành luật "8 giờ lao động" và kêu gọi công, nông, binh liên hiệp.
Ngày 1-5-1930, kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động lần thứ nhất sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời được đánh dấu bằng hai cuộc đình công ở nhà đèn Chợ Quán và đề-bò xe lửa Dĩ-An.
Sang 1931, lại một việc lạ xuất hiện: Ngày 21-1, đông đảo nông dân Phú Xuân kéo đến cùng công nhân hãng dầu Nhà Bè mít tinh kỷ niệm ba nhà lãnh tụ quốc tế của giai cấp công nhân: Lê-nin, Li-ép-néc, Luýc-xem-bua. Đây là cuộc mít tinh công nông đầu tiên có lực lượng tự vệ chặn đánh bọn lính để giải tán quần chúng.
Ngày 9-2-1931, Công hội tổ chức một cuộc mít tinh gần sân bóng của đội Ngôi sao Gia Định ở đường May-e. Đồng chí Lý Tự Trọng làm nhiệm vụ bảo vệ cuộc mít tinh đã bắn gục tên cò mật thám Lơ Gơ-răng, và đồng chí bị bắt, rồi bị xử tử.
Tháng 8-1931, Công hội Sài Gòn công khai kêu gọi công nhân lạc quyên giúp nông dân Bến Tre bị đàn áp. Trong khi đó, bà con nông dân ngoại thành quyên góp 200 đồng ủng hộ công nhân hãng dầu Nhà Bè và hãng rượu Bình Tây đang bãi công. Sự kiện này nói lên một nhân tố cơ bản làm cho phong trào Sài Gòn liên tục mạnh mẽ: Sự liên minh chặt chẽ và bền vững giữa công nhân và nông dân các vùng quanh Sài Gòn xây dựng trên quan hệ giai cấp và những quan hệ gia đình, bè bạn, làm ăn, có sự lãnh đạo của các tổ chức bí mật của Đảng.
Năm 1932, sau cuộc khủng bố trắng 1930-1931 của đế quốc Pháp, phong trào tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn giữ vững tính dẻo dai liên tục, thể hiện ở cuộc Tổng bãi công của nữ công nhân Hoa kiều làm ở 12 hãng dệt Chợ Lớn (1932), cuộc bãi công của 12 nhà máy xay Chợ Lớn (1934)... Những cuộc đấu tranh này đã kết thúc một thời kỳ làm quen và tập sự với phương pháp đấu tranh mới và mở ra cao trào mới cho Sài Gòn, đồng thời cũng tiêu biểu cho cả nước sau cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1936 - 1939).
    3. Cao trào mới 1936-1939
Đây là cuộc vận động dân chủ trên cả nước mà Sài Gòn đã giữ một vai trò quan trọng. Các từng lớp nhân dân Sài Gòn từ quần chúng cơ bản công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị, cho đến trí thức, viên chức, nhân sĩ dân chủ đều được phát động rộng rãi. Quả là một cuộc Tổng diễn tập vĩ đại lần thứ hai trong lịch sử sau Xô-viết Nghệ-tĩnh để tiến lên giành chính quyền dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng.
Cao trào này mở màn với sự thắng lợi của sổ ứng cử viên lao động Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1935, được hàng vạn công nhân ủng hộ bằng các cuộc bãi công đồng loạt: Xưởng xà-phòng Trương Văn Bền, nhà in Ác-đanh, Đê-cua Ca-bô, công xưởng thành phố, và nhất là cuộc tổng bãi công xe thổ mộ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.
Các đại biểu lao động như Nguyễn An Ninh... mở cuộc bút chiến trên báo. Trung lập chống Pôn Rê-nô hứa hẹn cải cách bịp bợm và chống Bùi Quang Chiêu, tên cáo già tay sai thực dân ở Thượng Hội đồng thuộc địa.
Các cuộc diễn thuyết về biện chứng pháp ở trụ sở Hội S.A.M.I.P.C, các buổi mít tinh tranh cử Hội đồng thành phố ở rạp hát Thành - Xương, đòi tự do dân chủ, đòi phổ thông đấu phiếu, cuộc đón tiếp phái đoàn Cứu tế Đỏ tiếp theo cuộc tranh cử Hội đồng Quản hạt của Sở lao động Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Nguyễn chống Sổ Lập Hiến bán dân Nguyễn Phan Long, Nguyễn Văn Sâm, Vương Quang Nhường v.v.... đã làm rung chuyển các đường phố Sài Gòn, làm thức tỉnh các từng lớp trung gian, huy động và tập dượt nhiều lực lượng cách mạng mới trong ngũ công nhân, trí thức, học sinh, sinh viên...
Trên cơ sở chuẩn bị bước đầu của năm 1935, sang năm 1936, Sài Gòn bước vào cao trào:
Cao trào bãi công trên cả nước với 297 cuộc trong 6 tháng bằng 30 năm về trước.
Cao trào chuẩn bị Đông Dương Đại hội với hàng trăn ủy ban hành động nở rộ ở xí nghiệp, công sở, đường phố, ngành nghề với lời kêu gọi khẩn trương:
"Chứa đá thành núi
Chứa nước thành sông
Trí thức mỗi người có hạn
Trí thức quần chúng là vô cùng
Chờ chần chờ - chờ hoài nghi
Ban điều tra ở Pháp đã thành lập
Dân nguyện ta mang những gì?"
Lúc này, công nhân họp mít tinh không cầu xin phép, chỉ cần báo trước 24 giờ, theo luật lệ bên Pháp. Việc ra báo cũng thế! và cũng tự do đọc nhiều sách báo mác-xít. Tên thống đốc Nam - Kỳ giật dây cho bọn Trương Văn Bền, Trần Văn Khá, Bùi Quang Chiêu phá hoại Đông Dương đại hội, bắt giam các đại biểu của công nhân và lao động Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, nhưng phong trào đã có đà mạnh mẽ không vì thế mà dừng lại. ... n chủ Cộng hòa". Sau đó, các báo Tân Việt, Quần Chúng, Dân Quyền, Văn Hóa, Sud, Lendemain... lần lượt gia nhập Tổ chức báo chí thống nhất.
Ngày 14-10-1946, tờ Nam Kỳ đăng lại toàn văn bức thư của Hồ Chủ tịch gửi đồng bào Nam Bộ, trong đó Người nhấn mạnh: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!".
Ngày 28-10-1946, tờ Justice kêu gọi: "Yêu cầu giải tán Chính phủ tự trị!".
Bị dư luận lên án, Nguyễn Văn Thinh hoang mang cực độ, tự kết liễu đời mình bằng một sợi dây đồng (tối ngày 9 rạng 10-11-1946) sau khi viết cho một bạn thân: "Tôi bị người ta ép buộc đóng một trò hề".
Hưởng ứng đề nghị đàm phán mà Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa đưa ra trong thông điệp ngày 25-4-1947 gửi cho Chính phủ Pháp, những người trí thức yêu nước ở Sài Gòn đã đưa ra bản "Tuyên ngôn của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn" (Manifeste des intellectuels de Saigon - Cholon) bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp. Sau khi khẳng định: "Chính phủ Hồ Chí Minh là Chính phủ đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân Việt Nam", các nhà trí thức "kêu gọi Chính phủ Pháp mở lại các cuộc thương thuyết với Chính phủ Việt Nam để sớm chấm dứt chiến tranh". Hàng trăm dân sĩ, trí thức danh tiếng của Sài Gòn đã ký tên vào bản Tuyên ngôn, như kỹ sư Lưu Văn Lang, các luật sư Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Hữu Thọ, các bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Xuân Bái, các dược sĩ Phạm Hữu Hạnh, Phạm Thị Yên, các nhà giáo Lê Gia Huấn, Dương Minh Thới, các nhà báo Vũ Tùng, Triệu Công Minh... Đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 57 ngày sinh Hồ Chủ tịch, bản Tuyên ngôn được trao tận tay Cao ủy Pháp tại Đông Dương Emile Bollaert để ông ta chuyển về Paris.
    Đánh bại âm mưu dùng người Việt đánh người Việt
Thấy "trò hề Nam Kỳ quốc" không còn ăn khách nữa, thực dân Pháp chuyển sang chơi "lá bài Bảo Đại". Bày trò ký Thỏa hiệp Hạ Long (5-6-1948) rồi Hiệp định Elyseé (8-3-1949), Pháp giả vờ trao trả "độc lập" và "thống nhất" cho Chính phủ Bảo Đại rồi tuyên truyền rùm beng rằng chiến tranh đã thay đổi tính chất: không còn chuyện người Pháp đi chính phục lại một thuộc địa cũ nữa; từ nay, cuộc chiến diễn ra giữa người Việt Nam quốc gia (được "thế giới tự do" ủng hộ) chống người Việt Nam cộng sản! So với âm mưu Nam Kỳ tự trị, "lá bài Bảo Đại" thâm độc hơn nhiều: thực dân muốn "dùng người Việt đánh người Việt".
Trần Trọng Kim và Phan Văn Giáo được phái vào Sài Gòn để chuẩn bị dư luận cho việc "cựu hoàng hồi loan". Báo chí yêu nước ở Sài Gòn đã sớm phát hiện mưu đồ đen tối đó, trương các tít lớn trên trang nhất:
"Đi ngược dòng dân chủ... Một cuộc hội nghị bảo hoàng ở Sài Gòn" (báo Kiến Thiết, 1-3-1947)
"Ô. Trần Trọng Kim và Phan Văn Giáo quay về đi! Dân chúng không muốn lập lại chế độ quân chủ (báo Lên Đàng, 9-3-1947).
Trong ba ngày 5, 6 và 7-3-1947, báo Dư Luận đăng loạt bài "Cuộc vận động khôi phục quân quyền". Báo Dân Quý đăng bài phóng sự điều tra "Trên đường về của vua chúa".
Ngày 19-5-1949, hàng trăm nhân sĩ, trí thức Sài Gòn ra bản Tuyên ngôn thứ hai, phản đối "giải pháp Bảo Đại", đòi Chính phủ Pháp phải bắt đầu ngay các cuộc thương thuyết với Chính phủ Hồ Chí Minh để sớm kết thúc chiến tranh. Bản Tuyên ngôn được trao cho Đại tướng Revers, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Pháp, đang cầm đầu phái đoàn thanh tra quân sự sang Đông Dương nghiên cứu tình hình.
Ngày 1-6-1949, bảo Đại đến Sài Gòn lần đầu tiên sau ba năm sống lưu vong. Nhân dân thành phố "đón tiếp" ông ta bằng cách đóng cửa tiệm, không họp chợ, không ra đường.
Tháng 7-1949, Bảo Đại đến hai trường trung học công lập lớn nhất thành phố - Pétrus Ký và Gia Long (nay là Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai) - để cổ động thanh niên gia nhập "Quân đội quốc gia", thực hiện chủ trương "dùng người Việt đánh người Việt" của thực dân. Học sinh đã khóa cổng, không cho ông vào trường, hạ cờ vàng ba sọc đỏ xuống, tung truyền đơn lên án ông ta làm bù nhìn cho thực dân.
Ngày 24-12-1949, học sinh nhiều trường công, tư ở Sài Gòn, Chợ lớn, Gia Định và một số tỉnh lân cận đồng loạt bãi khóa chống ngụy quyền Bảo Đại.
Pháp - Bảo Đại hoảng sợ, ra lệnh đóng cửa một số trường và bắt bớ nhiều học sinh.
Ngày 9-1-1950, hàng nghìn học sinh tổ chức mít-tinh trước dinh Thủ hiến Nam Phần (nay là Bảo tàng Cách mạng Thành phố) đòi mở cửa trường và trả tự do cho bạn bè của họ. Pháp - Bảo Đại cho lính và cảnh sát đến đàn áp. Nhiều học sinh bị thương, trong đó có ba học sinh bị thương nặng và chết tại bệnh viện.
Đám tang trò Trần Văn Ơn ngày 12-1-1950 được báo chí Sài Gòn mô tả là "Đám tang trọng thể, cổ kim chưa từng có" (Tiếng Dội, 14-1-1950). "Cả một biển người hàng hà sa số kéo đi cuồn cuộn trọn 8 giờ để tiễn em Trần Văn Ơn về nơi vĩnh cửu" (Ánh Sáng, 14-1-1950). Số người dự đám tang "kỷ lục, không thể đếm" (Sài Gòn Mới, 14-1-1950) kéo dài hàng chục cây số: khi quan tài đã đến nghĩa trang (trước sân vận động Thống Nhất bây giờ), những người cuối cùng chưa ra khỏi cổng trường Pétrus Ký.
Run sợ trước khí thế đấu tranh sục sôi của nhân dân Sài Gòn, Thủ hiến Trần Văn Hữu trong lần gặp Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, trưởng Phái đoàn đại biểu các giới, phải hứa thỏa mãn các yêu sách của Phái đoàn: mở cửa các trường, trả tự do cho những học sinh bị bắt, nhận lại những công nhân bị sa thải vì đã bãi công để dự đám tang trò Ơn, cho phép ra lại những tờ báo bị đóng cửa vì loan tin các cuộc đấu tranh của quần chúng.
    Đánh bại ý đồ can thiệp Mỹ
Sau hơn bốn năm tham chiến, Pháp ngày càng đuối sức, phải ngửa tay xin Mỹ viện trợ đôla và súng đạn. Lợi dụng tình hình đó, Nhà Trắng quyết định nhảy vào Đông Dương can thiệp ngày càng sâu hơn.
Ngày 27-2-1950, Chính phủ Truman công nhận ngụy quyền Bảo Đại.
Để phô trương sức mạnh quân sự của Mỹ, Lầu Năm Góc cho hai tàu chiến Stickel và Anderson ngược sông Lòng Tàu cặp bến Argonne (nay là đường Tôn Đức Thắng). Theo kế hoạch, 71 máy bay chiến đấu sẽ cất cánh từ hàng không mẫu hạm Boxer, bay dọc bờ biển từ Đà Nẵng vào và lượn thật thấp trên bầu trời Sài Gòn.
Sáng ngày 19-3-1950, sau khi tụ tập trên sân trường Tôn Thọ Tường (nay là trường Ernst Thalmann) để nghe Luật sư Nguyễn Hữu Thọ nói chuyện, hàng chục vạn đồng bào các giới rầm rập xuống đường, hướng về bến Argonne - nơi hai tàu chiến Mỹ đang bỏ neo. Hai lá cờ đỏ sao vàng dẫn đầu, đoàn biểu tình vừa đi, vừa hô vang "Đả đảo thực dân Pháp và bù nhìn Bảo Đại! Can thiệp Mỹ cút đi! Hồ Chí Minh muôn năm!". Cờ Mỹ, cờ Pháp và cờ Bảo Đại bị giật xuống. Lính thủy Mỹ bị rượt đuổi, chạy về tàu trốn.
Mười giờ đêm hôm trước, ba khẩu súng cối 82 ly tự tạo của Trung đoàn 300 nã 20 phát đạn vào hai tàu chiến Mỹ.
Bị giáng cùng một lúc hai đoàn phủ đầu chính trị và quân sự phối hợp, Đô đốc Arlrigh A.Burke, Tư lệnh Hạm đội số 7 của Mỹ, quyết định hủy bỏ cuộc diễu võ dương oai, cho hai tàu chiến rút chạy ra khơi không kèn không trống.
Cuộc đụng đầu lịch sử đầu tiên với Mỹ đã diễn ra tại Sài Gòn với thắng lợi thuộc về nhân dân ta.
Sau "Ngày toàn quốc chống Mỹ" 19-3-1950 ấy, Pháp - Bảo Đại bắt các báo xuất bản ở Sài Gòn phải đăng bản thông báo chính thức của chúng, không được tường thuật cuộc xuống đường của nhân dân Sài Gòn đuổi tàu Mỹ. Nhiều báo (như Thời Cuộc, Tiếng Dội) thì bị đóng cửa 15 ngày chứ nhất định không đăng bản thông báo xuyên tạc sự thật của Pháp - Bảo Đại. Bốn tờ Thần Chung, Tin Điển, Việt Bút, Aánh Sáng bị rút giấy phép vì loan tin trung thực về phong trào chống can thiệp Mỹ của quần chúng Sài Gòn.
Ban thường trực Liên hiệp báo chí ra nghị quyết "phản đối biện pháp chuyên chế ấy của nhà cầm quyền" Pháp - Bảo Đại. Hai mươi chín nhà văn, nhà báo Sài Gòn cũng ra tuyên bố "cực lực phản đối chế độ báo chí hiện thời" và đòi Pháp - Bảo Đại "ngưng việc khống chế dư luận, ngưng việc đình chỉ (các tờ báo) trái với quyền tự do ngôn luận".
Ngày 6-5-1950, nhà báo yêu nước Nam Quốc Cang bị ám sát trước tòa soạn báo Dân Quý ở góc đường D'Arras-Frére Louis (nay là Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi). Hàng vạn đồng bào Sài Gòn tham dự đám tang anh (9-5), không chỉ bày tỏ niềm thương tiếc đối với một chiến sĩ kiên cường trên mặt trận báo chí, mà còn biểu lộ ý chí bất khuất trước bọn cướp nước và bán nước.
Ngày 26-11-1953, trả lời nhà báo Sven Lofgren của báo Expressen (Thụy Điển), Hồ Chủ tịch tuyên bố: "Nếu Chính phủ Pháp (...) muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó".
Tuyên bố của Hồ Chủ tịch dấy lên một làn sóng đấu tranh cho hòa bình, không chỉ ở Việt Nam mà ở ngay tại Pháp.
Trong bối cảnh ấy, 325 nhân sĩ, trí thức Sài Gòn công bố bản Tuyên ngôn hòa bình (3-1954), công khai "yêu cầu Quốc hội cùng Chính phủ Pháp ra lệnh cho quân đội viễn chinh ngưng chiến ở Đông Dương để có thể tiến tới một giải pháp hòa bình có lợi cho hai dân tộc Pháp - Việt".
Ngày 13-3-1954, trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ mở màn. Hơn 15 nghìn quân viễn chinh Pháp bị vây chặt trong tập đoàn cứ điểm này. Theo lệnh Pháp, Bảo Đại ra lệnh tổng động viên thanh niên để cung ứng cho các chiến trường.
Phối hợp với các chiến sĩ Điện Biên, quân và dân Sài Gòn dùng chiến thuật du kích tiến công hàng chục đồn bót địch ở các vùng ven đô.
Đêm 31-5 rạng 1-6-1954, đội biệt động 205 tiến công tổng kho dự trữ chiến lược của Pháp ở Phú Thọ Hòa do một đại đội lính Âu Phi và hai tiểu đoàn lính ngụy canh giữ. Bằng kỹ thuật đặc công tuyệt vời, 12 chiến sĩ đã vượt qua 12 lớp rào dây kẽm gai, nhiều bãi mìn và hàng chục bót gác, phá hủy 9.345 tấn bom đạn và hơn 1 triệu lít xăng, nổ và cháy trong suốt hai ngày đêm. Hàng trăm tên giặc chết và bị thương.
Bất chấp các ý đồ ngăn cản và phá hoại, cuối cùng Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết vào lúc 24 giờ đêm 20-7-1954. Trong Tuyên bố cuối cùng ngày 21-7-1954, các phái đoàn tham dự Hội nghị "tỏ lòng tin tưởng rằng việc thi hành những điều khoản ghi trong bản Tuyên bố này và trong những Hiệp định đình chỉ chiến sự sẽ làm cho ba nước Cao Miên Lào và Việt Nam từ nay có thể đảm nhận, với độc lập và chủ quyền hoàn toàn, vai trò của mình trong tập thể hòa bình của các nước".

File đính kèm:

  • doctai_lieu_sai_gon_dung_len_va_khang_chien_chong_thuc_dan_phap.doc