Tài liệu Sài Gòn biến đổi

Sài Gòn là một thành phố nhỏ tọa lạc tại khu vực giới hạn bởi sông Sài Gòn (phía Đông), rạch Thị Nghè (phía Bắc), rạch Bến Nghé (phía Nam). Cư dân sinh sống ở đây ước tính khoảng 100.000 người, phần lớn tập trung tại Sài Gòn và Chợ Lớn. Cho đến năm 1859, Sài Gòn vẫn còn là một trung tâm hành chính quân sự. Các công trình xây dựng lớn chủ yếu phục vụ cho chức năng cai trị và phòng thủ, hoàn toàn chưa có những tiện nghi công cộng, các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho một thành phố thương mại, thành phố cảng.

Nhằm thực hiện mưu đồ chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ nước ta, tiến tới việc xác lập khu vực ảnh hưởng của đế quốc Pháp tại Viễn Đông, triều đình Paris, đặc biệt là các Đô đốc trực tiếp cai trị tại Nam Kỳ, đã gấp rút xúc tiến việc qui hoạch xây dựng Sài Gòn thành một đô thị lớn nhiều chức năng (hành chính, quân sự, kinh tế, cảng v.v.) với dân số dự kiến lên đến trên nửa triệu người. Mục đích chính của những nổ lực nhằm sớm biến Sài Gòn thành một thành phố sầm uất, ngoài những yêu cầu về lãnh thổ, yêu cầu cạnh tranh ảnh hưởng với các thế lực đế quốc khác ở Viễn Đông, người Pháp còn muốn nhanh chóng khai thác Nam Kỳ, mà các chuyên gia Pháp đã nhìn thấy ở đó tiềm lực kinh tế to lớn. Nguồn lợi kinh tế do Nam Kỳ mang lại sẽ gánh bớt một phần chi phí chiếm đóng Việt Nam, mối băn khoăn của triều đình Napoléon III ngay từ những toan tính ban đầu.

 

doc 11 trang cucpham 8500
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Sài Gòn biến đổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Sài Gòn biến đổi

Tài liệu Sài Gòn biến đổi
     Ngay sau chiếm được thành Gia Định, trên nền binh đao khói lửa vừa tàn phá "của tiền tan bọt nước""tranh ngói nhuốm màu mây", thực dân Pháp đã tính ngay kế sách cắm chốt lâu dài ở đây, muốn lấy đây là bàn đạp, thôn tính Nam Bộ, cướp nước ta. Chúng bắt tay ngay vào xây dựng Sài Gòn như một trung tâm của ba tỉnh miền Đông. Và chừng năm năm sau đó là thủ phủ của cả Nam Kỳ lục tỉnh.
     Sài Gòn đổi thay mau chóng trở thành "Hòn ngọc Viễn Đông", cũng mau chóng trở thành cái vòi bạch tuộc của thực dân Pháp vơ vét tài nguyên, sản vật của Việt Nam. Và cũng sớm trở thành một trung tâm bị bóc lột, đầu độc và sa đọa.
   Sài Gòn - Những năm đầu thời Pháp chiếm đóng
      Tổ chức bộ máy cai trị
      Xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy
      Biến đổi Văn hóa - Xã hội
      Hoạt động kinh tế Sài Gòn từ sau 1859 
  Sài Gòn - Những năm đầu thời Pháp chiếm đóng 
      Sài Gòn với những biến đổi 
Sài Gòn là một thành phố nhỏ tọa lạc tại khu vực giới hạn bởi sông Sài Gòn (phía Đông), rạch Thị Nghè (phía Bắc), rạch Bến Nghé (phía Nam). Cư dân sinh sống ở đây ước tính khoảng 100.000 người, phần lớn tập trung tại Sài Gòn và Chợ Lớn. Cho đến năm 1859, Sài Gòn vẫn còn là một trung tâm hành chính quân sự. Các công trình xây dựng lớn chủ yếu phục vụ cho chức năng cai trị và phòng thủ, hoàn toàn chưa có những tiện nghi công cộng, các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho một thành phố thương mại, thành phố cảng.
Nhằm thực hiện mưu đồ chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ nước ta, tiến tới việc xác lập khu vực ảnh hưởng của đế quốc Pháp tại Viễn Đông, triều đình Paris, đặc biệt là các Đô đốc trực tiếp cai trị tại Nam Kỳ, đã gấp rút xúc tiến việc qui hoạch xây dựng Sài Gòn thành một đô thị lớn nhiều chức năng (hành chính, quân sự, kinh tế, cảng v.v...) với dân số dự kiến lên đến trên nửa triệu người. Mục đích chính của những nổ lực nhằm sớm biến Sài Gòn thành một thành phố sầm uất, ngoài những yêu cầu về lãnh thổ, yêu cầu cạnh tranh ảnh hưởng với các thế lực đế quốc khác ở Viễn Đông, người Pháp còn muốn nhanh chóng khai thác Nam Kỳ, mà các chuyên gia Pháp đã nhìn thấy ở đó tiềm lực kinh tế to lớn. Nguồn lợi kinh tế do Nam Kỳ mang lại sẽ gánh bớt một phần chi phí chiếm đóng Việt Nam, mối băn khoăn của triều đình Napoléon III ngay từ những toan tính ban đầu.
Năm 1862 dự án thiết kế thành phố Sài Gòn của Coffyn được phê duyệt bao gồm cả vùng Chợ Lớn. Đến năm 1864, do diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, đặc biệt tình hình trị an đòi hỏi phải thu hẹp phạm vi thành phố, người Pháp cho tách khu Chợ Lớn ra khỏi thành phố Sài Gòn. Đây là một thay đổi cơ bản và thuận lợi nhất để tập trung đầu tư xây dựng khu trung tâm Sài Gòn.
Vùng Chợ Lớn trước khi người Pháp tới là điểm trung tâm cư dân người gốc Hoa. Họ là các thương nhân năng nổ, chăm chỉ làm ăn tạo cho Chợ Lớn thành một khu vực phát triển rất nhanh, nhất là sau khi người Pháp đến và xúc tiến việc khai thác thuộc địa.
Việc tách Chợ Lớn ra khỏi dự án thiết kế thành phố Sài Gòn còn giúp tạo điều kiện cho khu vực này phát triển nhanh chóng, việc buôn bán ở đây rất thuận lợi, vì khu vực Chợ Lớn khi đã tách ra, đất đai không bị hạn chế do phải dành mặt bằng cho khu hành chánh, công thự, công trình công cộng... những cơ sở thiết yếu của một thành phố thủ phủ.
Trước năm 1859, vùng đất nằm giữa Sài Gòn - Chợ Lớn vốn là vùng nông nghiệp trù phú. Chiến cuộc diễn ra, cư dân tại vùng này phải bỏ đi lánh nạn bất hợp tác với người Pháp, nên vùng đất trên bị hoang hóa. Khi người Pháp hoàn tất việc chiếm đóng Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông, họ nhanh chóng tiến hành khai thác kinh tế. Hiện trạng hoang hóa một vùng đất rộng lớn giữa Sài Gòn - Chợ Lớn là phí phạm. Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc tách Chợ Lớn ra khỏi Sài Gòn giúp Chợ Lớn mở rộng nhanh về phía Sài Gòn, người Pháp còn thực hiện ở đây chế độ tá canh thu tô hoặc bán rẻ đất hoang cho những ai có nhu cầu làm ruộng, lập vườn, sản xuất các loại rau quả nhiệt đới mà người Âu rất ưa chuộng. Một khi vùng đất hoang hóa dần dần có người cư trú, giá đất Sài Gòn cũng sẽ được nâng lên, tốc độ đô thị hóa cũng tăng theo.
Trước khi người Pháp đến, địa hình phạm vi Sài Gòn gồm một vùng cao ở phía Bắc, trải dài từ vùng lũy thành Sài Gòn đến vùng Mả Ngụy, nơi cư dân hầu hết là các nhà phú hộ đại bộ phận còn gọi là đồng ruộng, ao đìa. Cư dân nghèo sống chen chúc dọc theo rạch Bến Nghé trong các căn nhà nhỏ nửa đất nửa sàn. Giao thông trên bộ thời bấy giờ chủ yếu một số lô đất nhỏ được đắp cao lên vừa quá mức nước lúc triều cường.
Cho nên, khi người Pháp đưa ra dự án thiết kế thành phố, khó khăn đặt ra là làm thế nào cải tạo mặt bằng phục vụ cho việc thiết lập các cơ sở hạ tầng, xây dựng công thự, các công trình công cộng khác. Nói chung là những yêu cầu tối thiểu phải có trước mắt của một thành phố khả dĩ thích nghi với hoạt động thương mại phương Tây.
Giải quyết vấn đề này, người Pháp cho thực hiện một giải pháp tương đối đơn giản. Trước tiên cho đào nhiều kinh ở các chỗ trũng thuộc vùng thấp của thành phố vừa để tạo điều kiện cho ghe thuyền lưu thông thuận lợi, vừa có tác dụng tháo nước làm trong sạch các vùng đầm lầy đồng thời lấy đất lấp các vùng trũng khác. Khi các công trình đầu tiên được xây dựng trên những khu vực vừa được san lấp, người Pháp cho san bằng vùng đồi phía Bắc Sài Gòn, lấy đất lấp các con kinh đào (đường Nguyễn Huệ, đường Lê Lợi, đường vào cổng chính ở Ba Son hiện nay là những kinh đào được lấp lại).
Sau hai năm cải tạo và xây dựng bộ mặt Sài Gòn đã thay đổi hẵn. Các vùng trũng đầm lầy, những đường mòn gồ ghề được thay đằng những công trình mới được xây trên một không gian thoáng đãng, ở đó người ta mở những quãng lộ, những con đường ngang, dọc có trải nhựa phẳng phiu, hai bên vỉa hè rộng rãi được trồng cây xanh thẳng tắp.
Bến cảng, kho bãi được xây dựng gấp rút đúng qui củ để sẵn sàng đón tàu cập bến bốc dỡ hàng.
Từ những thay đổi ban đầu, Sài Gòn đã tự thể hiện là một thành phố đẹp với một hệ thống giao thông thủy bộ hết sức tiện lợi. Ngoài ra nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi và một hậu phương trù phú đầy tiềm năng, Sài Gòn sớm trở thành một trong những thương cảng quan trọng ở khu vực Viễn Đông.
      Sài Gòn trong cuộc sống
Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Đức Tánh (không rõ chức vụ) đã gửi về cho triều đình Huế một bản tường trình đề ngày 9-12-1863 (ngày 18 tháng 10 Quý Hợi, Tự Đức năm 16) được lưu lại trong châu bản (Tự Đức, tập 155 trang 114a). Tình hình Gia Định, Bến Nghé được mô tả khá tỉ mỉ:
"Nhà văn miếu đã dỡ đem về thôn Tân Khai để dựng phủ nha Tân Bình. Phía hữu tỉnh thành cũ có dựng một nhà lầu rất cao rộng đặt danh là lầu xem lễ, bốn mặt có xây đạo đường, đạo quán, nhà phước. Dân đạo thì ở bao bọc phía ngoài, già trẻ, trai gái theo đạo khá đông.
Trường Thi cũ, phía ngoài bốn mặt tường gạch được bồi đắp thêm. Quân xá cũng đều cải tạo. Quan binh Tây ở phía trước Trường Thi, còn nơi phủ Tân Bình cũ có dựng một tòa lầu cho Phủ Soái ở. Bốn bên có nhiều nhà cửa, trại binh, chuồng ngựa. Quan binh lớn nhỏ chia ở chung quanh.
Từ thôn Tân Khai Bến Thành cho tới Điếm Lá, họ xây nhà mới hoặc sửa sang lại để trữ hàng hóa.
Đối diện chợ hội là thôn Khánh Hội thì giáo dân ở. Đối diện với chợ Bến Thành là thôn Nhai Quới... có lập một phố lầu xanh. Nơi đây gái điếm và giáo dân cùng lẫn lộn. Từ xóm Điếm Lá đến Cầu Kênh Chợ Lớn thì nhà dân và các tiệm mua bán. Ơở khu chợ hội đối diện với thôn Khánh Hội mới bắc một chiếc cầu. Chợ Kênh đối diện với Xóm Than cũng có một chiếc cầu. Sang Thị Nghè thông đến sông Xóm Kiều, khúc sông trước bị lấp nay đã cho đào tại, từ cầu Nhiêu Lộc đến chùa Mai Sơn, nối liền hai thôn Bình Tiên và Bình Tây, thông thẳng đến kênh Ruột Ngựa.
Đại đồn ngày trước chỉ còn lại một tiền đồn do quan binh Tây đóng ước độ 100. Đồn Tây Thới trước nay vẫn còn và lại xây thêm một đồn rất kiên cố có độ 100 lính Tây đồn trú".
Cùng với sự thay đổi về mặt quang cảnh, đường sá, phố phường là sự áp đặt một guồng máy hành chính mới với thuế má, phu dịch.
Tại các phủ huyện, chính quyền thực dân tuyển dụng trong giáo dân hay những cử nhân tú tài hiếm hoi cam tâm theo chúng. Bên cạnh viên tri phủ hay tri huyện người Việt chúng đặt một tham biện huyện vụ. Chúng định lại thuế thân, thuế điền thổ, thuế ghe tàu, thuế thuốc phiện, thuế sòng bạc.
"Nhân dân thì bất luận già trẻ tàn tật mỗi người phải nộp 1 quan 5 tiền và phải phụ thêm 1 quan. Dân xã Minh Hương mỗi năm phải nộp 2 lạng bạc, người Thanh phải nạp thêm 2 quan. Gái điếm mỗi thị phải nộp 10 quan mỗi tháng. Người Thanh lập phố để nấu a phiến, mở sòng bạc thì phải nộp từ 2.000 đến 5.000
Thuyền buôn các tỉnh cập bến, hạng dài 30 trượng thì bề ngang cứ mỗi thước thu thuế 3 quan, dài 40 trượng, bề ngang mỗi thước 5 quan. Hạng thuyền lớn sau khi dỡ hàng phải lấy đất đổ xuống khoang thì đánh thuế 70 quan, hạng trung 50 quan, hạng nhỏ 30 quan. Thuyền ván độc mộc muốn đi lại phải làm tờ khai, hạng lớn nạp 5 quan, hạng nhỏ 3 quan. Hết hạn 3 tháng phải đổi giấy thông hành, quá hạn phải phạt 5 quan".
Tháng 8 âm lịch năm Quý Dậu (1863) giá gạo tăng vọt, mỗi phương hơn 9 quan, dân chúng đói kém, bọn Tây đem bánh mì cũ trong kho đi phát tận các thôn xã. Nhân dân không nhận không được, nhưng khi phái viên của Tây về rồi thì ai cũng vất bánh đó xuống sông hay là cho heo cho chó chứ không thèm ăn.
  Tổ chức bộ máy cai trị    
       Phân bố mới về chính trị và hành chính việc cai trị 
Lục Tỉnh Nam Kỳ, nay là thuộc địa Pháp, được cai trị bởi một thống đốc, với sự trợ tá của một hội đồng tư vấn. 
Trụ sở chính quyền đặt tại Sài Gòn trong tỉnh Gia Định, đây là đô thành thiết kế theo kiểu Âu Châu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ như: dinh thống đốc, nha giám độc nội vụ, tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục, hải quân công xưởng, sở quản trị hải quân và tài chính, sở chỉ huy bộ binh, phòng thương mại, sở điện tín trung ương v.v... 
Thói quen vẫn giữ cho Nam Kỳ thuộc Pháp cách phân chia các tỉnh như dưới thời quan ta. Nhưng danh xưng đó không bao hàm một nền hành chính riêng hay đặc biệt cho mỗi tỉnh như trong quá khứ. Nay sự cai trị (các tỉnh) hoàn toàn lệ ...  đứt truyền thống yêu nước, xem chữ quốc ngữ như là một vũ khí xâm lược về tinh thần. Cũng chính vì thế lúc đầu nhân dân Sài Gòn và lục tỉnh tẩy chay không chịu học chữ quốc ngữ. Nhưng trái với mục đích của thực dân Pháp, chữ quốc ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ cập kiến thức cho đông đảo quần chúng, làm cho báo chí có điều kiện phát triển và vào đầu thế kỷ, chữ quốc ngữ đã làm công việc chuyển tải tư tưởng yêu nước đến với đồng bào qua báo chí và văn thơ. Chữ quốc ngữ trong tay những sĩ phu yêu nước trở thành một vũ khí đấu tranh như Trần Quý Cáp nhận định: "Chữ quốc ngữ là hồn trong nước".
Mười bốn năm sau khi đánh chiếm Gia Định, người Pháp mới mở ngôi trường đầu tiên lại là trường Hậu bổ (Collège des Stagiaires) để đào tạo những viên chức trong bộ máy hành chính thuộc địa.
Sở Học chính Nam Kỳ chỉ được thành lập vào năm 1879, năm chính quyền Nam Kỳ được chuyển giao cho các thống đốc dân sự, cùng với một chương trình giáo dục Pháp - Việt.
Vào đầu thế kỷ XX, 5 quận của thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ đều có một trường sơ cấp cho nam học sinh và một tường sơ cấp cho nữ học sinh.
Theo Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca được viết vào năm 1902, Sài Gòn có các trường: 
Trường "Bổn Quốc" Chasseloup Laubat (nay là trường Lê Quý Đôn): dành cho học sinh Pháp. Đây là trường trung học công lập đầu tiên của Sài Gòn. 
Trường Taberd (nay là trường Trung học Sư phạm): do linh mục Henri de Kerlan thành lập năm 1874, do các linh mục giảng dạy. Đến năm 1889, các sư huynh được mời dạy. 
Trường nam tiểu học Sở Cọp: gọi như vậy vì trường ở sát vườn bách thảo, dành cho trẻ em bản xứ thành lập năm 1862. 
Trường nữ tiểu học: ở gần trường nam 
Trường nữ trung học, trường Áo Tím: đến năm 1915 mới thành lập. 
Trường đào tạo linh mục mà Nguyễn Liên Phong gọi theo thời bấy giờ là trường Latinh. 
Xem như thế, hệ thống giáo dục ở Sài Gòn sau hơn 60 năm còn rất nhỏ nhoi nhằm phục vụ quan chức và binh lính viễn chinh, đồng thời lôi kéo thanh thiếu niên, thực dân Pháp bước đầu cũng tổ thức nhà hát, các loại hình thể thao như bóng đá, quần vợt, đua ngựa....
      Và... đầu độc
Sự phát triển của Sài Gòn dưới chế độ thuộc địa là để phục vụ cho thực dân. Có hiểu các mục đích cuối cùng đó mới giải thích được sự kinh doanh thuốc phiện, một thứ ma túy độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và tiền đồ của cả một dân tộc. Thuế thuốc phiện là một nguồn tài chính quan trọng mà ngay từ năm 1860 Pháp đã thu được hơn 13.000 đồng bạc, chiếm gần một phần mười tổng số thu nhập. Sang năm 1861, thuế thuốc phiện thu được đã tăng gấp đôi. Tóm lại, trong hai năm đầu, nguồn thuế này đã đem lại cho ngân sách một số tiền khổng lồ.
Ngày 28-12-1861, Đô đốc Bonard đã ký nghị định thiết lập cho trưng thầu độc quyền khai thác thuốc phiện. Gần mười năm sau, 5-10-1871 Đô đốc Ohier ký nghị định thiết lập chế độ độc quyền rượu và cho đấu thầu khai thác từ ngày 1-1-1872.
Vậy là từ năm 1874, chính quyền thuộc địa đã mở đấu thầu buôn bán rượu và thuốc phiện vào một mối.
Số thuốc phiện mà Sài Gòn nhập mỗi năm một tăng. Năm 1871 là 359 thùng (tương đương 22 tấn), năm 1875 con số đó là 549 thùng và năm 1879 đã tăng lên 861 thùng (52 tấn). Đến cuối năm 1881, chính quyền thành lập ngành thuế gián thu khai thác độc quyền rượu và thuốc phiện, khởi công xây dựng xưởng nấu thuốc phiện.
Xưởng nấu thuốc phiện tọa lạc trên diện tích một mẫu tây ở đầu đường Hai Bà Trưng hiện nay, là "niềm hãnh diện" của chính quyền thuộc địa, là một trong những "kỳ quan" của Sài Gòn:
"Trong không khí thanh bình của những buổi mai rạng rỡ, du khách, ngự trên những chiếc xe có cu ly kéo, đi du ngoạn từ phía châu thành ra mé bờ sông, dưới những rặng cây xanh màu cẩm thạch, khi đến gần những cầu tàu của Hải quân thì bỗng dưng mũi bị kích thích bởi một mùi vị lạ lùng, vừa ẩm ướt vừa độc địa, vừa êm dịu vừa say mê. Đối với những người đã nhập đạo, thì mùi vị đó mách bảo rằng du khách đang ở cạnh công xưởng yên tĩnh nấu thuốc phiện của Đông Dương, một cơ quan nhà nước duy nhất vào loại này..." (Dr.A.Hesnard - La Fabrication de l'Opium à Saigon).
Số thuốc phiện sản xuất ở đây được bán khắp Đông Dương và số tiền thu được do việc đầu độc người bản xứ này thật là lớn lao: 6,8 triệu đồng năm 1902, tăng lên 13 triệu đồng năm 1914, chiếm từ 25% (1902) đến 36,9% (1914) tổng số thu nhập chính của ngân sách Đông Dương !
Năm 1894, Pháp khai trương nhà máy rượu.
       Báo chí - xuất bản
Về báo chí, báo tiếng Pháp xuất hiện khá sớm trên đất Sài Gòn, ngay cả khi Pháp chưa chiếm trọn Nam Kỳ. Đó là các tờ Le bulletin officiel de l'expédition de la Cochinchine (1861 - 1888), Le bullentin des Communes (1862). Tờ báo tiếng Việt đầu tiên là tờ Gia Định báo (1865) tiếp đến là các tờ Phan Yên báo (1868), Thông loại khóa trình (1888). Đến đầu thế kỷ XX, báo chí mới thật sự có vai trò vận động quần chúng như tờ Nông Cố Mín Đàm (1901 - 1924) và tờ Lục Tỉnh Tân Văn (1907 - 1943)
Trước hết là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Sài Gòn mà cũng là của Việt Nam. Gia Định báo lúc đầu ra mỗi tháng một kỳ, 4 trang, khổ 25x32. Mục đích của tờ báo được Đề đốc G.Roxe trình bày rõ trong văn thư gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa ngày 9-5-1865:
"Tờ báo này nhằm phổ biến trong các giới dân bản xứ tất cả những tin tức đáng cho họ lưu ý và cho họ có một kiến thức về những vấn đề mới có liên quan đến văn hóa và những tiến bộ về canh nông... Nó sẽ góp phần vào việc thay thế chữ của chúng ta vào chữ Hán, một thứ chữ mà chỉ có một thiểu số quan lại hiểu biết mà thôi".
Từ khi Trương Vĩnh Ký được giao làm giám đốc Gia Định báo (1869) và Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút thì Gia Định báo đã cổ động cho lối học mới, phát triển chữ quốc ngữ và khuyến khích dân chúng học chữ quốc ngữ:
"Nông Cố Mín Đàm đã đăng nhiều bài tiến bộ, có ít nhiều ý thức về vai trò văn hóa và tư tưởng của một cơ quan ngôn luận. Chính nó đăng những bài đầu tiên về Duy Tân, Minh Tân..."
Báo Lục Tỉnh Tân Văn từ khi Trần Chánh Chiếu làm chủ bút đã kêu gọi cuộc Minh Tân, góp phần trong phong trào Duy Tân của cả nước đầu thế kỷ XX. Cùng với sự ra đời rất sớm của các tờ báo Việt ngữ, các sách Nôm và sách Hán được phiên âm và dịch ra quốc ngữ khá nhiều: Đại Nam quốc sử diễn ca (1871), Gia huấn ca (1882), Phan Trần (1889), Lục Vân Tiên (1889), Tam Tự Kinh (1887), Đại học, Trung Dung (1889), Minh Tâm bửu giám (1891). Và cũng trong thời gian đó, nhiều tác phẩm, nhiều công trình biên soạn đã được xuất bản, đáng chú ý là cuốn Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của.
   Hoạt động kinh tế Sài Gòn từ sau 1859
Sài Gòn nằm trên khúc uốn thuộc hữu ngạn sông Sài Gòn, một phụ lưu của sông Đồng Nai, cách biển 100km thủy trình. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng đất cao Đông Nam Bộ, độ dốc sông nhỏ, sức xâm thực kém, nước sông chứa ít phù sa. Vùng cửa sông có rừng sác giữ vai trò siết dòng, hạn chế việc lắng tụ phù sa ở cửa sông. Lòng sông sâu 8m lúc triều cường, cho phép các tàu trọng tải lớn ra vào Sài Gòn dễ dàng. Hơn nữa, vùng biển Nam Bộ thuộc chế độ thủy triệu bán nhật, nên các tàu lớn có mực nước lòng tàu sâu chỉ mất tối đa 12 giờ để có thể vào cảng. Nghĩa là không phải mất nhiều thời gian neo tàu ở tiền cảng Vũng Tàu. 
Từ những thuận lợi trên đây, Sài Gòn dần dần trở thành một thương cảng quan trọng trên hải trình châu Âu - Viễn Đông.
Hoạt động kinh tế của Sài Gòn trong những năm đầu Pháp thuộc chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu.
Ngay năm 1860, đã có 246 tàu phương Tây và thuyền buồm của Trung Hoa chuyển vận hàng đến Sài Gòn và bốc dỡ hàng đi. Tổng số hàng chuyển đi lên tới 63.299 tô-nô, trong đó có 53.939 tô-nô gạo trị giá 5.184.000 quan Pháp. Trị giá hàng nhập khẩu cùng năm là 1,5 triệu quan Pháp (thuốc phiện chiếm 0,5 tấn). Việc bốc xếp hàng tại cảng Sài Gòn do các "chánh" người Hoa đảm nhận.
Các mặt xuất khẩu gồm lúa gạo, cá khô (chở từ biển hồ ở Cao Miên về) dầu thực vật, đường mía, rau sấy khô, gòn.
Từ 1863, hàng xuất khẩu có thêm một số mặt hàng truyền thống như tơ tằm, muối, đay. Các sản phẩm này phục hồi và phát triển nhanh, sản lượng đã vượt nhu cầu nội địa, còn thừa để xuất khẩu.
Một mặt hàng xuất khẩu mới cũng phát triển rất nhanh từ 1863 là gỗ chất đốt và gỗ xây dựng. Thực tế nhu cầu gỗ để xây dựng đã có từ khi Pháp chiếm Sài Gòn. Do chiến sự tiếp diễn người Pháp chưa khai thác gỗ ở rừng Nam Kỳ nên phải nhập từ Singapore.
Năm 1863, tình hình ở ba tỉnh miền Đông ổn định, người Pháp mới xúc tiến việc khai thác gỗ rừng vừa đổ cung cấp cho nhu cầu tại chỗ vừa để xuất khẩu. Trị giá gỗ xuất khẩu vào 1864 lên đến 11 triệu quan Pháp.
Hàng nhập khẩu vào Sài Gòn gồm ba nhóm: 
Nhóm 1: Thực phẩm và hàng hóa nhập từ Trung Hoa do Trung Hoa sản xuất, cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của người Hoa tại Chợ Lớn, người Việt ở Sài Gòn và vùng phụ cận. 
Nhóm 2: Thực phẩm và các sản phẩm phục vụ cho yêu cầu xây dựng thành phố Sài Gòn. 
Nhóm 3: Thực phẩm và các sản phẩm do chính quyền thuộc địa cho nhập để nuôi quân, cung cấp cho các cửa hàng, cung cấp chất đốt cho các tàu hơi nước. 
Việc phát triển mậu dịch giữa Sài Gòn với bên ngoài dần dần kéo theo sự phát triển nhiều ngành sản xuất mới. Trường hợp người Hoa ở Chợ Lớn nhập đường kết tinh để tái xuất sang Trung Quốc dẫn đến việc người Pháp cho thành lập nhà máy lọc đường tại Sài Gòn là một ví dụ. Trước đây việc đan bao đệm chủ yếu dùng để đựng hàng xuất khẩu, đến nă, 1862 bao đệm thành một mặt hàng xuất khẩu: năm 1862 xuất 417.998 chiếc; năm 1863 xuất 2.305.190 chiếc. Tương tự đối với muối ăn, tơ tằm, gỗ xây dựng....
Có thể nói thời điểm quân Pháp doàn tất việc chiếm đóng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, hoạt động xuất nhập khẩu tại Sài Gòn càng lúc càng tấp nập. Hoạt động này là một trong số ít nguồn thu chính yếu của thuộc địa. Tính từ 1-7-1866 đến 30-6-1867 số tàu cập và rời bến Sài Gòn là 887 chiếc, với tổng giá trị hàng xuất nhập khẩu lên đến 53 triệu quan
Pháp.
Như vậy cho đến giữa thập niên 60 của thế kỷ XIX Sài Gòn thực sự là một thành phố thương mại phồn thịnh, một thương cảng có sức thu hút mạnh, có đủ điều kiện bước vào cuộc đua tranh với các đô thị lớn ở khu vực Đông Nam Aá thời bấy giờ như Singapore, Batavia (Djakarta), Manile.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_sai_gon_bien_doi.doc