Tài liệu Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước

Hoạt động ngoại giao là một bộ phận quan trọng của đấu tranh dựng nước, giữ nước lâu dài và anh dũng của dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu hoạt động đó trong sự phát triển phong phú qua các thời kì lịch sử để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết có thể vận dụng kết quả cho hiện tại đó là một việc làm vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Tiếc rằng cho tới nay vẫn chưa có một công trình giới thiệu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện họat động ngoại giao Việt Nam trong tiến trình lịch sử, kể cả một giáo trình về lịch sử ngoại giao nước ta để giảng dạy cho sinh viên ở Học viện Quan hệ quốc tế cũng mớỉ bắt đầu được xây dựng.

Với “Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước”, nhà sử học Nguyễn Lương Bích đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta muốn tìm hiểu lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử ngoại giao của dân tộc nói riêng.

Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu gốc về lịch sử cổ - trung đại Việt Nam và Trung Quốc, nhà sử học Nguyễn Lương Bích vốn là chuyên gia có nhiều công trình nghiên cứu giá trị về thời kì lịch sử này, đã giới thiệu khá cụ thể hoạt động ngoại giao của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, từ những ngày đầu các vua Hùng lập quốc đến khi thực dân Pháp phát động chiến tranh xâm lược và hoàn thành đánh chiếm Việt Nam vào cuối thê' kỉ XIX.

Thông qua các câu chuyện kể sinh động về những con người và những việc làm cụ thể, người đọc ngày nay có điều kiện và cơ hội nhận rõ tâm lực, tài trí, bản lĩnh rất đáng tự hào của cha ông xưa. Cũng qua đó nhận thức sâu sắc hơn về truyền thống tốt đẹp của ngoại giao Việt Nam, một truyền thống được định hình ngay từ buổi đầu dựng nước, ngày càng củng cố và phát triển, để đến khi bắt gặp ánh sáng của cách mạng thì càng có điều kiện phát huy tất cả sức mạnh và hiệu qủa. Cơ sở vững bền của truyền thống ngoại giao Việt Nam là tình yêu đất nước, ý chí độc lập, tinh thần dân chủ, nguyện vọng hòa bình và hữu nghị, những giá trị tinh thần vĩnh hằng mà dân tộc ta luôn luôn gắn bó và phát huy.

 

doc 129 trang cucpham 13580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước

Tài liệu Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước
Tên sách: Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước
Tác giả: Nguyễn Lương Bích
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Năm xuất bản: 1996
LỜI GIỚI THIỆU
Hoạt động ngoại giao là một bộ phận quan trọng của đấu tranh dựng nước, giữ nước lâu dài và anh dũng của dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu hoạt động đó trong sự phát triển phong phú qua các thời kì lịch sử để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết có thể vận dụng kết quả cho hiện tại đó là một việc làm vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Tiếc rằng cho tới nay vẫn chưa có một công trình giới thiệu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện họat động ngoại giao Việt Nam trong tiến trình lịch sử, kể cả một giáo trình về lịch sử ngoại giao nước ta để giảng dạy cho sinh viên ở Học viện Quan hệ quốc tế cũng mớỉ bắt đầu được xây dựng. 
Với “Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước”, nhà sử học Nguyễn Lương Bích đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta muốn tìm hiểu lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử ngoại giao của dân tộc nói riêng.
Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu gốc về lịch sử cổ - trung đại Việt Nam và Trung Quốc, nhà sử học Nguyễn Lương Bích vốn là chuyên gia có nhiều công trình nghiên cứu giá trị về thời kì lịch sử này, đã giới thiệu khá cụ thể hoạt động ngoại giao của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, từ những ngày đầu các vua Hùng lập quốc đến khi thực dân Pháp phát động chiến tranh xâm lược và hoàn thành đánh chiếm Việt Nam vào cuối thê' kỉ XIX. 
Thông qua các câu chuyện kể sinh động về những con người và những việc làm cụ thể, người đọc ngày nay có điều kiện và cơ hội nhận rõ tâm lực, tài trí, bản lĩnh rất đáng tự hào của cha ông xưa. Cũng qua đó nhận thức sâu sắc hơn về truyền thống tốt đẹp của ngoại giao Việt Nam, một truyền thống được định hình ngay từ buổi đầu dựng nước, ngày càng củng cố và phát triển, để đến khi bắt gặp ánh sáng của cách mạng thì càng có điều kiện phát huy tất cả sức mạnh và hiệu qủa. Cơ sở vững bền của truyền thống ngoại giao Việt Nam là tình yêu đất nước, ý chí độc lập, tinh thần dân chủ, nguyện vọng hòa bình và hữu nghị, những giá trị tinh thần vĩnh hằng mà dân tộc ta luôn luôn gắn bó và phát huy. 
Công trình “Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước" được nhà sử học Nguyễn Lương Bích hoàn thành từ lâu, sau đó ông bị bệnh nặng rồi từ trần nên không có điều kiện gia công sửa chữa thêm trước khi cho ra mắt bạn đọc. Đến nay, công trình được xuất bản, nếu như bạn đọc thấy còn một số hạn chế nào đó về nội dung và hình thức, rồi góp ý xây dựng để nhà xuất bản có điều kiện biên tập tốt hơn cho lần tái bản, chắc hẳn rằng tác giả ở dưới suối vàng cũng ngậm cười hoan hỉ. 
Ngày 25 tháng 5 năm 1996 
   ĐINH XUÂN LÂM 
   (Giáo sư sử học)
Chương một
BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH
TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC
I. TỪ TRUYỀN THỐNG HÒA BÌNH HỮU NGHỊ VỚI CÁC DÂN TỘC ĐẾN LIÊN MINH ĐỐI NGOẠI CHỐNG NGOẠI XÂM
Dân tộc Việt Nam ở Đông Nam Á dựng nước sớm, từ hàng nghìn năm trước Công nguyên, nhưng đời sống của dân tộc và hoạt động của Nhà nước ta như thế nào từ thuở xa xưa ấy, ngày nay chúng ta không được rõ lắm. Vì nước ta đã có những thời kỳ bị giặc ngoài xâm lược liên tục hàng nghìn năm. Không mấy thế kỷ là không có ngoại xâm. Chiến tranh liên miên, sử sách, dấu tích, kỷ vật gần như không còn. Nghiên cứu đời sống của Tổ tiên ta trước Công nguyên và những thế kỷ đầu Công nguyên là cực khó. Tìm hiểu lịch sử ngoại giao của Tổ tiên ta ở những thời kỳ đó lại càng khó. 
Nhưng qua truyền thuyết và những tư liệu thành văn của nước ngoài, chúng ta cũng biết được đôi điều về hoạt động đối ngoại của Tổ tiên ta thời Hùng Vương và thời An Dương Vương. 
Vào thời kỳ đó người Hán cũng thành lập Nhà nước Trung Quốc đầu tiên ở vùng Sơn Tây, Cam Túc miền Bắc Á. Hai nước xa nhau hàng vạn dặm, cách nhau bởi nhiều lãnh thổ, nhiều địa bàn cư trú của nhiều tộc người khác nhau. Vậy mà người Việt Nam thời bấy giờ đã có những tiếp xúc ngoại giao đầu tiên với người Trung Quốc nơi xa xôi đó. 
Sử sách Trung Quốc ghi nhận: năm Mậu Thân (tức năm thứ 5 đời vua Đương Nghiêu ở Trung Quốc) theo dương lịch là năm 2353 trước Công nguyên, một sứ bộ ngoại giao đầu tiên của vua Hùng nước ta đã chủ động tới thăm Trung Quốc. Theo sử Trung Quốc thì sứ bộ của ta đã qua hai lần thông dịch mới tới được Trung Quốc. Điều đó cho thấy sứ bộ ta đã tiếp xúc ngoại giao với nhiều dân tộc khác trên con đường tới Trung Quốc. Trong điều kiện đường đất xa xôi, cách trở như vậy, mà sứ bộ của ta đã kỳ công đem tặng vua Nghiêu (Trung Quốc) một con rùa rất lớn. Theo sử Trung Quốc thì con rùa này đã sống một nghìn năm, trên mai rùa có khắc chữ, ghi sự việc từ khi trời đất mới mở mang. Ở phương Đông, từ thời cổ, rùa là biểu tượng của sự sống trường tồn hàng nghìn, vạn năm. Về ngoại giao, Nhà nước ta thời vua Hùng tặng Nhà nước Trung Quốc thời vua Nghiêu con rùa quý này với một ý nghĩa tốt đẹp, mong muốn cho quan hệ thân thiện giữa hai nước được bền vững, dài lâu. 
Hơn một nghìn năm sau, Việt Nam và Trung Quốc vẫn xa nhau hàng vạn dặm, nhưng một sứ bộ ngoại giao của ta lại sang thăm Trung Quốc lần thứ hai (vào năm thứ 6 đời vua Thành Vương nhà Chu) tức năm 1110 trước Công nguyên. Theo sử Trung Quốc, qua ba lần thông dịch, sứ bộ của ta mới tới kinh đô nhà Chu ở vùng Cam Túc. Sứ bộ ngoại giao ta đem tặng vua nhà Chu Trung Quốc chim trĩ trắng là loại chim quý nhất ở phương Nam thời ấy. Nhà Chu Trung Quốc trân trọng đáp lại, cho làm năm cỗ xe có kim chỉ nam để đưa sứ bộ ngoại giao ta về nước (Những tư liệu về ngoại giao này đều có ghi chép trong các sử sách của Trung Quốc thời trước, như: Sử ký Tư Mã Thiên, Thượng thư đại truyện, Hậu Hán thư, Thiếu vi thống gián, Phương dư kỉ yếu, Việt kiệu thư, Cương mục tiền biên, Ngự phê thông giám tập lãm. 
Dựa theo truyền thuyết và theo sử sách của Trung Quốc, các sử gia Việt Nam cũng ñaõ ghi lại những sự kiện trên trong: Lĩnh nam trích quái, Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Việt sử thông giám khảo lược)
Những sự tiếp xúc đối ngoại của dân tộc ta mà sử sách Trung Quốc ghi lại được chứng minh rằng dân tộc ta đã dựng nước sớm, tiến hành ngoại giao cũng sớm và rất chủ động trong ngoại giao. Với những dân tộc ở xa như Trung Quốc thời ấy, dân tộc ta cũng chủ động cho sứ tới giao thiệp, không ngoài mục đích tỏ tình thân thiện giữa hai dân tộc. Phong cách ngoại giao của ta thời Hùng Vương còn cho thấy dân tộc ta là một dân tộc sớm có văn hiến, hiểu biết được những biểu tượng cao đẹp của tình cảm con người với con người, của dân tộc này với dân tộc khác và biết sử dụng những biểu tượng đó làm quà tặng trong giao tiếp đối ngoại. Từ thời bấy giờ, dân tộc ta đã có ý thức đoàn kết, hữu nghị trong sáng, nhiệt tình và chân thành với tất cả các dân tộc, dù ở xa ta hàng vạn dặm.
Đường lối, chính sách và phong cách ngoại giao vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc đã trở thành truyền thống đối ngoại của dân tộc ta. Trong quá trình phát triển lịch sử, mối quan hệ của dân tộc ta với các dân tộc khác không phải lúc nào cũng hòa bình, phẳng lặng, yên tĩnh; trái lại, ta cũng luôn luôn bị dân tộc này, dân tộc khác gây xung đột bằng vũ lực, nhiều khi rất quyết liệt, tàn khốc. Nhưng khi xung đột chấm dứt, ta lại chủ động giao hảo với những dân tộc thù địch để thiết lập lại quan hệ hòa bình hữu nghị, xóa bỏ những hận thù dân tộc, có hại cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người.
Trong các thời đại xã hội có giai cấp, nhất là thời phong kiến, quan hệ đối ngoại giữa các nước phổ biến là một thứ quan hệ bất bình đẳng "cá lớn nuốt cá bé", nước lớn xâm lược nước nhỏ, xâm lược chưa được thì bắt nước nhỏ phải làm chư hầu, phiên thuộc, phải nộp cống, phục dịch nước lớn. Nước lớn muốn gì, nước nhỏ phải cung phụng không dám trái: vàng bạc, châu báu, những thú vật quý hiếm, kể cả bắt người làm nô lệ . . . đủ thứ. Giữa các nước nhỏ với nhau, quan hệ tuy không căng thẳng lắm, nhưng cũng không tránh khỏi diễn ra cảnh khiêu khích, xung đột, lấn chiếm lẫn nhau. Quan hệ đối ngoại của nước ta đối với các nước khác cũng không sao tránh được các thông lệ đó của thời đại.
Đối với Trung Quốc, nước ta thời Hùng Vương đặt quan hệ thân thiện trong một thời gian dài như thế là hiếm có. Nhưng rồi thời thế đổi thay, mối quan hệ giữa hai nước cũng đổi khác. Từ khi dựng nước ở vùng Cam Túc xa xôi, hẻo lánh, người Hán ngày càng mở rộng biên giới, chiếm đoạt lãnh thổ của nhiều nước, xóa bỏ nhiều quốc gia lân cận, bành trướng rất mạnh xuống phía Nam, và Trung Quốc nhanh chóng trở thành một nước rộng lớn bậc nhất ở châu Á từ mấy thế kỷ trước Công nguyên.
Tới cuối thế kỷ thứ III trước Công nguyên, biên giới Trung Quốc đã mở rộng tới sát biên giới ta. Lúc này, dù nước ta muốn giao hảo thì các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng không chịu dừng bước bành trướng xâm lược. Nhà Hán bắt đầu xâm lược, đánh phá nước ta liên tiếp trong nhiều thế kỷ. Cũng từ đó quan hệ đối ngoại của ta với các triều đại phong kiến Trung Quốc không còn là hòa bình hữu nghị như trước. Dân tộc ta đã phải tiến hành một cuộn đấu tranh vũ trang trường kỳ chống các đạo quân phong kiến Trung Quốc xâm lược diễn ra liên tục trong hơn mười thế kỷ. 
Cuối thế kỷ thứ III trước Công nguyên, ông vua bạo ngược Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc đã cho 50 vạn quân chia 5 đường đánh vào vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta. Tổ tiên chúng ta cùng các dân tộc anh em từ phía nam sông Trường Giang trở xuống đã đánh trả rất quyết liệt. Quân Tần bị thất bại liên tiếp "Thây phơi, huyết chảy hàng mấy chục vạn người" (Sử kí Tư Mã Thiên). Chủ tướng giặc là Đồ Thư bị giết tại trận. Sau đó nhà Tần nhiều lần đưa thêm quân sang, tiếp tục xâm lược nước ta cho bằng được. 
Sau hơn 10 năm đánh phá dã man, ác liệt, nhà Tần đã chiếm được một vùng đất đai rộng lớn ở phía Bắc nước ta, chia đặt thành ba quận: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng (tức miền Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc ngày nay). 
Sang hai thế kỉ cuối trước Công nguyên, các đế chế Tần, Hán tiếp tục xâm lược và đặt ách đô hộ lên toàn bộ nước ta. Quân đô hộ chia vùng mới thôn tính thành bảy quận, gồm bốn quận ở phía bắc, là Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, H ... . Việc nối ngôi vua rối ren.
Tự Đức không có con. Dục Đức là con nuôi, được đưa lên làm vua, nhưng chỉ ba ngày thì bị quyền thần truất ngôi và một người em của Tự Đức, con thứ 29 .của Thiệu Trị được đưa lên thay, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa. Triều đình Huế đương trong tình hình lộn xộn, đế quốc Pháp lợi dụng cơ hội mở rộng chiếm đóng trên cả nước ta.
Ngày 20 tháng 8 năm 1883, một hạm đội Pháp do Courbet, thiếu tướng hải quân chỉ huy, đánh vào cửa Thuận An. Sau ba ngày cầm cự, quan quân nhàNguyễn thua trận. Các tướng lĩnh, người thì tử thương, người thì nhảy xuống sông tự tử.
Triều đình Huế nhận thấy thế không thể chống đối được bằng quân sự, phải cho người cầm cờ trắng đề nghị hòa với quân Pháp. Người đại diện Pháp trong đạo quân xâm lược này là Harmand tới Huế để đặt các điều kiện nghị hòa của Pháp với triều đình nhà Nguyễn.
VI. NGOẠI GIAO PHONG KIẾN BẤT LỰC NGOẠI GIAO CÁCH MẠNG XUẤT HIỆN
Harmand với tư cách toàn quyền đại diện của Pháp và Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp là chánh, phó khâm sai của triều đình Huế đã cùng ký hoà ước Việt - Pháp ngày 25 tháng 8 năm 1883 (âm lịch là 23 tháng bảy năm Quý Mùi).
Hoà ước gồm 27 điều. Điều quan trọng đầu tiên của hoà ước là để cho Pháp nắm quyền ngoại giao của Việt Nam; triều đình nhà Nguyễn không được tự ý quan hệ với các nước ngoài. Với hoà ước này, Việt Nam mất cả độc lập và quyền ngoại giao. Những điều chủ yếu khác trong hoà ước có thể tóm tắt như sau:
- Tỉnh Bình Thuận sáp nhập vào Nam Kỳ để Pháp trực tiếp cai trị.
- Từ tỉnh Khánh Hòa, phía trên Bình Thuận ra tới Đèo Ngang, do triều đình Huế cai trị. Nhưng Pháp đóng quân tại Đèo Ngang và tại Thuận An, bên cạnh triều đình Huế. Một cơ quan hành chính của Pháp đặt tại Huế do một viên khâm sứ Pháp đứng đầu, nắm quyền giám sát triều đình Huế và công việc hành chính ở các tỉnh từ Khánh Hòa ra Đèo Ngang. Viên khâm sứ Pháp được chỉ định sẵn là Champeaux có mặt ngay lúc đó và cùng ký tên vào hoà ước.
- Từ Đèo Ngang ra Bắc, việc cai trị ở các tỉnh, phủ, huyện, vẫn do các quan lại Việt Nam đảm nhiệm, nhưng chỉ là chính quyền bù nhìn tay sai. Mỗi tỉnh có một cơ quan của Pháp, gọi là tòa công sứ, do chánh, phó công sứ Pháp cầm đầu, kiểm soát và điều hành mọi công việc trong tỉnh.
Ký xong hoà ước, Harmand ra Bắc chỉ huy tiếp việc đánh chiếm miền Bắc. Triều đình Huế phải cho mấy viên thượng thư, tham tri đi theo Harmand ra để hiểu dụ nhân dân và lệnh cho quan quân nhà Nguyễn ở miền Bắc rút cả về Huế.
Nhưng lệnh của triều đình Huế không đủ sức ngăn chặn chiến tranh ở miền Bắc. Bấy giờ là giữa năm 1883, Hiệp Hòa lên ngôi vua, truyền dụ ra Bắc: "Lập tức triệt binh dõng lui, để tỏ điều tin với Đại Pháp. Còn toán quân Lưu Vĩnh Phúc và quân Tàu, không phải quyền mình sai khiến được, nên đã giao ước để mặc quân Đại Pháp làm sao thì làm, không còn thuộc gì nước mình; nên đem thực tình việt thư cho quý toàn quyền .rõ, như vậy mới hợp thời thế". Thời thế đây là thời thế của kẻ hèn nhát, chịu dể mất nước.
Chỉ bốn tháng sau, Hiệp Hòa bị triều thần giết chết. Triều đình đưa người con nuôi thứ ba của Tự Đức là Kiến Phúc lên làm vua. Kiến Phúc mới 15 tuổi, lên ngôi được hơn sáu tháng thì chết do bệnh đậu mùa. Sau Kiến Phúc là Hàm Nghi 13 tuổi lên thay. Công việc triều đình đều trong tay hai đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Việc nước, việc dân, lúc ấy rối ren nghiêm trọng. Ở ngoài Bắc, chiến tranh tiếp diễn. Quân Trung Quốc của Lưu Vĩnh Phúc ở miền tây bắc và quân chính quy của nhà Thanh ở miền đông bắc nước ta vẫn giao chiến với quân Pháp. Lệnh rút quân của triều đình Huế không có hiệu lực gì với họ. Lưu Vĩnh Phúc đương có toàn quyền cai quản miền Tây Bắc nước ta, không dễ gì lại bó thân về với triều đình ở Huế. Quân chính quy Trung Quốc do triều đình Huế mời sang cứu nguy cho mình thì cũng không dễ gì bảo họ rút về Trung Quốc, vì họ cũng có ý đồ của họ. Khi Pháp đánh chiếm Hà Nội, triều đình nhà Nguyễn cho Phạm Thận Duật sang Thiên Tân cầu cứu nhà Thanh. Tổng đốc hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây là Trương Thụ Thanh làm một sớ tâu vua Thanh, đại ý nói: "Nước Nam và Trung Quốc tiếp giáp nhau, thế lực của nước Nam rất suy yếu, không thể tự chủ được nữa. Ta nên mượn tiếng sang đánh giặc, đem quân đóng giữ các tỉnh thượng du. Khi có biến, ta sẽ chiếm lấy các tỉnh ớ phía bắc sông Hồng". Do đấy, quân Thanh sang đóng ở các tỉnh từ Lạng Sơn tới Bắc Ninh, từ Lào Cai tới Sơn Tây. Hai kẻ thù tiến hành xâm lược miền Bắc nước ta đã đánh nhau một số trận. Quân Thanh thua. Nhưng không phải vì thế mà quân Pháp đẩy họ ra khỏi biên giới Việt Nam một cách dễ dàng, mặc dầu Pháp đã đánh vào miền duyên hải Trung Quốc. Pháp thay đổi chiến lược, dùng ngoại giao thay quân sự.
Pháp nhờ một người Đức là Détring phụ trách thương chính của nhà Thanh ở Quảng Đông giúp việc thương lượng giữa hai nước Pháp và Trung Quốc. Détring có quan hệ thân mật với tổng đốc Trực Lệ Lý Hồng Chương là một đại thần có thế lực lớn của triều đình nhà Thanh. Lý Hồng Chương chấp nhận đứng ra hòa giải. Ngày 18 tháng 4 năm Giáp Thân, trung tá hải quân Fournier đại diện Pháp và Lý Hồng Chương đại diện Trung Quốc ký hoà ước tại Thiên Tân.
Nội dung chủ yếu của hoà ước Thiên Tân năm 1884 là Trung Quốc cam kết rút hết quân Trung Quốc đóng tại Bắc Kỳ về nước, để mặc Pháp tự do hoành hành ở Việt Nam.
Sau hoà ước Thiên Tân, quân Trung Quốc vắng bóng ở Bắc Kỳ; thực dân Pháp ra sức hoàn tất việc chiếm đóng của chúng, thẳng tay đàn áp nhân dân Việt Nam, ép buộc triều đình Huế ký giấy đầu hàng, cam chịu mất độc lập, mất ngoại giao, cúi đầu chịu sự thống trị của chúng.
Giấy đầu hàng ký tại triều đình Huế ngày 13 tháng 5 năm Giáp Thân (tức ngày 6 tháng 6 năm 1884). Ký xong, triều đình Huế phải đem ấn phong vương của Trung Quốc khi trước ra thiêu hủy trước mặt đại điện Pháp.
Từ đây, triều đình Huế chỉ là chính quyền bù nhìn, hoàn toàn chịu sự điều khiển, giám sát của Pháp. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc bị Pháp xóa bỏ. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước khác không được Pháp cho phép. Như thế là triều đình Huế mất hẳn quyền ngoại giao. Quyền ngoại giao của triều đình Huế chấm dứt đồng thời cũng chấm dứt toàn bộ nền ngoại giao phong kiến.
Năm 1884 tuy triều đình Huế bắt buộc phải ký giấy đầu hàng Pháp, nhưng ngọn lửa đấu tranh chống Pháp vẫn âm ỉ trong lòng vua tôi nhà Nguyễn từ đây.
Đêm mùng 4 rạng sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết cùng những người yêu nước ở Huế phát động chiến tranh, bắn súng vào nhà khâm sứ Pháp và đánh trại lính Pháp ở thành Huế. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết thua trận, đưa vua Hàm Nghi lên miền núi Quảng Trị, rồi sang Thượng Lào.
Ngày 2 tháng 8 năm 1885, Tôn Thất Thuyết cùng vua Hàm Nghi tới vùng Cửu Châu thuộc Savanakhét được nhân dân nước bạn Lào hết lòng giúp đỡ và tiếp sức cho phong trào chống Pháp của Việt Nam dâng cao.
Cùng với cuộc chiến đấu chống Pháp của Tôn Thất Thuyết là phong trào khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, có nhiều gắn bó với nhân dân Lào. Cuối năm 1895, nhân dân Lào đã đưa nghĩa quân Phan Đình Phùng tới tạm trú ở bản Kiên trên đất Lào để chuẩn bị các trận đánh Pháp. Nghĩa quân luôn luôn được nhân dân Lào tiếp sức.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, hoạt động ngoại giao của Việt Nam gắn chặt với phong trào cách mạng trong nước đang chuyển từ phạm trù phong kiến sang phạm trù mới. Cách mạng càng dâng cao thì quan hệ ngoại giao càng mở rộng. Ngoại giao cách mạng xuất hiện và ngày càng hưng khởi, góp phần rất lớn vào thành công của cách mạng Việt Nam.
*
* *
Trải mấy nghìn năm lịch sử nền ngoại giao thời phong kiến đã góp công sức lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, mở rộng sự giao hảo với các nước, để lại nhiều kinh nghiệm quý giá về ngoại giao cho nhân dân các đời sau.
Về đường lối ngoại giao của dân tộc ta thời phong kiến, nhà sử học Phan Huy Chú ở thế kỷ XIX đã ghi tóm tắt:
"Trong việc trị nước, hòa hiếu với nước láng giềng là việc lớn, mà những khi ứng thù là rất quan hệ không thể xem thường... Người có quyền trị nước phải nên cẩn thận" (Bang giao chí).
Vua Lê Thánh Tông ở thế kỷ XV chỉ thị cho những người đi sứ, tức những người làm ngoại giao với nước ngoài:
"Một thước núi, một tấc sông của ta, không nên vất bỏ. . . Nếu người dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ mà đút mồi cho giặc thì phải tội tru di " (Đại Việt sử ký toàn thư) .
Đây cũng là những lời di văn, di chúc của nền ngoại giao nước ta thời phong kiến để lại cho chúng ta thời nay suy ngẫm và có thể nói theo tới muôn đời sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bùi Dương Lịch
Lê quý dật sử, bản chữ Hán, viết tay, thư viện Viện Sử học.
2- Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973.
3- Lê Quý Đôn
Kiến văn tiểu lục, bản dịch của Phạm Trọng Đàm, Nxb Sử học, Hà Nội, 1962.
Đại Việt thông sử, bản dịch của Ngô Thế Long, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978.
4- Lê Trọng Hàm
Minh Đô sử, sách chữ Hán, viết tay, thư viện Viện Sử học, ký hiệu H.V.285.
5- Lê Trắc
An Nam chí lược, sách chữ Hán, bản in, Thượng Hải, 1884.
6- Ngô Cao Lãng
Lịch triều tạp kỷ, bản dịch.
7- Ngô Gia Văn Phái
Hoàng Lê nhất thống chí, bản dịch của Nxb Văn học, Hà Nội, 1984.
8- Ngô Sĩ Liên
Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch của Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967.
9- Ngô Thì Nhậm
Tuyến tớp thơ văn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
10- Nguyễn Thu
Lê quý kỷ sử, bản dịch của Hoa Bằng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974.
11 - Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án
Tạng thương ngẫu lục, bản dịch của Ngô Văn Triện, Nxb Văn học, Hà Nội, 1960.
12- Phan Huy Chú
Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Sử học, Hà Nội, 1961 - 1962.
13- Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn
Khởi nghĩa Lơn Sơn và phong trào đấu tranh giải phóng đất nước vào đầu thế kỷ XV, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969.
14- Quốc sử quán triều Nguyễn
- Quốc triều chính biên toát yếu, nhà in Đắc Lập, Huế, 1925.
- Đại Nam thực lục, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Sử học, Hà Nội , 1963 .
- Việt sử thông giám cương mục, Nxb Sử học, Hà Nội, 1958 - 1960.
15- Trần Trọng Kim
Việt Nam sử lược, bản in lần thứ năm, Nxb Tân Việt Sài Gòn, 1954.
(hết)

File đính kèm:

  • doctai_lieu_luoc_su_ngoai_giao_viet_nam_cac_thoi_truoc.doc