Tài liệu Lịch sử Việt Nam

Dân tộc Việt Nam anh hùng đã trải qua hơn bốn ngàn nǎm lịch sử dựng nước và giữ nước. Với ý chí quật cường ông cha ta đã viết nên những trang sử vàng chói lọi làm vẻ vang cho dân tộc ta, đất nước ta.

Quá khứ và hiện tại, lịch sử và cảnh quan, thiên nhiên và con người hoà quyện nhau như đưa ta về cội nguồn ngàn nǎm bất khuất của dân tộc để tìm hiểu, để khám phá, để tin tưởng ở khí phách, tài trí, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, truyền thống vǎn hiến và ý chí thống nhất đất nước của nhân dân ta.

Nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương, xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn chuyên đề Các triều đại Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. Các bạn sẽ có dịp tìm hiểu sâu hơn nữa quá trình phát triển kế tiếp nhau của các triều đại, các ông vua bà chúa từ thời kỳ đầu dựng nước của các vua Hùng đến vị vua cuối cùng Bảo Đại để chúng ta - con cháu của một dân tộc anh hùng, thế hệ trẻ Việt Nam phải biết hơn ai hết nguồn gốc và lịch sử dân tộc với những ông "vua sáng tôi hiền" có tài nǎng làm rạng rỡ trang sử vàng truyền thống của dân tộc.

 

doc 172 trang cucpham 23/07/2022 7260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Lịch sử Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Lịch sử Việt Nam

Tài liệu Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Việt Nam
Dân tộc Việt Nam anh hùng đã trải qua hơn bốn ngàn nǎm lịch sử dựng nước và giữ nước. Với ý chí quật cường ông cha ta đã viết nên những trang sử vàng chói lọi làm vẻ vang cho dân tộc ta, đất nước ta.
Quá khứ và hiện tại, lịch sử và cảnh quan, thiên nhiên và con người hoà quyện nhau như đưa ta về cội nguồn ngàn nǎm bất khuất của dân tộc để tìm hiểu, để khám phá, để tin tưởng ở khí phách, tài trí, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, truyền thống vǎn hiến và ý chí thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương, xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn chuyên đề Các triều đại Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. Các bạn sẽ có dịp tìm hiểu sâu hơn nữa quá trình phát triển kế tiếp nhau của các triều đại, các ông vua bà chúa từ thời kỳ đầu dựng nước của các vua Hùng đến vị vua cuối cùng Bảo Đại để chúng ta - con cháu của một dân tộc anh hùng, thế hệ trẻ Việt Nam phải biết hơn ai hết nguồn gốc và lịch sử dân tộc với những ông "vua sáng tôi hiền" có tài nǎng làm rạng rỡ trang sử vàng truyền thống của dân tộc. 
Thời các vua Hùng (2897-258 trước công nguyên) nước ta gọi là Vǎn Lang. Thời Thục An Dương Vương (257-207 trước công nguyên) gọi là Âu Lạc. Thời nhà Đinh (968-980) dẹp xong loạn 12 sứ quân, lập nên một nước độc lập, lấy tên là Đại Cồ Việt. Sang thời Lý đổi là Đại Việt. Đến thời Nguyễn, vua Gia Long Nguyễn Ánh, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, đổi tên là nước Việt Nam. Một chi tiết khá lý thú là từ 500 nǎm trước, ngay trang mở đầu tập "Trình tiên sinh quốc ngữ" của Nguyễn Bình Khiêm có ghi "Việt Nam khởi tố xây nền" khẳng định tên nước ta là Việt Nam. Một sự tiên đoán chính xác.
Cư dân cổ xưa ở nước ta là người Lạc Việt. Họ từ bờ biển Phúc Kiến (Trung Quốc) di cư sang. Hàng nǎm, theo gió mùa, họ vượt đến các miền duyên hải ở phương Nam như Hải Nam, vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã (Việt Nam). Họ thường tự sánh mình với loài chim Lạc mà hàng nǎm, đầu mùa lạnh, chim cũng rời vùng biển Giang Nam (Trung Quốc) mà bay về Nam, rồi đến mùa nắng gió nồm, chim lại trở về Giang Nam. Vì thế, người Việt lấy chim Lạc làm vật tổ. Cái tên của vật tổ ấy đã trở thành tên của thị tộc. Sau nhiều nǎm vượt biển như vậy, người Lạc Việt đã ở lại miền Bắc Việt Nam. Họ lấn lướt và đồng hoá với người Anh-đô-nê-diêng bản địa, phát triển theo dọc các sông lớn và chiếm hầu hết những miền đất trung du Bắc Bộ, như Mê Linh, Tây Vu (Vĩnh Phúc), Liên Lâu (Bắc Ninh) trung du Thanh Hoá, Nghệ An và Đông Sơn (gần Hàm Rồng, Thanh Hoá).
Nước Việt Nam ở Đông Nam Châu Á, đông và nam giáp biển, tây giáp Lào, Cam-pu-chia, bắc giáp Trung Quốc. Diện tích Việt nam hiện nay khoảng 329.6000km vuông. Dân số buổi đầu dựng nước chừng 50 vạn người. Đến thời Lý - Trần, chừng hơn 5 triệu và nay hơn 70 triệu dân.
Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều dân tộc. Ngoài người Kinh còn có khoảng 60 dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Cǎn cứ vào ngôn ngữ, chữ viết ta có thể phân bố các thành phần dân tộc như sau:
Tiếng Môn - Khơme. Gồm nhiều nhóm người ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Quảng Trị v.v... 
Tiếng Thái gồm người Thái Tây Bắc, Thượng du, Thanh Hoá, Nghệ An, khu Việt Bắc, Quảng Ninh. Ngoài ra còn có nhóm người Giấy, Cao Lan, Lự v.v... 
Tiếng Anh-đô-nê-diêng: Gồm người Chàm, Gia rai, Ê-đê (Tây Nguyên). 
Tiếng Mèo - Dao: Gồm người Mèo, Dao (Việt Bắc, Hoà Bình, Thanh Hoá). 
Tiếng Tạng - Miến: gồm người Lô Lô (Hà Giang) Hà Nhì, La Khụ, Cống, Xi La (Tây Bắc). 
Tiếng Hán: Người Hoa (Quảng Ninh), Sán Dìu (Bắc Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên v.v...) 
- Truyền thuyết Kinh Dương Vương
- Nước Vǎn Lang và các Vua Hùng
- Nhà Thục và nước Âu Lạc
- Nhà Triệu và nước Nam Việt
TRUYỀN THUYẾT KINH AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ HỒNG BÀNG THỊ
(2879-258 trước Công nguyên)
Theo truyền thuyết thì thuỷ tổ dân tộc ta là Kinh Dương Vương, hiện còn có mộ tại làng An Lữ , Thuận Thành, Bắc Ninh.
Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Linh (Hồ Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vũ Tiên, sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương làm vua vào quãng nǎm Nhâm Tuất (2879 trước công nguyên) và lấy con gái Thần Long là vua hồ Động Đình sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân, sau lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh một bọc trǎm trứng, trǎm trứng ấy nở thành trǎm con trai. Một ngày Long Quân nói với Âu Cơ rằng: "Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thuỷ hoả khác nhau, không ở cùng nhau được". Hai người bèn chia con mà ở riêng. Nǎm chục người theo mẹ về núi, nǎm chục người theo cha về biển, chia nhau thống trị các xứ đó, đó là thuỷ tổ của các nhóm Bách Việt. Người con trưởng trong số các con theo mẹ lên Phong Sơn, được tôn làm vua gọi là Hùng Vương.
TRUYỀN THUYẾT KINH AN DƯƠNG VƯƠNG
VÀ HỒNG BÀNG THỊ
(2879-258 trước Công nguyên)
Theo truyền thuyết thì thuỷ tổ dân tộc ta là Kinh Dương Vương, hiện còn có mộ tại làng An Lữ , Thuận Thành, Bắc Ninh.
Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Linh (Hồ Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vũ Tiên, sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương làm vua vào quãng nǎm Nhâm Tuất (2879 trước công nguyên) và lấy con gái Thần Long là vua hồ Động Đình sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân, sau lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh một bọc trǎm trứng, trǎm trứng ấy nở thành trǎm con trai. Một ngày Long Quân nói với Âu Cơ rằng: "Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thuỷ hoả khác nhau, không ở cùng nhau được". Hai người bèn chia con mà ở riêng. Nǎm chục người theo mẹ về núi, nǎm chục người theo cha về biển, chia nhau thống trị các xứ đó, đó là thuỷ tổ của các nhóm Bách Việt. Người con trưởng trong số các con theo mẹ lên Phong Sơn, được tôn làm vua gọi là Hùng Vương.
NƯỚC VĂN LANG VÀ CÁC VUA HÙNG
Theo sử cũ thì nước Vǎn Lang chia làm 15 bộ:
Vǎn Lang (Bạch Hạc, Phú Thọ) 
Châu Diên (Sơn Tây) 
Phúc Lộc (Sơn Tây) 
Tân Hưng (Hưng Hoá - Tuyên Quang) 
Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng) 
Vũ Ninh (Bắc Ninh) 
Lục Hải (Lạng Sơn 
Ninh Hải (Quảng Ninh) 
Dương Tuyến (Hải Dương) 
Giao Chỉ (Hà Nội - Hưng Yên, Nam Đình, Ninh Bình) 
Cửu Chân (Thanh Hoá) 
Hoài Hoan (Nghệ An) 
Cửu Đức (Hà Tĩnh) 
Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị) 
Bình Vǎn (?) 
Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ) đặt tướng vǎn là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quang Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính.
Thông qua những truyền thuyết trong 15 bộ lạc trên, bộ lạc Vǎn Lang mạnh nhất. Bộ lạc này có vị thủ lĩnh tài ba, thu phục được các bộ lạc khác và trở thành thủ lĩnh liên minh các bộ lạc rồi chuyển thành người cầm đầu cả 15 bộ lạc. Vĩ thủ lĩnh lỗi lạc ấy gọi là vua Hùng, cha truyền con nối.
Cả nước hồi ấy chia ra 15 bộ. Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng, cũng cha truyền con nối. Dưới bộ là các công xã nông thôn, đứng đầu là Bồ Chính (già làng). Mỗi công xã có một ngôi nhà chung để làm nơi hội họp và sinh hoạt vǎn hoá, tín ngưỡng.
Nhà nước Vǎn Lang của các vua Hùng đơn giản, mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người. Từ tình cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng. Họ bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thuỷ lợi, trao đổi sản phẩm, và đấu tranh giữ gìn làng bản, đất nước.
Trong thời Hùng Vương có hai truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi trong dân gian thể hiện tinh thần này:
Phù Đổng Thiên Vương 
Sơn Tinh Thuỷ Tinh 
NHÀ THỤC VÀ NƯỚC ÂU LẠC
(257 - 207 trước Công nguyên)
Theo truyền thuyết và sử cũ thì An Dương Vương tên là Thục Phán là chúa vua nước Thục. Nước Thục này không phải là nước Thục ở vùng Tứ Xuyên đời Chiến Quốc (Trung Quốc) mà là một bộ tộc đã tới vùng Bắc Bộ từ lâu, sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái. Tục gọi là người Âu Việt. Chuyện xưa kể rằng: Vua Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ sang cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gả nhưng Lạc hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương cǎm giận, di chúc cho con cháu đời sau thế nào cũng phải diệt nước Vǎn Lang của Vua Hùng. Đến đời cháu là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Vǎn Lang. Nhưng vua Hùng có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo đến đánh nước Vǎn Lang, vua Hùng còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Vǎn Lang mất.
Nǎm Giáp Thìn (257 trước Công nguyên). Thục Phán dẹp yên mọi bề, xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu là Âu Lạc, (tên hai nước Âu Việt là Lạc Việt ghép lại) đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ).
NHÀ TRIỆU VÀ NƯỚC NAM VIỆT
(Nǎm 207-111 trước Công nguyên)
Nhà Triệu được lập từ nǎm 207, đến nǎm 111 trước Công nguyên thì bị nhà Tây Hán thôn tính, trải qua 5 đời vua:
- Triệu Vũ Vương (207-137 trước Công nguyên)
- Triệu Vǎn Vương (137-125 trước Công nguyên)
- Triệu Minh Vương (125-113 trước Công nguyên)
- Triệu Ai Vương (113-112 trước Công nguyên)
- Triệu Dương Vương (112-111 trước Công nguyên)
Nǎm 111 trước Công nguyên nhà Triệu mới mất nhưng từ nǎm 113 nội tình nhà Triệu đã rất rối ren. Lúc đó, vua nhà Hán cho An quốc Thiếu Quý sang dụ Nam Việt về chầu. Thiếu Quý nguyên là tình nhân của Cù Thị (Hoàng hậu của vua Minh Vương) nên họ tư thông với nhau và dụ dỗ Triệu Ai Vương dâng nước Nam Việt cho nhà Hán. Việc làm đó bị tể tướng Lữ Gia phát hiện. Lữ Gia đã truyền hịch đi mọi nơi nói rõ sự thật rồi  ... g tàu về nước. 
Ngày 10-9-1932 Bảo Đại ra đạo dụ số l tuyên cáo chấp chính. Để tô vẽ cho ông vua Tây học thực dân Pháp và Nam triều đã sắp xếp cho Bảo Đại một chuyến đi thǎm các tỉnh trong nước (ở cả Bắc và Trung kỳ). Nhân dân các tỉnh buộc phải tổ chức đón rước rất rầm rộ. Sau 10 nǎm đào tạo ở "Mẫu quốc" trở về, Bảo Đại cho ban hành hàng loạt chính sách cải cách thực chất chỉ là hình thức mị dân mà thôi. Bắt đầu bằng cách bãi bỏ những trò vái lạy, không để cho các quan khấu đầu quỳ tấu ở trước sân đình. Điều này chẳng có gì là lớn lao, nhưng đối với các quan lại phong kiến trước đây là điều hệ trọng!
Người ta có cảm tưởng ông vua thanh niên Tây học đang muốn tỏ ra không giống lớp người cổ hủ ngày xưa. Tiếp đó, Bảo Đại ra những đạo dụ để cho các vị thượng thư già lão về nghỉ. Các cụ là Nguyễn Hữu Bài (bộ Lại), Tôn Thất Đàn (bộ Hình), Phạm Liệu (bộ Binh), Võ Liêm (bộ Lễ), Vương Tứ Đại (bộ Công) được về nghỉ với danh hiệu là nguyên lão cố vấn. Sau đó Bảo Đại chọn một số trí thức và quan lại tương đối có tiếng vào lập nội các mới, gồm các ông: 
- Ngô Đình Diệm, giữ bộ Lại
- Thái Vǎn Toản, giữ bộ Lễ Nghi-Mỹ thuật.
- Hồ Đắc Khải, giữ bộ Công
- Bùi Bằng Đoàn, giữ bộ Tư pháp
- Phạm Quỳnh, giữ bộ Giáo dục
Việc cải tổ nội các này chỉ gây dư luận lúc đầu còn sau này cũng chẳng có tác dụng gì. Mọi việc quốc gia đại sự đều nằm trong tay người Pháp cai quản. Quân Pháp đã đàn áp được các phong trào, các đảng phái yêu nước như các cuộc khởi nghĩa Yên Bái, phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh, từ khi Bảo Đại chưa về nước. Các Viện dân biểu ở Bắc kỳ, Trung kỳ cũng không làm được việc gì, và cũng không liên lạc gì với nhà vua. Bảo Đại dù có muốn làm gì cũng không xoay xở được. Có lúc hình như Bảo Đại đã có phản ứng với những viên chức Pháp cạnh mình. Ông cự lại với viên Khâm sứ Thibaudeau khiến người này bị gọi về Pháp, ông mắng tên đại úy Pháp làm sĩ quan bảo vệ mình: "Mày tên là Tốt (viên này có tên Pháp: Bon nghĩa là tốt), nhưng mày không tốt"!
Người Pháp còn tìm cách ràng buộc Bảo Đại bằng dây tình ái. Vợ chồng bố nuôi là Sác-lơ bố trí cho ông gặp cô Nguyễn Thị Lan, con một nhà hào phú công giáo Nam Bộ. Đám cưới phải có sự can thiệp của Tòa Thánh, và cô Lan trở thành Nam Phương hoàng hậu (1934).
Một thanh niên có khả nǎng tiến thủ như Bảo Đại mà phải chịu giám sát, o ép như vậy chắc là không chịu được. Nhưng Bảo Đại lại không có gan và cũng không có cách làm gì để noi gương các ông vua chống Pháp trước đây. Không còn cách nào khác Bảo Đại đã phung phí tuổi thanh xuân của mình vào các thú vui tiêu khiển. Thích đi sǎn, hùa theo trò chơi đen đỏ (cả ở Việt Nam và Pháp). Bảo Đại rất mê sắc đẹp mặc dù bà Nam Phương rất giữ gìn, không cho ông được phóng túng. Nhưng Bảo Đại đã lợi dụng những lúc ra ngoài Hoàng cung để theo đuổi những mối tình lãng mạn vào những phút giây bất chợt. Khi đi sǎn ở Đà Lạt, Bảo Đại làm quen với một cô đầm, bị chồng cô ta ghen bắn ông bị thương, phải vào bệnh viện, nói thác ra là bị ngã gãy xương chân. Chặng đường tuổi hai mươi của Bảo Đại đã trôi qua như thế.
Tháng 3 nǎm 1945, Nhật đảo chính Pháp, song vẫn sử dụng Bảo Đại làm con bài chính trị. Đây chính là lúc Bảo Đại có điều kiện để trực tiếp làm quen với thời cuộc. Bảo Đại cho giải tán nội các do Phạm Quỳnh đứng đầu, cố tìm những người có uy tín để làm việc trong hoàn cảnh thay thầy đổi chủ. Nhờ sự giúp đỡ của một vài viên quan, ông đã ra chỉ dụ, tuyên bố từ nay đất nước phải đi theo nguyên tắc: dân vi quí? Bảo Đại đã mời được những nhà trí thức có danh tiếng lúc bấy giờ để lập một chính phủ mới gồm: 
- Trần Trọng Kim: Thủ tướng
- Trần Vǎn Chương: Bộ Ngoại giao
- Lưu Vǎn Lang: Bộ Giao thông
- Vũ Ngọc Anh: Bộ Y tế
- Hồ Tá Khanh: Bộ Kinh tế
- Nguyễn Hữu Thí: Bộ tiếp tế
- Trịnh Đình Thảo: Bộ Tư pháp
- Trần Đình Nam : Bộ Nội vụ
- Hoàng Xuân Hãn: Bộ Giáo dục
- Phan Anh: Bộ Thanh niên
- Vũ Vǎn Hiền: Bộ Tài chính
Phải công nhận rằng Chính phủ mới tập hợp được những con người đang được dư luận chú ý. Thật ra thì lúc đầu nhiều vị không có cảm tình với Bảo Đại vì họ đã thấy một số nhà cách mạng lão thành (như Huỳnh Thúc Kháng) không muốn hợp tác với nhà vua. Và dù là chính phủ gì đi nữa, cũng vẫn là con bài của phát xít Nhật. 
Nhưng cũng vào lúc ấy, phong trào cách mạng đã phát triển mạnh. Ngày 19-8-1945, nhân dân đã vùng lên cướp chính quyền ở Hà Nội. Thắng lợi vang dội của cuộc khởi nghĩa ở Thủ đô đã cổ vũ các địa phương trong cả nước kiên quyết xốc tới giành toàn thắng.
Ở Huế, các huyện tỉnh Thừa Thiên cũng đã giành được chính quyền. Chính phủ bù nhìn và triều đình phong kiến tàn tạ đã sống những giờ phút cuối cùng. Đêm 23-8-1945, Chính phủ Cách mạng Lâm thời gửi điện đòi Bảo Đại thoái vị. 
Chiều 30-8-1945, trước hàng vạn nhân dân dự cuộc mít tinh trước Ngọ Môn, Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, nộp ấn, kiếm cho phái đoàn Chính phủ ta, và tuyên bố: "Thà làm dân một nước độc lập, hơn làm vua một nước nô lệ" và nhận huy hiệu trở thành công dân Vĩnh Thụy. Lúc đó Bảo Đại 32 tuổi, làm vua được 19 nǎm
NƯỚC VIỆT NAM QUA TỪNG THỜI KỲ LỊCH SỬ
Tên triều đại Các vị vua Tên huý Nǎm trị vì Tuổi thọ 
Nhà Thục và nước Âu Lạc An Dương Vương Thục Phán 257-207 trước công nguyên 
Nhà Triệu và nước Nam Việt Triệu Vũ Vương 207-137 trước công nguyên 
Triệu Vǎn Vương 137-125 trước công nguyên 
Triệu Minh Vương 125-113 trước công nguyên 
Triệu Ai Vương 113-112 trước công nguyên 
Triệu Dương Vương 112-111 trước công nguyên 
Nhà nước sau công nguyên: Giao Chỉ và nhà Tây Hán 111 trước công nguyên --> 39 sau công nguyên 
Nhà Đông Hán 25-220
Hai Bà Trưng Trưng Trắc - Trưng Nhị nǎm 40-43
Nhà Đông Ngô 222-280 
Bà Triệu Triệu Thị Trinh 248 23 
Nước Vạn Xuân độc lập: 544-602 
- Nhà Tiền Lý 
 Lý Nam Đế Lý Bí 544-548 48 
Triệu Việt Vương Triệu Quang Phục 549-571 
Lý Phật Tử 571-602 
- Nhà Tuỳ Đường 603-939 
Mai Hắc Đế Mai Thúc Loan 722 
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng 766-791 
Dương Thanh 819-820 
Khúc Thừa Dụ 906-907 
Khúc Hạo 907-917 
Khúc Thừa Mỹ 917-923 
Dương Đình Nghệ - Kiều Công Tiễn 931-938 
- Triều Ngô 939-965 
Ngô Quyền 939-944 47 
- Hậu Ngô Vương - Ngô Xương Ngập
- Ngô Xương Vǎn
- Ngô Xương Xí 950-965 
Nhà Đinh Đinh Tiên Hoàng Đinh Bộ Lĩnh 968-979 56 
Phế Đế Đinh Toàn 979-980 27 
Nhà Tiền Lê 980-1009 
Lê Đại Hành Lê Hoàn 980-1005 65 
Lê Trung Tông Long Việt 1005 23 
Ngoạ Triều Lê Long Đĩnh 1005-1009 24 
Triều Lý 1010-1225 
Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn 1010-1028 55 
Lý Thái Tông Lý Phật Mã 1028-1054 55 
Lý Thánh Tông Lý Nhật Tông 1054-1072 50 
Lý Nhân Tông Lý Càn Đức 1072-1127 63 
Lý Thần Tông Dương Hoán 1128-1138 23 
Lý Anh Tông Lý Thiên Tộ 1138-1175 40 
Lý Cao Tông Lý Long Cán 1176-1210 38 
Lý Huệ Tông Lý Sảm 1211-1224 33 
Lý Chiêu Hoàng Lý Phật Kim 1224-1225 60 
Triều Trần 1225-1400 
Trần Thái Tông Trần Cảnh 1225-1258 60 
Trần Thánh Tông Trần Hoảng 1258-1278 51 
Trần Nhân Tông Trầm Khâm 1279-1293 50 
Trần Anh Tông Trần Thuyên 1293-1314 54 
Trần Minh Tông Trần Mạnh 1314-1329 58 
Trần Hiến Tông Trần Vượng 1329-1341 23 
Trần Dụ Tông Dụ Tông Hạo 1341-1369 33 
Trần Nghệ Tông Cung Tĩnh Vương 1370-1372 74 
Trần Duệ Tông Trần Kính 1372-1377 40 
Trần Phế Đế Duệ Tông Hiền 1377-1388 27 
Trần Thuận Tông Chiêu Định Vương 1388-1398 22 
Trần Thiếu Đế 1398-1400 
Triều Hồ 1400-1407 
Hồ Quý Ly 1400 
Hồ Hán Thương 1401-1407 
Triều Hậu Trần 1407-1413 
Giản Định Đế Trần Quỹ 1407-1409 
Trần Quang Đế Trần Quý Khoáng 1409-1413 
Kỷ Thục Minh 1414-1417 
Triều Lê Sơ 1428-1527 
Lê Thái Tổ Lê Lợi 1428-1433 49 
Lê Thái Tông Lê Nguyên Long 1434-1442 20 
Lê Nhân Tông Lê Bang Cơ 1443-1459 19 
Lê Thánh Tông Lê Tư Thành 1460-1497 56 
Lê Hiến Tông Lê Tranh 1497-1504 44 
Lê Túc Tông Lê Thuần 1504 17 
Lê Uy Mục Lê Tuấn 1505-1509 22 
Lê Tương Dực Lê Dinh 1510-1516 24 
Lê Chiêu Tông Lê Y 1516-1522 26 
Lê Cung Hoàng Lê Xuân 1522-1527 21 
Triều Mạc 1527-1592 
Mạc Đǎng Dung 1527-1529 
Mạc Đǎng Doanh 1530-1540 
Mạc Phúc Hải 1541-1546 
Mạc Phúc Nguyên 1546-1561 
Mạc Mậu Hợp 1562-1592 31 
Triều Hậu Lê 1533-1593 
Lê Trang Tông Lê Duy Ninh 1533-1543 34 
Lê Trung Tông Lê Huyên 1548-1556 22 
Lê Anh Tông Lê Duy Bang 1556-1573 42 
Vua Lê - Chúa Trịnh Lê Thế Tông Lê Duy Đàm 1573-1599 33 
Lê Kính Tông Lê Duy Tân 1600-1619 
Lê Thần Tông Lê Duy Kỳ 1619-1643 56 
Lê Chân Tông Lê Duy Hiệu 1643-1649 19 
Lê Thần Tông Lê Duy Kỳ 1649-1662 56 
Lê Huyền Tông Lê Duy Vũ 1663-1671 18 
Lê Gia Tông Lê Duy Khoái 1672-1675 15 
Lê Hy Tông Lê Duy Hợp 1676-1704 54 
Lê Dụ Tông Lê Duy Đường 1705-1728 52 
Hôn Đức Công 1729-1732 
Lê Thuần Tông Lê Duy Phương 1732-1735 37 
Lê Y' Tông Lê Duy Thận 1735-1740 40 
Lê Hiển Tông Lê Duy Diên 1740-1786 70 
Lê Chiêu Thống Lê Duy Kỳ 1787-1789 28 
Triều Tây Sơn 1778-1802 
Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc 1778-1793 
Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ 1789-1792 40 
Cảnh Thịnh Hoàng đế Nguyễn Quang Toản 1792-1802 20 
Chúa Trịnh 1545-1786 
Trịnh Kiểm 1545-1570 68 
Trịnh Tùng 1570-1623 74 
Trịnh Tráng 1623-1652 81 
Trịnh Tạc 1653-1682 77 
Trịnh Cǎn 1682-1709 77 
Trịnh Cương 1709-1729 44 
Trịnh Giang 1729-1740 51 
Trịnh Doanh 1740-1767 48 
Trịnh Sâm 1767-1782 44 
Trịnh Tông 1782-1786 24 
Trịnh Bồng 1786-1787 
Chúa Nguyễn 1600-1802 
Nguyễn Hoàng 1600-1613 89 
Nguyễn Phúc Nguyên 1613-1635 73 
Nguyễn Phúc Lan 1635-1648 48 
Nguyễn Phúc Tần 1648-1687 68 
Nguyễn Phúc Trǎn 1687-1691 43 
Nguyễn Phúc Chu 1691-1725 51 
Nguyễn Phúc Chú 1725-1738 43 
Nguyễn Phúc Khoát 1738-1765 52 
Nguyễn Phúc Thuần 1765-1777 24 
Nguyễn Ánh Nguyễn Phúc Ánh 1781-1802 59 
Triều Nguyễn thời kỳ độc lập 1802-1883 
Gia Long Hoàng đế Nguyễn Ánh 1802-1819 59 
Minh Mệnh Hoàng đế Nguyễn Phước Đảm 1820-1840 50 
Triệu Thị Hoàng đế Miên Tông 1841-1847 41 
Tự Đức Hoàng đế Hồng Nhậm 1848-1883 55 
Thời kỳ thuộc Pháp Dục Đức Ưng Chân 1883 (làm vua 3 ngày)
 30 
Hiệp Hoà Hồng Dật 6/1883-11/1883 36 
Kiến Phúc Ưng Đǎng 12/1883-8/1884 15 
Hàm Nghi Ưng Lịch 8/1884-8/1885 64 
Đồng Khánh Ưng Đường 1885-1888 25 
Thành Thái Bửu Lân 1889-1907 74 
Duy Tân Vĩnh San 1907-1916 46 
Khải Định Bửu Đảo 1916-1925 41 
Bảo Đại Vĩnh Thuỵ 1926-1945 85 

File đính kèm:

  • doctai_lieu_lich_su_viet_nam.doc