Tài liệu Lịch sử Đông Nam Á

Nông nghiệp là một sự phát triển tự nhiên dựa trên nhu cầu. Trước khi có nông nghiệp, săn bắn hái lượm đủ cung cấp thức ăn. Gà và lợn đã được tuần hóa tại vùng này, hàng nghìn năm về trước. Vì có dư thừa lương thực nên con người có thể kiếm địa vị bằng cách đem phân phát lương thực trong các ngày lễ và ngày hội, nơi mọi người đều có thể ăn no nê. Những ông lớn đó, (tiếng Malay: orang kaya) sẽ phải làm việc trong nhiều năm, tích lũy lương thực (của cải) cần thiết để có thể tổ chức các buổi yến tiệc của các orang kaya. Các hành động hào phóng hay tử tế cá nhân được mọi người kể lại với nhau trong lịch sử truyền miệng của dân tộc họ, điều này làm cho các cá nhân chịu bỏ thực phẩm ra cung cấp trong những thời gian khó khăn. Các phong tục đó lan khắp Đông Nam Á, ví dụ, kéo dài đến tận đảo Papua. Kỹ thuật nông nghiệp được khai thác sau khi áp lực dân số tăng tới điểm đòi hỏi phải có sự trồng cấy tập trung có hệ thống để có đủ lương thực, là khoai mỡ (ở Papua) hay gạo (ở Indonesia). Các cánh đồng lúa rất thích hợp với thời tiết gió mùa của vùng Đông Nam Á. Các cánh đồng lúa Đông Nam Á đã tồn tại hàng nghìn năm, với bằng chứng về sự hiện diện của chúng cùng thời với sự xuất hiện của nông nghiệp ở những nơi khác trên thế giới.

doc 26 trang cucpham 23/07/2022 8360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Lịch sử Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Lịch sử Đông Nam Á

Tài liệu Lịch sử Đông Nam Á
LÞch sö §«ng Nam ¸
[sửa] Tiền sử
[sửa] Các xã hội nông nghiệp đầu tiên
Nông nghiệp là một sự phát triển tự nhiên dựa trên nhu cầu. Trước khi có nông nghiệp, săn bắn hái lượm đủ cung cấp thức ăn. Gà và lợn đã được tuần hóa tại vùng này, hàng nghìn năm về trước. Vì có dư thừa lương thực nên con người có thể kiếm địa vị bằng cách đem phân phát lương thực trong các ngày lễ và ngày hội, nơi mọi người đều có thể ăn no nê. Những ông lớn đó, (tiếng Malay: orang kaya) sẽ phải làm việc trong nhiều năm, tích lũy lương thực (của cải) cần thiết để có thể tổ chức các buổi yến tiệc của các orang kaya. Các hành động hào phóng hay tử tế cá nhân được mọi người kể lại với nhau trong lịch sử truyền miệng của dân tộc họ, điều này làm cho các cá nhân chịu bỏ thực phẩm ra cung cấp trong những thời gian khó khăn. Các phong tục đó lan khắp Đông Nam Á, ví dụ, kéo dài đến tận đảo Papua. Kỹ thuật nông nghiệp được khai thác sau khi áp lực dân số tăng tới điểm đòi hỏi phải có sự trồng cấy tập trung có hệ thống để có đủ lương thực, là khoai mỡ (ở Papua) hay gạo (ở Indonesia). Các cánh đồng lúa rất thích hợp với thời tiết gió mùa của vùng Đông Nam Á. Các cánh đồng lúa Đông Nam Á đã tồn tại hàng nghìn năm, với bằng chứng về sự hiện diện của chúng cùng thời với sự xuất hiện của nông nghiệp ở những nơi khác trên thế giới.
Ví dụ như sự trồng trọt khoai mỡ ở Papua bao gồm đặt những củ khoai xuống đất đã được chuẩn bị trước, xếp các loại cây lá lên trên, đợi chúng phát triển, và thu hoạch. Các công đoạn này vẫn được những người phụ nữ ở những xã hội truyền thống vùng Đông Nam Á thực hiện cho tới ngày nay; đàn ông làm những công việc nặng như làm đất (cày, bừa), hay làm hàng rào bao quanh ruộng để ngăn những con lợn vào phá hoại.
[sửa] Giai đoạn tiền kim khí ở Lục địa Đông Nam Á
[sửa] Các giai đoạn hậu đồ đá mới và tiền kim khí ở vùng quần đảo Đông Nam Á
[sửa] Các vương quốc cổ
Đông Nam Á đã có người cư trú từ thời tiền sử. Các cộng đồng trong vùng đã tiến hóa để hình thành các nền văn hóa phức tạp hơn với những ảnh hưởng ở mức độ khác nhau từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Các vương quốc cổ có thể được chia thành hai nhóm khác biệt. Nhóm thứ nhất là các vương quốc trồng trọt. Các vương quốc trồng trọt coi nông nghiệp làm họat động kinh tế chính. Đa số các quốc gia trồng trọt nằm ở vùng lục địa Đông Nam Á. Ví dụ như Ayutthaya, nằm ở đồng bằng sông Chao Phraya và Đế chế Khmer ở Tonle Sap. Kiểu thứ hai là các quốc gia gần biển. Các quốc gia gần biển dựa vào thương mại trên biển. Malacca và Srivijaya là các quốc gia gần biển.
Một sự kế tiếp các truyền thống thương mại đã có ảnh hưởng thống trị với thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ban đầu, hàng hóa được chở bằng tàu qua Phù Nam tới eo đất Kra, được chuyển tiếp qua vùng đất hẹp, và sao đó lại chuyển lên tàu đến Ấn Độ và các điểm phía tây. Khoảng thế kỷ thứ sáu những nhà buôn bắt đầu đi thuyền tới Srivijaya nơi hàng hóa được chuyên chở trực tiếp bằng tàu. Những giới hạn về kỹ thuật và gió ngược làm cho những con tàu ở thời gian đó không thể đi trực tiếp từ Biển Ấn Độ tới Biển Đông (Biển Nam Trung Quốc). Kiểu hệ thống buôn bán thứ ba của thương mại trực tiếp giữa Ấn Độ và những vùng ven biển Trung Quốc.
Chúng ta còn biết rất ít về những đức tin tôn giáo và những hoạt động tôn giáo ở Đông Nam Á trước khi những nhà buôn Ấn Độ tới đó và những ảnh hưởng tôn giáo từ thế kỷ thứ hai TCN trở đi. Trước thế kỷ 13, Phật giáo và Ấn Độ giáo là những tôn giáo chính ở Đông Nam Á.
Nhiều vương quốc phát triển trong vùng lục địa, khởi đầu cho Myanma, Campuchia và Việt Nam.
Quyền lực thống trị đầu tiên xuất hiện ở vùng quần đảo là Srivijaya ở Sumatra. Từ thế kỷ thứ năm, thủ đô Palembang, trở thành một cảng biển chính và hoạt động như một trung tâm xuất nhập khẩu trên Con đường gia vị giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Srivijaya cũng là trung tâm nổi tiếng dạy dỗ và lan truyền ảnh hưởng Phật giáo của Vajrayana. Sự giàu có và tầm ảnh hưởng của Srivijaya giảm đi khi những thay đổi trong kỹ thuật hàng hải của thế kỷ thứ mười cho phép các thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc chở hàng hoá bằng tàu trực tiếp từ nước nọ tới nước kia và cho phép quốc gia Chola ở phía nam Ấn Độ thực hiện nhiều vụ tấn công phá huỷ vào những cơ sở của Srivijaya, chấm dứt vai trò trung tâm xuất nhập khẩu của Palembang.
Java bị cai trị bởi nhiều vương quốc trồng trọt cạnh tranh lẫn nhau gồm Sailendra, Mataram và cuối cùng là Majapahit.
Những nhà buôn Hồi giáo bắt đầu tới Đông Nam Á vào thế kỷ mười hai. Pasai là quốc gia Hồi giáo đầu tiên. Srivijaya cuối cùng đã sụp đổ sau cuộc xung đột nội bộ. Vương quốc Hồi giáo Malacca, được lập nên bởi một hoàng tử Srivijayan nổi lên chiếm ưu thế dưới sự bảo trợ của người Trung Quốc và chiếm lấy vai trò của Srivijaya. Hồi giáo lan rộng ra khắp khu vực quần đảo vào thế kỷ 13 và thế kỷ 14 làm giảm tầm ảnh hưởng của Hindu giáo khi Malacca (sau khi thay đổi nhà cai trị) hoạt động như vùng trung tâm của Đạo Hồi trong vùng.
Các quốc gia Hồi giáo khác như Brunei ở Borneo và Sulu ở Philippines hiện nay có rất ít quan hệ với nhau.
[sửa] Thực dân hóa từ Châu Âu
Người Châu Âu lần đầu tiên đến Đông Nam Á vào thế kỷ 16. Chính mối lợi của thương mại là động cơ thúc đẩy họ tới đây trong khi các nhà truyền giáo bám theo các chuyến tàu và hy vọng truyền bá Thiên chúa giáo vào trong vùng.
Bồ Đào Nha là cường quốc Châu Âu (hồi đó) đầu tiên thiết lập một cơ sở bám trụ vào con đường thương mại Đông Nam Á nhiều lợi nhận này khi chinh phục Quốc gia Hồi giáo Malacca năm 1511. Người Hà Lan và Tây Ban Nha theo bước và nhanh chóng thế chỗ Bồ Đào Nha với tư các là các cường quốc Châu Âu trong vùng. Người Hà Lan chiến Malacca từ tay người Bồ Đào Nha năm 1641 trong khi Tây Ban Nha bắt đầu thực dân hoá Philippines (được đặt tên theo Phillip II của Tây Ban Nha) từ thập kỷ 1560. Hoạt động thông qua Công ty Đông Ấn Hà Lan, người Hà Lan lập ra thành phố Batavia (hiện nay là Jakarta) để làm cơ sở thương mại và mở rộng ra những vùng khác của Java và những vùng lãnh thổ lân cận.
Anh Quốc, dưới hình thức Công ty Đông Ấn Anh, xuất hiện muộn ở khu vực này so với các nước kia. Khởi đầu từ Penang, người Anh bắt đầu mở rộng đế chế Đông Nam Á của họ. Họ cũng tạm thời chiếm lấy các vùng đất của người Hà Lan trong thời Các cuộc chiến tranh Napoleon. Năm 1819 Stamford Raffles lập ra Singapore làm cơ sở thương mại chính của người Anh để cạnh tranh với là người Hà Lan. Tuy nhiên, đối thủ của họ cũng đã nguôi ngoai năm 1824 khi một hiệp ước Anh – Hà Lan đã phân ranh giới quyền lợi của họ ở Đông Nam Á. Từ thập kỷ 1850 trở đi, nhịp độ thực dân hoá được đẩy đi với tốc độ cao nhất.
Hiện tượng này được gọi là Chủ nghĩa thực dân mới, với việc các cường quốc thuộc địa xâm chiếm hầu như toàn bộ lãnh thổ Đông Nam Á. Công ty Đông Ấn của Anh và Công ty Đông Ấn Hà Lan bị chính phủ của họ chia nhỏ ra, và chính phủ chiếm lấy quyền quản lý trực tiếp các thuộc địa. Chỉ còn Thái Lan là còn không bị nước ngoài quản lý, mặc dù, chính Thái Lan bị ảnh hưởng chính trị của các cường quốc phương Tây.
Tới năm 1913, người Anh đã chiếm các lãnh thổ Burma, Malaya và Borneo, nước Pháp kiểm soát Đông Dương, Hà Lan cai trị Đông Ấn của Hà Lan, Hoa Kỳ chinh phục Philippines từ tay người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vẫn giữ được vùng Timor của Bồ Đào Nha.
Sự quản lý thuộc địa có một ảnh hưởng sâu sắc với Đông Nam Á. Trong khi các cường quốc thuộc địa chiếm hầu hết các nguồn tài nguyên và thị trường rộng lớn của vùng này, thì chế độ thuộc địa cũng làm cho vùng phát triển với quy mô khác nhau. Nền kinh tế nông nghiệp thương mại, mỏ và xuất khẩu đã phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này. Nhu cầu tăng cao về nhân công dẫn tới nhập cư hàng loạt, đặc biệt từ Ấn Độ của Anh Quốc và Trung Quốc, dẫn tới sự thay đổi lớn về nhân khẩu học. Những định chế cho một quốc gia dân tộc kiểu một nhà nước quan liêu, các toà án, phương tiện truyền thông in ấn và ở tầm hẹp hơn là giáo dục hiện đại đã gieo những hạt giống đầu tiên cho các phong trào quốc gia ở những lãnh thổ thuộc địa.
Trong những năm giữa hai cuộc chiến, những phong trào quốc gia đó lớn mạnh và xung đột với các chính quyền thuộc địa khi họ yêu cầu tự quyết. Sự chiếm đóng của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai là bước ngoặt quyết định cho các phong trào đó. Nhật Bản phá vỡ tính bí hiểm của sự siêu việt của người da trắng và đã kích thích các phong trào đó.
Với sự phục hồi của các phong trào quốc gia, người Châu Âu đã đối mặt với một Đông Nam Á hoàn toàn khác sau cuộc chiến. Indonesia tuyên bố độc lập ngày 17 tháng 8 1945 và sau đó tiến hành một cuộc chiến ác liệt chống lại những người Hà Lan đang tìm cách quay trở lại, người Philippines giành lại độc lập năm 1946, Burma lấy lại độc lập từ tay người Anh năm 1948 và Pháp bị hất cẳng khỏi Đông Dương năm 1954 sau một cuộc chiến đẫm máu với những người theo chủ nghĩa quốc gia ở Việt Nam. Liên hiệp quốc lúc ấy mới được thành lập đã đưa ra một diễn đàn cho cả những yêu cầu của những người theo chủ nghĩa quốc gia và cho cả những quốc gia mới yêu cầu độc lập.
Thời Chiến tranh Lạnh, việc chống lại mối đe doạ từ chủ nghĩa cộng sản là chủ đề chính của quá trình giải thực. Sau khi đàn áp một cuộc nổi dậy trong thời gian Tình trạng khẩn cấp Malayan từ 1948 đến 1960, người Anh đã trao lại độc lập cho Malaya và sau đó là Singapore, Sabah và Sarawak năm 1957 và 1963 bên trong khuôn khổ Liên bang Malaysia.
Sự can thiệp của Hoa Kỳ chống lại các lực lượng cộng sản ở Đông Dương khiến Việt Nam, Lào và Campuchia phải trải qua một cuộc chiến lâu dài trên con đường giành lại độc lập.
Năm 1975, sự cai trị của người Bồ Đào Nha ở Đông Timor chấm dứt. Tuy nhiên, nó chỉ tồn tại độc lập một thời gian ngắn khi Indonesia sáp nhập nó vào lãnh thổ của họ. Cuối cùng. Anh Quốc chấm dứt sự bảo hộ của mình đối với Quốc gia Hồi giáo Brunei năm 1984, đánh dấu sự kết thúc của thời cai trị Châu Âu trên vùng Đông Nam Á.
[sửa] Đông Nam Á hiện tại
Đông Nam Á hiện đại đặc trưng ở mức độ tăng trưởng kinh tế cao của hầu hết các nước và sự kết hợp bên trong. Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore từ trước đã trải qua một ... người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn để đánh lừa giặc.
Ngày mồng 1 tháng 3, hai vua Thánh Tông và Nhân Tông bỏ thuyền đi bộ đến Thuỷ Chú. Lấy thuyền ra sông Nam Triệu (tức huyện Thuỷ Đường) vượt biển Đại Bàng (cửa Văn Úc ngày nay) vào Thanh Hóa. Thượng vị Văn Chiêu hầu Trần Lộng đầu hàng Thoát Hoan. Kế đó, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc và bọn Phạm Cự Địa, Lê Diễn, Trịnh Long đem gia thuộc đầu hàng quân Nguyên. Nguyên soái Toa Đô đem quân đến Chiêm Thành, hội với quân Nguyên ở châu Ô Lý (Quảng Trị ngày nay) rồi cướp châu Hoan, châu Ái (Thanh Hóa - Nghệ An), tiến đóng ở Tây Kết (khoảng thôn Đông Kết, xã Đông Bình, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày nay).
[sửa] Quân Trần phản công
Tháng 4, vua Nhân Tông sai Chiêu Thành Vương, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết. Quân Trần do Trần Nhật Duật chỉ huy giao chiến đánh thắng quân Nguyên ở Hàm Tử Quan (nay là xã Hàm Tử huyện Văn Giang, Hưng Yên).
Các quân đều hội đủ. Ngày mồng 3 tháng 5, hai vua Trần đánh bại quân Nguyên ở phủ Trường Yên. Ngày mồng 7, Toa Đô từ Thanh Hoá tới. Ngày mồng 10, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân Nguyên tan vỡ, rút chạy qua sông Lô. Ngày 17, Toa Đô và Ô Mã Nhi lại từ biển đánh vào sông Thiên Mạc, muốn hội quân ở kinh sư, để chi viện cho nhau. Du binh Nguyên đến huyện Phù Ninh, viên phụ đạo huyện ấy là Hà Đặc cùng em là Hà Chương đã lập mưu đánh bại.
Ngày 20, hai vua Trần tiến đóng ở Đại Mang Bộ. Tổng quản quân Nguyên là Trương Hiển đầu hàng. Hôm đó, quân Đại Việt đánh bại quân Nguyên ở Tây Kết, giết và làm bị thương rất nhiều, chém đầu Toa Đô. Nửa đêm Ô Mã Nhi trốn qua cửa sông Thanh Hoá, hai vua đuổi theo nhưng không kịp, bắt được hơn 5 vạn quân Nguyên đem về, Ô Mã Nhi chỉ còn một chiếc thuyền vượt biển trốn thoát.
Hưng Đạo Vương lại đánh bại quân Thoát Hoan và Lý Hằng ở Vạn Kiếp, quân Nguyên chết đuối rất nhiều. Lý Hằng đem quân hộ vệ Thoát Hoan chạy về Tư Minh. Quân Đại Việt lấy tên tẩm thuốc độc bắn trúng đầu gối bên trái của Hằng, Hằng chết. Tỳ tướng Lý Quán thu nhặt 5 vạn quân còn lại, giấu Thoát Hoan vào một ống đồng, chạy trốn về bắc. Đến Tư Minh, Hưng Vũ Vương đuổi kịp, dùng tên tẩm thuốc độc bắn trúng Lý Quán, Quán chết. Quân Nguyên tan vỡ.
Tháng 6, ngày mồng 6, hai vua Trần trở về kinh sư, thượng tướng Trần Quang Khải làm thơ rằng:
Đoạt sáo Chương Dương độ 
Cầm hồ Hàm Tử quan 
Thái bình tu trí lực 
Vạn cổ thử giang san. 
Tạm dịch: 
Chương Dương cướp giáo giặc 
Hàm Tử bắt quân thù 
Thái bình nên gắng sức 
Non nước ấy ngàn thu 
Khi cử lễ bái yết, Thượng Hoàng Thánh Tông có làm thơ rằng:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã 
Sơn hà thiên cổ điện kim âu 
Tạm dịch: 
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá 
Non sông ngàn thuở vững âu vàng 
[sửa] Lần thứ ba 1287-1288
[sửa] Trận Vân Đồn
Tháng 3 năm 1286 vua Nguyên sắc phong cho thượng thư tỉnh Áo Lỗ Xích, bình chương sự Ô Mã Nhi, đại tướng Trương Văn Hổ điều 50 vạn quân, hạ lệnh Hồ Quảng đóng 300 chiếc thuyền biển, hẹn tháng 8 hội cả ở Khâm Châu, Liêm Châu. Lại ra lệnh quân ba hành tỉnh Giang Chiết, Hồ Quảng, Giang Tây xâm lược phương nam, mượn cớ đưa Trần Ích Tắc về nước lập làm An Nam Quốc Vương.
Tháng 6, nhà Trần lệnh cho vương hầu, tôn thất mộ binh, thống lĩnh thuộc hạ của mình. Vua Nhân Tông hỏi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: "Thế giặc năm nay thế nào?" Quốc Tuấn trả lời: "Nước ta thái bình lâu ngày, dân không biết việc binh. Cho nên, năm trước quân Nguyên vào cướp, thì có kẻ đầu hàng chốn chạy. Nhờ uy tín của tổ tông và thần võ của bệ hạ, nên quét sạch được bụi Hồ. Nay nếu nó lại sang thì quân ta đã quen việc chiến trận, mà quân nó thì sợ phải đi xa. Vả lại, chúng còn nơm lớp cái thất bại của Hằng, Quán không còn chí chiến đấu. Theo như thần thấy, phá được chúng là điều chắc chắn."
Tháng 2 năm 1287, nhà Nguyên phát quân Mông Cổ, quân Hán Nam, 3 hành tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng, lính Vân Nam, lính người Lê ở 4 châu ngoài biển, chia đường vào cướp. Sai vạn hộ Trương Văn Hổ đi đường biển, chở 70 vạn thạch[2] lương theo sau. Lại đặt chinh Giao Chỉ hành thượng thư tỉnh do bình chương sự Áo Lỗ Xích (Auruyvci), các tham tri chính sự Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp thống lĩnh và chịu tiết chế của Trấn Nam Vương.
Vua Nhân Tông hỏi Hưng Đạo Vương: "Giặc tới, liệu tình hình thế nào?" Ông trả lời: "Năm nay đánh giặc nhàn."
Ngày 24, lệnh cho cấm quân giữ ải Lãnh Kinh. Hưng Đức hầu Quán đem quân đón đánh, dùng tên tẩm thuốc độc bắn giặc chết và bị thương rất nhiều. Quân Nguyên lui về đóng ở ải Vũ Cao. Ngày 28, phán thủ thượng vị Nhân Đức hầu Toàn đem thuỷ quân đánh ở vụng Đa Mỗ, quân Nguyên chết đuối rất nhiều, bắt sống 40 tên và thu được thuyền ngựa, khí giới đem dâng.
Ngày 16 tháng 12, vua Nhân Tông chiếu sai minh tự Nguyễn Thức đem quân Thánh dực dũng nghĩa đến chỗ Hưng Đạo Vương để giữ cửa Đại Than. Ngày 26, quân Đại Việt giao chiến đánh bại quân Nguyên. Ngày 30, Thoát Hoan cùng Ô Mã Nhi hợp 30 vạn quân đánh vào Vạn Kiếp rối thuận dòng xuôi về phía đông. Thủy quân Nguyên đánh vào Vân Đồn, Hưng Đạo Vương giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Khánh Dư thất bại, thượng hoàng Thánh Tông được tin, sai trung sứ xiềng Khánh Dư giải về kinh. Khánh Dư xin khất hai, ba ngày, để mưu lập công. Khánh Dư liệu biết thủy quân Nguyên đã qua, thuyền vận tải tất theo sau, nên thu thập tàn binh đợi. Chẳng bao lâu thuyền vận tải của Trương Văn Hổ quả nhiên đến, Khánh Dư phục binh đánh tan, bắt được quân lương khí giới, tù binh rất nhiều. Thượng hoàng Thánh Tông được tin bèn tha cho tội trước. Vua Trần tha những tên bị bắt về doanh trại quân Nguyên để báo tin. Quân Nguyên sau này phải rút lui rất nhanh.
[sửa] Trận Bạch Đằng
Tháng giêng năm 1288, Ô Mã Nhi đánh vào phủ Long Hưng. Ngày 8, quân Trần hội chiến ngoài biển Đại Bàng, bắt được 300 chiếc thuyền địch, 10 thủ cấp, quân Nguyên bị chết đuối rất nhiều.
Ngày 29 tháng 2, Ô Mã Nhi đánh vào trại Yên Hưng. Ngày 8 tháng 3, quân Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ nhưng không gặp bị Hưng Đạo Vương đánh bại. Trước đó, ông đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng, phủ cỏ lên trên. Hôm ấy, nhân lúc nước triều lên, ông cho quân khiêu chiến rối giả cách thua chạy, quân Nguyên đuổi theo. Nước triều xuống, thuyền vướng cọc hết. Nguyễn Khoái chỉ huy quân Thánh dực dũng nghĩa đánh nhau với quân Nguyên, bắt sống Bình chương Áo Lỗ Xích. Hai vua Trần đem quân tiếp đến, tung quân đánh lớn, quân Nguyên chết đuối nhiều không kể xiết, nước sông do vậy đỏ ngầu. Đến khi Văn Hổ quay trở lại, quân Trần mai phục hai bên bờ hăng hái xông ra, lại đánh bại Hổ lần nữa. Nước triều rút nhanh, thuyền lương của Văn Hổ mắc trên cọc, nghiêng đắm gần hết. Quân Nguyên chết đuối rất nhiều. Quân Trần bắt được 400 chiếc thuyền. Nội ninh tự Đỗ Hành bắt được Ô Mã Nhi và Tích Lê Cơ Ngọc. Thoát Hoan và A Thai dẫn quân trốn về Tư Minh. Ngày 17, đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Nguyên soái Ô Mã Nhi, Tham chính Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, Nguyên soái Điền, các vạn hộ, thiên hộ làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng.
[sửa] Chấm dứt chiến tranh
Theo sử sách, lần đầu quân Mông có 3 vạn, lần thứ hai có 50 vạn và lần thứ 3 có 30 vạn. Tuy nhiên, gần đây các nhà nghiên cứu xác định rằng lần thứ hai và thứ ba, quân số nhà Nguyên mang sang không lớn như vậy, chỉ có khoảng 10 vạn người[3]
Sau thất bại lần thứ ba năm 1288 ở Đại Việt, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt vẫn chưa muốn đình chiến. Sang các năm sau, vua Nguyên tiếp tục muốn điều binh sang nhưng chưa gặp thời cơ thuận tiện. Có năm sắp tiến quân thì chánh tướng chết nên hoãn binh, năm sau định đánh thì phó tướng lại chết nên lại đình chỉ việc tiến quân. Tới năm 1294 lại định điều binh lần nữa thì chính Hốt Tất Liệt băng hà. Cháu nội là Nguyên Thành Tông lên ngôi không muốn gây chiến với Đại Việt nữa. Việc chiến tranh với nhà Nguyên từ đó mới chấm dứt.
[sửa] Nguyên nhân thắng lợi
Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng.
Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản...
Theo các nhà nghiên cứu, chiến thắng của nhà Trần có được nhờ vào sự sáng suốt của các tướng lĩnh trong chiến thuật, đứng đầu là Trần Hưng Đạo. Trong khi tác chiến, các tướng lĩnh nhà Trần chủ động tránh lực lượng hùng hậu người Mông mà đánh vào các đạo quân người Hán bị cưỡng bức theo quân Mông sang Đại Việt. Tâm lý của những người mất nước và phải chịu sự quản thúc của người Mông khiến các đạo quân này nhanh chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh quân tan rã có tác động tâm lý lớn tới các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận[4]
Mông-Nguyên đương thời là đế quốc lớn nhất thế giới. Những nơi người Mông bại trận lúc đó như Ai Cập quá xa xôi, Nhật Bản và Nam Dương đều có biển cả ngăn cách và quân Mông cũng không có sở trường đánh thủy quân nên mới bị thua trận. Thế nhưng nước Đại Việt lúc đó nằm liền kề trên đại lục Trung Hoa, chung đường biên giới cả ngàn dặm với người Mông mà người Mông vẫn không đánh chiếm được. Một đế quốc đã nằm trùm cả đại lục Á- Âu mà không lấy nổi một dải đất bé nhỏ ở phía nam. Có so sánh tương quan lực lượng với kẻ địch và vị trí địa lý với những quốc gia làm được điều tương tự mới thấy được sự vĩ đại của chiến công 3 lần đánh đuổi Mông-Nguyên của nhà Trần.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_lich_su_dong_nam_a.doc