Tài liệu Danh nhân thời Lê

Lê Thánh Tông (1442 - 1497) là vị vua mà tên tuổi và sự nghiệp vẻ vang đã gắn liền với giai đoạn cường thịnh của Việt Nam nửa cuối thế kỷ 15. Trong gần 40 năm làm vua, ông đã tiến hành nhiều cải cách về chính trị, quân sự, kinh tề; khởi xướng bộ luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của Việt Nam; đó cao những giá trị văn hóa dân tộc. Bản thân ông là một nhà thơ lớn, để lại nhiều tác phẩm có giá trị

Tên tuổi và sự nghiệp Lê Thánh Tông gắn chặt với một giai đoạn cường thịnh của Việt Nam ở nửa sau thế kỷ 15.

Lê Thánh Tông tên là Tư Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tư Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) tại nhà ông ngoại ở khu đất chùa Huy Văn Hà Nội ngày nay, mất ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tý (1497).

Lê Thánh Tông lên làm vua năm 1460, hai lần đổi niên hiệu: Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Trong gần 40 năm làm vua, ông đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, văn hóa. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen Lê Thánh Tông là "vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược".

Về phương diện văn học, Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác phẩm ông để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán, vừa Nôm, hiện còn được sao chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú nổi tiếng Lam Sơn Lương Thủy phú), Châu Cơ thắng thưởng Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vinh, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn.

 

doc 12 trang cucpham 8760
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Danh nhân thời Lê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Danh nhân thời Lê

Tài liệu Danh nhân thời Lê
Lê Thánh Tông 
Lê Thánh Tông (1442 - 1497) là vị vua mà tên tuổi và sự nghiệp vẻ vang đã gắn liền với giai đoạn cường thịnh của Việt Nam nửa cuối thế kỷ 15. Trong gần 40 năm làm vua, ông đã tiến hành nhiều cải cách về chính trị, quân sự, kinh tề; khởi xướng bộ luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của Việt Nam; đó cao những giá trị văn hóa dân tộc. Bản thân ông là một nhà thơ lớn, để lại nhiều tác phẩm có giá trị 
Tên tuổi và sự nghiệp Lê Thánh Tông gắn chặt với một giai đoạn cường thịnh của Việt Nam ở nửa sau thế kỷ 15. 
Lê Thánh Tông tên là Tư Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tư Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) tại nhà ông ngoại ở khu đất chùa Huy Văn Hà Nội ngày nay, mất ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tý (1497). 
Lê Thánh Tông lên làm vua năm 1460, hai lần đổi niên hiệu: Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Trong gần 40 năm làm vua, ông đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, văn hóa. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen Lê Thánh Tông là "vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược". 
Về phương diện văn học, Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác phẩm ông để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán, vừa Nôm, hiện còn được sao chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú nổi tiếng Lam Sơn Lương Thủy phú), Châu Cơ thắng thưởng Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vinh, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn... 
* Nhà cải tổ và xây dựng đầy nhiệt huyết. Nhờ sự ủng hộ sáng suốt, quyết liệt của nhóm đại thần Nguyễn Xứ, Đinh Liệt..., Lê Thánh Tông đã bước lên ngai vàng giữa lúc triều chính nhà Lê đang lục đục mâu thuẫn. Lên nắm chính quyền, Lê Thánh Tông nhanh chóng chấm dứt tình trạng 
phe phái trong cung đình, khẩn trương tổ chức xây dựng đất nước với một tinh thần cải cách mạnh mẽ, táo bạo. Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông đã tiến hành xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính có thời Lê Lợi tế 5 đạo đổi thành 12 đạo (tức 12 thừa tuyên). Bên cạnh cải tổ cơ chế Nhà nước, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền đóa, khuyến khích nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang. Những nỗ lực nhằm xây dựng phát triển đất nước của Lê Thánh Tông đã được phản ánh khá rõ qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông ban bố, như Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu đinh quan chế... Dưới thời Lê Thánh Tông, lực lượng quốc phòng bảo vệ đất nước được tăng cường hùng hậu. Trước kia, quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ. Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương. 43 điều quân chính Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao. 
* Người khởi xướng bộ luật Hồng Đức. Bộ luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của sự nghiệp Lê Thánh Tông và của cả thời đại ông. Sự ra đời của bộ luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam hồi thế kỷ 15. Lê Thánh Tông, người khởi xướng luật Hồng Đức, là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành. Ông đã thu lại quyền chỉ huy của tổng quân đô đốc Lê Thiệt vì con Lê Thiệt giữa ban ngày phóng ngựa trên đường phố và dung túng gia nô đánh người. Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải tuân”. 
Nguyễn Trãi, ngôi sao Khuê của văn hóa Việt Nam 
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Năm 1406, giặc Minh xâm l-ược Đại Việt, đánh bại nhà Hồ, áp bức muôn dân, bắt cha Nguyễn Trãi đã về Trung Quốc. Nợ nước, thù nhà, ông đã tìm đến với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi và trở thành nhà tổ chức soạn thảo và thực thi những quyết sách đúng đắn, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Dưới triều Lê, cả lúc vinh hoa tột đỉnh làm quan tới chức Gián nghi đại phu tri tam quân sư hay khi lui về ở ẩn, tấm lòng trung với nước, với dân vẫn luôn ngời sáng. Bị bọn gian thần hãm hại, phải chịu họa "tru di tam tộc", mãi đến năm 1464 ông mới được vua Lê Thánh Tông minh oan. Nguyễn Trãi để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Dư địa chí, Quốc âm thi tập, v.v và đặc biệt bài Bình Ngô đại cáo được người đời sau ca ngợi là áng "thiên cổ hùng văn". 
Nguyễn Trãi, sinh ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Đại đồ Trần Nguyên Đán. Cha ông là Nguyễn Ung Long, hiệu Ức Trai (tức là Nguyễn Phi Khanh). Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái Trần Nguyên Đán. 
Năm Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ ông mất. Sau đó không lâu, Trần Nguyên Đán cũng mất. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Như Khê. 
Năm 1400, để cứu vãn chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và tiếp tục thi hành các cải cách như chính sách hạn nô, hạn điền, tổ chức lại giáo dục, thi cử và y tế. 
Cùng năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm ông 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn tư năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám. 
Năm 1406, Minh Thành Tổ sai Trương Phụ mang quân sang xâm lược Việt Nam. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc. 
Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo lên tận cửa Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới để hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù. 
Nhân lúc vắng vẻ, Nguyễn Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi: 
- Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao? 
Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước. 
Về đến Thăng Long, ông bị quân Minh bắt. Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài, tìm cách dụ dỗ, nhưng ông kiên quyết không theo giặc. 
Sau một thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan (tức Thăng Long), Nguyễn Trãi vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi. Ông gặp vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang. Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình Ngô sách. 
Trong bài tựa ức Trai di tập, Ngô Thì Vinh cho biết: Bình Ngô sách "hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người". 
Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh. Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh. 
Cuối năm 1426, Lê Lợi lập bản doanh ở bản Bồ Đế (Gia Lâm). Tại đây, ông cho dựng một cái chòi cao ngang bằng tháp Báo Thiên ở Đông Quan. 
Lê Lợi ngồi tầng thứ nhất của chòi, Nguyễn Trãi ngồi tầng thứ hai. Hai nhân vật luôn luôn trao đổi ý kiến với nhau. 
Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: "Cho những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo". 
Năm 1437, khi vua Lê Thái Tông cử ông định ra lễ nhạc, ông cũng nói cho vua biết những điều mà vua phải làm trước hết là chăn nuôi nhân dân: 
- Dám mong Bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc. 
Do luôn luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ", Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành Nam lều một gian). Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn "bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi" (thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trãi). 
Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một "thiên cổ hùng văn". Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc. 
Quân trung tư mệnh tập của Nguyễn Trãi là những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh. Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng mi ...  1 quyển thuộc Ngoại kỷ, trình bày lại tiến trình lịch sử của Việt Nam từ họ Hồng Bàng cho tới khi quân xâm lược Minh bị đánh đuổi về nước; viết Tam triều bản kỷ, sau này được đa vào phần Bản kỷ toàn th và Bản kỷ thực lục; viết bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, biểu dâng sách Đại Việt sử ký toàn thư, phần Phàm lệ Đại Việt sử ký toàn thư; viết những lời bình luận (hiện còn thấy 166 đoạn) có ghi rõ "sử thần Ngô Sĩ Liên viết"... Khác với phần lớn các lời bình của 
Lê Văn Hưu hoặc Phan Phu Tiên, những đoạn bình luận lịch sử của Ngô Sĩ Liên thường dài hơn, do đó cũng thường cặn kẽ hơn, sinh động hơn; nhiều đoạn có thể coi như lời tổng kết cả một giai đoạn lịch sử. Những dòng ca tụng các bậc trung thần nghĩa sĩ vì nước quên thân; những lời chỉ trích các hành động tham bạo của kẻ gian tà, những lời tố cáo vạch trần những âm mưu quỷ kế của kẻ thù được viết với ngọn bút tài hoa của Ngô Sĩ Liên vốn là người học sâu biết rộng, có ý thức vươn tới sự hoàn thiện như Sử Mã (Sử ký của Tư Mã Thiên), Lâm kinh (Kinh Xuân Thu do Khổng Tử san định), thực sự đã làm cho biết bao thế hệ người đọc đời sau cảm phục sâu sắc. 
Nhà bác học Lê Quí Đôn 
Lê Quí Đôn (1726 - 1784) quê tại Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, năm 27 tuổi đỗ Đình Nguyên, làm tới chức Bồi tụng. Ông được coi là nhà bác học lớn nhất của Việt Nam trong lịch sử trung đại, là tác giả của 40 bộ sách gồm hàng trăm quyển viết về nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn có cuốn Qúi Đường thi tập với nghệ thuật thơ phong phú, đa dạng, tư tưởng sâu xa 
Lê Quí Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Qúi Đường, sinh ngày 2-8-1726, trong một gia đình khoa bảng; cha là tiến sĩ Lê Trọng Thứ, quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiệu, xã Độc Lập, huyện Hng Hà, tỉnh Thái Bình. Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, chăm học. Năm 14 tuổi, Lê Quí Đôn theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc ấy cậu bé 14 tuổi đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. 18 tuổi, Lê Quí Đôn thi Hương đỗ Giải nguyên. 27 tuổi đỗ Hội nguyên, rồi đỗ Đình Nguyên Bảng nhãn. Sau khi đã đỗ đạt, Lê Quí Đôn được bổ làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Lê - Trịnh, như: Hàn lâm chỉ sung toản tu quốc sử quán (năm 1754), Hàn lâm viện thứ giảng (năm 1757), Đốc đồng xứ Kinh Bắc (năm 1764), Thứ thư kiêm Tư nghiệp Quốc tử Giám (năm 1767), Thủ phó đô ngự sử (năm 1768), Công bộ hữu tư lang (năm 1769), Bồi tụng (Phó thủ tướng) (năm 1773), Lại bộ tả thứ lang kiêm Tổng tài quốc sử quán (năm 1775), Hiệp trấn tham tán quân cơ Trấn phủ Thuận Hóa (năm 1776), Hiệp trấn Nghệ An (năm 1783), Công bộ thượng thư (năm 1784)... 
Lê Quí Đôn chết ngày 1-5-1784 tại quê mẹ, làng Nguyên Xá, huyện Duy Tiên (nay thuộc Hà Nam). Thi hài ông được đưa về mai táng ở quê nhà. 
Trong cuộc đời làm quan của Lê Quí Đôn, có mấy sự kiện sau có ảnh hưởng lớn đối với sự nghiệp trước tác, văn chương của ông. Đó là chuyện đi sứ Trung Quốc năm 1760 - 1762. Tại Yên Kinh (Bắc Kinh), Lê Qúi Đôn gặp gỡ các sứ thần Triều Tiên, tiếp xúc với nhiều trí thức nổi tiếng của nhà Thanh, bàn luận với họ những vấn đề sử học, triết học... Học vấn sâu rộng của ông được các học giả Trung Quốc, Triều Tiên rất khâm phục. 
Tại đây, Lê Quí Đôn có dịp đọc nhiều sách mới lạ, kể cả sách của người phương Tây nói về địa lý thế giới, về ngôn ngữ học, thủy văn học... Đó là các đợt Lê Quí Đôn đi công cán ở các vùng Sơn Nam, Tuyên Quang, Lạng Sơn những năm 1772, 1774, làm nhiệm vụ điều tra nỗi khổ của nhân dân cùng tệ tham nhũng, ăn hối lộ của quan lại, khám đạc ruộng đất các vùng ven biển bị địa chủ, cường hào địa phương man khai, trốn thuế... Chính nhờ quá trình đi nhiều, thấy nhiều, nghe nhiều biết nhiều việc đời như vậy mà kiến thức Lê Quí Đôn trở nên phong phú vô cùng. Ông viết trong lời tựa sách Kiến văn tiểu lục: "Tôi vốn là người nông cạn, lúc còn bé thích chứa sách, lúc trưởng thành ra làm quan, xem lại sách đã chứa trong tủ, vâng theo lời dạy của cha, lại được giao du nhiều với các bậc hiền sĩ đại phu. Thêm vào đấy phụng mệnh làm việc công, bốn phương rong ruổi: mặt bắc sang sứ Trung Quốc, mặt tây bình định Trấn Ninh, mặt nam trấn thủ Thuận Quảng (Thuận Hóa, Quảng Nam). Đi tới đâu cũng để ý tìm tòi, làm việc gì mắt thấy tai nghe đều dùng bút ghi chép, lại phụ thêm lời bình luận sơ qua, giao cho tiểu đồng đựng vào túi sách". 
Ngoài đầu óc thông tuệ đặc biệt cộng với vốn sống lịch lãm và một nghị lực làm việc phi thường, phải kể đến thời đại mà Lê Qúi Đôn sống. Và ông là “đứa con đẻ, là sản phẩm của thời đại ấy kết tinh lại”. 
Lê Quí Đôn sống ở thế kỷ thứ 18 thời kỳ xã hội Việt Nam cũ nhiều biến động lớn. Trong lòng xã hội Việt Nam đầy mâu thuẫn khi ấy đang nảy sinh những mầm mống mới của thời kỳ kinh tế hàng hóa, thị trường trong nước mở rộng, thủ công nghiệp và thương nghiệp có cơ hội phát triển... Tình hình đó đã tác động mạnh mẽ tới đời sống văn hóa, tư tưởng, khoa học.Tại thế kỷ 18, xuất hiện nhiều tên tuổi rực rỡ như Đoàn Thị Điểm, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Lê Hữu Trác... Đồng thời các tri thức văn hóa, khoa học của dân tộc được tích lũy hàng ngàn năm tới nay đã ở vào giai đoạn súc tích, tiến đến trình độ phải hệ thống, phân loại. Thực tế khách quan này đòi hỏi phải có những bộ óc bách khoa và Lê Quí Đôn với học vấn uyên bác của mình đã trở thành người "tập đại hành " mọi tri thức của thời đại. Có thể nói, toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18 đều được bao quát vào trong các tác phẩm của Lê Quí 
Đôn. Tác phẩm của ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả một thời đại với tất cả những ưu điểm cùng nhược điểm của nó. 
Tác phẩm của Lê Qúi Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc. Những tác phẩm tiêu biểu của Lê Quí Đôn còn giữ được có thể kể ra như sau: 
- Quần thư khảo biện, tác phẩm chứa đựng nhiều quan điểm triết học, tích sử, chính trị được viết trước năm ông 30 tuổi. 
- Vân đài loại ngữ, Lê Quí Đôn làm xong lúc ông 30 tuổi. Đây là một loại "bách khoa thư", trong đó tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học... sắp xếp theo thứ tự: Về trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội... Vân đài loại ngữ là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến. 
- Đại Việt thông sử, còn gọi Lê triều thông sử, là bộ sử được viết theo thể kể truyện, chép sự việc theo từng loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ thái Tổ đến Cung Hoàng, bao quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa đựng nhiều tài liệu mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống Minh. 
- Kiến văn tiểu lục, là tập bút ký nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Ông còn đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác cho tới các lĩnh vực thơ văn, sách vở... 
- Phủ biên tạp lục, được viết trong thời gian Lê Quí Đôn làm Hiệp trấn Thuận Hóa. Nội dung ghi chép về tình hình xã hội. Đàng Trong từ thế kỷ thứ 18 trở về trước. 
Công trình biên soạn lớn nhất của Lê Quí Đôn là bộ Toàn Việt thi lục 6 quyển, tuyển chọn 897 bài thơ của 73 tác giả từ thời Lý đến đời Lê Tương 
Dực (1509 - 1516). Lê Quí Đôn hoàn thành Toàn Việt thi lục năm 1768, dâng lên vua, được thưởng 20 lạng bạc. 
Về sáng tác văn xuôi, theo Phan Huy Chú, Lê Quí Đôn có Quí Đường văn tập 4 quyển, nhưng sách này đã mất. Về sáng tác thơ, Lê Quí Đôn để lại có Quí Đường thi tập khoảng vài trăm bài làm ở trong nước và trong thời gian đi sứ Trung Quốc. 
Nhận xét tổng quát về thơ Lê Quí Đôn, Phan Huy Chú viết: "Ông là ng-ười học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên..., không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia". 
Quan niệm về thơ của Lê Quí Đôn được tổng hợp lại như sau: "Làm thơ có 3 điểm chính: một là tình, hai là cảnh, ba là việc. Tiếng sáo thiên nhiên kêu ở trong lòng mà động vào máy tình; thị giác tiếp xúc với ngoài, dựa cổ mà chứng kim, chép việc thuật chuyện, thu lãm lấy tinh thần... đại để không ngoài ba điểm ấy". 
Đây là những tiêu chuẩn về thơ mà Lê Quí Đôn đưa ra cho quá trình sáng tác của mình. Đọc thơ Lê Quí Đôn, chúng ta thấy thơ ông thật phong phú đa dạng, sâu sắc về tư tưởng, nghệ thuật và để lại trong lòng ta những xúc động đẹp đẽ, sâu xa. 

File đính kèm:

  • doctai_lieu_danh_nhan_thoi_le.doc