Tài liệu Những phụ nữ mở nước

Vào cuối thế kỷ 13, sau khi cùng liên kết đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ, mối giao hảo giữa Đại Việt và Chiêm Thành (Champa) khá tốt đẹp. Tháng 2 năm tân sửu (130, nước Chiêm Thành gởi sứ giả và phẩm vật sang thăm viếng ngoại giao. Khi đoàn sứ giả Chiêm Thành về nước, thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đi theo. Lúc đó thượng hoàng đã xuất gia đi tu, gặp khi rảnh rỗi, ông qua thăm Chiêm Thành, vừa để trả lễ, vừa để du ngoạn, từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch cùng năm.

Vua Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman IV, trị vì 1287-1307), nguyên là thái tử Bổ Đích (Harijit), con đầu của vua Jaya Simhavarman III hay Indravarman XI (trị vì 1257-1287). Thời kháng Nguyên, vua Jaya Simhavarman III đã già, Bổ Đích nắm trọng trách điều khiển việc nước, và đã chỉ huy quân Chiêm đẩy lui lực lượng của Toa Đô (Sogatu).

Trong cuộc gặp gỡ với vua Chế Mân, Trần Nhân Tông hứa gả con gái mình là công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Có thể lúc đó Trần Nhân Tông muốn làm cho nền bang giao giữa hai nước Việt Chiêm bền vững qua cuộc hôn nhân nầy. Lời hứa của thượng hoàng Trần Nhân Tông gặp nhiều phản bác về phía triều đình nước ta. Thời đó, quan niệm khắc khe về phân biệt chủng tộc đã khiến cho các quan và cả Trần Anh Tông, vị vua đương triều, ngăn trở cuộc hôn nhân nầy.

 Mãi đến khi Chế Mân quyết định tặng hai châu Ô và Rí (Lý) ở phía bắc Chiêm Thành làm sính lễ, Trần Anh Tông mới nhận lời, và lễ cưới diễn ra năm 1306 (bính ngọ). Năm 1307 (đinh mùi), Trần Anh Tông đổi châu Ô thành Thuận Châu [Thuận = theo, theo lẽ phải], châu Lý thành Hóa Châu [Hóa = thay đổi, dạy dỗ]. So với ngày nay, Thuận Châu từ phía nam tỉnh Quảng Trị và phía bắc tỉnh Thừa Thiên ngày nay; Hóa Châu gồm phần còn lại của tỉnh Thừa Thiên và phía bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay; diện tích tổng cộng vùng đất nầy khoảng 10.000 km2.

Huyền Trân được vua Chế Mân phong tước hoàng hậu Paramecvari. Đám cưới được hơn một năm, Chế Mân từ trần (1307). Vua Trần Anh Tông thương em, sợ Huyền Trân bị đưa lên giàn hỏa thiêu chết theo chồng trong tục lệ Chiêm Thành,( nên nhà vua cho tướng Trần Khắc Chung (tức Đỗ Khắc Chung) sang Chiêm lấy cớ viếng tang, rồi lập mưu đưa Huyền Trân và con là Đa Da trở về Đại Việt.(2) Theo Đại Nam nhất thống chí, quyển 16 viết về tỉnh Nam Định, sau khi trở về nước, Huyền Trân công chúa đã đến tu ở chùa Nộn Sơn, xã Hổ Sơn, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Sách nầy không cho biết chính xác thời điểm công chúa đi tu, nghĩa là công chúa đã đi tu ngay khi về nước hay sau khi đã về già?(3) Số phận hoàng tử Đa Da không được sử sách nhắc đến.

 

doc 17 trang cucpham 5840
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Những phụ nữ mở nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Những phụ nữ mở nước

Tài liệu Những phụ nữ mở nước
NHỮNG PHỤ NỮ MỞ NƯỚC
 	Sử Gia Trần Gia Phụng 
23 tháng 8 năm 2004 
(Trình bày tại Lễ Kỷ Niệm Hai Bà Trưng do Hội Phụ Nữ Toronto tổ chức chiều Thứ Bảy 13-3-2004.)
Người phụ nữ Việt Nam mở nước đầu tiên không ai khác hơn là Hai Bà Trưng.  Tiểu sử cũng như sự nghiệp của Hai Bà đã được nói đến nhiều.  Có lẽ chỉ cần thêm một ý kiến về Hai Bà hầu như ít được nêu ra.  Đó là trong lịch sử thế giới, Hai Bà khởi nghĩa chống ngoại xâm năm 40 sau Công nguyên, là những bậc nữ lưu đầu tiên đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước, trước nữ anh hùng Jeanne d'Arc (1412-143 của Pháp gần 14 thế kỷ.  Sau Hai Bà Trưng, trong số những phụ nữ mở nước, phải kể đến  các công chúa Huyền Trân, Ngọc Vạn và Ngọc Khoa. 
1.-   CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN 
Vào cuối thế kỷ 13, sau khi cùng liên kết đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ, mối giao hảo giữa Đại Việt và Chiêm Thành (Champa) khá tốt đẹp.  Tháng 2 năm tân sửu (130, nước Chiêm Thành gởi sứ giả và phẩm vật sang thăm viếng ngoại giao.  Khi đoàn sứ giả Chiêm Thành về nước, thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đi theo.  Lúc đó thượng hoàng đã xuất gia đi tu, gặp khi rảnh rỗi, ông qua thăm Chiêm Thành, vừa để trả lễ, vừa để du ngoạn, từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch cùng năm. 
Vua Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman IV, trị vì 1287-1307), nguyên là thái tử Bổ Đích (Harijit), con đầu của vua Jaya Simhavarman III hay Indravarman XI (trị vì 1257-1287). Thời kháng Nguyên, vua Jaya Simhavarman III đã già, Bổ Đích nắm trọng trách điều khiển việc nước, và đã chỉ huy quân Chiêm đẩy lui lực lượng của Toa Đô (Sogatu). 
Trong cuộc gặp gỡ với vua Chế Mân, Trần Nhân Tông hứa gả con gái mình là công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Có thể lúc đó Trần Nhân Tông muốn làm cho nền bang giao giữa hai nước Việt Chiêm bền vững qua cuộc hôn nhân nầy.  Lời hứa của thượng hoàng Trần Nhân Tông gặp nhiều phản bác về phía triều đình nước ta.  Thời đó, quan niệm khắc khe về phân biệt chủng tộc đã khiến cho các quan và cả Trần Anh Tông, vị vua đương triều, ngăn trở cuộc hôn nhân nầy.  
  	Mãi đến khi Chế Mân quyết định tặng hai châu Ô và Rí (Lý) ở phía bắc Chiêm Thành làm sính lễ, Trần Anh Tông mới nhận lời, và lễ cưới diễn ra năm 1306 (bính ngọ).  Năm 1307 (đinh mùi), Trần Anh Tông đổi châu Ô thành Thuận Châu [Thuận = theo, theo lẽ phải], châu Lý thành Hóa Châu [Hóa = thay đổi, dạy dỗ].  So với ngày nay, Thuận Châu từ phía nam tỉnh Quảng Trị và phía bắc tỉnh Thừa Thiên ngày nay; Hóa Châu gồm phần còn lại của tỉnh Thừa Thiên và phía bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay; diện tích tổng cộng vùng đất nầy khoảng 10.000 km2. 
Huyền Trân được vua Chế Mân phong tước hoàng hậu Paramecvari.  Đám cưới được hơn một năm, Chế Mân từ trần (1307).  Vua Trần Anh Tông thương em, sợ Huyền Trân bị đưa lên giàn hỏa thiêu chết theo chồng trong tục lệ Chiêm Thành,( nên nhà vua cho tướng Trần Khắc Chung (tức Đỗ Khắc Chung) sang Chiêm lấy cớ viếng tang, rồi lập mưu đưa Huyền Trân và con là Đa Da trở về Đại Việt.(2) Theo Đại Nam nhất thống chí, quyển 16 viết về tỉnh Nam Định, sau khi trở về nước, Huyền Trân công chúa đã đến tu ở chùa Nộn Sơn, xã Hổ Sơn, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.  Sách nầy không cho biết chính xác thời điểm công chúa đi tu, nghĩa là công chúa đã đi tu ngay khi về nước hay sau khi đã về già?(3)  Số phận hoàng tử Đa Da không được sử sách nhắc đến. 
Cuộc hôn nhân Huyền Trân và Chế Mân tượng trưng cho sự phát triển một cách hòa thuận về phương nam theo truyền thống sống cùng và để người khác cùng sống của người Việt.  Sự hy sinh của công chúa Huyền Trân đã được một tác giả vô danh đề cao trong một bài ca Huế theo điệu nam bình rất được truyền tụng cho đến ngày nay: 
Nước non ngàn dặm ra đi, mối tình chi,
Mượn màu son phấn, đền nợ Ô Ly,
Đắng cay vì, đương độ xuân thì,
Số lao đao hay nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết, quyết liều như hoa tàn trăng khuyết,
Vàng lộn với chì,
Khúc ly ca cớ sao mà mường tượng Nghê thường!
Thấy chim hồng nhạn bay đi, tình tha thiết.
Bóng dương hoa quỳ
Nhắn một lời Mân quân, nay chuyện mà như nguyện,
Đặng vài phân, vì lợi cho dân,
Tình đem lại mà cân,
Đắng cay trăm phần...(4)
2.-   CÔNG CHÚA NGỌC VẠN 
 	Vào đầu thế kỷ 17, sau khi Nguyễn Hoàng từ trần năm 1613, con là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên, lúc đó 51 tuổi (tuổi ta), lên kế vị và cầm quyền ở Đàng Trong từ 1613 đến 1635. Theo di mệnh của Nguyễn Hoàng, Sãi Vương quyết xây dựng Đàng Trong thật vững mạnh để chống lại chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.  Do đó, ông giao hảo với các nước phương nam để củng cố vị thế của ông. 
Phía nam nước ta là Chiêm Thành và Chân Lạp (tức Cambodia ngày nay). Lúc đó, vua Chân Lạp mới lên ngôi là Chey Chetta (trị vì 1618-1628).  Ông nầy muốn kết thân với chúa Nguyễn để làm thế đối trọng với vua Xiêm La (Siam tức Thái Lan ngày nay), nên đã cầu hôn với con gái Sãi Vương. 
Không có sử sách nào ghi lại diễn tiến đưa đến cuộc hôn nhân nầy.  Có thể vì ngày trước, quan niệm người Chân Lạp là man di, nên các sách sử nhà Nguyễn tránh không ghi lại việc nầy.  Bộ Đại Nam liệt truyện tiền biên, khi ghi chép về các con gái của Sãi Vương, đến mục „Ngọc Vạn“, đã ghi rằng: „Khuyết truyện“ tức thiếu truyện, nghĩa là không có tiểu sử.  Gần đây, bộ gia phả mới ấn hành năm 1995 của gia đình chúa Nguyễn cho biết là vào năm 1620 (canh thân) Sãi Vương gả người con gái thứ nhì là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey-Chetta II.(5)  
Ba năm sau cuộc hôn nhân của Ngọc Vạn, Sãi Vương cử một sứ bộ sang Chân Lạp xin vua Chey-Chetta II  nhượng khu dinh điền ở vùng Mô Xoài, gần Bà Rịa ngày nay.  Nhờ sự vận động của hoàng hậu Ngọc Vạn, vua Chân Lạp đồng ý cho người Việt đến đó canh tác.  Đây là lần đầu tiên người Việt chính thức đặt chân lên đất Chân Lạp, và Mô Xoài là bàn đạp để người Việt dần dần tiến xuống đồng bằng sông Cửu Long.  
Chồng công chúa Ngọc Vạn, vua Chey-Chetta II từ trần năm 1628.  Từ đó triều đình Chân Lạp liên tục xảy ra cuộc tranh chấp ngôi báu giữa các hoàng thân.  Năm 1658 (mậu tuất) hai hoàng thân So và Ang Tan nổi lên đánh vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Nặc Ông Chân (trị vì 1642-1659), nhưng thất bại, xin nhờ thái hậu Ngọc Vạn giúp đỡ.  Thái hậu Ngọc Vạn chỉ cách cho hai người nầy cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần, cháu gọi thái hậu Ngọc Vạn bằng cô ruột, liền cử phó tướng Tôn Thất Yến (hay Nguyễn Phúc Yến), đang đóng ở Phú Yên (dinh Trấn Biên), đem 3.000 quân qua giúp, bắt được Nặc Ông Chân ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay), đưa về giam ở Quảng Bình vì lúc đó nhà chúa đang hành quân ở Quảng Bình. Tại đây, Nặc Ông Chân từ trần năm 1659.(6)  
Chúa Nguyễn phong So lên làm vua Chân Lạp tức Batom Reachea (trị vì 1660-1672).  Từ đó, nước ta càng ngày càng can thiệp vào công việc của Chân Lạp và đưa người thâm nhập nước nầy, dần dần tiến đến sinh sống tận mũi Cà Mau như ngày nay. 
Như thế, đã hai lần bà Ngọc Vạn đã dẫn đường cho người Việt mở đất về phương nam. Lần thứ nhất sau cuộc hôn nhân năm 1620 và lần thứ nhì trong cuộc tranh chấp nội bộ vương quyền Chân Lạp năm 1658. 
3.-   CÔNG CHÚA NGỌC KHOA 
Như trên đã viết, Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên có bốn cô con gái.  Hai người lớn nhất và trẻ nhất có chồng Việt. Người thứ nhì là công chúa Ngọc Vạn kết hôn với vua Chân Lạp.  Vậy số phận cô công chúa thứ ba tên là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa như thế nào mà trong Đại Nam liệt truyện tiền biên, tiểu truyện của Ngọc Khoa cũng đề là „khuyết truyện“ ? 
May thay, sách Nguyễn Phúc tộc thế phả, do chính Hội Đồng Nguyễn Phúc tộc viết lại, đã chép rằng:"...Năm tân mùi [1631] bà [Ngọc Khoa] được đức Hy Tông [Sãi Vương] gả cho vua Chiêm Thành là Pôrômê. Nhờ có cuộc hôn phối nầy mà tình giao hảo giữa hai nước Việt Chiêm được tốt đẹp (7)  
Vấn đề không đơn giản chỉ là tình giao hảo giữa hai nước, mà lý do cuộc hôn nhân nầy còn sâu xa hơn nhiều. 
Thứ nhất, chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc vừa mới bùng nổ năm đinh mão (1627) tại vùng Bố Chính (Quảng Bình ngày nay).  
Thứ nhì, năm 1629, lưu thủ Phú Yên là Văn Phong (không biết họ) liên kết vơi người Chiêm Thành nổi lên chống lại chúa Nguyễn. Sãi Vương liền cử Phó tướng Nguyễn Hữu Vinh, chồng của công chúa Ngọc Liên, đem quân dẹp yên, và đổi phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên.(8) Sãi Vương rất lo ngại nếu ở phía nam, Chiêm Thành mở cuộc chiến tranh chống chúa Nguyễn thì ông sẽ lâm vào tình trạng“lưỡng đầu thọ địch“. 
Thứ ba, vào cuối thế kỷ 16, người Chiêm Thành thường buôn bán với người Bồ Đào Nha ở Macao, thuộc địa của Bồ trên đất Trung Hoa. Thương thuyền Bồ Đào Nha hay ghé buôn bán trao đổi với người Chiêm ở các hải cảng Cam Ranh và Phan Rang.(9)  Do đó, nếu triều đình Chiêm Thành liên kết với người Bồ Đào Nha để chống lại Đại Việt, thì thật là nguy hiểm chẳng những cho chúa Nguyễn và nguy hiểm cho cả nước ta.  Điều nầy làm cho chúa Nguyễn lo ngại, nhất là khi Pô Ro mê là một người anh hùng, lên làm vua Chiêm Thành (trị vì 1627-165.(10)  
Có thể vì các nguyên nhân trên, Sãi Vương quyết định phải dàn xếp với Chiêm Thành, và đưa đến cuộc hôn nhân hòa hiếu Việt Chiêm năm 1631 giữa Ngọc Khoa, con của Sãi Vương, với vua Chiêm là Poromê, nhắm rút ngòi nổ của phía Chiêm Thành, bảo đảm an ninh mặt nam.  
Các sách tây phương ghi nhận rằng không hiểu vì sao, sau năm 1639 thì cuộc giao thương giữa Chiêm Thành và người Bồ Đào Nha không còn được nghe nói đến nữa.(1  Phải chăng việc nầy là hậu quả của  chuyện công chúa Ngọc Khoa sang làm hoàng hậu Chiêm Thành tám năm trước đó (163?  
Sử sách không ghi lại là bà Ngọc Khoa đã làm những gì ở triều đình Chiêm Thành, chỉ biết rằng truyền thuyết cũng như tục ngữ Chiêm Thành đều có ý trách cứ, nếu không muốn nói là phẫn nộ, cho rằng bà Ngọc Khoa đã làm cho vua Pô Ro mê trở nên mê muội và khiến cho nước Chiêm sụp đổ. 
Trong sách Dân tộc Chàm lược sử, hai ông Dohamide và Dorohiem cho biết theo lời của một vị "Pô Thea", người phụ trách giữ tháp Pô Ro mê, kể cho tác giả E. Aymonier câu chuyện rằng vua Pô Ro mê có ba vợ.  Bà vợ đầu là Bia Thanh Chih, con của vị vua tiền nhiệm đã truyền ngôi cho Pô Ro mê.  Bà nầy không có con.  Pô Ro mê cưới người vợ thứ nhì là một cô gái gốc Ra đê, tên là Bia Thanh Cha ... húa Trịnh từ đó về sau cũng vì lý do nữ họa mà mất nghiệp :
Sự này chỉ tại Bà Chè
Cho Chúa mất nước cho Nghè làng xiêu
Về chuyện hai anh em họ Trịnh tương tàn, dân gian đã cố lời bàn tán :
Đục cùn thì giữ lấy tông
Đục long cán gãy còn mong nỗi gì
"Tông" ám chỉ tước hiệu của Trịnh Cán (Tông Đô Vương).
"Đục long cán gãy" là nghiệp chúa của Trịnh Cán không tồn tại bao lâu.
Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ thứ 17 đến đầu thế kỷ thứ 19, suốt 200 năm là một chuỗi biến cố đẫm máu. Hết cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, đến cuộc tương tranh Nguyễn - Tây Sơn. Từ lúc anh em Tây Sơn khởi nghĩa, chủ yếu là vua Quang Trung, lập nên một triều đại huy hoàng với nhiều võ công oanh liệt, nhưng khá ngắn ngủi :
Đầu cha lấy làm đuôi con
Mười bốn năm tròn hết số thì thôi
Tương truyền đây là một câu sấm ứng vào việc triều Tây Sơn mất nghiệp sau 14 năm. Đầu chữ Quang (       - Quang Trung) lấy làm đuôi chữ Cảnh (        - Cảnh Thịnh).
Một câu ca dao khác , cũng cùng ý nghĩa :
Cha nhỏ đầu con nhỏ chân
Đến năm Nhâm Tuất (1802) thì thân chẳng còn
Chữ "tiểu" ở trên đầu chữ Quang, ở chân chữ Cảnh.
Trong xã hội Việt Nam ngày trước, có hạng sĩ phu, ở lẫn trong dân chúng, thường nhận định về các hoạt động của giới cầm quyền đương thời và đề xuất những câu sấm để tuyên truyền cho một phe phái nào đó. Câu sấm được truyền trong dân gian bằng cách dạy cho trẻ con hát khi nô đùa ở các nơi công cọng. Chẳng hạn câu sấm sau đây, dưới hình thức ca dao, được truyền là của các cựu thần nhà Mạc tổ chức chống Trịnh làm ra để liên lạc với các đồng chí tìm đến cơ sở ở mạn Bắc :
Ai lên Phố Cát Đại Đồng
Hỏi thăm cô Tú có chồng hay chưa ?
Có chồng năm ngoái năm xưa
Năm nay chồng bỏ như chưa có chồng
Dù chiến tranh xảy ra giữa hai miền Nam Bắc hết sức khốc liệt, nhưng hai họ Trịnh Nguyễn vẫn thực hiện những công cuộc phúc lợi ở vùng họ cai trị.
Ở Nam, các chúa Nguyễn nhiều đời trấn thủ, mưu cầu an cư lạc nghiệp cho dân chúng. Dưới đời chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu, đường đi qua vùng Hồ Xá - Quảng Trị (tức truông nhà Hồ) thường có bọn cướp ẩn núp, cướp bóc kẻ qua đường. Năm 1722, Chúa sai ông Nguyễn Khoa Đăng, làm Nội Tán, đi đánh dẹp bọn cướp đó. Người dân ca tụng việc ấy, qua câu ca dao quen thuộc :
Nhớ em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn
Truông nhà Hồ, Nội Tán cấm nghiêm
Phá Tam Giang ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, nơi có 3 sông lớn của Huế (sông Ô Lâu, sông Bồ,sông Hương) chảy về rồi đổ ra cửa biển Thuận An. Phá này nhiều sóng lớn, thuyền bè qua lại khó khăn, về sau cạn đi.
Sau một thời gian dài, suốt 25 năm, đấu tranh gian khổ, Chúa Nguyễn AÙnh đã có thế vững mạnh, tiến quân ra Trung để chiến thắng Tây Sơn. Nhân dân miền Nam vốn có cảm tình với nhà Nguyễn đã truyền câu hát :
Lạy trời cho chóng gió nồm
Để cho Chúa Nguyễn giong buồm thẳng ra
Khi Chúa Nguyễn còn ở trong Nam, tổ chức cuộc Nam tiến vào đất Gia Định, khẩn hoang lập ấp. Dân chúng đồng lòng cổ võ :
Nhà Bè nước chảy rẽ hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về
Vua Gia Long thống nhất sơn hà, lập nên triều Nguyễn, truyền được 13 đời vua. Kế tục sự nghiệp mở nước của Thế Tổ Gia Long, vua Minh Mạng đã có công dẹp các vụ nổi loạn ở Bắc và Nam, cũng như chống cự ngoại xâm (Xiêm), chiếm Chân Lạp, bảo hộ Ai Lao.
Về nội trị, vua chấn chỉnh luật pháp, chế độ, làm thành một nước có kỷ cương, văn hiến. Trong việc bảo vệ phong tục, vua đã chạm đến tinh thần bảo thủ của người dân miền Bắc, tức là cấm đàn bà mặc váy :
Tháng sáu có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải lột quần chồng sao đang ?
Dưới triều vua Tự Đức, nhiều biến cố trọng đại đã xảy ra. Từ những vụ nổi loạn ở miền Bắc, chủ trương phù Lê, như giặc Châu Chấu (có Cao Bá Quát làm quốc sư), Cai Tổng Vàng ở Bắc Ninh, giặc Khách ở Cao Bằng. Ở triều đình, có người anh vua Tự Đức là Hồng Bảo, âm mưu đoạt ngôi nhưng thất bại. Năm 1886, nhân dịp vua Tự Đức cho xây Khiêm Lăng ở Vạn Niên (Huế), ba anh em họ Đoàn (Đoàn Trưng, Đoàn Trực, Đoàn Ái) khai thác  nỗi  oán hận của người dân phải đi làm phu gian lao vất vả, nổi dậy chống triều đình. Họ khích động dân bằng câu ca dao :
Vạn niên là Vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân.
Trong cuộc khởi nghĩa nầy, họ Đoàn tôn Đinh Đạo (con của Hồng Bảo - cải họ Đinh, sau khi Hồng Bảo bị tội, tự thắt cổ chết) làm minh chủ. Vụ này cũng không thành công. Ngoài các vụ nổi loạn, triều vua Tự Đức còn phải đối phó với cuộc xâm lăng của người Pháp. 
Tự Đức là ông vua có tinh thần bảo thủ, từ khước đề nghị canh tân của các sĩ phu, nhất là Nguyễn Trường Tộ, nên vận nước có chiều suy vong. Vua Tự Đức chỉ là một nho sĩ thuần túy, có tiếng hay chữ nhất triều Nguyễn, ưa thích thi văn, ngâm vịnh. Dưới triều vua, có ông Lê Ngô Cát là một danh sĩ, đã soạn một bộ sử bằng văn vần là "Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca". Soạn xong, ông dâng lên vua Tự Đức ngự lãm. Vua xem rồi ban thưởng cho ông Cát :
Vua khen thằng Cát nó tài
Ban một cái khố với hai đồng tiền
Việc ban thưởng này, có lẽ do chuyện bàn tán giữa các đồng liêu với ông Cát ở triều đình, nhưng lại lọt ra ngoài, nên dân gian đã có lời phẩm bình mỉa mai trên, cho rằng vua Tự Đức  không quí trọng văn tài của người khác.
Sau khi vua Tự Đức mất, quyền hành ở triều đình Huế thuộc về hai ông Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Hai ông này trong bốn tháng đã phế và lập 3 vua : Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc. Cho nên thời đó, trong dân gian có câu, giữa lúc có sự tranh chấp giữa Pháp và Việt :
Nhất giang lưỡng quốc nan phân THUYẾT
Tứ nguyệt tam vương triệu bất TƯỜNG
Nghĩa là : Một sông hai nước (Việt - Pháp) không thể thương thuyết, bốn tháng ba vua  điềm chẳng lành. (cuối 2 câu có tên hai ông Thuyết và Tường).
Thời gian triều đình Huế khởi xướng công cuộc chống Pháp với các đại thần và các tướng lãnh, dù có tâm huyết nhưng thiếu kinh nghiệm lãnh đạo chiến tranh, nên dân chúng đã có lời bình phẩm có phần khắc nghiệt :
Nước Nam có bốn anh hùng
Tường gian Viêm dối Khiêm khùng Thuyết ngu
Tường là Nguyễn Văn Tường, trước sát cánh với Tôn Thất Thuyết chống Pháp, sau ra hàng. Viêm là Hoàng Kế Viêm, trước cũng chống Pháp, sau được vua Đồng Khánh phục chức và sai đi dụ hàng vua Hàm Nghi. Khiêm là Ông Ích Khiêm, một vị quan thời Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường chuyên quyền, vì tính khẳng khái, không luồn cúi cấp trên, làm phật ý hai ông Tường, Thuyết nên bị giam vào ngục. Dân gian nói ông Khiêm "khùng" vì có tính khí khác thường, ngang bướng, không chịu khuất phục cường quyền. Và "Thuyết ngu", ngụ ý cho rằng ông Thuyết là một kẻ "hữu dũng vô mưu". Dù sao, dư luận quần chúng cũng chê hai kẻ gian dối và khen hai người trung can, nghĩa khí. 
Thời Pháp xâm lược nước ta, người dân không khỏi buồn lòng nhìn thế sự rối reng :
Đêm đêm chớp bể mưa nguồn
Hỏi người quân tử có buồn chăng ai ?
Nhất là cảnh quốc phá gia vong với một triều đại suy tàn :
Một nhà sinh đặng ba vua
Vua còn (Đồng Khánh) vua mất (Kiến Phúc) vua thua chạy dài (Hàm Nghi)
Tuy thua chạy dài, nhưng vua Hàm Nghi với sự phù trợ của Tôn Thất Thuyết và các trung thần, nghĩa sĩ đã phát hịch kêu gọi nhân dân hưởng ứng chống Pháp, khởi xướng phong trào Cần Vương ở khắp nơi. Tình trạng trong nước Việt lúc bấy giờ đã phân hóa làm hai :
Gẫm xem thế sự thêm rầu 
Ở giữa Đồng Khánh, hai đầu Hàm Nghi
Ở giữa, tức là kinh đô Huế, hai đầu là Nghệ Tĩnh và Nam Ngãi, nơi phát triển phong trào Cần Vương.
Tinh thần ái quốc của người Việt vẫn liên tục sôi nổi. Dù công cuộc chống Pháp của vua Hàm Nghi bị thất bại, nhưng đến đời vua Thành Thái, âm mưu chống Pháp vẫn âm thầm trong trí vị vua đã từng giả điên giả cuồng để tránh mắt dò xét của người Pháp.Dân gian phát hiện một hành động của vị vua yêu nước này, mà người ta tưởng lầm là hành vi bất chính, khi vua vốn mang tiếng điên khùng :
Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi
Tương truyền vua Thành Thái có tổ chức một đội nữ binh ở ngoại thành, một địa điểm bí mật ở vùng Kim Long và giao cho một vị tướng phụ trách huấn luyện để chờ dịp khởi nghĩa. Nhiều đêm vua xuất cung vi hành để đến xem xét kết quả của việc huấn luyện đó.
Vua Duy Tân lên làm vua lúc mới 8 tuổi, nhưng lớn lên có chí khí và có lòng yêu nước mãnh liệt. Cũng như vua Thành Thái, vua Duy Tân có ý chống Pháp. Vua thường ra ngoài cung điện để xem xét dân tình và tìm cách liên lạc với các nhân sĩ. Đi dạo chơi trên bãi biển, tay vấy cát, người hầu lấy nước cho vua rửa. Vua nói : "Tay nhớp (bẩn) lấy nước rửa, thế nước nhớp lấy gì mà rửa ?".
Phong trào Văn Thân bí mật liên lạc với vua  để tìm phương cứu quốc. Năm 1915, đảng Việt Nam Quang Phục cử Trần Cao Vân và Thái Phiên hợp tác với vua mưu đồ khởi sự. Họ hẹn gặp nhau trên bờ sông Ngự Hà, giả làm người đi câu để tránh tai mắt địch. Rồi mưu đồ phục quốc của vua Duy Tân cũng bị thất bại và vua phải đi đày. Người dân Huế thương tiếc vua cùng các nghĩa sĩ Trần Cao Vân và Thái Phiên đã hiến thân vì nước :
Chiều chiều ông Ngự ra câu 
Cái ve cái chén cái bầu sau lưng 
Và trên dòng Hương Giang, nhiều năm sau, trên các chuyến đò dọc, người ta còn nghe mấy câu hò trầm thống, bi đát, đầy tâm sự của kẻ mang hoài bão cứu nước không thành :
Trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu
Ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm
Ai nhớ ai mong
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non.
o0o
 	Như trên đã nói, ca dao là phản ảnh một phần nào dư luận của quần chúng Việt Nam đối với các hiện tượng trong xã hội ở thời kỳ các phương tiện truyền thông bằng văn tự chưa phát triển.
Với người dân, các hành vi của giới cầm quyền, cũng như hành động của các nhân vật trong nước, đều phải chịu sự bình phẩm, phán xét của công luận. Những hành vi có đạo đức, thiện tâm được khen ngợi, ca tụng, trái lại xấu xa, đê tiện đều bị chê bai, nguyền rủa.
Trăm năm bia đá cũng mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Ca dao, nhất là loại ca dao có liên quan đến lịch sử Việt Nam là tấm bia miệng để đời cho người ta ghi nhớ, là tấm gương cho nhiều thế hệ soi chung và bản thân những câu ca dao đócũng là những phán xét của lịch sử./.
Phương  Nghi

File đính kèm:

  • doctai_lieu_nhung_phu_nu_mo_nuoc.doc