Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 9
I. VĂN BẢN:
1. Văn nghị luận: Xem lại kiến thức của một số tác phẩm nghị luận chính trị - xã hội và nghị lậun văn học như: Tiếng nói văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông- Ten.
2. Thơ hiện đại: Học thuộc lòng các bài thơ và xem nội dung phân tích:
- Con cò – Chế Lan Viên
- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
- Viếng lăng Bác – Viễn Phương.
- Sang thu – Hữu Thỉnh
- Nói với con – Y Phương
- Mây và sóng – Ta-go
3. Truyện hiện đại: Học các tác phẩm truyện + tóm tắt cốt truyện và nội dung phân tích:
- Làng – Kim Lân
- Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long.
- Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang sáng.
- Bến quê – Nguyễn Minh Châu.
- Những ngôi sao xa xôi – Lê minh Khuê.
Và xem nội dung + cốt truyện của các tác phẩm: rô-bin-xơn ngoài hoang đảo (Đ. Đi-phô), Bố của Xi-mông (Guy-đơ Mô-pa-xăng), Con chó Bấc (G. lơn-đơn).
II. TIẾNG VIỆT:
- Ôn tập các bài: khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ẩn.
- Xem lại chương trìng địa phương tiếng việt
- Ôn các kiến thức có liên quan đến tổng kết về ngữ pháp.
- Thực hành các bài tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 9
ÔN TẬP TUYỂN SINH 10 MÔN: NGỮ VĂN 9 VĂN BẢN: Văn nghị luận: Xem lại kiến thức của một số tác phẩm nghị luận chính trị - xã hội và nghị lậun văn học như: Tiếng nói văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông- Ten. Thơ hiện đại: Học thuộc lòng các bài thơ và xem nội dung phân tích: Con cò – Chế Lan Viên Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải Viếng lăng Bác – Viễn Phương. Sang thu – Hữu Thỉnh Nói với con – Y Phương Mây và sóng – Ta-go Truyện hiện đại: Học các tác phẩm truyện + tóm tắt cốt truyện và nội dung phân tích: Làng – Kim Lân Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long. Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang sáng. Bến quê – Nguyễn Minh Châu. Những ngôi sao xa xôi – Lê minh Khuê. Và xem nội dung + cốt truyện của các tác phẩm: rô-bin-xơn ngoài hoang đảo (Đ. Đi-phô), Bố của Xi-mông (Guy-đơ Mô-pa-xăng), Con chó Bấc (G. lơn-đơn). TIẾNG VIỆT: Ôn tập các bài: khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ẩn. Xem lại chương trìng địa phương tiếng việt Ôn các kiến thức có liên quan đến tổng kết về ngữ pháp. Thực hành các bài tập. TẬP LÀM VĂN: Ôn dàn ý các bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí; nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Tập phân tích trước các bài nghị luận: + Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con, Mây và song. + Những ngôi sao xa xôi, Bến quê ÔN TẬP THƠ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC: TT TÊN BÀI THƠ TÁC GIẢ NĂM SÁNG TÁC THỂ LOẠI ĐẶC SẮC NỘI DUNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT 1 Đồng chí Chính Hữu (1926 – 2007) 1948 Tự do Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên vẻ đạp tinh thần của người lính cách mạng. Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô động, giàu sức biểu cảm. 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) 1969 Tự do Qua hình ảnh độc đáo – những chiếc xe không kính, khắc họa nổi bật hình ảnh những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Chất hiện thực sinh động hình ảnh độc đáo; giọng điệu tự nhiên, khỏe khoắn, giàu tính khẩu ngữ. 3 Đoàn thuyền đánh cá Huy cận (1919 – 2005) 1958 Thơ 7 chữ Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. qua đó, thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới. Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn, được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng âm hưởng khỏe khoắn, lạc quan 4 Bếp lửa Bằng việt (1941 1963 Kết hợp thơ 7 chữ, thơ 8 chữ. Những kỉ niệm tràn đầy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà; và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận; sáng tạo hình ảnh bếp lửa với hình ảnh người bà. 5 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm (1943) 1971 Chủ yếu là thơ 8 chữ Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà ôi gắn liền với tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai Khai thác điệu ru ngọt ngào, trìu mến 6 Ánh trăng Nguyễn Duy (1948) 1978 Thơ 5 chữ Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị; nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa thủy chung. Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng; giọng điệu chân thành nhỏ nhẹ mà thấm sâu. 7 Con cò Chế Lan Viên (1920 – 1989) 1962 Tự do Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với đời sống của mỗi con người. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao. 8 Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải (1930 – 1980) 1980 Thơ 5 chữ Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung. Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng tha thiết, gắn với dân ca; hình ảnh giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo. 9 Viếng lăng Bác Viễn Phương (1928 – 2005) 1976 Thơ 8 chữ Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị cô đúc. 10 Sang thu Hữu Thỉnh (1942) 1977 Thơ 5 chữ. Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự gợi cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác gợi cảm. 11 Nói với con Y Phương (1948) Sau 1975 Tự do Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc. Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa. 12 Mây và sóng Ta-go (1941) Trong tậo thơ trăng non (1909) Tự do Qua lời trò chuyện của bé với mẹ, thể hiện tình yêu mẹ vô ngần của em, ca ngợi tình mẹ con bất diệt và thiêng liêng. Kết cấu 2 phần đối xứng và nối tiếp, độc thoại lồng đối thoại, giọng điệu hồn nhiên, nhiều hình ảnh đẹp bay bỏng. CHỦ ĐỀ TÌNH MẸ CON: Những nét chung và riêng trong 3 bài thơ: con cò, khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Mây và sóng. Nét chung: Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, bất diệt. Sử dụng lời hát ru (lời ru của mẹ), lời của con với mẹ. Nét riêng: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: sự thống nhất gắn bó giữa tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó và trung thành với cách mạng của người mẹ Tà ôi trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Hình tượng sáng tạo: hát ru con lớn trên lưng mẹ. Con cò: từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru con, phát triển và ca ngợi lòng mẹ, tình mẹ thương con, ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người. Mây và sóng: hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ và say sưa của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Tình yêu mẹ của bé là sâu nặng, hấp dẫn hơn tất cả những vẻ đẹp và hấp dẫn khác trong thiên nhiên và vũ trụ. HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH VÀ TÌNH ĐỒNG CHÍ, ĐỒNG ĐỘI. Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng. Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của anh bộ đội cụ Hồ, người lính CM trong những hoàn cảnh khác nhau. Tình đồng chí, đồng đội gần gũi, giản dị, thiêng liêng của những người nông dân nghèo khổ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp cùng chung cảnh ngộ, chia sẻ vui buồn. Tình cảm lạc quan, bình tĩnh, tư thế ngang tang, ý chí kiên cường dũng cảm vượt qua khó khăn, nguy hiểm vì sự nghiệp giải oho1ng miền Nam của những người lái xe Trường Sơn trong những năm đánh Mỹ. Tâm sự của người lính sau chiến tranh, sống giữa thành phố, trong hòa bình: gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với thiên nhiên, đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của chiến tranh. Từ đó, nhắc nhở về đạo lí nghĩa tình, thủy chung. BÚT PHÁP SÁNG TẠO HÌNH ẢNH THƠ. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) Bút pháp lãng mạn, nhiều so sánh, liên tưởng, tưởng tượng bay bỏng. Giọng thơ vui tươi, khỏe khoắn. Đó là bài ca lao động sôi nổi, phấn chấn, hào hùng. Hình ảnh đặc sắc: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi, đánh cá, trở về. Đồng chí (Chính Hữu) Bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực, cụ thể, chọn lọc cô đúc. Hình ảnh đặc sắc: đầu súng tr8ng treo. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) Bút pháp hiện thực, miêu tả cụ thể. Hình ảnh đặc sắc: xe không kính. Ánh trăng (Nguyễn Duy) Bút pháp gợi nghĩ, gợi tả, ý nghĩa khái quát. Lời tự tình, độc thoại, ăn năn, ân hận với chính mình. Hình ảnh đặc sắc: ánh trăng im phăng phắc. Con cò (Chế Lan Viên) Bút pháp dân tộc và hiện đại: phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru. Hình ảnh đặc sắc: con cò, cánh cò. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) Bút pháp hiện thực và lãng mạn, chất Huế đậm đà. Lời tâm nguyện trước lúc đi xa. Hình ảnh đặc sắc: mùa xuân nho nhỏ. ÔN TẬP TRUYỆN HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC ĐÃ HỌC: TT TÊN TP TÊN TG NĂM SÁNG TÁC NỘI DUNG NGHỆ THUẬT 1 Làng Kim Lân (1920 – 2007) 1948 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. Thàng công trong việc xây dựng tình tuống truyện và trong nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật. 2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) 1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kỹ sư mới ra trướng với anh thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. Nghệ thuât xây dựng tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận 3 Chiếc lựơc ngà Nguyễn Quang Sáng (1932) 1966 Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông sáu và bé Thu trong lần ông sáu về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. Thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, mà nổi bật là nhân vật bé Thu. 4 Bến quê Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) 1985 Qua những cảm súc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương. Nghệ thuật viết văn tự sự phối hợp với miêu tả cảnh, miêu tả nội tâm đặc sắc và giàu triết lí. 5 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê (1949) 1971 Cuộc sống, chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường sơn trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. Nghệ thuật ... hông tiếc tuổi thanh xuân, nguyện dâng hiến hết mình cho Tổ quốc. + Cô kể: “chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. con đường đi qua trước hang bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có thân cây bị tước khô cháy”. Trên điểm trống trơn, cô và các bạn phải chạy giữa ban ngày phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. + Cô nói về công việc của minh gọn gàng khô khốc, tĩnh nhẹ như không: “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. + Phương Định nghĩ về công việc của mình quá giản dị, cô cho là cái thú riêng: “có ở đâu như thế này không: đất bốc khối, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn không hay biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ”. Giản dị mà cũng thật anh hung. Chiến tranh và đạn bom đã làm cô lớn lên, trở thành dũng sĩ mạnh mẽ mà cô không hề biết. Thật đáng phục! *Tinh thần dũng cảm trong một cuộc phá bom đầy nguy hiểm. - Lúc đến gần quả bom: + Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, nhưng rồi một cảm giác bỗng đến với cô làm cô không sợ nữa: “tôi đến gần quả bom. Cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng. + Và khi đã ở bên quả bom, kề sát vơi cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn: “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Thần chết nằm chực ở đó chờ phút ra tay. Cô phải nhanh hơn, mạnh hơn nó, không được phép chậ trễ một giây. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Thật đáng sợ cái công việc chọc giận Thần Chết. Ai dám chắc là quả bom sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc Phương Định đang lúi húi đào đào, bới bới ấy. Thế mà cô vẫn không run tay, vẫn tiếp tục cái công việc đáng sợ: “tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mình xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Tay khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai” Cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim ấy không chỉ đến một lần trong đời mà đến hàng ngày: “Quen rồi. Một ngày tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể.” ⇒ hoàn thành nhiệm vụ được Phương Định đặt lên hàng đầu. ⇒ Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ bé, hồn nhiên, giàu mơ mộng và nhạy cảm mà cũng thật anh hùng, thật xứng đáng với những kì tích khắc ghi trên những tuyến đường TS bi tráng. d.Tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm. * Tấm lòng vị tha, luôn quan tâm đến đồng chí, đồng đội. + lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. + Luôn trìu mến yêu thương bạn bè (cách Phương Định nhận xét về Nho, phát hiện ra vẻ dễ thương: Nhẹ, mát như que kem trắng” của bạn, việc chị rất hiểu các sở thích và tâm trạng chị Thao) + Chăm sóc Nho tận tình khi cô bị thương. Ta không quên được hình ảnh chị bế Nho đặt lên đùi mình: nhìn thấy “máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất” cho đến cảm giác nhìn đồng đội “không giống như cái que kem trắng khi nảy nữada xanh đi, cho đồng đội uống thật là cảm động, cao cả và thiêng liêng cho tình đồng đội, đồng chí . *Ngược lại, chị cũng rất cần sự cổ vũ động viên của đồng đội. Rất yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà chị gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường vào mặt trận. 2.Đánh giá nhân vật. - Đường Trường Sơn, những người lính lái xe, những cô TNXP đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm thơ, truyện, ca khúc trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Ta có thể kể đến Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ, truyện ngắn “mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu. - Tác giả đã khắc họa đậm nét về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và đề cao vai trò của người phụ nữ. Nhân vật Phương Định phần nào đã thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời chống Mĩ cứu nước của dân tộc. 3.Nhật xét về nghệ thuật: - truyện được trần thuật thheo ngôi thứ nhất và người kể chuyện cũng là nhân vật chính. Sự lựa chon ngôi kể như vậy, phù hợp nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. - Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện: tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ. - Truyện ngắn có cốt truyện đơn giản. Thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật. Tâm lí Phương Định miêu tả cụ thể, tin tế đến từng cảm giác, ý nghĩdù chỉ thoảng qua trong chốc lát. - Nhan đề cũng thật lãng mạn. Đó là thứ ánh sáng ẩn hiện tuy xa xôi nhưng có sức lôi cuốn, thu hút lạ thường. Đó còn là biểu tượng về sự ngời sáng phẩm chất cách mạng trong những cô gái TNXP ở núi rừng Trường Sơn thời kỳ chống Mĩ III Kết bài. HS tự làm. Ý NGHĨA NHAN ĐỀ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 9 1. HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (NGÔ VĂN PHÁI) - Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước. 2. ĐỒNG CHÍ (CHÍNH HỮU) -Đồng chí là tên gọi một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạn khang chiến. - Tên bài thơ gợi chủ đề tác phẩm: viết về tình đồng chí ở những người lính trong chống Pháp – những con người nông dân ra lính. Với họ tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ. - Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng; là nốt nhấn và lời khẳng định về tình đồng chí. (Trong bài thơ tác giả đã tập trung làm nổi bật nội dung này). 3. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (PHẠM TIẾN DUẬT) - Nhan đề làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ – hình ảnh những chiếc xe không kính. - Về khác lạ còn ở hai chữ “bài thơ” tưởng như rất thừa nhưng lại là sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trả hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh. 4. MÙA XUÂN NHO NHỎ (THANH HẢI) - Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiệm mới mẻ của nhà thơ. - Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời của mỗi con người. - Thể hiện nguyện ước mơ nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước của cuộc đời. - Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. 5. LÀNG (KIM LÂN) - Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nỏ hẹp của một làng cụ thể. -Đặt tên “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tình cảm với quê hương đất nước. - Làng ở đây cũng chí là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình, nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến là quê hương đất nước thu nhỏ. ⇒ Tình cảm yêu làng yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thơi kỳ ấy. - Chủ đề tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân – làng nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân, người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng. - Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân. Vì vậy nhan đề tác phẩm rất hay và giàu ý nghĩa. 6. lẶNG LẼ SAPA (NGUYỄN THÀNH LONG) - Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thức ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao - Tạo ra sự đối lập nhan đề tác phẩm tác giả muốn làm nổi bật nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm. ⇒ Trong cái không khí im lặng của Sa Pa, Sa pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến. 7. ÁNH TRĂNG (NGUYỄN DUY) - Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống. 8. KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ TRÊ LƯNG MẸ (NGUYỄN KHAO ĐIỀM) - Những em bé chứ không phải một em bé nhằm mang tính khái quát. Chỉ một thế hệ những con người lớn được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ Tà Ôi trong tác phẩm cũng là đại diện cho các bà mẹ Việt Nam có tình yêu con gắn liền với tình yêu đất nước. 9. BẾN QUÊ (NGUYỄN MINH CHÂU) - Bến: tưc là chỗ đỗ, chỗ đậu. - Quê hương (gia đình, vợ con) và những gì thân thương nhất chính là bến đỗ của cuộc đời. - Câu chuyện thức tĩnh mỗi chúng ta phải biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương. 10. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (LÊ MINH KHUÊ). - Những ngôi sao là biểu tượng cho vẻ đẹp anh hùng của những cô gái thanh niên Trường Sơn. Ở họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, có sức tỏa sáng kì diệ. Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì. Các chị xứng đáng là “Những ngôi sao xa xôi” trên đỉnh Trường Sơn, những ngôi sao dẫn đường cho dân tộc Việt Nam đi tới thắng lợi. 11. CHIẾC LƯỢC NGÀ (NGUYỄN QUANG SÁNG) - Vì chiếc lược ngà là kỷ vật cuối cùng ông Sáu dành cho con. - Là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu ⇒ chiếc lược ngà của hi vọng và niềm tin, là quà tặng của người đã khuất .
File đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_9.docx