Tài liệu Những sự thật chiến tranh Việt Nam 1954-1975

Chúng tôi đã không e ngại hay mặc cảm về sự chọn lựa dấn thân vào làm chuyện gọi là đội đá vá trời này như hầu hết những người chung quanh đều nghĩ như vậy. Chúng tôi chỉ tự nhủ thầm, mình không thể nào quên trách nhiệm của một người dân đối với Tổ Quốc và Dân Tộc đã cưu mang mình. Chúng tôi đã có nợ với các chiến hữu, những anh em đã cùng với mình chiến đấu trong hai thập niên qua để mưu cầu một nền Dân-chủ, Tự do cho nước Việt-nam, những anh em hoặc đã nằm xuống, hoặc bị tù đày trong trại tù Cộng Sản, hoặc còn sống nhưng mang thân thể tật nguyền. Chúng tôi không thể nào an tâm kéo dài cuộc sống vô nghĩa nơi vùng đất tạm dung này khi mà dân Việt hãy còn nghèo đói và nhất là vẫn chưa được sống trong một xã hội Tự Do, Dân-chủ. Có thể một số độc giả cười mỉa mai những lời chúng tôi vừa nói, nhưng chúng tôi phải chân thành với lòng mình. Chúng tôi tâm niệm rằng không tận nhân lực, sao biết được thiên mạng.

Người Do Thái, trước năm thành lập nước Do Thái (lsrael) 1948, khi gặp nhau, họ thường nhắc nhở nhau đến một ngày về miên đất hứa để thành lập quốc gia bằng câu nói hẹn gặp nhau tại Jerusalem (thánh tích và ngày nay là thủ phủ). chúng ta cũng phải truyền cho nhau, và cho thế hệ tiếp nối, câu hẹn gặp nhau tại Sài Gòn hay Hà Nội. Chúng ta chỉ có thể gặp nhau tại Sài Gòn hay Hà Nội nhằm nhắc nhở chúng ta không thể quên trách nhiệm phải tranh đấu cho một Việt-Nam Tự Do, Dân-chủ. Cao trào tranh đấu cho Tự Do Dân-chủ đang dần dần dâng mạnh lên trong giới cán bộ bị lừa gạt, thức tỉnh, và nhất là giới trẻ Việt-Nam sau nhiều thập niên bị bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, và lịch sử cận đại bị che đậy, bóp méo, dàn dựng theo một khuôn khổ. Cao trào đấu tranh này là dấu hiệu của ánh sáng sau đường hầm hơn hai thập niên qua.

Một câu nói được nổi danh khác của người Do Thái là Vinh dự thay những người hy sinh cho Tổ Quốc, Hạnh Phúc thay những người có Tổ Quốc để hy sinh. Thật là đau buồn, vì chúng tôi không biết có còn cơ hội đế tiếp tục có được cái vinh dự hy sinh cho Tổ Quốc. Chúng tôi cảm thấy xót thương cho chính mình, từ nay, chúng tôi cũng đã mất đi niềm hạnh phúc của một người có Tổ Quốc để hy sinh. Nước mất, nhà tan rồi còn đâu!

Cũng đã có những cuộc đối thoại về hai chữ mất n¬ước. Có người cho rằng hai chữ Việt-Nam vẫn còn đựợc người Việt và các quốc gia thế giới gọi tên cho mãnh đất hình chữ S trải dài từ biển Hải Nam cho đến vịnh Thái Lan (nay không còn là từ ái Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau) sao lại gọi là mất nước? Nhưng, đối với chúng tôi, và một số người Việt khác (hoặc bỏ nước ra đi hoặc còn ở lại nhưng bị xem là thù địch), đất nước Việt-Nam đã bị một số người Việt biến chất chiếm đoạt. Một số người chỉ nhìn hiện tượng bề ngoài nên không hiểu được nghĩa của hai chữ mất nước (quốc gia). Quốc gia là nơi qui tụ của những người cùng có một nền văn hóa như nhau. Cho nên, nếu nhìn sâu vào bản chất, yếu tố văn hóa sẽ nói rõ ý nghĩa của hai chữ mất nước. Tại Việt-Nam, văn hóa Mác-Lê đã, đang và còn tiếp tục hủy diệt văn hóa Việt-Nam. Những ngư¬ời không chấp nhận chủ nghĩa Mác-Lê, phải từ bỏ mảnh đất mà họ đã được sinh ra và lớn lên, để ra đi, phải chăng trong trái tim của họ, đó là một sự mất mát lớn lao hay chăng ?! Có lẽ, ý nghĩa của chữ mất nước sẽ thâm thúy, đơn giản và rõ nghĩa hơn, khi lấy hình ảnh thâu hẹp lại của một gia đình đã bị một đứa con bỏ nhà ra đi theo giặc cướp, rồi trở về chém giết thân tộc, chiếm đoạt và làm chủ ngôi nhà. Một số thân tộc phải cao bay xa chạy, một số còn ở lại ngôi nhà, nhưng chỉ đóng vai trò tôi tớ. Vâng, nhà vẫn còn đó, nhưng gia chủ đổi tên, và vì bề ngoài, thân xác của chủ mới vẫn là giòng giống Việt nên khiến cho người ngoại cuộc hoặc kẻ vô tâm, khó cảm nhận được hai chữ mất nhà, hay nói rộng hơn, mất nước.

Đối với chúng tôi, thật sự đất nước mà tổ tiên đã bao năm gây dựng nay không còn nữa. Sao còn có thể gọi là đất nước của mình khi mình không có toàn quyền Tự Do trở về, đi thăm khắp nẻo đường đất nước, tự do thăm Hà Nội 36 phố phường, Huế với lăng tẩm của những vì vua đã dựng nư¬ớc, Nha-Trang với những con sóng vỗ vào bãi biển dài cát trắng, Đà Lạt sương mù với thác, hồ, đồi thông thơ mộng, Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông, miền Tây với những đồng lúa xanh ngát ngút ngàn, và đầy dẫy những dòng sông êm đềm uốn khúc quanh co? Ngày nay, vận mạng của người dân không còn do chính mình định đoạt, sao có thể gọi là không mất nước? Nếu muốn nói nước Việt-Nam vẫn còn, vâng, nó vẫn còn đối với những kẻ thống trị. Riêng chúng tôi, xin khẳng đĩnh rằng, nếu đất nước Việt-Nam chưa có được một nền Tự Do, Dân-chủ, xin gởi tấm thân cát bụi này nơi vùng đất tạm dung, đau lòng chấp nhận mình đã mất nước Việt-Nam thân yêu.

 

doc 192 trang cucpham 23/07/2022 7000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Những sự thật chiến tranh Việt Nam 1954-1975", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Những sự thật chiến tranh Việt Nam 1954-1975

Tài liệu Những sự thật chiến tranh Việt Nam 1954-1975
NHỮNG SỰ THẬT  CHIẾN TRANH VIỆT NAM
1954-1975
Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn 
Đại Tá Lê Bá Khiếu 
Tiến Sĩ Nguyễn Văn 
Tác giả: 
Lời nói đầu
Lời đầu tiên thưa với độc giả là cuốn sách này không nhằm mục đích tâng bốc, tô son điểm phấn, và ngược lại cũng không chủ trương chà đạp, bôi bẩn một cá nhân, đoàn thể, đảng phái nào. Hay dở, tốt xấu, đúng sai, tùy theo cái nhìn của cá nhân, chúng tôi chỉ muốn ngược dòng lịch sử để tìm kiếm, rồi trình bày những sự kiện do những sách vở khác, hoặc chính chúng tôi là chúng nhân, theo lập luận chủ quan. Danh từ khách quan không hiện hữu trong nhận định của chúng tôi, vì kiến thức của mỗi cá nhân, tài liệu chọn lựa,... chính là cái kính lọc khiến cho cái nhìn, dù muốn dù không, ít hay nhiều, cũng mang tính chất chủ quan .
Thứ hai, những dữ kiện trình bày trong sách này không mang tính chất ngụy tạo, tưởng tượng. Ngụy tạo và tưởng tượng là những công cụ người ta thường dùng đế thực hiện những thủ đoạn đen tối, bóp méo sự thật, tôn sùng, thần thánh hóa cá nhân yêu thích, hoặc bôi bần kẻ thù nghịch. Chúng tôi khẳng định không làm việc này. Thái độ đi tìm sự thật lịch sử không cho phép chúng tôi tự phản lại với chính mục tiêu của mình, mặc dầu đó chỉ là sự thật chủ quan (không có sự thật khách quan)
Sở dĩ phải trình bày như vậy, là vì, phải hiểu rằng, mỗi cấp độ (level) thủ đắc những dữ kiện (da ta) khác nhau (đôi khi ngược lại với nhau), thời điểm hành sự dữ kiện khác nhau, và bên cạnh đó còn những dữ kiện chưa hoặc không được phổ biến, hoặc cố tình ngụy tạo.
Thứ ba, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của quyển sách. Những tài liệu sử dụng sẽ ghi rõ xuất xứ, nhưng chúng tôi rất tiếc đã không thể liên lạc đế xin phép tác giả trích dẫn. Chúng tôi có thể làm cho một số độc giả không hài lòng, điều này khó tránh khỏi, xin quí vị niệm tình bỏ qua. Mỗi người mỗi ý, làm sao thỏa mãn hết mọi tấm lòng.
Sau cùng, chúng tôi hoàn thành quyển sách này không dựa trên nền tảng tình cảm thương yêu hay hận thù thường làm cho những nhận xét không còn sáng suốt, ít nhất là trong ý nghĩa giới hạn tương đối. Nguyện vọng duy nhất của chúng tôi khi thực hiện quyển sách này là mong trình bày những sự thật lịch sử, để chuyển đạt lại cho thế hệ tiếp nối trong và ngoài nước (dĩ nhiên, qua nhận định chủ quan của chúng tôi dựa trên những tài liệu tham khảo) hiểu rõ được những nguyên nhân sâu xa và bản chất của cuộc chiến ý thức hệ 1954-1975 , bao gồm những lỗi lầm của thế hệ trước để rút tỉa kinh nghiệm, và quan trọng hơn hết, là nhận chân được vấn đề nào là trở ngại chính trong hiện tại cho sự phát triển và tồn vong của dân tộc, để họ có thể tiếp nối thế hệ trước, hoàn thành sứ mạng giữ nước và dựng nước. Đối với quí vị thuộc thế hệ đã ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, tham gia vào cuộc chiến, xin kiểm nghiệm lại những sự kiện lịch sử, để có những nhận định, phát biểu, hành động tạo phúc lợi cho dân tộc Việt Nam, bù đắp lại những lỗi lầm phạm phải trong quá khứ. Đồ tể buông dao cũng thành Phật.
Sau khi Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam Việt-nam vào tháng Tư năm 1975, chúng tôi là một trong những người buộc phải chấp nhận lìa bỏ quê cha đất tồ để sống cuộc sống lưu đày. Kể từ khi đặt chân đến trại tỵ nạn trên đảo Guam năm 1975 cho đến nay (năm 2002), chúng tôi đã và vẫn xem cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa Tự Do, Dân-chủ và Cộng Sản tại Việt-Nam chưa chấm dút. Cuộc tranh đấu cho Tự Do và Dân-chủ này chỉ thay hình, đối dạng trên hiện tượng, nhưng bản chất không hề thay đỗi. Trước năm 1975, cuộc chiến tranh này là cuộc chiến bảo vệ miền Nam, bởi nhân dân miền Nam, và kể từ sau năm 1975, nó trở thành cuộc tranh đấu nhằm giải phóng toàn thề đất nước bởi toàn thể nhân dân hai miền. Ngày nào Đảng Cộng Sản Việt-nam vẫn còn tuyên bố trung thành với chủ nghĩa Mác-lênin, và ngày nào mà dân tộc Việt-nam chưa hưởng được quyền làm người, sống trong một xã hội có Tự Do, Dân-chủ, vấn đề đấu tranh vẫn chưa dứt. Chúng tôi đã đi đến nhiều nơi, các Tiểu Bang Hoa Kỳ, qua Âu Châu , để tìm gặp bạn bè, thượng cấp, cũng như những anh em cùng làm việc trước kia (đa số là quân nhân), các cố vấn Hoa Kỳ , để tham khảo hoặc tham gia vào những tổ chức của ngưò'i Việt, mong cùng nhau tìm phương thúc giải phóng quê hương theo ý nghĩa đích thực của nó.
Chúng tôi đã không e ngại hay mặc cảm về sự chọn lựa dấn thân vào làm chuyện gọi là đội đá vá trời này như hầu hết những người chung quanh đều nghĩ như vậy. Chúng tôi chỉ tự nhủ thầm, mình không thể nào quên trách nhiệm của một người dân đối với Tổ Quốc và Dân Tộc đã cưu mang mình. Chúng tôi đã có nợ với các chiến hữu, những anh em đã cùng với mình chiến đấu trong hai thập niên qua để mưu cầu một nền Dân-chủ, Tự do cho nước Việt-nam, những anh em hoặc đã nằm xuống, hoặc bị tù đày trong trại tù Cộng Sản, hoặc còn sống nhưng mang thân thể tật nguyền.. Chúng tôi không thể nào an tâm kéo dài cuộc sống vô nghĩa nơi vùng đất tạm dung này khi mà dân Việt hãy còn nghèo đói và nhất là vẫn chưa được sống trong một xã hội Tự Do, Dân-chủ. Có thể một số độc giả cười mỉa mai những lời chúng tôi vừa nói, nhưng chúng tôi phải chân thành với lòng mình. Chúng tôi tâm niệm rằng không tận nhân lực, sao biết được thiên mạng. 
Người Do Thái, trước năm thành lập nước Do Thái (lsrael) 1948, khi gặp nhau, họ thường nhắc nhở nhau đến một ngày về miên đất hứa để thành lập quốc gia bằng câu nói hẹn gặp nhau tại Jerusalem (thánh tích và ngày nay là thủ phủ). chúng ta cũng phải truyền cho nhau, và cho thế hệ tiếp nối, câu hẹn gặp nhau tại Sài Gòn hay Hà Nội. Chúng ta chỉ có thể gặp nhau tại Sài Gòn hay Hà Nội nhằm nhắc nhở chúng ta không thể quên trách nhiệm phải tranh đấu cho một Việt-Nam Tự Do, Dân-chủ. Cao trào tranh đấu cho Tự Do Dân-chủ đang dần dần dâng mạnh lên trong giới cán bộ bị lừa gạt, thức tỉnh, và nhất là giới trẻ Việt-Nam sau nhiều thập niên bị bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, và lịch sử cận đại bị che đậy, bóp méo, dàn dựng theo một khuôn khổ. Cao trào đấu tranh này là dấu hiệu của ánh sáng sau đường hầm hơn hai thập niên qua.
Một câu nói được nổi danh khác của người Do Thái là Vinh dự thay những người hy sinh cho Tổ Quốc, Hạnh Phúc thay những người có Tổ Quốc để hy sinh. Thật là đau buồn, vì chúng tôi không biết có còn cơ hội đế tiếp tục có được cái vinh dự hy sinh cho Tổ Quốc. Chúng tôi cảm thấy xót thương cho chính mình, từ nay, chúng tôi cũng đã mất đi niềm hạnh phúc của một người có Tổ Quốc để hy sinh. Nước mất, nhà tan rồi còn đâu!
Cũng đã có những cuộc đối thoại về hai chữ mất nước. Có người cho rằng hai chữ Việt-Nam vẫn còn đựợc người Việt và các quốc gia thế giới gọi tên cho mãnh đất hình chữ S trải dài từ biển Hải Nam cho đến vịnh Thái Lan (nay không còn là từ ái Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau) sao lại gọi là mất nước? Nhưng, đối với chúng tôi, và một số người Việt khác (hoặc bỏ nước ra đi hoặc còn ở lại nhưng bị xem là thù địch), đất nước Việt-Nam đã bị một số người Việt biến chất chiếm đoạt. Một số người chỉ nhìn hiện tượng bề ngoài nên không hiểu được nghĩa của hai chữ mất nước (quốc gia). Quốc gia là nơi qui tụ của những người cùng có một nền văn hóa như nhau. Cho nên, nếu nhìn sâu vào bản chất, yếu tố văn hóa sẽ nói rõ ý nghĩa của hai chữ mất nước. Tại Việt-Nam, văn hóa Mác-Lê đã, đang và còn tiếp tục hủy diệt văn hóa Việt-Nam. Những người không chấp nhận chủ nghĩa Mác-Lê, phải từ bỏ mảnh đất mà họ đã được sinh ra và lớn lên, để ra đi, phải chăng trong trái tim của họ, đó là một sự mất mát lớn lao hay chăng ?! Có lẽ, ý nghĩa của chữ mất nước sẽ thâm thúy, đơn giản và rõ nghĩa hơn, khi lấy hình ảnh thâu hẹp lại của một gia đình đã bị một đứa con bỏ nhà ra đi theo giặc cướp, rồi trở về chém giết thân tộc, chiếm đoạt và làm chủ ngôi nhà. Một số thân tộc phải cao bay xa chạy, một số còn ở lại ngôi nhà, nhưng chỉ đóng vai trò tôi tớ. Vâng, nhà vẫn còn đó, nhưng gia chủ đổi tên, và vì bề ngoài, thân xác của chủ mới vẫn là giòng giống Việt nên khiến cho người ngoại cuộc hoặc kẻ vô tâm, khó cảm nhận được hai chữ mất nhà, hay nói rộng hơn, mất nước.
Đối với chúng tôi, thật sự đất nước mà tổ tiên đã bao năm gây dựng nay không còn nữa. Sao còn có thể gọi là đất nước của mình khi mình không có toàn quyền Tự Do trở về, đi thăm khắp nẻo đường đất nước, tự do thăm Hà Nội 36 phố phường, Huế với lăng tẩm của những vì vua đã dựng nước, Nha-Trang với những con sóng vỗ vào bãi biển dài cát trắng, Đà Lạt sương mù với thác, hồ, đồi thông thơ mộng, Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông, miền Tây với những đồng lúa xanh ngát ngút ngàn, và đầy dẫy những dòng sông êm đềm uốn khúc quanh co? Ngày nay, vận mạng của người dân không còn do chính mình định đoạt, sao có thể gọi là không mất nước? Nếu muốn nói nước Việt-Nam vẫn còn, vâng, nó vẫn còn đối với những kẻ thống trị. Riêng chúng tôi, xin khẳng đĩnh rằng, nếu đất nước Việt-Nam chưa có được một nền Tự Do, Dân-chủ, xin gởi tấm thân cát bụi này nơi vùng đất tạm dung, đau lòng chấp nhận mình đã mất nước Việt-Nam thân yêu.
Kể tù sau tháng Tư, năm 1975, cho đến trước khi bức tường Béc lin sụp đổ, đa số người Việt chúng ta cho rằng nước nào đã bị Cộng sản chiếm thì sẽ không bao giờ lấy lại được, hoặc lý luận rằng chúng ta có thể làm gì được khi mà trước kia chúng ta có cả triệu quân, súng ống đầy đủ vẫn không giữ nổi miền Nam Việt-Nam,... Chúng tôi và một số anh em đã phải đi từ thành phố này sang thành phố nọ, từ Tiểu Bang này sang Tiểu Bang kia, tư Hoa Kỳ đến Âu Châu ..., trình bày Thế Tất Thắng, hầu cố thuyết phục người Việt chúng ta rằng, sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, Đảng Cộng Sản Việt-Nam đã để lộ chân tướng cho nhân dân Việt-Nam (cả Nam lẫn Bắc), và thế giới, hiếu rõ bản chất tàn bạo của họ, khi trí óc họ đã hấp thụ, và nhuộm hồng bởi chủ nghĩa Mác-lênin. Nói theo Vũ Thư Hiên, trong sự tha hóa của người Cộng Sản, chính chủ thuyết mà họ theo, đã là tác nhân nhào nặn con người của họ thành tàn bạo, [Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên, trang 11] như vậy. Dưới mắt người Cộng Sản Việt-Nam, ngoại trừ tập thể đảng viên (một số đảng viên vẫn bị thanh trừng đẩm máu như trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất và chỉnh đốn tố chức năm 1956), tất cả những người ... Diệm-Nhu đã bị gán cho cái tội kỳ thị tôn giáo. Hoa Kỳ đã vận dụng các lãnh tụ quân sự, chính trị, Phật Giáo, sinh viên học sinh, lật đổ chế độ Ông Diệm, xóa bỏ nền Đệ Nhất Cộng-Hòa. Cho nên, có thể xác định: 
Nguyên nhân làm sụp đố Miền Nam bắt đầu là do Hoa Kỳ đã lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm để áp đặt một chiến lược chống Cộng sai lầm (không hiểu Cộng Sản Việt Nnam). Từ đó, làm cho tình hình chính tri Miền Nam bất ổn, chiến tranh leo thang, giới truyền thông Hoa Kỳ bôi lọ Miền Nam, phản chiến biểu tình làm phân hóa nước Mỹ, để rồi cuối cùng, Hoa Kỳ phải tìm lối thoát trong danh dự, rời bỏ Việt-Nam Cộng-Hòa qua Hiệp Định Paris, cắt viện trợ.
Sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các Tướng Lãnh, các lãnh tụ đảng phải, các lãnh tụ tôn giáo..., đã cùng nhau tranh giành quyền lãnh đạo, gán ghép, chia sẻ quyền hạn, tình hình chính trị bất ổn, chiến tranh gia tăng, cho đến khi nền Đệ Nhị Cộng-Hòa được thành lập với Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống. Trong thời kỳ làm Tổng Thống, ông Thiệu ngoài việc phải chống Cộng theo sách lược của Hoa Kỳ (để được viện trợ), còn phải lo đề phòng việc đảo chánh của các Tướng Lãnh lãnh đạo cuộc đảo chánh ông Diệm (Tướng Minh, Đôn, Kim...), và ngay cả với vị Phó Tổng Thống của ông ta, Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Thời kỳ khó khăn nhất cho Tổng Thống Thiệu là thời kỳ phải đối phó với Hoa Kỳ trong tiến trình hòa đàm Paris, khi mà Hoa Kỳ đã không còn đặt việc ngăn chận làn sóng Đỏ là quan trọng nữa. Theo Stephen Young, kỹ thuật ngoại giao của Kissinger không khác gì đặt khẩu súng vào đầu Thiệu: Phải ký cho dù với một Hiệp Định tồi tệ, hoặc trở thành người ngăn cản hòa bình, mục tiêu để phong trào phản chiến Mỹ nguyền rũa.
Năm 1972, Hà Nội mở những trận đánh lớn, đưa quân tràn qua vĩ tuyến 17, vùng Phi Quân Sự, đánh vào Cao Nguyên miền Trung, và các tỉnh miền Nam để mong dành thắng lợi tại Hội Nghị như họ đã làm năm 1954 trong Trận Điện Biên Phủ, và kiếm một mảnh đất làm Thủ Đô cho chính phủ Lâm thời Cộng-hòa Miền Nam Việt-nam. Tuy nhiên, Hà Nội đã thất bại trước sức chiến đấu của Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Thêm vào đó, ngày 18.12.1972, Hoa Kỳ tái oanh tạc Miền Bắc sát vào Thủ Đô Hà Nội, khiến Cộng Sản Bắc Việt chịu không nổi, phải ngồi vào bàn Hội Nghị ngày 28.12.1972, đế rồi phải ký kết Hiệp Định Paris vào ngày 27.1.1973 (Nixon gọi đó là Hoa Kỳ thắng cuộc chiến tranh). Hoa Kỳ ký hiệp định Paris để rút khỏi Việt-Nam trong danh dự theo cái nhìn của người Hoa Kỳ, thỏa mãn mọi đòi hỏi của Cộng Sản Bắc Việt, và không cần phải có một lực lượng quân sự Quốc Tế nào để bảo vệ hoà bình như  tại Âu Châu và tại Triều Tiên. Trong hối hả để đạt được sự mong muốn, các nhà ngoại giao chuyên nghiệp của Hoa Kỳ đã hy sinh tương lai của dân chúng miền Nam Việt-Nam để đổi lấy sự đồng thuận của Hà Nội. Đơn vị chiến đấu cuối cùng của Hoa Kỳ rời Việt-Nam vào ngày 12.8.1972.
Để giết Miền Nam nhanh chóng hơn, Quốc Hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu ngưng viện trợ. Hãy nghe lời than của Kissinger "... Nhưng, trong nội bộ,  ông (Kissinger) mong miền Nam sụp đổ chóng hơn. ông cằn nhằn rằng sao những người đó không chết cho sớm, càng kéo dài, sự việc xảy ra, chỉ càng tệ hại hơn, Bộ Trưởng Báo Chí cho Tổng Thống Gerald Ford, Ron Nesson, báo cáo"*344. Mặc dù đã sống trên đất Hoa Kỳ trên 25 năm, thành thực, chúng tôi vẫn chưa tiêu hóa nổi cách suy nghĩ và cách đặt vấn về của người Hoa Kỳ. Do đó, đây là câu viết của Nixon về kết quả cuộc chiến mà binh sĩ Hoa Kỳ đã đổ xương máu trong khoảng 10 năm: Khi ký Hiệp Định Paris năm 1973, chúng ta đã thắng cuộc chiến tranh. Thế rồi, chúng ta tiến hành để mất đi hòa bình (lose the peace). Miền Nam Việt-Nam đã thành công trong việc chống lại sự vi phạm hòa bình của Cộng Sản trong hai năm. Sự thất bại chỉ đến khi Quốc Hội đã làm lơ kỳ hạn ghi trong Hiệp định Đình Chiến, từ chối cung cấp viện trợ cho Sài Gòn ngang bằng với những gì mà Nga Xô cung cấp cho Hà Nội
Sau khi Hoa Kỳ ký và ép Việt-Nam Cộng-Hòa ký Hiệp Định Paris, Kissinger cũng như toàn thế quan lại Hoa Kỳ đang ngồi đếm từng giờ, từng ngày, từng tháng, chứ không tin tưởng là từng năm, chờ nghe tin sụp đổ của Miền Nam.
Tổng Thống cuối cùng của Miền Nam là Tướng Dương Văn Minh, ông chủ trương nói chuyện Hòa hợp Hòa Giải Dân Tộc, nên được Cộng Sản tán thành; Thích Trí Quang lập thành phần thứ ba, liên lạc mật thiết với Tướng Minh. Tổng Thống Thiệu bị áp lực Hoa Kỳ đòi ông phải từ chức để Tướng Minh có thể thỏa hiệp với Cộng Sản. Pháp chen vào để giúp Tướng Minh. Nhưng kết quả chung cuộc: Tất cả (kể cả Pháp, Trung Cộng) đều đã bị Nga Xô và Bắc-Việt lừa gạt. Chỉ có hai nhóm người thắng trong cuộc chiến tranh 1954-1975 là hai Đảng Cộng Sản Nga Sô và Việt-Nam (không phải nhân dân Nga Sô và nhân dân Việt-Nam).
Qua các phần trong quyển sách, khi chúng tôi nhắc đến vấn đề lãnh đạo, chiến lược, phản chiến Hoa Kỳ, Harriman, Mcnamara, Kissinger, Nixon, DeGaulle, các vị lãnh đạo chính trị, quân sự, tôn giáo Việt-Nam,...là nhằm phân tích những nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ của Việt-Nam Cộng-Hòa (tiền đồn chống Cộng) truớc sự quyết tâm bành trướng của Khối Cộng mà mũi dùi là Hà Nội. Đương nhiên, mỗi quốc gia đều đặt quyền lợi riêng tư của quốc gia mình lên hàng đầu. Nhằm mục đích bành trướng, gây sức mạnh cho Chủ Nghĩa Cộng Sản, khối Cộng đã cùng Hà Nội tiến chiếm Miền Nam. Vì hận thù với Hoa Kỳ trong việc từ chối giải cứu trận Điện Biên Phủ tạo vết nhơ trong lịch sử, Pháp bằng mọi giá "thọc gậy bánh xe" để cho Hoa Kỳ cũng thất bại tại Việt-Nam. Anh muốn có tấm chắn cho nền an ninh của các nước thuộc khối Commonwealth ở Á Châu của mình. Hoa Kỳ giúp Miền Nam để ngăn cản sự bành trướng của Cộng Sản, mối đe dọa cho Hoa Kỳ trong tương lai. Cho nên, đối với Hoa Kỳ, một khi mà mối đe dọa tương lai không còn giá trị cao hơn là sự đe dọa hiện tại (rạn nứt trong xã hội Hoa Kỳ), các giới chức và đa số dân chúng Hoa Kỳ không còn lý do gì, để vẫn giữ ý định tiếp tục giúp Miền Nam ngăn cản sự bành trướng của Cộng Sản. Đó là lý luận hợp lý đối với họ. Hoa Kỳ đã làm được những gì họ muốn: Nếu cần đưa quân đội vào Miền Nam để lãnh đạo cuộc chiến chống sự bành trướng của Cộng Sản, họ dẹp trở ngại Ngô Đình Diệm; Nếu cần kéo quân về để giải quyết tình hình nội bộ quốc gia, họ liên lạc với Nga-Hoa để nhận được sự đồng thuận đổi lấy việc dội bom Bắc Việt vừa đủ để khiến Bắc Việt phải ký Hiệp định Paris với sự ra đi trong danh dự của Hoa Kỳ ?! Nhìn lại bài học lịch sử thế giới, chúng ta cũng đã biết, trong qui luật chính trị giữa các quốc gia, không bao giờ có bạn muôn đời, và kẻ thù muôn thuở. Hơn nữa, quyết tâm của một nhà chính trị vừa có thêm giòng máu thương mại (con buôn) lại càng khốc liệt hơn nữa (there is no dignity involved).
             Về phương diện Quân Sự, Quân Lực Việt-nam Cộng-Hòa tuy thoát thai từ liên hệ quá khứ với thực dân, nhưng, khúc quanh lịch sử Genève 1954, và nhất là những Sĩ Quan, binh sĩ, tham gia quân đội sau năm 1954, họ đã sống hào hùng, tranh đấu anh dũng, hy sinh tuổi trẻ và sinh mạng cho chính nghĩa Tự Do, với một tâm hồn trong trắng, với khả năng chiến đấu tuyệt vời. Tất cả các cấp trong Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, họ đã làm tất cả những gì họ có thể, và nhiều khi còn vượt quá trách nhiệm của họ như Tướng Westmoreland, Giám Đốc CIA Colby, ... đã đề cao họ trước quần chúng Hoa Kỳ, cũng như trong các sách hồi ký. Chúng tôi đã tìm về quá khứ, để thấy được nguyên nhân đưa đến sự sụp đố của Việt-Nam Cộng-Hòa, phù hợp với nhận định sau đây của ông William Colby. Colby cho rằng Hoa Kỳ đã làm ba việc sai lầm trọng đại: (1) lật đổ ông Ngô Đình Diệm, (2) chiến đấu một cuộc chiến sai lầm (wrong war), (3) từ chối giúp đỡ đồng minh lúc tối cần (viện trợ)*346 .Và để kết luận, ai thắng ai thua, Colby viết: Cuộc chiến tranh nhân dân chấm dứt, không phải do việc làm của những người đi chân không (barefoot), mà do những lực lượng quân sự qui ước hùng hậu nhất... Điều khôi hài tối hậu là cuộc chiến tranh nhân dân đã bị đánh bại năm 1959, nhưng cuộc chiến tranh quân đội mà Hoa Kỳ quyết tâm chiến đấu vào thập niên 1960 với những lực lượng quân sự to lớn cuối cùng lại thua kẻ địch
Những nhân vật cao cấp nhất của Hoa Kỳ, giờ đây nhìn lại cuộc chiến tranh Việt-Nam, họ đã tự nhận thấy những sai lầm, và công nhận chính Hoa Kỳ mới là nước đã thua cuộc chiến (nguyên nhân sâu xa). 
Trước năm 1975, Miền Nam với chiến tranh tàn khốc, vẫn không thua gì các nước láng giềng Á Châu (trừ Nhật Bản). Vậy mà sau khi chiến tranh chấm dứt từ năm 1975 cho đến nay (năm 2002), Việt-Nam còn là một nước nằm trong danh sách những quốc gia nghèo đói nhất trên thế giới.  
Về phía những lãnh tụ chính trị, tôn giáo trong Miền Nam, chúng ta cũng đã có những sai lầm vào thời bấy giờ vì thiếu hiểu biết trào lưu chính trị thế giới, không hiệu nhiều về bản chất và thủ đoạn của Cộng Sản, nên cũng đã góp phần vào sự sụp đổ của Miền Nam. Vì vậy chúng ta cũng phải tự hỏi chúng ta phải làm gì, nếu có thể, cho sự tồn vong và thịnh vợng của đất nước Việt-Nam (Đảng Cộng Sản bản đất, dâng biển cho Trung Cộng). Tôn vinh hay đả phá cá nhân chẳng có một giá trị gì cả cho sự tồn tại và thịnh vượng của nước Việt-Nam. Voltaire, một văn hào người Pháp, khi có người muốn tạc tượng của ông để lại cho hậu thế, ông đã trả lời: nếu muốn, các ông tạc tượng của bất cứ ai cũng được, rồi đề vào đó chữ Voltaire, hậu thế có biết Voltaire là ai đâu. Bỏ được sự tôn vinh và bôi bẩn, sẽ tiết kiệm được nhiều trí lực, có thể đoàn kết, và làm được những việc có tính cách xây dựng hơn. Nhà cháy, chửa cháy là ưu tiên một , cần có nước để chữa lửa, tại sao lại phải chọn nước sạch với nước dơ ? Đó là lý do mà người Việt hải ngoại đã bỏ phí mất hết một phần tư thế kỷ thời gian để có thế đóng góp vào sự thúc đẩy tiến trình xây dựng Tự Do, Dân-Chủ tại Việt-Nam, hai yếu tố căn bản của sự phát triển kinh tế.
            Xin hiểu ý mà bỏ qua cho những lời trình bày, cách hành văn, đôi khi không thể diễn ta nổi được ý, như trong nhà Phật hay nhắc “ý nghĩa, bất ý ngữ” (theo nghĩa, đừng theo lời). Đa tạ.
                                                                                    Tháng 12 năm 2002

File đính kèm:

  • doctai_lieu_nhung_su_that_chien_tranh_viet_nam_1954_1975.doc