Tài liệu Phong trào Đồng khởi

Phong trào “Đồng Khởi”1960 là một sự kiện lớn đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển biến mạnh mẽ từ đấu tranh chính trị, gìn giữ lực lượng sang bạo động cách mạng, giành thế tiến công chủ động trên chiến trường.

Mỹ-Diệm đã dùng mọi cách để hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng, thực hiện hàng loạt chính sách tàn bạo dã man đối với nhân dân ta bằng “Chính sách tố cộng, diệt cộng”, sử dụng các biện pháp càn quét, trấn áp để thi hành Luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam với khẩu hiệu “Giết lầm còn hơn bỏ sót”. Chúng đã thực hiện các chiến dịch càn quét lớn như :

¨ Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu 24/6/1956-24/2/1957

¨ Chiến dịch Trương Tấn Bửu 10/7/1956-24/2/1957

¨ Chiến dịch Mùa Thu 1/1/1957-12/1957

¨ Chiến dịch Nguyễn Trãi 20/4/1957-20/11/1958

 

doc 10 trang cucpham 9020
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Phong trào Đồng khởi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Phong trào Đồng khởi

Tài liệu Phong trào Đồng khởi
Phong trào “Đồng Khởi”1960 là một sự kiện lớn đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển biến mạnh mẽ từ đấu tranh chính trị, gìn giữ lực lượng sang bạo động cách mạng, giành thế tiến công chủ động trên chiến trường.
Mỹ-Diệm đã dùng mọi cách để hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng, thực hiện hàng loạt chính sách tàn bạo dã man đối với nhân dân ta bằng “Chính sách tố cộng, diệt cộng”, sử dụng các biện pháp càn quét, trấn áp để thi hành Luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam với khẩu hiệu “Giết lầm còn hơn bỏ sót”. Chúng đã thực hiện các chiến dịch càn quét lớn như :
Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu 24/6/1956-24/2/1957
Chiến dịch Trương Tấn Bửu 10/7/1956-24/2/1957
Chiến dịch Mùa Thu 1/1/1957-12/1957
Chiến dịch Nguyễn Trãi 20/4/1957-20/11/1958
Chúng ra sức xây dựng bộ máy kiềm kẹp, lập các ấp chiến lược, khu trù mật, khu đinh điền, lập các trại lính, nhằm biến miền Nam thành một trại lính, chúng lôi kéo thanh niên sa vào ăn chơi truỵ lạc mất dần ý chí chiến đấu. Đến năm 1959 chúng thành lập 84 điểm dinh điền, tháng 3/1959 thí điểm khu trù mật ở Vị Thanh Cần Thơ, tuy nhiên mô hình này cũng không tồn tại được bao lâu do đấu tranh của quần chúng nhân dân.
Mỹ-Diệm còn tăng cường các biện pháp bóc lột về kinh tế, cưỡng bức nông dân, cách ly quần chúng cách mạng để tiêu diệt cách mạng. Nhưng thực tế những biện pháp đó chỉ càng làm tăng thêm sự thù ghét của nhân dân , và phong trào “Đồng Khởi” nổ ra như một xu thế lịch sử.
Từ 7/1954 đến cuối 1959 đã có 1444 cuộc đấu tranh chính trị trong đó có 27 cuộc đấu tranh lớn, đặc biệt là cuộc biểu tình khổng lồ của công nhân và nhân dân lao động Sài Gòn nhân ngày quốc tế lao động 1/5/1958.
Thực sự phong trào “Đồng Khởi” không phải là một cuộc đấu tranh tự phát, mà nó là sự chuẩn bị, có định hướng, và là kết quả của những cuộc đấu tranh trước đó. Từ 1954-1956, phong trào đấu tranh chính trị đã diễn ra rộng rãi, thu hút nhân dân tham gia đòi hiệp thương tuyển cử thống nhất tổ quốc, thực hiện nghiêm túc hiệp định Giơnevơ. Bằng nhiều hình thức như lấy chữ kí, rãi truyền đơn, bãi công, bãi khóa..., phong trào đã huy tụ hơn 7 triệu nhân dân miền Nam tham gia .
Trước tình thế đó, Mỹ-Diệm thực thi những chính sách tàn bạo, và phong trào không những không bị dập tắt, mà còn bùng lên mạnh mẽ như ngọn lửa, hình thức đấu tranh của nhân dân ta càng phát triển, kết hợp đấu tranh chính trị và đòi tự do dân chủ. Diệm đưa ra chủ nghĩa nhân vị –một hình thức mà theo Diệm Nhu sẽ chiến thắng được chủ nghĩa Mác, chúng ra sức tuyên truyền, mở các lớp giảng dạy, nâng cao vai trò và tính độc tôn của Thiên chúa, kì thị tôn giáo khác. Chúng bắt nhân dân ta học tập, nhưng gặp phải sự đấu tranh quyết liệt. Điều này chúng tỏ rằng nhân dân ta đã có sự trưởng thành rõ rệt về ý thức chính trị , tổ chức đấu tranh cách mạng.
Ơû nông thôn, quần chúng nhân dân đã đấu tranh kiên quyết chống Mỹ-Diệm cướp đất, tăng tô ”Cải cách điền địa”, đòi giảm thuế, chống tố cộng, chống bắt thanh niên đi lính 
Tính liên kết đấu tranh của nhân dân ta cũng cao hơn hẳn, giữa các địa phương với nhau, giữa các tầng lớp trí thức, nông dân, công nhân....giữa tín đồ và những người không có đạo....Tiêu biểu nông dân các tỉnh Bạc Liêu, Mỹ Tho, Long Xuyên, Châu Đốc, Sóc Trăng cùng nỏi dậy đấu tranh đòi đất chống cướp ruộng . Cuộc đấu tranh càng ngày càng nhịp nhàng, kết hợp với đấu tranh du kích, vũ trang cướp chính quyền ở một số nơi.
Trận đánh qui mô lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang thời chống Mỹ đó là trận đánh ngày 10/10/1956, cuộc tấn công vào chi khu quân sự Dầu Tiếng tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch.Trong thời gian này, lực lượng vũ trang đã hình thành ở một số nơi như Đồng Tháp Mười, các đại đội vũ trang, các tiểu doàn tại Cà Mau, Cần Thơ, Bến Tre. Trong giai đoạn này, các phong trào vũ trang đã góp phần thúc đẩy các hoạt động đấu tranh chính trị chứ chưa nổ ra trên qui mô rộng và chưa có sự chuyển biến rõ rệt từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang.
Tuy nhiên bước sang năm 1959 những cuộc khởi nghĩa từng phần đã nổ ra. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu như : cuộc đấu tranh ở Long Mỹ (Cần Thơ), , của nhân dân Cà Mau, phong trào diệt ác phá tề, phá ấp chiến lược của nhân dân Bác Aùi. Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng-Quảng Ngãi thu hút 16 ngàn đồng bào, quét sạch chính quyền ngụy 16 xã,đây là một thắng lợi lớn, góp phần cổ vũ phong trào cách mạng, là đỉnh cao của phong trào đấu tranh ở miền Trung những năm 1954-1959.
Từ 1954 đến 1959 đã có 466 ngàn người cộng sản và yêu nước bị bắt, 400 ngàn người bị tù đài, 65 ngàn người bị giết. Từ 1957-1958 chúng ta bị tổn thất nặng, do Đảng chưa tìm ra phương pháp và hình thức thích hợp để chống trả địch.
Các cuộc đấu tranh này đã gây nên sự khủng hoảng đối với Mỹ-Diệm và tay sai, biều hiện bằng sự điên cuồng chống phá của Mỹ-Diệm và sự bè phái của các tướng lĩnh Sài Gòn. Bộ máy chính trị của Mỹ diệm đã không còn đủ sức để đương đầu với thế mạnh càng ngày càng cao của cách mạng. 
Tính từ đầu năm đến 10/1959 chúng đã thực hiện các biện pháp phát xít tàn bạo, thực hiện càn quét, giết hại gần 500 người, làm bị thương khoảng 3.500 người, bắt bớ hơn 3.700 người, dồn nhân dân vào Khu trù mật, ấp chiến lược.
Như vậy chúng ta có thể thấy được, đầu năm 1960, tình thế cách mạng đã có những biến đổi, và hội đủ những điều kiện cần thiết cho một giai đoạn cách mạng mới. Là thời điểm tình thế cho cách mạng ở miền Nam. Tuy nhiên cần phải có sự tính toán thật kỉ lưỡng, cần phải xác định được khâu nào là khâu yếu nhất của địch, cần phải xác định vị trí cuộc khởi nghĩa vũ trang cướp chính quyền. Và chính nông thôn chứ không phải bất cứ nơi nào khác đó là điểm yếu nhất của địch, bởi vì, vùng nông thôn rộng lớn chủ yếu có nền kinh tế tự nhiên không phụ thuộc vào đô thị, đại bộ phận nông dân ở đây sống bằng kinh tế nông nghiệp, nông dân sống phân tán trong làng xã, chính quyền địa phương yếu kém, do đó nơi đây có thể tiến hành khởi nghĩa từng phần, là cơ sở đẩy cách mạng miền Nam đi lên. 
Lúc này, thực tiễn cách mạng miền Nam đòi hỏi phải có một đường lối cách mạng hoàn chỉnh toàn diện để đánh đổ chính quyền Mỹ Diệm, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Vì thực tế đấu tranh nhân dân trong giai đoạn này còn mang tính cục bộ và giai cấp, địa phương. Trước mắt cần giải quyết những bế tắc trong tình huống phong trào đấu tranh chính trị đang dâng cao khắp miền Nam nhưng chưa xác định được phương hướng đấu tranh hiệu quả.
 Đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn trong cách mạng Tháng 1-1959, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15 do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa họp ở Hà Nội với sự tham gia của toàn thể Ban Chấp Hành Trung Ương cùng những đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng ở Nam Bộ và Trung Nam Bộ. Hội nghị đã xác định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, vạch rõ mục tiêu và phương pháp cách mạng miền Nam, mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam, Bắc, giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới... nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng quốc tế, bảo vệ hòa bình thế giới. Về cách mạng miền Nam, trên cơ sở phân tích tình hình miền Nam, Hội nghị đã khẳng định: “nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam”. Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (khóa 2) mang tầm lịch sử, có ý nghĩa quyết định và kịp thời tạo ra bước phát triển mới của cách mạng miền Nam mà mở đầu là phong trào đồng khởi trên toàn miền vào cuối năm 1959 và đầu 1960. Bản Đề cương cách mạng miền Nam đã góp phần tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho phong trào khởi nghĩa từng phần ở miền Nam và góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận và chính trị cho Nghị quyết 15 của Trung ương.
Nghị quyết đã nêu lên mâu thuẩn cơ bản cần phải giải quyết của cách mạng Việt Nam : mâu thẩn giữa chủ nghĩa đế quốc, địa chủ phong kiến, tư sản với dân tộc Việt Nam, và mâu thẩn giữa con đường chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường tư bản chủ nghĩa ở miền Nam. Xác định mâu thẩn cơ bản là đế quốc Mỹ và nhân dân. Nghị quyết còn xác định lực lượng cách mạng miền Nam là liên kết đấu tranh giữa công, nông, tiểu tư sản,....xác định động lực cách mạng lấy liên minh công nông làm cơ sở dưới sự lãnh đạo của gia cấp công nhân thông qua Đảng Cộng Sản.
Nghị quyết 15 của TƯĐCS đã đánh dấu một mốc quan trọng về đường lối có tính chất nguyên tắc cho cách mạng miền Nam và đặt cơ sở để tiến tới đề ra nhiệm vụ chiến lược một cách chính xác, toàn diện.Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh để giữ vững hòa bình, ra sức cũng cố miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ cách mạng phải đi từng bước, từ thấp đến cao, đẩy lùi chính quyền địch đến tiêu diệt bộ máy chính trị của chúng.
Nghị quyết đa ... g việc vạch ra đường lối cách mạng, sự đúng đắn và quyết đoán trong việc lựa chọn con đường đấu tranh phù hợp với tình thế và yêu cầu cách mạng, tạo nên niềm tin, định hướng và cổ vũ cách mạng Miền nam.
Như vậy chỉ sau một thời gian, phong trào đã có một chuyển biến mới tích cực, biến đổi hình thức đấu tranh, kết hợp nhịp nhàng, sử dụng hiệu quả đấu tranh chính trị và bạo động cách mạng.
Trong bối cảnh đó, phong trào đấu tranh của nhân dân Bến Tre nổi lên như một điển hình, nhân dân luôn sục sôi ý chí chiến đầu, sãn sàng cướp chính quyền.
Tháng 12-1959, Hội nghị đại biểu các tỉnh miền Trung Nam Bộ được triệu tập để truyền đạt Nghị quyết 15 của Trung ương 
Cuối tháng 12 đồng chí Nguyễn Thị Định đi họp tại khu ủy và nhận chủ trương chuyển hướng phong trào, phát động nhân dân nổi dậy, đâấu tranh chính trị kết hợp vũ trang.
Trên cơ sở phân tích những khó khăn và thuận lợi của tình hình, tuy hệ thống cách mạng của Bến Tre còn rất ít, trang bị vũ trang kém, song lại có những thuận lợi khác là tinh thần đấu tranh của nhân dân rất cao, cán bộ có kinh nghiệm tập họp, quân địch tuy đông nhưng còn nhiều sơ hở và tinh thần kém.
 Đêm 2-1-1960, Hội nghị cán bộ lónh đạo Bến Tre do Thường vụ Tỉnh ủy triệu tập tại một địa điểm ở Mỏ Cày để truyền đạt nghị quyết của Trung ương và bàn kế hoạch phát động quần chúng nổi dậy diệt ác, phá thế kiềm kẹp của địch. Nghị quyết của hội nghị là phát động một tuần lễ nổi dậy đồng loạt trong tỉnh từ 17-1-1960 đến 25-1-1960. 
Điều này đã cho thấy được sự chủ động và sáng tạo của mỗi địa phương, dù vẫn theo đúng định hướng cách mạng, đúng như nghị quyết Hội Nghị Trung Ương 15 , nhưng Bến Tre đã có phương hươngs đấu tranh hết sức phù hợp và sáng tạo, tích cực, hiệu quả.”Súng trong đồn địch cứ tìm cách mà lấy để đánh địch tốt hơn”
Trong khi không có trang bị vũ trang nhiều, nhưng vẫn có thể kết hợp đấu trang chính trị và đấu tranh vũ trang. Nếu xét ra thì có phần mạo hiểm, nhưng không, sự quyết định này hoàn toàn có cơ sở, xét trên sức mạnh tổng hợp của quần chúng cộng với yếu tố tổng lực, bất ngờ. Đây là quyết định đúng đắng góp phần đưa phong trào đồng khởi ở Bến Tre sớm thành công .
Ngày 17-1-1960, theo kế hoạch đã định, cuộc Đồng khởi nổ ra thắng lợi đúng như dự kiến tại 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh (Mỏ Cày). 
Ngày 22-2-1960, Mỹ, Diệm tập trung lực lượng phản kích mạnh mẽ. Chúng huy động hơn 12 ngàn quân chủ lực từ các tỉnh lân cận, có 15 tàu chiến và nhiều máy bay, đại bác yểm trợ tấn công vào trung tâm cuộc khởi nghĩa, nhằm tiêu diệt lực lượng võ trang cách mạng, hòng lập lại trật tự cũ. Lực lượng vũ trang non trẻ ở 3 xã đã chặn đánh địch quyết liệt. 
  Ngày 27-2-1960, hàng ngàn dân các xã Phước Hiệp, Bình Khánh, Định Thủy đi trên 200 chiếc xuồng, gồm các chị, các mẹ bế theo con cái, mang người bị thương, đội khăn tang, đem theo gạo thóc, soong nồi, mùng mền "tản cư" vào thị trấn Mỏ Cày, đưa yêu sách đòi quận trưởng ra lệnh rút quân, chấm dứt càn quét khủng bố. Cuộc đấu tranh kéo dài 12 ngày đêm. 
   Ngày 10-3-1960, đại diện Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn bay đến Bến Tre, thị sát tình hình và sau đó phải ra lệnh rút quân, bỏ dở cuộc càn quét. 
   Sau khi chỉ đạo cuộc Đồng Khởi thắng lợi ở Mỏ Cày, Tỉnh ủy Bến Tre quyết định chuyển hướng sang Giồng Trôm, tập trung ở 3 xã trọng điểm Châu Hòa, Châu Bình và Phong Mỹ. 
Tháng 3-1960, một cuộc đấu tranh chính trị của hơn 7.000 phụ nữ Giồng Trôm đòi các đơn vị quân chủ lực của địch đang đi càn quét phải rút về vị trí cũ. 
Tháng 6-1960, XUNB quyết định phát động Đồng khởi trong toàn Nam Bộ 
Tháng 9-1960, Ban lãnh đạo miền Trung Nam Bộ họp đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm phong trào Đồng khởi Bến Tre, ra nghị quyết phát động phong trào Đồng khởi trong toàn khu 8. 
Cao trào Đồng khởi từ Bến Tre nhanh chóng lan rộng khắp các tỉnh Nam Bộ, ra các tỉnh ven biển khu 5 và Tây Nguyên, làm thay đổi cục diện chính trị ở miền Nam, phá vỡ một mảng lớn hệ thống chính quyền cơ sở địch. 
Ngày 24-9-1960, Bến Tre phát động cuộc Đồng khởi đợt II, sau khi đã kiểm điểm, rút kinh nghiệm của cuộc nổi dậy đồng loạt đợt I. Cuộc Đồng khởi không chỉ diễn ra ở những nơi có phong trào mạnh, mà còn được phát động ngay cả ở những vùng yếu, cơ sở cách mạng còn mỏng trong các huyện khác của tỉnh. 
 	  Như vậy, Đồng khởi ở Bến Tre không chỉ có nghĩa đơn giản là cuộc nổi dậy đồng loạt của nhân dân từ tay không cướp đồn địch, giành chính quyền và cũng không chỉ giới hạn trong đợt I và đợt II. Đồng khởi là một quá trình liên tục tiến công, liên tục nổi dậy, liên tục giành thắng lợi, hết đợt này đến đợt khác. Đó là một hình thức đấu tranh độc đáo, sáng tạo của cách mạng Việt Nam. 
  	 Thắng lợi cuộc Đồng khởi Bến Tre và các cuộc Đồng khởi trong toàn miền tiếp sau đó đã đưa đến việc thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20-12-1960. 
Đồng khởi Bến Tre thành công vì đã có chiến thuật và chiến lược đúng đắn “Đánh phải đánh tới tấp, phát triển lực lượng không hạn chế, khi sóng gió nổi lên thì phải mạnh dạn căng buồm lướt sóng, nhàm thẳng mục tiêu mà tiến tới. Thắng lợi này là thắng lợi của phương thức cách mạng, tổ chức đấu tranh, chỉ đạo chiến lược”.(Cao Văn Lượng- Tìm hiểu phong trào đồng khởi miền Nam Việt Nam)
Các lực lượng cách mạng vũ trang, được ra đời từ phong trào quần chúng đã có những trận đánh làm tiêu hao sinh lực địch : Trận Trà Hui (25/1/1960) bắt sống 500 tên địch, thu hơn 1000 súng.
Từ thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” đảng ta đã đúc kết được phương châm”Hai chân, ba mũi giáp công” phương châm này từ đó trở thành chiến lược xuyên suốt trong cuộc đấu tranh chống Mỹ. Thắng lợi này thể hiện bước nhảy vọt quan trọng đưa cách mạng miền Nam từ thế gìn giữ lực lượng sang chủ động tiến công, tiến công mạng mẽ, liên tục. Đánh bại chiến lược chiến tranh đơn phương của Mỹ , buộc chúng phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.Cuộc đảo chính hụt của Nguyễn Chánh Thi và Hoàng Cơ Thụy 1960 là báo hiệu sự đi xuống của chế độ Ngô Đình Diệm từ sau “Đồng Khởi”. 
 	Từ khi có Nghị Quyết Trung Ương 15 phong trào cách mạng của nhân dân nhanh chóng được khôi phục, có thể khẳng định nếu không có Nghị Quyết Trung Ương 15 thì không có khởi nghĩa Trà Bồng. Cuộc khởi nghĩa đã đem lại bài học về đấu tranh chính trị và vũ trang song song. Nhờ Nghị Quyết Trung Ương 15 cuộc đấu tranh chính trị có vũ trang hỗ trợ được khởi xướng, các cơ sở cách mạng được khôi phục, nhân dân sẵn sàng hành động, phong tràophát triển như nước vỡ bờ, tạo nên phong trào “Đồng Khởi”.
Đến cuối 1960 Bến Tre đã giải phóng hoàn toàn 51/115 xã trong toàn tỉnh, 21 xã được giải phóng được một phần, nhân dân làm chủ 300/500 ấp, hệ thống kìm kẹp ở địa phương bị phá vỡ. Ở Trà Vinh sau ba tháng Đồng khởi đã giải phóng hoàn toàn 12 xã, 14 ấp, giải phóng cơ bản 7 xã và 15 ấp khác, chính quyền cơ sở được thành lập lấy tên “Uûy ban giải phóng”. Nhiều tỉnh khác cũng đồng thời nổi dậy, giành nhiều thắng lợi to lớn.
Như vậy được ánh sáng của Nghị Quyết Trung Ương 15 soi đường, phong trào cách mạng miền Nam đã phát triển mạnh, đánh sập bộ máy ngụy quyền cơ sở, đẩy kẻ thù đi đến khủng hoảng, tạo ra những điều kiện tổng khởi nghĩa. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đường lối cách mạng và chiến tranh cách mạng trong giai đoạn mới. Các tỉnh thành của miền nam như Bà Rịa, Long An.... đã xây dựng nên thế trận cách mạng vững chắc “Trong bất cứ cuộc chiến tranh cách mạng nào, tinh thần cacchs mạng hy sinh là cần thiết nhưng không đủ bảo đảm cho thắng lợi.Muốn thắng lợi phải chuẩn bị tỉ mỉ điều kiện vật chấtở đây tức là chuẩn bị về mặt quân sự, vũ trang cho bộ đội và nhân dân lập nên những đội vũ trangkhởi nghĩa”( Trường Chinh-Mấy vấn đề quân sự trong cách mạng Việt Nam)
Việc xây dựng lực lượng vũ trang được chú trọng hơn, gắn liền với đó là xây dựng thế trận lòng dân và chiến tranh nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Với phương châm đấu tranh vũ trang kết hợp lực lượng chính trị, binh vận địch vận, kết hợp tác chiến du kích, tác chiến tập trung, hiệp đồng binh chủng. Sau này, Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khoá VII đã kết luận”nghị quyết Hội Nghị Trung Ương lần thứ 15 rất đúng, làm xoay chuyển tình thế”( kết luận Bộ chính trị 25/5/1994) 
Nghị quyết này đã xoay chuyển tình thế, cứu lấy cách mạng trong giai đoạn nguy biến nhất, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Từng bước làm chủ chính quyền , nắm vững cục diện tình thế cách mạng, xác định đường lối, tiến tới thắng lợi chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Quốc phòng-viện lịch sử quân sự, lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, NXB chính trị Quốc gia 
Cao Văn Lượng, Tìm hiểu phong trào đồng khởi miền Nam Việt Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội 1981
Lịch sử Việt Nam (1954-1965) NXB khoa học xã hội, Hà Nội 1996.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_phong_trao_dong_khoi.doc