Tài liệu Người mở nước phía Nam

Nguyễn Hữu Châu (1650-1700) là viên tướng trẻ thời chúa Nguyễn. Cha của ông là Nguyễn Hữu Dật từng góp công lớn cho chúa Nguyễn lúc gìn giữ đất Quảng Bình, đối đầu có hiệu quả với chúa Trịnh. Ông chào đời lúc cuộc chiến nói trên đang xảy ra, từng lập công nhưng chưa có gì xuất sắc cho lắm. Cuộc chiến chấm dứt ông hơn 20 tuổi.

Thành tích lớn của ông là góp phần tích cực, lập công đầu trong việc mở nước về phía Nam. Được lãnh trách nhiệm trấn thủ Bình Khang (Nha Trang), ông góp phần ổn định vùng Phan Rang, Phan Thiết. Nhờ ông mà vùng Bình Thuận trở thành lãnh thổ Việt Nam, trong thời gian ngắn.

Việc mở nước về phía Nam, vượt đèo Ngang đã xảy ra hồi đời nhà Lý thể kỷ thứ XI, đời Trần. Ta nhớ đến chuyện Huyền Trân Công chúa. Lê Thánh Tôn đã mở cuộc hành quân đến đèo Cả, núi Đá Bia hồi cuối thế kỷ XV, vùng này là Phú Yên. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn xảy ra, đời chúa Hiền và trước đó, nhiều nông dân chán ghét chiến tranh đã kéo vào Nam Bộ, phong trào tự phát. Đáng chú ý năm 1679, những di thần 'bài Mãn phục Minh" kéo đến, trình diễn với Hiền Vương và được chúa cho phép vào định cư ở vùng Biên Hoà, Mỹ Tho, tức là vùng phì nhiêu của sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Lần hồi, cảng Cù lao Phố (thành phố Biên Hoà) thành hình, đón thương gia nước ngoài. Vùng Sài Gòn cũng phát triển và trở thành căn cứ quân sự quan trọng của Nam Bộ. Dân cư đã làm ruộng có hiệu quả tận Long An, Mỹ Tho, rải rác. ở Quảng Nam vùng Hội An rất phồn thịnh, trở thành một hải cảng lớn. Nhờ chiến tranh chấm dứt, chúa Nguyễn Phúc Chu chấn chỉnh trung tâm Huế, chỉnh đốn chùa Thiên Mụ.

Nguyễn Hữu Cảnh trấn đóng ở ải địa đầu Diên Khánh (Nha Trang, còn gọi vùng Bình Khang) trong bối cảnh nói trên.

 

doc 16 trang cucpham 7440
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Người mở nước phía Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Người mở nước phía Nam

Tài liệu Người mở nước phía Nam
Người Mở Nước Phía Nam
Nguyễn Hữu Châu (1650-1700) là viên tướng trẻ thời chúa Nguyễn. Cha của ông là Nguyễn Hữu Dật từng góp công lớn cho chúa Nguyễn lúc gìn giữ đất Quảng Bình, đối đầu có hiệu quả với chúa Trịnh. Ông chào đời lúc cuộc chiến nói trên đang xảy ra, từng lập công nhưng chưa có gì xuất sắc cho lắm. Cuộc chiến chấm dứt ông hơn 20 tuổi.
Thành tích lớn của ông là góp phần tích cực, lập công đầu trong việc mở nước về phía Nam. Được lãnh trách nhiệm trấn thủ Bình Khang (Nha Trang), ông góp phần ổn định vùng Phan Rang, Phan Thiết. Nhờ ông mà vùng Bình Thuận trở thành lãnh thổ Việt Nam, trong thời gian ngắn.
Việc mở nước về phía Nam, vượt đèo Ngang đã xảy ra hồi đời nhà Lý thể kỷ thứ XI, đời Trần. Ta nhớ đến chuyện Huyền Trân Công chúa. Lê Thánh Tôn đã mở cuộc hành quân đến đèo Cả, núi Đá Bia hồi cuối thế kỷ XV, vùng này là Phú Yên. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn xảy ra, đời chúa Hiền và trước đó, nhiều nông dân chán ghét chiến tranh đã kéo vào Nam Bộ, phong trào tự phát. Đáng chú ý năm 1679, những di thần 'bài Mãn phục Minh" kéo đến, trình diễn với Hiền Vương và được chúa cho phép vào định cư ở vùng Biên Hoà, Mỹ Tho, tức là vùng phì nhiêu của sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Lần hồi, cảng Cù lao Phố (thành phố Biên Hoà) thành hình, đón thương gia nước ngoài. Vùng Sài Gòn cũng phát triển và trở thành căn cứ quân sự quan trọng của Nam Bộ. Dân cư đã làm ruộng có hiệu quả tận Long An, Mỹ Tho, rải rác. ở Quảng Nam vùng Hội An rất phồn thịnh, trở thành một hải cảng lớn. Nhờ chiến tranh chấm dứt, chúa Nguyễn Phúc Chu chấn chỉnh trung tâm Huế, chỉnh đốn chùa Thiên Mụ.
Nguyễn Hữu Cảnh trấn đóng ở ải địa đầu Diên Khánh (Nha Trang, còn gọi vùng Bình Khang) trong bối cảnh nói trên.
Năm 1698 - năm mà ta lấy mốc để kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh chúa Minh Vương vào kinh lược phía Nam. Cuộc hành quân diễn ra, vào mua xuân năm Mậu Dần, tính đến nay đã 5 lần Mậu Dần, mỗi lần 60 năm (đáo tuế), tròn 300 năm.
Chức vụ kinh lược quan trọng, thay thế cho chúa để quyết định những vấn đề lớn.
Theo đường biển, đạo quân của Nguyễn Hữu Cảnh gồm quân sĩ của xứ Quảng Nam và Bình Khang đi ngược dòng Đồng Nai đến Biên Hoà, trú đóng tại cù lao Phố, nơi đã có hải cảng sầm uất. Ông đi thanh tra vùng Sài Gòn rồi đặt ra hai đơn vị hành chính của Nam Bộ, lần đầu tiên: 
- Huyện Phước Long với ranh giới là vùng Biên Hoà bao la, kể luôn vùng Bà rịa - Vũng Tàu.
- Huyện Tân Bình gồm vùng Sài Gòn ăn xuống Long An, kể luôn vùng Mỹ tho.
Hai huyện này đặt dưới quyền của phủ Gia Định, lần đầu tiên hai chữ Gia Định xuất hiện. Phủ Gia Định có viên cai hạ, lo việc thu thuế, cấp lương bổng, lại có viên ký lục lo về tư pháp.
Một chính sách phóng khoáng được đặt ra. Dân phải đăng ký ruộng đất để đóng thuế. Phần đất chịu thuế thì được hợp thức hoá. Phần đất không đăng ký thì không có chủ quyền. Nghĩa là tuỳ ý người nông dân, đóng thuế phần đất tốt, phần đất xấu thì lậu thuế, chờ xem...
Dân đinh phải đóng thuế thân, hễ đóng thuế thì được khẩn đất. Ai không đóng thuế thì tuỳ ý, không được nhận là dân, tha hồ sống bềnh bồng!
Người dân rất vui mừng vì được chủ quyền đất, được xem như người đứng đắn, không còn mang tiếng xấu là "trốn xâu lậu thuế', rồi được cử là hương chức hội tề, là cai tổng, có thể diện. Chúa Nguyễn thu thuế, người dân mất chút ít quyền lợi nhỏ nhưng được quyền lợi lớn hơn: được bảo vệ khi có ngoại xâm, quân đội chúa Nguyễn khá hùng mạnh sẽ đủ sức ổn định bờ cõi. Do đó, dân từ Quảng Bình trở vào Bình Định phấn khởi vào Nam.
Xong công việc, Nguyễn Hữu Cảnh trở về Bình Khang (Nha Trang). Năm sau, được tin phía biên giới sắp biến động. Lập tức, ông mở cuộc hành quân lớn với quân sĩ của Quảng Nam, Bình Khang và của Biên Hoà. Quân sĩ theo đường thuỷ, ngược sông Tiền (Cửu Long), lấy thêm quân ở cù lao Giêng, đến Tân Châu rồi tiếng lên Nam Vang (Nông Pênh). Sử chép rõ: Nguyễn Hữu Cảnh đứng trước mũi chiến thuyền, mặc áo giáp, tay cầm gươm, súng đại bác nổ vang. Đối phương đầu hàng ngay, không một ai bị giết. Rồi ông kéo quân về, đến vùng Ông Chưởng thì bệnh nặng nên dừng lại làm lễ ăn thắng trận. Bệnh không thuyên giảm, phải về, đến Rạch Gàm (Mỹ Tho) là mất, đưa về quàn tại cù lao Phố, nơi quàn ấy ngày nay hãy còn ngôi mộ thờ vọng. Rồi đưa về an táng tại Quảng Bình.
Thoại Ngọc Hầu, đời Minh Mạng đã nhớ ơn Nguyễn Hữu Cảnh, cho lập đền thờ ở tại chợ Châu Đốc. Cơ ngơi này trang nghiêm, hàng năm tế lễ với quy mô lớn không kém ngôi đền nào khác ở vùng đồng bằng. Phóng khoáng, bồi dưỡng sức dân, phát triển với văn minh biển, văn minh sông nước, không giẫm chân tại chỗ, lạc quan. Theo ý tôi, đó là bài học lớn của Nguyễn Hữu Cảnh để lại. Chỉ có lòng yêu nước tích cực. Thụ động, không lo phát triển là tụt hậu. Có tích cực mới thấy lạc quan, trong cuộc sống.
Lê Hòan-Dương Vân Nga va cái án thông dâm. 
Lật trang sử, chúng ta nhận thấy việc kết tội vua Lê Ðại Hành có thể nói là từ thời sử thần Ngô Sĩ Liên. Trước đó dưới thời Trần,Sử gia Lê văn Hưu (nhà viết sử đầu tiên của Ðại Việt và là triều đại gần nhất để có thể xác định việc đúng sai tương đối khả tín nhất)không hề có một lời kết luận nhỏ về tội của Lê Ðại Hành và Dương Vân Nga. Thậm chí đến đời Hậu Lê Ngô Sĩ Liên viết Sử đã lên tiếng trách móc Lê Văn Hưu là không biết lễ nghĩa của Thánh hiền. Có chắc là Lê văn Hưu không biết lễ nghĩa Thánh hiền không, chưa chắc. Từ thời nhà Lý Ðại Việt đã bắt đầu mở khoa thi Tam Giáo thì vấn đề Lễ nghĩa thánh hiền chắc chắn Lê văn Hưu phải thuộc nằm lòng . 
Khi Ðinh Bộ Lĩnh còn là Vạn Thắng vương thì Lê Hoàn đã có ở dưới trướng, có lẽ tuổi của Lê Hoàn cũng tương đương tuổi tác của Ðinh Liễn (con Ðinh Bộ Lĩnh). Lịch sử đã mô tả Lê Hoàn là một tướng lĩnh rất thương yêu binh sĩ và luôn luôn đồng cam công khổ cùng binh sĩ của mình. Từ khía cạnh nhỏ này chúng hãy thử tưởng tượng. 
Một ngày đẹp trời nào đó, một anh lính họ Dương trong đơn vị của Lê Hoàn, buồn tình kêu vi chủ tướng của mình đến thăm nhà để kết thêm tình thân thiện và trong lần đó Lê Hoàn đã gặp Dương Vân Nga. Trai tài gái sắc sóng mắt đưa tình . "Thế la tình trong thì đã mặt ngoài còn e". 
Mặt khác Ðinh Bộ Lĩnh là chuá tể Hoa Lư dĩ nhiên sắc đẹp của Dương vân Nga và tiếng đồn về sắc đẹp của nàng khó lòng qua được Ðinh Bộ Lĩnh. Dĩ nhiên Ðinh Bộ Lĩnh không biết mối tình của Lê Hoàn và Dương Vân Nga và chuyện gì sẽ đến phải đến. Dương Vân Nga về với Ðinh Bộ Lĩnh không còn con đường khác để chọn. 
Chúng ta nhận thấy ÐBL rất tin tưởng ở Lê Hoàn, bằng chứng là Hoa Lư có 10 Ðạo quân thì trao cả cho Lê Hoàn, nếu Lê Hoàn có lòng phản nghịch thì thật không thể tưởng tượng nỗi. Ở đây chúng ta thử đặt giả thuyết: Sau khi lấy Dương Vân Nga, Ðinh Bộ Lĩnh mới được biết Dương Vân Nga chính là người yêu của Lê Hoàn, từ điểm này ÐBL chắc phải có những thử thách để chứng minh lòng trung thành của Lê Hoàn và Lê Hoàn chắc đã không phụ lòng ÐBL cuối cùng thì vị chúa tể Hoa Lư đã không ngần ngừ trao cả Thập Ðạo binh của minh cho Lê Hoàn . 
Ngày ÐBL và Ðinh Liễn bị Ðỗ Thích giết, Lê Hoàn còn đang ở ngoài biên ải cùng với binh sĩ của mình không ở kinh đô Hoa Lư. (Tất cả các bộ sử dù chống đối hay lên án Lê Hoàn đều nói là sau khi về kinh Lê Hoàn mới tư thông với Dương Vân Nga). Cái mối nghi giết vua không phải là Ðỗ Thích thì cái nghi ngờ này cũng không đỗ lên đầu Lê Hoàn được. Vậy thì cái mối nghi này nếu có chỉ ở ba vị tướng còn lại Nguyễn Bặc, đinh Ðiền, Phạm Hạp thôi. Vấn đề này chúng ta hãy phân tích sau. Tại sao Lê Hoàn không ở kinh đô Hoa Lư mà lại luôn luôn ở ngoài biên ải? Có lẽ ÐBL dù tin Lê Hoàn cũng không muốn Lê Hoàn ở gần ái hậu của mình thành ra Lê Hoàn phải ra biên ải và cũng có lẽ chính Lê Hoàn không muốn gặp Dương Vân Nga, thà đi xa còn hơn. 
Cuộc chính biến tại Hoa Lư xẩy ra theo lịch sử sau khi ÐBL và Ðinh Liễn nằm xuống thì 3 ông tướng kia vì phò ấu chúa Ðinh Tuệ mà chống đối với Lê Hoàn. Ở đây chúng ta cần phải xác định lại vấn đề phò Ấu chúa có thật có thể xẩy ra vào thời bình minh của Ðai Việt không? Khó có thể xẩy ra lắm, vì cái gương Dương Tam Kha bỏ Ngô Xương Ngập còn rành rành ra đó chỉ mới vài chục năm thôi (nước ta lúc đó chủ nghĩa tôn quân chắc còn rất phôi thai). Từ điểm này chúng ta có thể đưa ra giả thuyết là kẽ làm rối loạn tình hình lúc đó chính là Nguyễn Bặc, Ðinh Ðiền và Phạm Hạp chớ không phải Lê Hoàn. Vì phải bảo vệ con mình và chính bản thân mình Dương Vân Nga chắc chắn phải mời Lê Hoàn về kinh đô đê lo mọi sự. Ở đây chúng ta có thể manh nha thấy được mối quan hệ của Dương Vân Nga và Lê Hoàn thật sự không đơn giản ở vai trò Hoàng Hậu và Thập Ðạo tướng quân, mà là một mối quan hệ sâu lắng. Khi thấy nguy ngập thì người đầu tiên Dương Vân Nga nghĩ đến là Lê Hoàn và khi Lê Hoàn về đến kinh đô tình cảm đè nén của hai người bao nhiêu lâu được dịp bùng nỗ mảnh liệt và cuối cùng Lê Hoàn đã dẹp được 3 loạn tướng này. Sở dĩ VDV gọi là loạn tướng vì có nguyên nhân của nó. Xin được trình bày sau đây. 
Ðịnh Quốc công Nguyễn Bặc chính là thủy tổ của giòng họ Nguyễn Gia Long sau này. Giòng họ Nguyxễn bao đời vẫn làm quan lớn trong các triều đình Ðại Việt, VDV chỉ nhớ được Nguyễn Nộn tổ thứ 9 thì phải trong việc tranh ngôi giữa là Lý và Trần thì có 2 tướng quân chống Trần phù Lý đó là Nguyễn Nộn và Ðoàn Thượng. Một điểm rất đáng nghi ngờ là vai trò của quân Tống. Chúng ta đều biết rằng, mỗi lần Tàu đánh Việt đều luôn luôn có người cáo cấp với tàu tình hình trong nước. Tàu tìm người để dựng lên triều đình bù nhìn rồi cử binh. 
- Kiều Công Tiển cầu cứu quân Nam Hán. 
- Mông Cổ đưa Trần Di Ái về nước 
- Trần Thiêm Bình cầu cứu nhà Minh. 
- Lê Chiêu Thống cầu cứu Mãn Thanh 
Chỉ có hai cuộc chiến chúng ta không thấy hành động này. Ðó là cuộc chiến của Lê Ðại Hành và Nhà Lý. Nhà Lý chúng ta có thể thấy được rõ ràng là nhà Lý đánh trước nên Tàu mang quân qua trả thù. Và câu hỏi lớn, ai là người đã mang tình hình nước ta cáo cấp với quân Tống trong thời Tiền Lê. Có lẽ không lầm lẫn mà kết luận rằng, chính là họ đấy 3 ông tướng được cái ông viết Sử Ngô Sĩ Liên khen là những trung thần của nhà Ðinh đấy. Ở đây vai trò của tướng quân Phạm Cự Lạng lại nỗi bật để xác định sự phản ... anh - cũng chỉ là một nguồn tài liệu để tham khảo mà thôi, không đủ để cải chính mọi điều trong chính sử.
Cách gọi tên bà Dương hậu theo kiểu phỏng đoán như trên (chọn tên cho đẹp) cho thấy độ xác thực của 2 cuốn gia phả đối với tình tiết lấy 3 đời chồng vua của bà Dương hậu không cao.
"Xương Văn làm con Bình vương"
Tác giả Lã Duy Lan trong cuốn Nhìn lại lịch sử căn cứ vào câu trong sách Đại Việt sử ký toàn thư: "[sau khi cướp ngôi của Ngô Xương Ngập,] Tam Kha lấy con thứ hai của Ngô vương là Xương Văn làm con mình" để kết luận rằng "lấy làm con mình tức là cho làm con rể". Đây là điều phỏng đoán hơi đi quá. Dương Tam Kha vốn là cậu ruột của Xương Văn, khi ông không có con trai thì việc nhận cháu làm con cũng là điều dễ hiểu, giống như trường hợp ở Trung Hoa khi đó trong thời Ngũ đại, vua Chu Thái Tổ Quách Uy đã nhận cháu bên ngoại là Sài Vinh làm con và sau Sài Vinh nối nghiệp, tức là vua Chu Thế Tông. Như vậy "nhận làm con" mà suy ra là "làm con rể" thì chưa hoàn toàn thuyết phục
Thời gian và tư liệu biên soạn
Cuối cuốn Phả hệ họ Ngô Việt Nam có dẫn danh sách một loạt tài liệu tham khảo cổ xưa. Đây là một trong những vấn đề liên quan đến cổ sử cần lưu ý.
Chuyện bà Dương hậu cách đây đã hơn 1000 năm. Hãy thử làm một phép so sánh để thấy sự khó khăn của những người nghiên cứu sử học và so sánh với sự xung đột giữa anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ cách đây chỉ hơn 200 năm (cuối 1786, đầu 1787). Sự kiện giữa anh em nhà Nguyễn Tây Sơn, dù xảy ra khi sử học Việt Nam đã khá phát triển (sau khi Đại Việt sử ký toàn thư đã ra đời ngót 100 năm), thế nhưng những gì sách sử để lại về nó đều còn nhiều chỗ không rõ ràng khiến đời sau gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu nó.
Với một sự kiện xảy ra cách đây 200 năm mà còn khó xác định tính chân thực như vậy, huống chi, tài liệu tham khảo cổ xưa nhất cho các nhà biên soạn cuốn Lịch sử họ Ngô Việt Nam là một cuốn gia phả cổ cũng "chỉ" được soạn vào tận năm 1477, tức là đã cách xa thời đại của bà Dương hậu những 500 năm! Điều kiện nghiên cứu xưa kia khó khăn hơn ngày nay nhiều, từ phương tiện lưu giữ đến phương tiện truyền tin, rất khó tránh khỏi việc "tam sao thất bản". Đó những khó khăn mà không chỉ các tác giả gặp phải khi soạn thảo gia phả, mà ngay với các nhà sử học khi nghiên cứu lịch sử cũng gặp phải điều tương tự. Việc "chế biến" thông tin, trong những trường hợp còn quá mờ mịt nếu căn cứ vào sử sách, là khó tránh khỏi. Trong trường hợp này, những nhà soạn Phả hệ đã "chế biến" thông tin thiếu chính xác, chưa hợp lý.
Hành vi của Ngô Nhật Khánh và một giả thiết khác hợp lý hơn
Có một tình tiết sử cũ ghi lại mà các nhà nghiên cứu, những người ủng hộ quan điểm bà Dương hậu lấy 3 vua, tác giả Nhìn lại lịch sử chưa chú ý. Khi khẳng định Dương hậu mẹ Đinh Toàn cũng là mẹ Ngô Nhật Khánh, các tác giả lại không nghiên cứu thấu đáo về quá trình hành trạng của Nhật Khánh.
Mẹ Nhật Khánh và hoàng hậu Dương thị phải là hai người chứ không thể là một người.
Sử sách khi đề cập việc Đinh Bộ Lĩnh lấy mẹ Khánh không ghi bà mang họ gì; khi đề cập tới Dương hậu mẹ Đinh Phế Đế sử sách cũng không ghi bà chính là mẹ Ngô Nhật Khánh. Các thần phả, ngọc phả cho thấy trước khi đến dụ hàng Ngô Xương Xí, Đinh Bộ Lĩnh đã đến yết kiến Chương Dương công Dương Tam Kha để xin "tác động" và lấy con ông là Dương Ngọc Vân [2]. Bà này chính là Dương hậu trong sử sách, và thông qua tác động của bà, Xương Xí đã hàng vua Đinh mà không gây đổ máu. Như vậy Đinh Bộ Lĩnh lấy con gái Dương Tam Kha để dụ hàng Xương Xí, chưa từng nghe nói ông làm rể Tam Kha để dụ Nhật Khánh bao giờ. Việc lấy con gái Dương Tam Kha và lấy mẹ Ngô Nhật Khánh là hai việc làm riêng rẽ của vua Đinh, nhằm thu phục hai anh em họ Ngô cát cứ trên hai vùng khác nhau. Để cho hai họ Ngô được sống là cách làm thông minh nhất của vua Đinh. Bởi lẽ, chính họ Ngô chứ không phải họ nào khác, đang nắm quyền trị nước, đang là "chính thống", vì thế khi đánh dẹp các sứ quân, ông không thể đối xử với họ Ngô theo kiểu "triệt hạ" như đối với họ Đỗ, họ Nguyễn, họ Lã hay họ Kiều được. Ông đã giành thiên hạ bằng cả "uy vũ" lẫn "đức độ", bằng cả "lý" lẫn "tình".
Hãy thử đặt một giả thiết khác là:
Mẹ Ngô Nhật Khánh, dù đã có tuổi khi lấy Vạn Thắng vương Đinh Bộ Lĩnh, chính là người đã sinh ra Đinh Hạng Lang, con út của Tiên Hoàng, sớm nhất là năm 975 (vì Đinh Toàn sinh năm 974 và là anh Hạng Lang). Tiên Hoàng vì bà, và vì để lấy lòng Nhật Khánh nữa, đã lập Hạng Lang làm thái tử. Nhật Khánh chứa chấp ý đồ không thể nói hết khi giục mẹ nài nỉ vua lập em làm thái tử. Ông ta định sau này sẽ làm phụ tá cho cậu em ruột còn thơ ấu để nắm quyền bính (và chứa chấp ý định làm Vương Mãng, Tào Tháo).
Nhưng việc đó không qua được Nam Việt vương Đinh Liễn vốn là người đã trưởng thành và có nhiều công lao trong việc đánh dẹp, ngoại giao của nước Đại Cồ Việt. Theo chính sử, Đinh Liễn giết Hạng Lang đầu năm 979. Tuy nhiên, vì yêu con và không thể tiếp tục gây đổ máu, Tiên Hoàng đã không trừng phạt Đinh Liễn bằng cái chết.
Việc Tiên Hoàng không trừng phạt Đinh Liễn bằng án tử hình khiến Nhật Khánh vô cùng tức giận và đây mới chính là động cơ chủ yếu thúc giục Khánh bỏ sang Chiêm Thành. Ông ta lấy dao rạch mặt vợ là con gái Tiên Hoàng, em Đinh Liễn và bảo rằng: "Cha mày lừa dối ức hiếp mẹ con ta...". Lời nói bị lừa dối đó hẳn chứa đựng sự tức giận vì Tiên Hoàng đã "nuốt lời". Vua Đinh hứa đưa em Khánh (Hạng Lang) lên ngôi, nhưng khi em Khánh bị hại thì kẻ thủ phạm lại không bị trừng phạt đích đáng theo ý muốn của Khánh, bởi thế Khánh mới tìm đến Chiêm Thành để cầu viện báo thù. Ý định của Khánh là mượn quân Chiêm để về nước làm vua, khôi phục nhà Ngô. Nếu Hạng Lang không chết mà được nối ngôi như dự kiến thì sớm muộn Khánh cũng làm Vương Mãng, Tư Mã Chiêu, tiêu diệt họ Đinh, phế truất ấu chúa này mà giành lấy ngôi – giống như tấm gương Triệu Khuông Dận lấy ngôi của cậu bé 6 tuổi Sài Tông Huấn cách đó ít lâu bên phương bắc.
Dã tâm và hành vi của Nhật Khánh có thể cho thấy sáng tỏ một lần nữa Dương hậu không phải là mẹ Nhật Khánh. Nếu bà là mẹ Khánh, em (cùng mẹ khác cha) Khánh sẽ là Toàn, sau này Toàn được nối ngôi, Khánh sẽ được làm phụ chính (y hệt vai của Lê Hoàn), việc gì Khánh phải mượn quân Chiêm Thành để giành quyền nữa? Mặt khác, kể cả trường hợp Khánh đã "trót" bỏ sang Chiêm khi Tiên Hoàng và Đinh Liễn chưa bị hại, thì sau khi em Khánh là Toàn lên ngôi, sao Khánh không về mà phải xui vua Chiêm động binh để rước cái chết vào mình?
Những hành động Dương hậu và Khánh đã làm như sử chép (trao ngôi cho người ngoài, dẫn giặc về) cho thấy cả Dương hậu và Khánh đều có chung một ý tưởng: diệt nhà Đinh. Vậy nếu hai người là mẹ con thì tại sao chẳng cùng nhau bàn cách hành động, việc gì Khánh phải bỏ sang Chiêm Thành? Hẳn là lúc đó em (Hạng Lang) đã chết và mẹ cũng đã mất hoặc đã quá già yếu và bị Tiên Hoàng xa lánh, chỗ dựa đã hết, Khánh cùng đường mới tìm cách sang Chiêm. Dương Hậu và Khánh không phải là mẹ con.
Các tác giả cuốn Phả hệ họ Ngô Việt Nam dẫn chiếu từ trang 323 cuốn sách Bước thăng trầm của Quách Tấn (xuất bản 1996) để nêu giả thiết: phải chăng sử cũ nhầm Ngô Nhật Khánh với vua Chiêm Thành lúc đó là Ngô Nhật Hoan và biện minh rằng Nhật Khánh không phải là kẻ bán nước. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào một cuốn sách xuất bản tận năm 1996 để phản biện với điều đã được tất cả sử sách khẳng định về sự kiện Nhật Khánh dẫn giặc về nhà thì rất không thuyết phục. Phả hệ họ Ngô Việt Nam dẫn thêm việc có đền thờ Ngô Nhật Khánh để chứng minh việc Khánh vô tội. Tuy nhiên, lý do việc có đền thờ Ngô Nhật Khánh không có gì khó hiểu, các sứ quân khác cũng có đền thờ như Kiều Công Hãn hay thậm chí tướng giặc Sầm Nghi Đống cũng có đền thờ.
Kết luận
Từ những lập luận trên, có thể rút ra 3 kết luận:
Dương hậu là con Bình vương Dương Tam Kha, hoặc có thể là con Dương Thế Hiển hay Dương Thái Huyền hoặc Dương Nhị Kha, sau làm con nuôi Dương Tam Kha. Từ việc Dương Tam Kha nhận Ngô Xương Văn làm con có thể suy đoán vua Dương Bình vương không có con hoặc rất hiếm muộn. 
Dương hậu không lấy Ngô Xương Văn và bà không phải là mẹ Ngô Nhật Khánh. Bà chỉ là hoàng hậu hai triều Đinh, Lê như sử sách đã ghi. Bà trạc tuổi Lê Hoàn và thọ khoảng 55-60 tuổi. Bà sinh ra Đinh Toàn lúc trên dưới 30 tuổi. 
Ngô Nhật Khánh không phải cháu ngoại của Chương Dương công Dương Tam Kha. 
Chỉ còn một vài khả năng cuối cùng, vẫn có thể xảy ra, nhưng chỉ có thể làm thay đổi ít nhiều thông tin của 1 trong 3 kết luận trên chứ không thể thay đổi được mệnh đề: Dương hậu chỉ là hoàng hậu 2 triều chứ không phải 3 triều:
a. Có thể trong 4 hoàng hậu còn lại của Đinh Tiên Hoàng, bà mẹ của Nhật Khánh cũng mang họ Dương. 
b. Có thể Ngô Xương Văn cũng lấy một người vợ họ Dương khác, không phải là người lấy 2 vua Đinh, Lê sau này và ông không phải là cha của Nhật Khánh. 
c. Giáo sư sử học Lê Văn Lan, trong cuốn "Lịch sử Việt Nam - hỏi và đáp" (2004) đã có cách biện luận rất ngắn gọn và thông minh để phản bác giả thuyết Dương Vân Nga là hoàng hậu ba triều của cuốn Phả hệ họ Ngô Việt Nam. Ông cho rằng: 
Cuốn Phả hệ họ Ngô Việt Nam chỉ nói tới việc Ngô Xương Văn có một bà vợ mang tên Dương Vân Nga, sau đó không hề nhắc tới việc bà Dương Vân Nga này lấy ai nữa. Do đó không thể kết luận bà còn lấy vua Đinh và vua Lê. 
Bổ sung thêm cho giả thiết của giáo sư Lê Văn Lan: Cái tên "Dương Vân Nga" trong trường hơp này có thể coi là sự trùng hợp gây lầm lẫn cho người sau, hoặc tên của bà vô tình (do thời gian trôi đi, do truyền miệng thêu dệt...) được gán cho người thực sự lấy 2 vua Đinh, Lê mà bà hoàng hậu hai triều kia thì vốn mang tên khác, như Dương Ngọc Vân chẳng hạn. 
Như vậy, vẫn có thể có sự trùng hợp hãn hữu nào đó trong số các giả thiết a, b hoặc c kể trên, nhưng những sự trùng hợp đó chỉ có thể gây hiểu lầm ở một số góc cạnh phiến diện về việc có hoàng hậu ba triều mà thôi, còn hoàng hậu ba triều họ Dương chắc chắn là không tồn tại
Chú thích
▲ Cùng với Phụng Càn Chí Lý Hoàng Hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng Hậu, Trịnh Quắc Hoàng Hậu, Phạm Hoàng Hậu 
▲ Nguyễn Danh Phiệt dẫn trong sách Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước 

File đính kèm:

  • doctai_lieu_nguoi_mo_nuoc_phia_nam.doc