Tài liệu Những người phụ nữ đầu tiên

Người phụ nữ Việt Nam mở nước đầu tiên không ai khác hơn là Hai Bà Trưng. Tiểu sử cũng như sự nghiệp của Hai Bà đã được nói đến nhiều. Có lẽ chỉ cần thêm một ý kiến về Hai Bà hầu như ít được nêu ra. Đó là trong lịch sử thế giới, Hai Bà khởi nghĩa chống ngoại xâm năm 40 sau Công nguyên, là những bậc nữ lưu đầu tiên đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước, trước nữ anh hùng Jeanne d'Arc (1412-143 của Pháp gần 14 thế kỷ. Sau Hai Bà Trưng, trong số những phụ nữ mở nước, phải kể đến các công chúa Huyền Trân, Ngọc Vạn và Ngọc Khoa.

Ngày xưa, vào đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi đã truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên tu ở núi Yên Tử, mến cảnh núi sông thường hay đi du ngoạn các nơi, vào đến đất Chiêm. Trong khi ở Chiêm Thành, vua Chế Mân biết du khách khoác áo cà sa là Thượng Hoàng nước Việt, nên lấy tình bang giao mà tiếp đãi nồng hậu. Không rõ Thượng Hoàng vân du có ý định mở mang bờ cõi cho đất nước về phía nam không, hay vì cảm tình đối với ông vua trẻ tuổi Chiêm Thành mà hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân.

Vua Chiêm cử sứ giả Chế Bố Đài cùng đoàn tùy tùng hơn trăm người mang vàng bạc, châu báu, trầm hương, quý vậy sang Đại Việt dâng lễ cầu hôn. Triều thần nhà Trần không tán thành, chỉ có Văn Túc Đạo Tái chủ trương việc gả.

 

doc 40 trang cucpham 8700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Những người phụ nữ đầu tiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Những người phụ nữ đầu tiên

Tài liệu Những người phụ nữ đầu tiên
Những người phụ nữ đầu tiên 
Người phụ nữ Việt Nam mở nước đầu tiên không ai khác hơn là Hai Bà Trưng. Tiểu sử cũng như sự nghiệp của Hai Bà đã được nói đến nhiều. Có lẽ chỉ cần thêm một ý kiến về Hai Bà hầu như ít được nêu ra. Đó là trong lịch sử thế giới, Hai Bà khởi nghĩa chống ngoại xâm năm 40 sau Công nguyên, là những bậc nữ lưu đầu tiên đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước, trước nữ anh hùng Jeanne d'Arc (1412-143 của Pháp gần 14 thế kỷ. Sau Hai Bà Trưng, trong số những phụ nữ mở nước, phải kể đến các công chúa Huyền Trân, Ngọc Vạn và Ngọc Khoa. 
Ngày xưa, vào đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi đã truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên tu ở núi Yên Tử, mến cảnh núi sông thường hay đi du ngoạn các nơi, vào đến đất Chiêm. Trong khi ở Chiêm Thành, vua Chế Mân biết du khách khoác áo cà sa là Thượng Hoàng nước Việt, nên lấy tình bang giao mà tiếp đãi nồng hậu. Không rõ Thượng Hoàng vân du có ý định mở mang bờ cõi cho đất nước về phía nam không, hay vì cảm tình đối với ông vua trẻ tuổi Chiêm Thành mà hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. 
Vua Chiêm cử sứ giả Chế Bố Đài cùng đoàn tùy tùng hơn trăm người mang vàng bạc, châu báu, trầm hương, quý vậy sang Đại Việt dâng lễ cầu hôn. Triều thần nhà Trần không tán thành, chỉ có Văn Túc Đạo Tái chủ trương việc gả. 
Vua Chế Mân tiến lễ luôn trong năm năm để xin làm rể nước Nam, rồi dân hai châu Ô, Ly (từ đèo Hải Vân Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay) làm sính lễ cưới côn chúa Huyền Trân về nước. 
Huyền Trân làm hoàng hậu nước Chiêm Thành được một năm thì vua Chế Mân mất. Thế tử Chiêm phái sứ giả sang Đại Việt dâng voi trắng và cáo về việc tang. Theo tục lệ nước Chiêm, vua mất thì cung phi phải lên hỏa đàn để tuẫn táng. Vua Trần Anh Tông hay tin vua Chiêm mất, sợ em gái là công chúa Huyền Trân bị hại, bèn sai võ tướng Trần Khắc Chung hướng dẫn phái đoàn sang Chiêm Thành nói thác là điếu tang, và dặn bày mưu kế để đưa công chúa về. Trần Khắc Chung trước kia đã có tình ý với Huyền Trân, song rồi vì việc lớn, cả hai cùng dẹp bỏ tình riêng, ngày nay lại được vua giao phó nhiệm vụ đi cứu công chúa. 
Sang đến nơi, Trần Khắc Chung nói với thế tử Chiêm Thành rằng: "Bản triều sở dĩ kết hiếu với Vương quốc vì vua trước là Hoàn Vương, người ở Tượng Lâm, thành Điển Xung, là đất Việt thường: hai bên cõi đất liền nhau thì nên yên phận, để cùng hưởng hạnh phúc thái bình cho nên gả công chúa cho Quốc vương. Gả như thế vì thương dân, chứ không phải mượn danh má phấn để giữ trường thành đâu! Nay hai nước đã kết hiếu thì nên tập lấy phong tục tốt. Quốc vương đây mất, nếu đem công chúa tuẫn táng thì việc tu trai không người chủ trương. Chi bằng theo lệ tục bản quốc, trước hãy ra bãi bể để chiêu hồn ở trên trời, đón linh hồn cùng về rồi mới hỏa đàn sau". 
Lúc bấy giờ các cung nữ của Huyền Trân biết rằng công chúa sẽ bị hỏa táng, nhưng không biết làm thế nào, thấy sứ Trần Khắc Chung tới mới hát lên một câu ngụ ý cho sứ Nam biết mà lo liệu cứu công chúa khỏi bị lên thang hỏa đàn: 
Đàn kêu tích tịch tình tang, 
Ai đem công chúa lên thang mà ngồi. 
Người Chiêm Thành nghe theo lời giải bày của Trần Khắc Chung, để công chúa Huyền Trân xuống thuyền ra giữa bể làm lễ Chiêu Hồn cho Chế Mân. Trần Khắc Chung đã bố trí sẵn sàng, cỡi một chiếc thuyền nhẹ chực sẵn trên bể, đợi thuyền chở công chúa ra xa, lập tức xông tới cướp công chúa qua thuyền mình, dong buồm ra khơi nhắm thẳng về phương bắc. Huyền Trân công chúa gặp lại người tình cũ đến cứu mạng về, hoa xưa ong cũ ai ngờ còn có ngày tái ngộ, đôi trai tài gái sắc kéo dài cuộc tình duyên trên mặt biển, hơn một năm mới về đến kinh. 
Về sau, các văn nhân thi sĩ cảm hứng về quãng đời lịch sử của công chúa Huyền Trân, đã mượn điệu hát, lời thơ mà làm nên nhiều bài còn truyền tụng đến ngày nay. 
Như khúc "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình, mà có kẻ cho rằng chính công chúa đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc: 
Nước non ngàn dặm ra đi... 
Mối tình chi! 
Mượn màu son phấn 
Đền nợ Ô, Ly. 
Xót thay vì, 
Đương độ xuân thì. 
Số lao đao hay là nợ duyên gì? 
Má hồng da tuyết, 
Cũng như liều hoa tàn trăng khuyết, 
Vàng lộn theo chì. 
Khúc ly ca, sao còn mường tượng nghe gì. 
Thấy chim lồng nhạn bay đi. 
Tình lai láng, 
Hướng dương hoa quì. 
Dặn một lời Mân Quân: 
Như chuyện mà như nguyện 
Đặng vài phân, 
Vì lợi cho dân, 
Tình đem lại mà cân, 
Đắng cay muôn phần. 
Một nhà thơ khác vịnh Huyền Trân công chúa: 
Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười. 
Vốn đà không mất lại thêm lời. 
Hai châu Ô, Lý vuông nghìn dặm, 
Một gái Huyền Trân của mấy mươi? 
Lòng đỏ khen ai lo việc nước, 
Môi son phải giống mãi trên đời? 
Châu đi rồi lại châu về đó, 
Ngơ ngẩn trông nhau mấy đứa Hời! 
Trong dân gian, người ta than tiếc cho công chúa Huyền Trân: 
Tiếc thay cây quế giữa rừng, 
Để cho thằng Mọi thằng Mường nó leo. 
Tiếc thay hột gạo trắng ngần, 
Đã vo nước đục lại vần lửa rơm.
Huyền Trân Công Chúa và Vương quốc Chiêm Thành 
Công-chúa Huyền-Trân ra lệnh dừng kiệu. Trên đỉnh đèo Hải Vân, gió mây lồng lộng. Nàng vén tấm màn gấm, nhìn ra xa, mây trắng vẫn hồn nhiên bay ngang qua lưng đèo... Lệ Liễu, người hầu thân tín, đỡ Huyền-Trân ra khỏi kiệu hoa. Gót sen bước xuống, dáng mai lả lướt, vóc liễu thướt tha. Bóng chiều bảng lảng ánh tà. Não nùng tự hỏi quê nhà nơi đâu ? Công-chúa dõi mắt nhìn về phương Bắc, cõi lòng bồi hồi, con tim thổn thức. Hỡi ôi, có ai thấu được nỗi lòng nàng !
Chiều chiều gió thổi Hải Vân,
Chim kêu gành đá gẫm thân em buồn ! (1)
Ngắm non nước bao la gấm vóc, Huyền-Trân nhìn lại mảnh hồng nhan yếu ớt là nàng mà trên đôi vai đeo nặng trách nhiệm nặng nề với tổ quốc.
Ngoảnh lui cố quốc, ngập ngừng gót ngọc,
Mây phủ kín trời thương, ngơ ngẩn bâng khuâng.
Hoa đang độ thanh xuân, dập vùi, cứu nạn muôn dân,
Công sánh đặng Chiêu-Quân, cho trọn đạo thần quân thần.
Vẻ chi một đóa yêu kiều,yêu kiều ,
Vàng thau trộn bùn nhơ, xót phận hổ hang.
Gẫm thân bẽ bàng, kiếp hồng nhan,
Duyên nợ dở dang, ôi Phụ Hoàng!
Nay vì nghĩa giao bang, hiếu trung đôi đàng;
Thân ngọc vàng chôn vùi cát bụi.
Cho rảnh nợ Ô-Ly, ngậm ngùi, kẻ ở người đi.
Cơn nước lửa phò nguy, nát thân sá gì ! (2
Nàng sẽ đi về một nơi chốn xa lạ, ở bên kia đèo Hải Vân, trao thân cho vùng đất Chàm xa xôi ấy... Huyền-Trân ngoảnh lại một lần, sau lưng quê đã mấy tầng cách xa, nàng bồi hồi tưởng nhớ, gần một trăm năm về trước...
Vào triều Lý, Huệ-Tông có bệnh mãi không khỏi mà lại không có con trai, nên tháng 10 năm Giáp Thân (1224) truyền ngôi cho Chiêu-Thánh công-chúa (tên là Phật-Kim), sau đó vào tu ở chùa Chân-Giáo. Chiêu-Thánh lên ngôi lúc 7 tuổi, tức là Lý Chiêu-Hoàng. Ðược một năm, vào tháng 12 năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu-Hoàng kết hôn với Trần Cảnh (lúc ấy mới có 8 tuổi, là cháu của Trần Thủ-Ðộ), sau đó truyền ngôi lại cho chồng.
Từ đấy giang sơn nhà Lý vào tay nhà Trần. Ba đời sau truyền đến Trần Nhân-Tông. Nhân-Tông thành hôn với Khâm-Từ hoàng hậu, có được hai hoàng tử là Thuyên và Quốc-Chân, một công chúa là Huyền-Trân.
Huyền-Trân càng lớn, nhan sắc thêm đậm đà. Tiếng cười nói hay giọng ngâm thơ đọc sách như giọng oanh vàng của nàng vẫn vang lên đây đó ở vườn Ngự Uyển trong Tử-Cấm thành. Một hôm, Khâm-Từ hoàng hậu cho phép Huyền-Trân được cùng bà đi dâng hương lễ Phật nơi chùa Trấn-Quốc.
Ðoàn xa giá rời hoàng cung trong tiếng lễ nhạc. Lần đầu tiên được rời Cấm-thành, công chúa Huyền-Trân say sưa chìm đắm trong sắc nước hương trời, nàng không để ý đến cái nhìn sâu kín thầm lặng thỉnh thoảng lại gieo xuống vóc liễu dáng mai của nàng một niềm đam mê không thể nào bày tỏ của vị tướng trẻ tuổi, Trần Khắc-Chung. (3)
Từ ngày ấy, mối tình thầm lặng như ngàn cân đeo nặng trong lòng Trần Khắc-Chung, nhưng Tử-Cấm thành gần gũi mà ôi muôn trùng cách trở...
Sau khi đi đánh Ai-Lao trở về, vào năm Quý-Tỵ (1293), Nhân-Tông truyền ngôi cho Thái tử Thuyên, tức là vua Trần Anh-Tông. Nhân-Tông trị vì được 14 năm, về làm Thái-Thượng-hoàng, đầu tiên đi tu tại chùa Võ-Lâm (phủ Yên Khánh, Ninh Bình), sau về tu tại núi Yên Tử (huyện Yên Hưng, Quảng Yên).
Theo Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục (4): "Tháng ba năm Tân Sửu (1301), hiệu Hưng Long thứ 9, đời vua Trần Anh-Tông, lúc bấy giờ đức Thượng-hoàng là Trần Nhân-Tông đã truyền ngôi cho con, đi tu ở núi Yên Tử, thường muốn lịch lãm núi sông trong thiên hạ, nên mới du phương, rồi sang Chiêm-Thành".
Thái-Thượng-hoàng ngao du sơn thủy, gót chân viễn du đến phía Nam, Ngài dừng bước tại vương quốc Chiêm-Thành hoang sơ, hoa ngàn cỏ nội nhưng không kém phần tráng lệ hùng vĩ. Trong nét uy dũng của đền đài ảnh hưởng đến nền văn minh Ấn Ðộ, Thượng-hoàng không khỏi bồi hồi nghĩ đến trang quốc sắc thiên hương đất Chàm, nàng Vương-phi Mỵ-Ê. Mỵ-Ê là Hoàng-hậu Chiêm-quốc vào thời vua Sạ-Ðẩu (Hari-Varman III), kinh đô là Phật-Thệ (Vijaya) (5). Vào đời nhà Lý, Chiêm-Thành và Ðại -Việt thường dấy loạn can qua. Năm 1044, vua Lý Thái-Tông (1028-1054) ngự giá đánh Chiêm, thúc quân tràn vào Phật-Thệ, chiếm kinh đô Chàm, bắt được hơn 5000 người và 30 con voi (6). Tướng Chiêm là Quách Gia-Gi chém đầu vua Sạ-Ðẩu xin hàng (7). Lý Thái-Tông ca khúc khải hoàn, bắt Vương-phi Mỵ-Ê và các cung nữ đem về. Khi vương thuyền xuôi theo sông Ðáy đến sông Lý-Nhân, Thái-Tông cho lệnh đòi Mỵ-Ê sang hầu. Mỵ-Ê than rằng "Vợ mọi quê mùa, không sánh những bậc Cơ-Khương, nay nước mất nhà tan, chỉ còn một thác mà thôi...". Nàng tắm rửa, xông xạ hương rồi quấn chăn gieo mình xuống sông mà chết. Lý Thái-Tông cảm kích lòng trinh tiết, phong nàng Mỵ-Ê là "Hiệp chánh hộ thiện phu nhân", nay ở phủ Lý-Nhân (Phủ Lý, Hà Nam) còn có đền thờ. (8)
Từ khi nhà Trần lên ngôi, giữa Ðại-Việt và Chiêm-Thành đã có phần yên ổn. Tại kinh đô Phật-Thệ, Hoàng-tử Hari-Jit lúc ấy đang ở ngôi, tức là vua Chế-Mân (Jaya-Simha-Varman III). Theo Ðại-Việt sử ký toàn thư, vua Chế Mân là người ở Tượng-Lâm, thành Ðiễn-Xung, đất Việt-Thường.
Ðược biết người khách viễn phương mang tấm áo cà sa vẫn thường ngày đây đó thưởng lãm nét hùng vĩ của các ngọn Tháp Ðồng (9) hay Tháp Bạc (10) ấy là Thượng-hoàng nước Ðại-Việt, Chế-Mân bèn tiếp đãi nồng hậu trong lễ  ... ê xã Hòa Thắng ( Bắc Bình, Bình Thuận ) là cặp mẹ chồng con dâu có nhiều người thân hy sinh vì nước nhất. Mẹ có 4 người con là liệt sĩ, còn con dâu mẹ có chồng và 4 người con là liệt sĩ .
__________________
Nữ giáo sư, tiến sĩ toán học đầu tiên 
Hà Thành, mảnh đất nghìn năm văn vật nổi tiếng sản sinh ra nhiều nhân tài học thức cao đến giáo sư, tiến sĩ nên khi nói đến sĩ phu Bắc Hà người ta phần lớn thường nghĩ đến Hà Nội. Nhưng từ trước đến giờ chúng ta đã có nhiều giáo sư tiến sĩ là nam giới từ lâu đời. Vậy còn phụ nữ thì sao???? Bà Hoàng Xuân Sính, giáo viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, là nữ Giáo sư, Tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam. Năm 1975, tại trường đại học Paris VII ( Pháp ), bà đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán học; sau đó về nước công tác và được phong học hàm giáo sư.
Nữ tiến sĩ toán học trẻ nhất 
Nước Việt Nam chúng ta lừng danh về trình độ toán học tầm cỡ quốc tế. Có rất nhiều đấng nam nhi đã thành danh trên các cuộc thi toán học quốc tế như ngôi sao Lê Bá Khánh Trình nổi tiếng 1 thời và nhiều người khác. Cánh mày râu đã thành danh trong lĩnh vực toán học từ lâu. Còn phụ nữ thì sao????? Chúng ta cũng đã có nhiều nữ tiến sĩ toán học, nhưng người phụ nữ đầu tiên là ai????? Danh hiệu này thuộc về nhà toán học Lê Hồng Vân. Đầu tháng 12/1989, khi mới 28 tuổi, nàng đã bảo vệ thành công tuyệt đối luận án tiến sĩ toán - lý của mình tại Hội đồng Bác học trường đại học Tổng hợp Lomonosov ở Nga ( nàng chiếm trọn cả 17 phiếu thuận của Hội đồng).
Hội phụ nữ đầu tiên và rộng lớn nhất 
Đó là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, một tổ chức chính trị - xã hội tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ nước Việt Nam, được thành lập ngày 20-10-1930. Tiên nữ Việt Nam, xin lỗi nhầm, phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nếu tán thành Điều lệ Hội, tham gia các hoạt động của Hội thì đều được công nhận là hội viên. Hội phân thành 4 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn ( còn gọi là cấp cơ sở ) và đại hội phụ nữ các cấp tổ chức 5 năm một lần ( forum cũng đang có "Hội..... suy đồi" do 1..... tiên nữ forum lãnh đạo, không biết bao giờ Hội này mới rộng lớn tầm cỡ quốc gia nhỉ????). 
__________________
Tờ báo phụ nữ đầu tiên 
Trên thế giới ngày nay, có hàng loạt nhà xuất bản dành riêng cho phụ nữ khắp nơi trên địa cầu. Vậy còn ở Việt Nam thì sao???? Ở nước ta thực ra cho đến nay mới chỉ có một nhà xuất bản đầu tiên và duy nhất dành cho phụ nữ Việt Nam. Đó là Nhà xuất bản Phụ nữ, hiện đặt tại 39 Hàng Chuối ( Hà Nội ). Mỗi năm, tại đây xuất bản hàng trăm nghìn bản ấn phẩm về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, nhưng chủ yếu chỉ dành cho nữ giới.
Danh hiệu này dành cho báo Phụ nữ Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, thành lập ngày 8.3.1948 và hiện nay vẫn liên tục phát triển, vững mạnh với tòa soạn đặt tại 47 Hàng Chuối ( Hà Nội ). Là diễn đàn thông tin cơ bản và rộng rãi có quy mô lớn nhất của phụ nữ Việt Nam, báo luôn được hàng chục triệu độc giả đón đọc (phần lớn là phụ nữ ) và lượng phát hành mỗi số báo thường không dưới 100.000 bản .
__________________
Phạm Lam Anh Nữ Sĩ – Người mở đầu cho thơ ca Quảng Nam 
Thật là một hạnh phúc bất ngờ cho con người xứ Quảng khi được biết bậc tiền bối mở đầu cho ‘’dằng dặc trầm hùng một mạch thơ ‘(1) trăm năm Đất Quảng không phải là một vị mày râu đại khoa nào đó mà là một bậc nữ lưu : Phạm Lam Anh nữ sĩ .Bà sinh khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII tại huyện Diên Phước ,dinh Quảng Nam nay thuộc huyện Điện Bàn,tỉnh Quảng Nam nổi tiếng văn chương từ thuở nhỏ được giới văn lâm thơì bấy giờ xưng tụng sánh ngang với Hồ Xuân Hương nữ sĩ “ Nguyệt Đình,Huệ Phố tài danh nổi -Thơm ngát vườn thơ có Phạm ,Hồ ‘’(Đề tặng Diệu Liên thi tập )(2) hoặc “Trong giới nữ lưu từ trước tới giờ không có ai thơ hay bằng bà Phạm ‘’(Phạm Liệu ).Cái kỳ lạ ở người nữ sĩ tài hoa khai sinh cho thơ ca đất Quảng là thơ bà chỉ mới tìm lại được có ba bài thơ chữ Hán (3) nhưng cả ba bài đều viết về ba người danh thần, hào kiệt mà cuộc đời đầy bi kịch: Khuất Nguyên ,Kinh Kha, Hàn Tín và một bài thơ chữ nôm : Vịnh cảnh gần sáng . Bà từng tự hiệu Ngâm Si cùng chồng viết một tập thơ lấy tên Chiến cổ đường thi (ngôi nhà thơ chống lại cái xưa ), Điều ấy chứng tỏ khí phách của bậc tiên hiền khai cơ trang thơ đất Quảng phải là một nữ lưu hào kiệt mà trăm năm về sau không dễ kiếm tìm. Cả ba bài đều được bà viết dưới thể Thất ngôn tứ tuyệt mỗi bài đều thể hiện nét khí khái riêng rất Quảng của Bà.Bài Khuất Nguyên bà mượn ý câu thơ ‘’Mọi người đều say riêng mình ta tỉnh’’của Khuất Nguyên trong Sở từ để hiển lộ mối đồng cảm với nỗi cô phẫn của bậc trung thần 
‘’Cô phẫn khí thành thiên khả vấn- Độc tinh (tỉnh )nhân khứ quốc cơ không’’
( Quách Tấn dịch :Khí uất riêng thành trời khá hỏi- Người ngay một khuất nước còn chi’’).(4) 
Bài Kinh Kha tuy bà vẫn không thoát khỏi quan niệm (nhân nguyện -thiên ý) của người xưa khi viết “ Kế xảo kỳ như thiên ý xảo -Đồ cùng phiên sử tráng tâm cùng’’
(Tạm dịch : Mưu khéo sao bằng trời sắp khéo-Đường cùng chí lớn cũng tâm cùng )nhưng tấm lòng hồn hậu khẳng khái mà vẫn rất bao dong của người xứ Quảng đã phản bác quan niệm của một số kẻ sĩ thời thất quốc cũng như thời bấy giờ cho rằng do Kinh Kha hành thích Tần hoàng khiến y nổi giận mà chinh phạt nước Yên cũng như gồm thâu thất quốc .Bà đã thấu hiểu ý đồ thống nhất lên ngôi hoàng đế của Tần vương Chính nên xem việc Kinh Kha sang Tần hành thích Tần Vương chỉ là một sự việc tất yếu phải xảy ra có tính quy luật không phải là nguyên nhân tai hoạ xoá sổ Thất hùng như một số sử gia quy buộc.Bài Hàn Tín bà lại nêu một sự việc khác ,bà đồng quan điểm với Tư Mã Thiên bậc sử gia hàng đầu của Trung Hoa khi chê cái kém mà laị ngầm khen cái trung của Hàn khi không chịu hoà với Sở mà chia ba thiên hạ để dẫn đến cái hoạ diệt vong “Sàm ngư bất ngộ thu Tuy thuỷ-Cao điểu đồ bi tận Hán thiên ‘’( Lê Hoài Nam dịch : ‘’Sau trận thắng ở Tuy thuỷ ,không sớm tỉnh ngộ còn tham ăn cá –Thương xót uổng hoài đã hết chim bay cao trên trời Hán ‘’đồng thời biểu lộ nỗi cảm khái như bất cứ bậc mày râu nào trước quy luật ‘’Thỏ khôn chết thì chó giỏi bị làm thịt,chim bay cao hết thì cung tốt bị xếp xó,nước địch bị phá thì mưu thần hết đời ‘’ (Lời Hàn Tín khi bị Lữ Hậu bắt ).Ba bài tuyệt cú viết về người chiến bại của bà khí khái , sang sảng, hào hùng , thống thiết khác nào thơ của nữ sĩ Lý Thanh Chiếu đời Tống khi viết về người anh hùng thất cơ Hạng Vũ “ Sinh vi tác nhân kiệt -Tử diệc vi quỷ hùng –Chí kim tư Hạng Vũ -Bất khẳng quá Giang Đông’’.( Tạm dịch :’’Sống làm người hào kiệt -Chết cũng ma anh hùng -Nay còn nhớ Hạng Vũ -Không chịu sang Giang Đông’’Tài hoa như Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương hay các nữ sĩ cùng thời với bà như Mai Am nữ sĩ ,Nguyệt Đình tức Quy Đức công chúa,Huệ Phố tức Thuận Lễ công chúa( cùng là em ruột nhà thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm) khi làm thơ chứ Hán cũng ít động bút bình phẩm đến đề tài này . Về thơ Nôm của bà,tiếc thay chỉ còn được đời lưu lại vỏn vẹn một bài thơ :Bài Vịnh cảnh gần sáng .Bút pháp nhuần nhuỵ, hồn nhiên mà vẫn không mất vẻ tao nhã đài các lại rất hóm hỉnh có duyên : 
Vịnh cảnh gần sáng(5)
Một giải thương lang lộn mắt mèo
Xóm chài mới dậy đuốc leo heo
Lằn kêu thức chúa chầu sân phụng
Gà gáy khuyên chồng dõi dấu cheo
Ải sói Thường Quân vừa cất bước 
Thuyền tên Gia cát vội phăng neo
Phương đông chửa lố vừng con ác 
Cửa Khổng nho sinh nhóm tựa bèo
Sáng tác luật thi mà chọn vần eo thì đúng là hiểm vận thế nhưng bà viết như chơi .Câu thừa bà sử cụm từ ‘’ đuốc leo heo ‘’ tổng hợp cả hai từ leo pheo,heo hút là thấu lẽ vô cùng diễn được cái đơn côi , ít ỏi ,hoang vắng của một xóm chài lúc trời gần sáng .Nó không có cái náo nhiệt của khúc sông dân thương hồ buôn bán tấp nập .Hình ảnh nước sông trong như mắt mèo cộng hưởng với ngọn đèn chài heo hắt gợi ta liên tưởng đến hình ảnh “ giang phong, ngư hoả ,cô phàm ,bích không tận,trường giang thiên tế lưu ‘’ thường được các nhà thơ đời Đường sử dụng ,liên tường mà vẫn phân biệt rõ ràng chất quê kiểng,thô mộc rất Quảng của ngôn ngữ thơ với các hình ảnh mang tính ước lệ của thi pháp thơ Đường.Các cặp câu thực và luận bà trung thành với thi pháp thơ trung đại với hàng loạt các điển cố ‘’lằn kêu,gà gáy,Thường Quân,Gia Cát ’’tuy khó hiểu với các bạn trẻ bây giờ nhưng quá quen thuộc đối với giới nho lâm đương thời .Hai câu kết mà đặc biệt câu thơ cuối cùng bà hạ cụm từ ‘’nho sinh nhóm tựa bèo’’là một sự bứt phá hồn nhiên khá hóm .Cái nhóm nho sinh vin vào cửa Khổng sân Trình ấy có khác chi cánh bèo .Trong số xúm xít lúc “Phương đông chưa lố vừng con ác ‘’ ấy có bao người công thành danh toại áo mũ vinh quy hay hầu hết mà có khi là tất cả chỉ là anh thí sinh lạc đệ ,thân phận có khác chi ngọn đuốc leo heo,cánh bèo trôi giạt uổng công ‘’lằn kêu gà gáy,’’của người bạn tao khang.’’thức chúa ,khuyên chồng’’. , Trượng phu ,má hồng cảm khái sự đời nào khác chi nhau ?
Có thể tất cả những cảm nhận nầy có tính chất chỉ là sự suy diễn chủ quan của người viết nhưng một điều không ai có thể phủ nhận là trong thơ Phạm Lam Anh nữ sĩ, thơ chữ Hán cũng như chữ Nôm tuy chỉ còn lại mấy bài song lời thơ khí khái ,ngôn ngữ môc mạc,chơn chất mà hóm thật sự có tính chất điển hình cho thơ ca đất Quảng được hình thành qua thực tế lịch sử , địa lý ,cuộc sống đúng như lời của GS Nguyễn Văn Hạnh khi nhận định về Phạm Lam Anh nữ sĩ trong ‘’Suy nghĩ về thơ Đất Quảng’’: 
‘’ Trong cuộc đời riêng ,trong tình yêu và hôn nhân bà đã sống chân thật, tự do và khí phách thế nào thì trong thơ bà ta bắt gặp nhân cách bản lĩnh ấy sự cảm nhận,suy nghĩ, không theo thói thường,có tính chất phá cách ấy .Phải chăng đó cũng là một cái gì tiêu biểu cho tâm hồn và tính cách con người Quảng.? (6)
(1)(6 ) : Nguyễn Văn Hạnh -Trăm Năm Thơ Đất Quảng NXB Hội Nhà Văn 2005 
(2): Diệu Liên thi tập : thơ Mai Am hiệu Diệu Liên tức Lại Đức công chúa(1826-1904)
(3) Nam hành ký đắc tập của Phạm Nguyễn Du (Thư viện Hán Nôm –Hà Nội )
(4)(5) theo Quách Tấn -Nét bút giai nhân NXB Hà Nội 1977

File đính kèm:

  • doctai_lieu_nhung_nguoi_phu_nu_dau_tien.doc