Tài liệu Ôn thi Đại học, Cao đẳng Lịch sử

 Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

1.1. Bối cảnh

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tổn thất nặng nề: hàng loạt nhà máy, đường sá, cầu cống và làng mạc bị tàn phá, sản xuất công nghiệp bị đình trệ, lạm phát tràn lan, giá cả gia tăng.

Để nhanh chóng khắc phục những thiệt hại, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, chính quyền Pháp đã ra sức khôi phục và thúc đẩy sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường đầu tư khai thác các nước thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và Châu Phi.

1.2. Chính sách khai thác của Pháp ở Đông Dương

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã chính thức triển khai chương trình khai thác lần thứ hai ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam;

Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn, trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp và khai thác khoáng sản: trong 6 năm (1924 - 1929), tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ Phờ - răng (tăng 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh).

Chương trình khai thác lần thứ hai đã làm biến đổi mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam.

1.3. Hoạt động đầu tư khai thác lần thứ hai ở Việt Nam

* Trong nông nghiệp

Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp mà chủ yếu là lập các đồn điền cao su lên đến 400 triệu phờ-răng, tăng 10 lần so với trước chiến tranh; diện tích cao su năm 1930 tăng lên 120.000 ha (năm 1918: 15.000 ha) và nhiều công ty cao su mới ra đời như: Đất Đỏ, Misơlanh, Công ty trồng trọt cây nhiệt đới.

 

doc 70 trang cucpham 25/07/2022 5540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Ôn thi Đại học, Cao đẳng Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Ôn thi Đại học, Cao đẳng Lịch sử

Tài liệu Ôn thi Đại học, Cao đẳng Lịch sử
BÀI 1
NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
1.1. Bối cảnh
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tổn thất nặng nề: hàng loạt nhà máy, đường sá, cầu cống và làng mạc bị tàn phá, sản xuất công nghiệp bị đình trệ, lạm phát tràn lan, giá cả gia tăng.
Để nhanh chóng khắc phục những thiệt hại, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, chính quyền Pháp đã ra sức khôi phục và thúc đẩy sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường đầu tư khai thác các nước thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và Châu Phi.
1.2. Chính sách khai thác của Pháp ở Đông Dương
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã chính thức triển khai chương trình khai thác lần thứ hai ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam;
Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn, trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp và khai thác khoáng sản: trong 6 năm (1924 - 1929), tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ Phờ - răng (tăng 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh).
Chương trình khai thác lần thứ hai đã làm biến đổi mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam.
1.3. Hoạt động đầu tư khai thác lần thứ hai ở Việt Nam
* Trong nông nghiệp
Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp mà chủ yếu là lập các đồn điền cao su lên đến 400 triệu phờ-răng, tăng 10 lần so với trước chiến tranh; diện tích cao su năm 1930 tăng lên 120.000 ha (năm 1918: 15.000 ha) và nhiều công ty cao su mới ra đời như: Đất Đỏ, Misơlanh, Công ty trồng trọt cây nhiệt đới...
* Trong lĩnh vực khai mỏ
Tư bản Pháp tập trung đầu tư vào lĩnh vực khai thác than và khoáng sản
Các công ty than đã có trước đây: tăng cường đầu tư và khai thác.
Lập thêm nhiều công ty than mới: Công ty than Hạ Long - Đồng Đăng; Công ty than và kim khí Đông Dương; Công ty than Tuyên Quang; Công ty than Đông Triều.
* Tiểu thủ công nghiệp: Thực dân Pháp mở thêm nhiều cơ sở gia công, chế biến:
	+ Nhà máy sợi ở Nam Định, Hải Phòng; nhà máy rượu ở Hà Nội, Nam Định, Hà Đông; nhà máy diêm ở Hà Nội, Hàm Rồng, Bến Thủy.
	+ Nhà máy đường Tuy Hòa, nhà máy xay xác, chế biến gạo Chợ Lớn.
* Thương nghiệp:
Giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh, đặc biệt là ngoại thương: trước chiến tranh, hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương chiếm 37%, đến năm 1930 đã lên đến 63%.
Pháp thực hiện chính sách đánh thuế nặng đối với hàng hoá nước ngoài nhập vào Việt Nam để tạo thuận lợi cho hàng hóa Pháp nhập khẩu vào Việt Nam.
* Giao thông vận tải tiếp tục được đầu tư phát triển, đặc biệt là hệ thống đường sắt và đường thủy nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác, vận chuyển vật liệu và hàng hoá. Các đô thị được mở rộng và cư dân thành thị cũng tăng nhanh.
* Tài chính ngân hàng
Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương: nắm quyền phát hành giấy bạc và có nhiều cổ phần trong hầu hết các công ty tư bản Pháp..
* Ngoài ra, thực dân Pháp còn bóc lột nhân dân ta bằng các loại thuế khóa nặng nề. Nhờ vậy, ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912.
2. Chính sách chính trị - xã hội và văn hoá – giáo dục của thực dân Pháp 
2.1. Chính trị - xã hội
Một mặt, thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế triệt để, tăng cường hệ thống cảnh sát, mật thám, nhà tù để trấn áp các hoạt động cách mạng.
Mặt khác, tiến hành một số cải cách chính trị - hành chính, lôi kéo một bộ phận địa chủ và tư sản Việt Nam tham gia vào Hội đồng quản hạt ở Nam kỳ, Viện dân biểu Bắc kỳ và Trung kỳ, khai thác vai trò của bộ máy chính quyền phong kiến tay sai.
2.2. Văn hoá - giáo dục
Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng từ cấp tiểu học đến trung học, cao đẳng và đại học, nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho việc khai thác và cai trị của Pháp.
Cho phép hàng chục tờ báo, tạp chí bằng chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp hoạt động, khuyến khích xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt đề huề”, gieo rắc ảo tưởng hòa bình và hợp tác giữa chúng với bọn bù nhìn.
Các trào lưu tư tưởng, khoa học – kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật phương tây du nhập vào Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng còn khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội.
Các yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa mới tiến bộ, ngoại lai, nô dịch cùng tồn tại, đan xen và đấu tranh với nhau.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội Việt Nam
3.1. Chuyển biến về kinh tế	
Thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa trong một chừng mực nhất định đan xen với quan hệ sản xuất phong kiến.
Các ngành kinh tế - kĩ thuật của tư bản Pháp ở Việt Nam phát triển hơn trước.
Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lạc hậu, mất cân đối và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp, nhân dân ta càng đói khổ hơn.
3.2. Chuyển biến về giai cấp
Công cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc, bên cạnh các giai cấp cũ (Địa chủ - phong kiến và nông dân) đã xuất hiện các giai cấp mới (Tư sản, tiểu tư sản và công nhân) với quyền lợi, địa vị và thái độ chính trị khác nhau.
3.2.1. Giai cấp địa chủ - phong kiến
Một bộ phận được thực dân Pháp dung dưỡng để làm chỗ dựa cho chúng, nên lực lượng này thường để tăng cường cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân.
Tuy vậy, vẫn có một bộ phận địa chủ, nhất là địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, sẵn sàng tham gia các phong trào chống Pháp và tay sai.
3.2.2. Giai cấp tư sản
Mấy năm sau khi chiến tranh kết thúc, giai cấp tư sản Việt Nam được hình thành; họ phần lớn là những tiểu chủ trung gian làm thầu khoán, đại lí cho tư bản Pháp, đã tích luỹ vốn và đứng ra kinh doanh riêng trở thành tư sản như: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu, Trương Văn Bền...
Giai cấp tư sản Việt Nam tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh như Công thương (Tiên Long Thương đoàn (Huế), Hưng Hiệp hội xã (Hà Nội), xưởng chế xà phòng của Trương Văn Bền (Sài Gòn)), kinh doanh tiền tệ (Ngân hàng Việt Nam ở Nam Kì), Nông nghiệp và khai mỏ (công ty của Bạch Thái Bưởi, đồn điền cao su của Lê Phát Vĩnh và Trần Văn Chương).
Ngay khi vừa mới ra đời giai cấp tư sản Việt Nam đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thực lực kinh tế yếu, nặng về thương nghiệp và sau một thời gian phát triển thì bị phân hoá thành hai bộ phận:
Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên họ câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp.
Tư sản dân tộc: Kinh doanh độc lập, bị chèn ép. Họ có khuynh hướng dân tộc và dân chủ và giữ một vai trò đáng kể trong phong trào dân tộc.
3.3.3. Giai cấp tiểu tư sản thành thị (Những người buôn bán nhỏ, viên chức, tri thức, học sinh, sinh viên...)
Sau chiến tranh, giai cấp tiểu tư sản phát triển nhảy vọt về số lượng; họ bị tư bản Pháp ráo riết chèn ép, khinh rẽ, bạc đãi, đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản và thất nghiệp.
Họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân và tay sai. Đặc biệt bộ phận học sinh, sinh viên, tri thức có điều kiện, khả năng tiếp xúc với các tư tưởng tiến bộ nên có tinh thần hăng hái tham gia cách mạng.
3.3.4. Giai cấp nông dân (90% dân số)
Bị đế quốc và phong kiến áp bức bóc lột nặng nề dẫn đến bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Một bộ phận trở thành tá điền cho địa chủ - phong kiến, một bộ phận nhỏ rời bỏ làng quê vào làm việc trong các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ của tư sản => Trở thành công nhân.
Họ có mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc, phong kiến và sẵn sàng nỗi lên đấu tranh giải phóng dân tộc.
3.3.5. Giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân ngày càng phát triển. Trước chiến tranh, giai công nhân Việt Nam khoảng 10 vạn người, đến năm 1929 tăng lên đến 22 vạn.
Ngoài những đặc trưng chung của giai cấp công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những nét riêng:
+ Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.
+ Chịu sự áp bức bóc lột nặng nề của đế quốc, phong kiến và tư bản người Việt.
+ Kế thừa truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc.
+ Sớm tiếp thu những ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.
Là một giai cấp mới, nhưng công nhân đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác và vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi theo khuynh hướng tiến bộ.
Tóm lại, Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX, Việt Nam có những chuyển biến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, đặc biệt là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai, đẩy tinh thần cách mạng của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lên một độ cao mới.
Câu hỏi và bài tập:
1. Dưới tác động của đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, tình hình giai cấp của xã hội Việt Nam có gì thay đổi? (Đề thi tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001).
2. Thái độ của các giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với sự thống trị của thực dân Pháp và tay sai.
3. Trình bày chính sách đầu tư khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp và tác động của nó đến tình hình kinh tế Việt Nam.
BÀI 2
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925
1. Bối cảnh quốc tế và tác động của nó đến Việt Nam.
Tháng 11/1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công, đưa giai cấp công nông lên nắm chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội, biến học thuyết của Mác thành hiện thực.
Tháng 2/1919, Quốc tế cộng sản (Quốc tế 3) thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế III, phong trào cách mạng vô sản thế giới phát triển nhanh chóng:
Tháng 12/1920, Đảng cộng sản Pháp thành lập.
Năm 1921, Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời.
Từ năm 1923 trở đi, một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được du nhập vào Việt Nam qua một số sách báo của Đảng cộng sản Pháp và Đảng cộng sản Trung Quốc và tác động trực tiếp đến một số trí thức Việt Nam yêu nước ở nước ngoài mà tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc.
2. Phong trào dân tộc dân chủ trong nước do giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản lãnh đạo giai đoạn 1919 – 1925
Những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ do giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản lãnh đạo diễn ra khá mạnh mẽ:
2.1. Phong trào của giai cấp tư sản dân tộ ...  Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc buộc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 05 đến 18/3/1979.
Câu hỏi và bài tập: 
Câu 1: Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã diễn ra như thế nào từ sau đại thắng mùa xuân 1975. Ý nghĩa lịch sử.
(Xem thêm ở Phụ lục: Đề thi Đại học từ 2002 đến 2007).
BÀI 26
ĐẤT NƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI 1986 – 2000
1. Bối cảnh
Hơn 10 năm cả nước tiến hành xây dựng CNXH, Đảng và nhân dân ta vừa làm vừa tìm tòi thể nghiệm con đường XHCN. Kết quả là đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực. Song chúng ta cũng đã vấp phải những khó khăn to lớn và ngày càng gia tăng, làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt.
Để khắc phục những sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng và đẩy mạnh sự nghiệp CNXH tiến lên, đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới. 
2. Đường lối đổi mới và xây dựng đất nước trong thời kì quá độ
Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1996) đã đánh dấu sự mở đầu của thời kì đổi mới. Đây là đổi mới đất nước trong quá trình đi lên CNXH chứ không phải thay đổi mục tiêu CNXH. Đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng – xã hội:
2.1. Đổi mới kinh tế
- Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô với hai bộ phận chủ yếu là công nghiệp và nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với nhau.
- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển.
- Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
- Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng sự phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế.
2.2. Đổi mới chính trị
- Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân do Đảng cộng sản lãnh đạo.
- Xây dựng nền dân chủ XHCN, nhấn mạnh quan điểm “lấy dân làm gốc”.
- Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, chuyên chính đối với mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc.
- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
3. Quá trình đất nước thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000)
3.1. Kế hoạch 5 năm 1986 – 1990: bước đầu công cuộc đổi mới
3.1.1. Nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VI
Đại hội VI đã thay đổi nhận thức về CNXH khoa học, xác định lại thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta là cả một thời kì lịch sử lâu dài, khó khăn và trải qua nhiều chặng.
Đại hội VI đã đề ra “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát” của chặng đường đầu tiên là “ổn định mọi mặt tình hình kinh tế – xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong chặng đường tiếp theo”.
Trước mắt, trong 5 năm 1986 – 1990, tập trung sức người, sức của, thực hiện những mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là mặt trận hàng đầu.
3.1.2. Thành tựu và hạn chế bước đầu của công cuộc đổi mới (1986 - 1990)
* Thành tựu
Đường lối đổi mới của Đảng nhanh chóng được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng nhân dân, huy động được sức mạnh của toàn xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội;
Đặc biệt là chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước đã thực sự phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội:
+ Về lương thực thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập 45 vạn tấn gạo, đến năm 1990 chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.
+ Về hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng, mẫu mã – chất lượng tiến bộ hơn trước, lưu thông tương đối thuận lợi.
+ Về kinh tế đối ngoại, phát triển mạnh và mở rộng hơn trước: từ năm 1986 đến 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, hàng nhập khẩu giảm đáng kể.
+ Kiềm chế được một bước đà lạm phát, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.
+ Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
Những thành tựu trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
* Hạn chế
Đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội; nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát tuy có giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao, thất nghiệp gia tăng.
Chế độ tiền lương còn bất hợp lí, mức sống của những người sống chủ yếu bằng lương và của một bộ phận nông dân bị giảm sút. 
Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp, hiện tượng tham nhũng, hối lộ, bất công xã hội, vi phạm pháp luật, kỉ luật, kỉ cương vẫn còn khá nặng nề và phổ biến.
3.2. Kế hoạch 5 năm 1991 – 1995: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới
3.2.1. Nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VII
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI và tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên.
Đại hội VII thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000”.
Nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 là: “đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát. Ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế”.
Để thực hiện mục tiêu trên, cần phải phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa.
3.2.2. Thành tựu và hạn chế bước đầu của công cuộc đổi mới (1986 - 1990)
* Thành tựu
Thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1991 – 1995), trên các lĩnh vực của sự nghiệp đổi mới, nhân dân ta đạt được những thành tựu và tiến bộ to lớn:
- Nhịp độ phát triển kinh tế được đẩy mạnh, nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) đã hoàn thành vượt mức:
Kinh tế tăng trưởng đạt trung bình 8,2%/ năm. Lạm phát được đẩy lùi, tỉ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế.
Các ngành dịch vụ năm 1995 tăng 80% so với 1990, vận tải hàng hóa tăng 62%.
- Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh: Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 17 tỉ USD, nhập khẩu trên 21 tỉ USD. Vốn đầu tư tăng trung bình 50%.
- Khoa học và công nghệ có bước phát triển mới, văn hóa – xã hội có những chuyển biến tích cực.
- Ổn định tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế.
* Hạn chế
Nước ta vẫn còn là một trong những nước nghèo trên thế giới, trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ còn thấp.
Tình trạng tham nhũng, lãnh phí, buôn lậu, làm ăn phi pháp cũng như hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước chưa được ngăn chặn triệt để.
Sự phân hóa giàu nghèo, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.
3.3. Kế hoạch 5 năm 1996 – 2000: Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa
3.3.1. Nhiệm vụ mục tiêu của Đại hội VII
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (7/1996) đã kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nghị quyết Đại hội VII và đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 là:
Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
3.3.2. Thành tựu và hạn chế bước đầu của công cuộc đổi mới (1986 - 1990)
* Thành tựu
Nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực:
Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 7%. Công nghiệp tăng bình quân 13,5%, nông nghiệp tăng 5,7%...
Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển: xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD, nhập khẩu đạt 61 tỉ USD, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt khoảng 10 tỉ USD (tăng 1,5 lần so với 5 năm trước). Đặc biệt, đến năm 2000, Việt Nam đã có 40 dự án đầu tư ra nước ngoài.
Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất.
Các lĩnh vực văn hóa – xã hội phát triển đáng kể.
Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng.
Những thành tựu và ưu điểm trong 5 năm (1996 - 2000) nói riêng và 15 năm đổi mới nói chung đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
* Hạn chế
Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động, sức cạnh tranh thấp.
Một số vấn đề văn hóa – xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết, tình trạng thất nghiệp còn cao, khoa học và công nghệ còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tình trạng tham nhũng chưa khắc phục triệt để.
Câu hỏi và bài tập:
Câu 1: Hãy nêu những mốc lịch sử quan trọng nhất của đất nước ta từ khi có Đảng đến nay. Tại sao nói mỗi mốc lịch sử ấy có ý nghĩa đánh dấu một quá trình phát triển của Cách mạng Việt Nam?
Good luck in your exams!
Câu 2: Trình bày những thành tựu và hạn chế trên lĩnh vực kinh tế ở đất nước ta trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước (Từ 1986 đến 1991). (Đề thi tuyển sinh ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh năm 1999)

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_dai_hoc_cao_dang_lich_su.doc