Tài liệu Nội chiến Campuchia

Tháng 3, 1970, khi hoàng tử Sihanouk đang vắng mặt, tướng Lon Nol lật đổ hoàng tử Sihanouk và nắm lấy quyền lực. Sơn Ngọc Thành tuyên bố ông ủng hộ chính phủ mới. 9 tháng 10, chế độ quân chủ ở Campuchia bị bãi bỏ, và đất nước được đổi tên thành Cộng hoà Khmer.

Hà Nội từ chối yêu cầu của chính phủ mới đòi họ rút quân. 2,000-4,000 người Campuchia từng tới Bắc Việt Nam năm 1954 trở về Campuchia, được các binh sĩ Bắc Việt Nam hỗ trợ. Để đáp lại, Hoa Kỳ cung cấp viện trợ vũ khí cho các lực lượng của chính phủ mới, và họ lao vào cuộc chiến chống lại cả những kẻ nổi loạn bên trong và cả những lực lượng Bắc Việt Nam.

Tháng 4, 1970, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố với công chúng rằng các lực lượng trên bộ của Mỹ và Nam Việt Nam đã tiến vào Campuchia trong một chiến dịch nhằm tiêu diệt các vùng căn cứ của NVA tại Campuchia (xem Cuộc xâm nhập Campuchia). Người Mỹ ném bom Campuchia trong hơn một năm. Những cuộc phản đối diễn ra tại các trường đại học Mỹ, dẫn tới cái chết của bốn sinh viên tại Kent State, ủng hộ rút quân Mỹ khỏi Việt Nam (xem Thảm sát Đại học Tiểu bang Kent).

 

doc 38 trang cucpham 8760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Nội chiến Campuchia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Nội chiến Campuchia

Tài liệu Nội chiến Campuchia
Nội chiến Campuchia
Tháng 3, 1970, khi hoàng tử Sihanouk đang vắng mặt, tướng Lon Nol lật đổ hoàng tử Sihanouk và nắm lấy quyền lực. Sơn Ngọc Thành tuyên bố ông ủng hộ chính phủ mới. 9 tháng 10, chế độ quân chủ ở Campuchia bị bãi bỏ, và đất nước được đổi tên thành Cộng hoà Khmer.
Hà Nội từ chối yêu cầu của chính phủ mới đòi họ rút quân. 2,000-4,000 người Campuchia từng tới Bắc Việt Nam năm 1954 trở về Campuchia, được các binh sĩ Bắc Việt Nam hỗ trợ. Để đáp lại, Hoa Kỳ cung cấp viện trợ vũ khí cho các lực lượng của chính phủ mới, và họ lao vào cuộc chiến chống lại cả những kẻ nổi loạn bên trong và cả những lực lượng Bắc Việt Nam.
Tháng 4, 1970, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố với công chúng rằng các lực lượng trên bộ của Mỹ và Nam Việt Nam đã tiến vào Campuchia trong một chiến dịch nhằm tiêu diệt các vùng căn cứ của NVA tại Campuchia (xem Cuộc xâm nhập Campuchia). Người Mỹ ném bom Campuchia trong hơn một năm. Những cuộc phản đối diễn ra tại các trường đại học Mỹ, dẫn tới cái chết của bốn sinh viên tại Kent State, ủng hộ rút quân Mỹ khỏi Việt Nam (xem Thảm sát Đại học Tiểu bang Kent).
Dù một số lượng lớn trang thiết bị đã bị Hoa Kỳ và các lực lượng Nam Việt Nam chiếm được và phá huỷ, chính sách ngăn chặn các lực lượng Bắc Việt vẫn tỏ ra không thành công. Bắc Việt di chuyển sâu hơn vào bên trong Campuchia để tránh các cuộc hành quân của Hoa Kỳ và Nam Việt. Các đơn vị NVA tràn qua các vị trí quân sự của Campuchia trong khi CPK mở rộng các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào những đường thông tin liên lạc.
Trong ban lãnh đạo Cộng hoà Khmer có tình trạng không thống nhất giữa ba thành viên chính: Lon Nol, Sirik Matak anh em họ của Sihanouk, và lãnh đạo Quốc hội In Tam. Lon Nol vẫn nắm quyền lực một phần nhờ bởi không có ai đã được chuẩn bị để thế chỗ ông. Năm 1972, một hiến pháp ra đời, nghị viện được bầu ra, và Lon Nol trở thành tổng thống. Nhưng tình trạng không thống nhất, những vấn đề về việc biến lực lượng quân đội 30,000 người lên hơn 200,000, và tình trạng tham nhũng tràn lan làm suy yếu chính quyền hành chính và quân đội.
Cuộc nổi dậy của những người cộng sản bên trong Campuchia tiếp tục lớn mạnh, và được cung cấp trang bị cũng như ủng hộ quân sự từ phía Bắc Việt Nam. Pol Pot và Ieng Sary nắm được quyền lãnh đạo lực lượng cộng sản do người Việt Nam đào tạo, nhiều người trong số đó đã bị thanh lọc. Cùng lúc đó các lực lượng của Đảng cộng sản Kampuchea trở nên mạnh hơn và độc lập hơn khỏi quyền kiểm soát của người Việt Nam. Tới năm 1973, CPK đã đánh những trận lớn chống lại các lực lượng chính phủ mà không cần hoặc có rất ít sự hỗ trợ từ phía quân Bắc Việt Nam, họ kiểm soát gần 60% lãnh thổ Campuchia và 25% dân số.
Chính phủ đã ba lần nỗ lực đàm phán với những người nổi dậy nhưng không mang lại kết quả, nhưng tới năm 1974, CPK đã hoạt động thành những nhóm tách biệt với nhau và một số lực lượng Bắc Việt Nam đã chuyển vào trong Nam Việt Nam. Quyền kiểm soát của Lon Nol bị giảm xuống chỉ còn những vùng bao quanh thành phố và những đường vận chuyển chính. Hơn hai triệu người tị nạn chiến tranh sống ở Phnom Penh và các thành phố khác.
Vào ngày đầu năm 1975, quân cộng sản tung ra một cuộc tấn công kéo dài 117 ngày và vô cùng ác liệt làm sụp đổ chính quyền Cộng hoà Khmer. Những cuộc tấn công đồng thời xung quanh vành đai Phnom Penh ghìm chặt các lực lượng cộng hoà, trong khi các đơn vị của CPK vượt qua và chiếm quyền kiểm soát vùng tiếp tế chiến lược là hạ lưu sông Cửu Long. Một chiến dịch không vận cung cấp vũ khí và lượng thực do Hoa Kỳ thực hiện đã chấm dứt khi Quốc hội nước này từ chối viện trợ thêm cho Campuchia. Phnom Penh và các thành phố khác bị tấn công bằng roket hàng ngày gây ra thương vong cho hàng nghìn thường dân. Chính phủ Lon Nol ở đầu hàng ngày 17 tháng 4--5 ngày sau khi phái đoàn Hoa Kỳ rời khỏi Campuchia.
Buổi đầu lịch sử Campuchia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Lịch sử Campuchia
Buổi đầu lịch sử
Cuộc di cư của người Kamboja
Phù Nam (1-630)
Chân Lạp (630-802)
Đế quốc Khmer (802-1432)
Thời kỳ suy thoái (1432-1863)
Thời thuộc địa (1863-1953)
Sau độc lập (từ 1954)
Nội chiến (1967-1975)
Khmer Đỏ (1975-1979)
Cộng hoà nhân dân Kampuchea (1979-1990)
Thời hiện đại (1990-hiện tại)
sửa
Người Khmer, một trong những dân cư đầu tiên và cũng là một trong những dân tộc đầu tiên ở Đông Nam Á, chấp nhận những tư tưởng tôn giáo và các thể chế chính trị từ Ấn Độ và lập lên những vương quốc tập trung bao gồm những vùng lãnh thổ lớn.
[sửa] Các vương quốc đầu tiên
Phù Nam - Vương quốc sớm nhất ở thời kỳ này được biết đến hiện nay là Phù Nam (Funan), tồn tại từ đầu CN đến năm 630 tại khu vực ngày nay là Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và miền nam Campuchia hiện nay, các di chỉ khảo cổ (văn hóa Óc Eo) đã được phát hiện tại khu vực ngày nay là thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Chân Lạp - Vào đầu thế kỷ 5, ở khu vực miền trung, nam Lào và đông bắc Thái Lan ngày nay, hình thành một vương quốc mới có tên là Chân Lạp (Chenla) của tộc người Môn-Khmer, vương quốc này dần lớn mạnh và cuối cùng họ sát nhập Phù Nam vào lãnh thổ của mình vào đầu thế kỷ 8
Đế quốc Khmer - thời đại hoàng kim của nền văn minh Khmer, là giai đoạn từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13, khi vương quốc Kambuja, khởi nguồn cho cái tên Kampuchea, hay Campuchia hiện nay, cai quản những vùng đất đai rộng lớn mà ngày nay bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, nam Việt Nam từ thủ đô của nó tại vùng Angkor ở phía tây Campuchia ngày nay.
Ở thời Jayavarman VII (1181 - khoảng 1218), Kambuja đạt đến tột đỉnh quyền lực chính trị và sáng tạo văn hoá. Jayavarman VII có được quyền lực và đất đai sau nhiều trận chiến thắng lợi trước đối thủ láng giềng Champa, họ đã sát nhập khu vực phía tây Champa (ngày nay là Tây Nguyên của Việt Nam). Sau khi Jayavarman VII chết, Kambuja dần suy sụp. Các nhân tố quan trọng góp phần vào đó là sự trổi dậy của các dân tộc Thái (Ayutthaya, Sukhothai) ở phía tây và sự trả đũa của người Champa ở phía đông, các xung đột thường xuyên trong triều, và sự hư hỏng của hệ thống tưới tiêu phức tạp đảm bảo mùa màng. Triều đình Angkor tồn tại tới năm 1431, khi người Thái chiếm Angkor Thom và nhà vua Khmer phải chạy trốn tới miền nam đất nước.
Đế quốc Khmer
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Lịch sử Campuchia
Buổi đầu lịch sử
Cuộc di cư của người Kamboja
Phù Nam (1-630)
Chân Lạp (630-802)
Đế quốc Khmer (802-1432)
Thời kỳ suy thoái (1432-1863)
Thời thuộc địa (1863-1953)
Sau độc lập (từ 1954)
Nội chiến (1967-1975)
Khmer Đỏ (1975-1979)
Cộng hoà nhân dân Kampuchea (1979-1990)
Thời hiện đại (1990-hiện tại)
sửa
Bản đồ châu Á và châu Âu vào khoảng 1200 CN 
  Đế quốc Khmer trong thời đại hoàng kim
.
Đế quốc Khmer là một cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km2, gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia. Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các quốc gia: Lào, Thái Lan và miền nam Việt Nam
Trong quá trình tạo lập nên đế chế này, người Khmer đã có các mối quan hệ thương mại với đế quốc Java và sau đó với đế quốc Srivijaya giáp biên giới đế quốc Khmer về phía nam. Di sản lớn nhất của Đế quốc Khmer là Angkor - kinh đô của Đế quốc này vào thời cực thịnh của nó. Angkor là chứng tích của sức mạnh và sự thịnh vượng của Đế quốc Khmer và cũng là hiện thân của nhiều tín ngưỡng mà nó đã mang trong mình. Các tôn giáo chính thức của đế chế này là: Ấn Độ giáo, Phật giáo Đại thừa cho đến khi Phật giáo Nam truyền chiếm ưu thế sau khi được du nhập từ Sri Lanka vào thế kỷ 13.
Lịch sử của Angkor với vai trò là trung tâm của đế quốc Khmer lịch sử cũng là lịch sử Khmer từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Từ đế quốc Khmer và cũng từ khu vực Angkor - không có một ghi chép bằng văn bản nào còn sót lại đến ngày này mà chỉ có những văn bản được khắc chạm trên đá. Do đó những gì còn được biết đến ngày nay về nền văn minh Khmer lịch sử được chủ yếu tham khảo từ các nguồn:
Khai quật khảo cổ, phục dựng lại và điều tra. 
Các bản chạm khắc trên bia và trên đá ở các đền ghi chép lại những chiến công chính trị và tôn giáo của các triều hoàng đế. 
Các bức phù điều trên các bức tường của các đền đài miêu tả các cuộc hành quân, cuộc sống ở trong cung, các cảnh chợ búa và các cảnh sinh hoạt thường ngày của dân chúng. 
Các ghi chép còn lưu lại được của các sứ thần, nhà buôn và những người lũ hành Trung Hoa xưa. 
Sự khởi đầu của kỷ nguyên Vương quốc Khmer Angkor được cho là bắt đầu từ năm 802 sau Công nguyên. Trong năm này, vua Jayavarman II đã tự xưng "Chakravartin" (hoàng đế của thiên hạ).
Mục lục
[giấu]
1 Lịch sử 
1.1 Jayavarman II - người sáng lập Angkor 
1.2 Yasodharapura - thành phố đầu tiên của Angkor 
1.3 Suryavarman II - Angkor Wat 
1.4 Jayavarman VII - Angkor Thom 
1.5 Chu Đạt Quan (周达观) và thời kỳ rực rỡ cuối cùng 
1.6 Sự suy tàn của Angkor 
2 Các hoàng đế trị vì 
3 Tham khảo các tài liệu tiếng Anh 
[sửa] Lịch sử
[sửa] Jayavarman II - người sáng lập Angkor
Jayavarman II là một hoàng tử của triều đại Sailendra ở Java như là một con tin hoàng gia của vương quốc chư hầu của Java hay là đến để học tập (hoặc cả hai) vẫn chưa được khẳng định. Nhờ thời gian ở Java, ông đã mang nghệ thuật và văn hóa của triều đình Sailendran của Java về cho triều đình Khmer. Sau khi trở về nhà ở vương quốc Chân Lạp, ông đã nhanh chóng xây dựng thế lực của mình, đánh bại nhiều vị vua khác và năm 790 trở thành hoàng đế của vương quốc Khmer. Trong những năm tiếp theo, ông đã mở rộng lãnh thổ của mình và cuối cùng đã thành lập kinh đô mới Hariharalaya gần thị xã Roluos của của Campuchia ngày nay. Do vậy, ông đã đặt nền móng cho kinh đô Angkor trải dài đến 15 km về phía tây bắc. Năm 802, ông tự xưng Chakravartin (vua thiên hạ) bằng một lễ đăng quang theo phong cách Ấn Độ giáo. Bởi thế, ông không những trở thành một vị vua được thành thánh sắc phong và vô địch mà còn đồng thời tuyên bố sự độc lập của vương quốc mình khỏi vương quốc Java. Jayavarman II mất năm 834.
 ... bang đang lừng khừng tại ranh giới Nam Bắc ngả theo miền Bắc. Bài tuyên cáo giải phóng nô lệ tuy được đề xuất trễ nhưng có hiệu lực tạo điều kiện cho miền bắc tiếp tục dấy binh đánh miền Nam. [5]
tham gia bản đóng góp ý kiến 2 của Chaocovietnam.org. Tham gia bây giờ 
5 
Bình chọn 
Có một nội chiến trong lòng nước Mỹ 
Thư Mục: Chính trị & Pháp luật |  
Cách đây 33 năm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy khó khăn, thử thách của nhân dân ta. Đây là một thiên anh hùng ca vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Thắng lợi trọn vẹn đó đã tạo ra bước ngoặt đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Để có Đại thắng mùa xuân 1975, Đảng và Nhà nước ta đã phát huy cao nhất sức mạnh đoàn kết quốc tế, sức mạnh của thời đại, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam. 
Trong suốt cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ của nhân dân ta, trên thực tế đã hình thành một Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam với nhiều hoạt động rất đa dạng, hiệu quả. Hai tiếng Việt Nam - Hồ Chí Minh đã trở thành khẩu hiệu tập hợp nhiều tầng lớp khác nhau để ủng hộ Việt Nam, cũng đồng nghĩa với bảo vệ những giá trị nhân văn, những tư tưởng tiến bộ của nhân loại. Từ đó đã giáng những đòn mạnh mẽ vào tâm trí, tinh thần của các tập đoàn hiếu chiến Mỹ và đồng minh, chư hầu của chúng. 
Tại ngay chính nước Mỹ, phong trào phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam của các tầng lớp nhân dân Mỹ đã hình thành và liên tục dâng cao chưa từng thấy trong lịch sử nước Mỹ. Sau khi chính quyền Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam nước ta, sinh viên nhiều trường đại học ở Mỹ đã tổ chức biểu tình rầm rộ để phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa chống nhân dân Việt Nam và đã lan rộng toàn quốc. Ngày 8 tháng 6 năm 1965, hơn 18.000 người đã họp ở Niu-Yoóc quyết định: “Tất cả những ai chống chiến tranh Việt Nam phải xuống đường”. Một “Ủy ban phối hợp toàn quốc nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam” đã được sinh viên ở Mỹ lập ra. Trong ngày 16 và 17 tháng 10 năm 1965 đã nổ ra cuộc biểu tình khổng lồ với hơn 10 vạn người tại 60 thành phố nước Mỹ để đòi nhà cầm quyền Mỹ chấm dứt chiến tranh. 
Nhân dân Việt Nam và cả loài người có lương tri trên thế giới luôn luôn ghi nhớ những chiến sĩ hòa bình Mỹ đã có những hành động cao đẹp và dũng cảm hy sinh vì chính nghĩa, vì Việt Nam. Đó là hình ảnh đầy xúc động của anh Noóc-man Mo-ri-xơn, 31 tuổi, trên tay bế con gái nhỏ Ê-mê-ly yêu quý và sau khi đặt con gái xuống đất, Anh đã tẩm xăng và châm lửa tự thiêu ngay trước cửa sổ phòng làm việc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra. Theo tấm gương anh Mo-ri-xơn, nước Mỹ liên tục bị “chấn động” bởi những cuộc tự thiêu để phản đối chiến tranh của anh Rô-giơ La-po-tơ (22 tuổi), chị Xi-lin Gian-cao-xki (người mẹ của hai con nhỏ), cụ bà Hel-ga A-lít-hớt (79 tuổi)... mà báo chí ở nhiều nước lúc đó đã coi đây là “những bó đuốc tiếp sức phản kháng cuộc chiến tranh dã man ở Việt Nam”. Đó là Mục sư Mác-tin Lu-thơ Kinh, người sáng lập Hội nghị lãnh đạo Thiên chúa miền Nam nước Mỹ đã kêu gọi: “Chúng ta phải biểu tình, hội thảo và tuyên truyền cho đến khi chính những nền móng của đất nước chúng ta phải rung chuyển”. 
Đến năm 1967, trên khắp nước Mỹ đã có hơn 200 tổ chức chống chiến tranh xâm lược, ủng hộ Việt Nam, do Ủy ban phối hợp toàn quốc đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, lãnh đạo và điều hành chung. 
Hưởng ứng lời kêu gọi của các tổ chức hòa bình Mỹ, hàng triệu lượt tầng lớp nhân dân Mỹ đã xuống đường biểu tình với nhiều hoạt động làm “rung chuyển” nước Mỹ như: Ngăn chặn các đoàn tàu chở lính, chở hàng quân dụng, vũ khí trang bị sang Việt Nam; tổ chức bãi công nhiều ngày trong các nhà máy, xí nghiệp, hải cảng, nhất là trong các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh... góp phần làm tê liệt guồng máy chiến tranh của Mỹ. 
Cùng với phong trào đấu tranh của thanh niên, sinh viên và công nhân, trên khắp nước Mỹ cũng diễn ra rất sôi động cuộc đấu tranh của người da đen ở Mỹ để phản đối việc chính quyền hiếu chiến Mỹ sử dụng họ cầm súng chống lại nhân dân Việt Nam. Trong năm 1966 và 1967, tại thành phố Chi-ca-gô, Cơ-li-vơ-len, Min-ni-pô-lít, Át-lan-ta... những “mùa hè nổi dậy” của nhân dân Mỹ và người da đen đã gần như biến thành cuộc nội chiến, buộc chính quyền Mỹ phải điều động lực lượng lớn cảnh sát, quân đội cùng phương tiện quân sự đến đàn áp một cách rất dã man. Phối hợp với các cuộc đấu tranh trên, tiếp trong các năm 1967 và 1968, ở nước Mỹ đã ra đời các tổ chức đấu tranh ủng hộ Việt Nam như “Nhóm động viên mùa xuân”, “Ủy ban động viên phía đông”, “Nhóm kháng cự phía Tây”... 
Từ năm 1968 đến 1972, phong trào phản đối chiến tranh ở Mỹ phát triển đến đỉnh cao với nhiều hình thức phong phú, tập hợp rất nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Đáng chú ý là phong trào thanh niên, sinh viên đốt thẻ quân dịch, chống đi lính, đảo ngũ hàng loạt; phong trào tình nguyện đi chiến đấu chống Mỹ ở Việt Nam... Tháng 10 năm 1969, tại 1200 thành phố, thị trấn, thị xã ở 53 bang của nước Mỹ nổ ra đồng loạt các cuộc biểu tình chống chiến tranh. Tham gia phong trào chống chiến tranh Việt Nam còn có hàng trăm thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ Mỹ, hơn 30 vạn viên chức và trí thức cùng nhiều binh lính Mỹ từ chiến trường Việt Nam trở về. Mùa xuân năm 1971, tại Oa-sinh-tơn lại nổ ra cuộc đấu tranh khổng lồ của hơn nửa triệu người, trong có hàng ngàn cựu binh đã từng tham chiến ở Việt Nam tham gia. Các cựu chiến binh đã ném tất cả huân chương họ được tặng ở chiến trường Việt Nam lên các bậc thềm nhà Quốc hội Mỹ. Các lực lượng phản chiến của binh sĩ Mỹ trên toàn nước Mỹ đã xuất bản hơn 250 tờ báo, thường xuyên có nội dung tuyên truyền kêu gọi chấm dứt chiến tranh xâm lược, từ chối thi hành lệnh sang chiến đấu ở Việt Nam vì họ coi đây là một cuộc chiến tranh “vô đạo lý”. Cuối năm 1972, sau khi Mỹ thực hiện chiến dịch Linebacker - 2, dùng máy bay chiến lược B52 hòng ném bom hủy diệt thành phố Hà Nội, Hải Phòng của Việt Nam, thì phong trào phản chiến, chống chiến tranh xâm lược lại bùng lên dữ dội ở Mỹ, thu hút hàng vạn binh sĩ Mỹ tham gia. Tháng 1 năm 1973, trước đài kỷ niệm Oa-sinh-tơn, hơn 75 nghìn người tập trung biểu tình và hô vang những khẩu hiệu đòi Tổng thống Ních-xơn phải chấm dứt ngay chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam. 
Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Mỹ phải buộc phải ký Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và rút binh lính về nước, nhưng chúng vẫn tiếp tục nuôi dưỡng chính quyền bù nhìn Sài Gòn và tăng viện trợ quân sự hòng ngăn chặn sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, các tầng lớp nhân dân Mỹ vẫn tiếp tục đấu tranh đòi nhà cầm quyền Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh bẩn thỉu ở Việt Nam. Đến những ngày tháng 4 năm 1975 lịch sử, khi quân và dân ta đang thực hiện trận quyết chiến chiến lược với phương châm “Thần tốc, táo bạo, quyết thắng”, thì trên khắp hành tinh, hàng triệu triệu người trong đó có cả nhân dân tiến bộ Mỹ, vẫn ngày đêm dõi theo từng bước tiến của đoàn quân giải phóng, vui cùng niềm vui với nhân dân ta, như trước đây họ đã cùng sẻ chia những đau thương mất mát của Việt Nam dưới bàn tay xâm lược tàn bạo của đế quốc Mỹ và tay sai. 
Cuộc chiến tranh vĩ đại nhất của nhân dân Việt Nam chống một tên "đế quốc to" đã giành được toàn thắng! 
Một cuộc chiến tranh trong lòng nước Mỹ cũng giành được toàn thắng. Đó là phong trào chống chiến tranh của những người có lương tri ở Mỹ vì Việt Nam, vì chính nghĩa. Họ đã kiên trì ủng hộ nhân dân Việt Nam cho đến ngày “Mỹ cút, Ngụy nhào”. Những hành động dũng cảm, đầy lý chí của các tầng lớp nhân dân Mỹ cộng hưởng với phong trào ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam của bạn bè năm châu đã tác động rất sâu sắc đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cũng như vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế. Đây thực sự là một cuộc chiến tranh trong lòng nước Mỹ. Bởi vì, như nhà bình luận chính trị nổi tiếng của nước Mỹ lúc bấy giờ là Oan-tơ Líp-man đã nhận xét: “lương tâm người Mỹ nổi giận... cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến tranh không được lòng người nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”. 
Thực tiễn trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay, chưa có cuộc đấu tranh của dân tộc nào được sự ủng hộ rộng rãi và mạnh mẽ của nhân dân thế giới, nhân dân nước đối phương như cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Đó chính là sản phẩm và là sức mạnh hiện thực của chính sách hòa hiếu của dân tộc ta, một dân tộc luôn thiết tha yêu chuộng hòa bình và công lý, quyết một lòng chiến đấu hy sinh không chỉ vì độc lập, tự do cho dân tộc mình, mà còn luôn giương cao ngọn cờ hòa bình, thực hiện chính sách đối ngoại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 
Ngày nay, đất nước ta đã có hòa bình, nhưng những vết thương của chiến tranh do Mỹ gây ra vẫn vô cùng tàn khốc, thương tâm, dai dẳng đối với con người, môi trường sinh thái và kinh tế - xã hội của Việt Nam. Ngày 22 tháng 2 vừa qua, Tòa án phúc thẩm liên bang Niu-Oóc (Mỹ) đã bác bỏ đơn kiện của Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam (VAVA), hòng lẩn tránh trách nhiệm và che dấu sự thật trước dư luận thế giới việc 37 công ty sản xuất hóa chất Mỹ và các công ty, cơ sở hóa chất khác ở Mỹ đã gây nên những tội lỗi cho nhân dân Việt Nam. Đây là một vụ kiện xuyên quốc gia đầy khó khăn gian khổ của chúng ta. 
Nếu như, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trước đây của nhân dân Việt Nam, nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, trong đó có các tầng lớp nhân dân Mỹ, đã làm nên một cuộc chiến tranh trong lòng nước Mỹ, đã cổ vũ, động viên và góp phần quan trọng vào thắng lợi huy hoàng của toàn dân ta làm nên Đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử thì nay, chúng ta vững tin rằng, cộng đồng những người yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, trong đó có đông đảo nhân dân nước Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam, sát cánh cùng Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam trong vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ, để đòi lại công lý cho các nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin./. 

File đính kèm:

  • doctai_lieu_noi_chien_campuchia.doc