Tài liệu Đại Việt sử ký toàn thư (Phần 5)

Tên húy là Nhật Tôn, con trưởng của Thái Tông. Mẹ là Kim Thiên Thái Hậu họ Mai, khi trước chiêm bao thấy mặt trăng vào bụng rồi có mang, ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, Thuận Thiên thứ 14 [1023], sinh vua ở cung Long Đức. Năm Thiên Thành thứ 1 [1028], được sách phong làm Đông Cung Thái Tử. Thái Tông băng, bèn lên ngôi báu, ở ngôi 17 năm [1054- 1072], thọ 50 tuổi [1023-1072], băng ở điện Hội Tiên.

Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt. Song nhọc sức dân xây tháp Báo Thiên, phí của dân làm cung Dâm Đàm đó là chỗ kém.

Ất Mùi , Long Thụy Thái Bình năm thứ 2 [1055], (Tống Chí Hòa năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, sửa sang các cung điện trong đại nội.

Tháng 2, lấy ngày sinh nhật làm thánh tiết Thừa Thiên.

Nước Chiêm Thành sang cống.

Mùa đông, tháng 10, đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.

Nhà Tống phong cho vua làm Giao chỉ Quận Vương.

Bính Thân, [Long Thụy Thái Bình] năm thứ 3 [1056], (Tống Gia Hựu năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng nước Chân Lạp sang cống.

Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu khuyến nông.

 

doc 24 trang cucpham 22/07/2022 6760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Đại Việt sử ký toàn thư (Phần 5)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Đại Việt sử ký toàn thư (Phần 5)

Tài liệu Đại Việt sử ký toàn thư (Phần 5)
Quyển III 
Thánh Tông Hoàng Đế 
Tên húy là Nhật Tôn, con trưởng của Thái Tông. Mẹ là Kim Thiên Thái Hậu họ Mai, khi trước chiêm bao thấy mặt trăng vào bụng rồi có mang, ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, Thuận Thiên thứ 14 [1023], sinh vua ở cung Long Đức. Năm Thiên Thành thứ 1 [1028], được sách phong làm Đông Cung Thái Tử. Thái Tông băng, bèn lên ngôi báu, ở ngôi 17 năm [1054- 1072], thọ 50 tuổi [1023-1072], băng ở điện Hội Tiên. 
Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt. Song nhọc sức dân xây tháp Báo Thiên, phí của dân làm cung Dâm Đàm đó là chỗ kém. 
Ất Mùi , Long Thụy Thái Bình năm thứ 2 [1055], (Tống Chí Hòa năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, sửa sang các cung điện trong đại nội. 
Tháng 2, lấy ngày sinh nhật làm thánh tiết Thừa Thiên. 
Nước Chiêm Thành sang cống. 
Mùa đông, tháng 10, đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa. 
Nhà Tống phong cho vua làm Giao chỉ Quận Vương. 
Bính Thân, [Long Thụy Thái Bình] năm thứ 3 [1056], (Tống Gia Hựu năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng nước Chân Lạp sang cống. 
Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu khuyến nông. 
Làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng để đúc chuông lớn. Vua thân làm bài minh. 
Đinh Dậu, [Long Thụy Thái Bình] năm thứ 4 [1057], (Tống Gia Hựu năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, xây bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên cao vài chục trượng, theo kiểu 12 tầng (tức là tháp Báo Thiên). 
Sai sứ đem con thú lạ sang biếu nhà Tống nói là con lân. Tư Mã Quang nói: "Nếu là con lân thực mà đến không phải thời cũng chẳng lấy gì làm điềm tốt, nếu không phải lân, thì làm cho người phương xa chê cười. Xin hậu thưởng rồi bảo đem về". 
Mùa đông, tháng 12, làm hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ. Đúc hai pho tượng Phạn Vương và Đế Thích bằng vàng để phụng thờ. (Triều nhà Trần làm lễ yết chùa, tức là ở hai chùa này). 
Mậu Tuất, [Long Thụy Thái Bình] năm thứ 5 [1058], (Tống Gia Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, sửa chữa cửa Tường Phù. 
Kỷ Hợi , [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 1 [1059], (Tống Gia Hựu năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 3, đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc. 
Mùa thu, tháng 8, vua ngự điện Thủy Tinh cho các quan vào chầu, truyền các quan đội mũ phốc đầu, đi hia, mới cho vào. Đội mũ phốc đầu, đi hia bắt đầu từ đấy. 
Định hiệu quân, gọi là Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Bổng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược, Vạn Tiệp đều chia làm tả hữu, thích vào trán ba chữ "Thiên tử quân". 
Canh Tý, [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 2 [1060], (Tống Gia Hựu năm thứ 5). Mùa xuân, châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái đi bắt những binh lính bỏ trốn vào đất Tống, bắt được chỉ huy sứ là Dương Bảo Tài và quân lính, trâu ngựa đem về. 
Mùa thu, tháng 7, quân Tống sang xâm lấn, không được, bèn sai Thị Lang bộ lại là Dư Tĩnh đến Ung Châu để hội nghị. Vua sai Phí Gia Hựu đi. Tĩnh hậu tặng cho Gia Hựu và đưa thư xin trả Bảo Tài cho họ, vua không nghe. 
Tháng 8, phiên dịch nhạc khúc và điệu đánh trống của Chiêm Thành, sai nhạc công ca hát. 
Làm hành cung cạnh hồ Dâm Đàm để xem đánh cá. 
Tân Sửu, [Chương Khánh Gia Thánh] năm thứ 3 [1061], (Tống Gia Hựu năm thứ 6). Mùa xuân, tháng 2, chọn con gái dân gian 12 người vào hậu cung. 
Châu La Thuận dâng voi trắng. 
Nhâm Dần, [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 4 [1062], (Tống Gia Hựu năm thứ 7). 
Mùa xuân, quận Gia Lâm dâng con rùa 3 chân, mắt có 6 con ngươi. 
Quý Mão, [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 5 [1063], (Tống Gia Hựu năm thứ 8). 
Bấy giờ vua xuân thu đã nhiều, tuổi 40 mươi mà chưa có con trai nối dõi, sai Chi hậu nội nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa, sau đó _ Lan phu nhân có mang, sinh hoàng tử Càn Đức tức Nhân Tông, (Tục truyền rằng vua cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, nhân đi chơi khắp các chùa quán, xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ nép trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu, phong làm _ Lan phu nhân. Vua muốn có con trai, sai Bông đem hương cầu đảo ở chùa Thánh Chúa. Nhà sư dậy cho Bông thuật đầu thai thác hoá. Bông nghe theo. Việc phát giác, đem chém Bông ở trước cửa chùa. Người sau gọi chỗ ấy là Đồng Bông. Chùa ở xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, Đồng Bông ở phía Tây trước cửa chùa, nay hãy còn. 
Giáp Thìn, [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 6 [1064], (Tống Anh Tông Thự, Trị Bình năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng sai sứ sang Tống. 
Mùa hạ, tháng 4, vua ngự ở điện Thiên Khánh xử kiện. Khi ấy công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa, bảo ngục lại rằng: "Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót, từ nay về sau, không cứ gì tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm". 
Bính Ngọ, [Long Chương Thiên Tự] năm thứ 1 [1066], (Tống Trị Bình năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 25, giờ Hợi, hoàng tử Càn Đức sinh. Ngày hôm sau, lập làm hoàng thái tử, đổi niên hiệu, đại xá phong mẹ thái tử là _ Lan phu nhân làm Thần phi. 
-- Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : thái tử là căn bản của nước, không lập sớm không được. Kinh Xuân thu chép: "Con là Đồng sinh" ý cũng bởi đó. Vua tuổi đã cao, may mà sinh hoàng tử, mừng vui bội phần, vội lập làm hoàng thái tử, đại xá thiên hạ, để yên lòng mong mỏi của muôn dân là phải lắm.-- 
Mùa thu, tháng 9, sai lang tướng là Quách Mãn xây tháp ở núi Tiên Du. 
Lái buôn người nước Trảo Oa dâng ngọc châu dạ quang, trả tiền giá 1 vạn quan. 
Đinh Mùi, [Long Chương Thiên Tự] năm thứ 2 [1067], (Tống Trị Bình năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 2, các nước Ngưu Hống, Ai Lao dâng vàng bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi và các thứ sản vật địa phương. 
Nhà Tống gia phong vua làm Khai phủ nghi đồng tam ti, rồi lại gia phong làm Nam Bình Vương. Cho Viên ngoại lang là Ngụy Trọng Hoà và Đặng Thế Tư làm Đô hộ phủ sĩ sư, đổi mười người thư gia làm án ngục lại. Cho Trọng Hoà và Thế Tư mỗi người bổng hàng năm là 50 quan tiền, 100 bó lúa và các thứ cá muối v..v..ngục lại mỗi người 20 quan tiền, 100 bó lúa để nuôi đức liêm khiết của họ. 
Mậu Thân, [Long Chương Thiên Tự] năm thứ 3 [1068], (từ tháng 2 về sau là niên hiệu Thiên Huống Bảo Tượng thứ 1; Tống Thần Tông Hy Ninh năm thứ 1). (Xét bài ký tháp Thăng Bình, Thanh Hoá lấy năm này làm Thần vũ năm thứ 1 là sai). 
Mùa xuân, tháng 2, hoàng tử là Minh Nhân vương (không rõ tên) sinh, đó là người em cùng mẹ của Nhân Tông. 
Châu Chân Đăng dâng 2 con voi trắng, nhân đó đổi niên hiệu là Thiên Huống Bảo Tượng năm thứ 1. 
Đổi hương Thổ Lỗi làm Hương Siêu Loại, vì là nơi sinh của Nguyên Phi. 
Chiêm thành dâng voi trắng, sau lại quấy nhiễu biên giới. 
Kỷ Dậu, [Thiên Huống Bảo Tượng] năm thứ 2 [1069], (Từ tháng 7 về sau là niên hiệu Thần Vũ năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người. trận này vua đánh chiêm thành mãi không được, đem quân về đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hoá hoà hợp. Trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm, vua nói: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao?". Bèn quay lại đánh nữa, thắng được. 
Mùa hạ, tháng 6 đem quân về. Mùa thu, tháng 7, vua từ Chiêm thành về đến nơi, dâng tù ở Thái Miếu, đổi niên hiệu là Thần Vũ năm thứ 1. Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc tội. Vua bằng lòng, tha cho Chế Củ về nước (Địa Lý nay là tỉnh Quảng nam). 
Mùa đông, tháng 10, ngày Đinh Sửu, có đám mây sắc đỏ sát mặt trời. 
Canh Tuất, Thần Vũ năm thứ 2 [1070], (Tống Hy Ninh, năm thứ 3). Mùa xuân, làm điện Tử Thần. 
Mùa hạ, tháng 4 đại hạn, phát thóc, và tiền lụa trong kho để chẩn cấp cho dân nghèo. 
Mùa thu, tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây. 
Tân Hợi , [Thần Vũ] năm thứ 3 [1071], (Tống Hy Ninh, năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, vua viết bia chữ "Phật" dài 1 trượng 6 thước đặt ở chùa Tiên Du. Từ mùa xuân đến mùa hạ không mưa. 
Chiêm Thành sang cống. 
Định tiền chuộc tội theo thứ bậc khác nhau. 
Mùa đông, tháng 12, vua không khỏe. Xuống chiếu cho Hữu ty ai vào lầm hành lang tả hữu quan chức đô thì đánh 80 trượng. 
Nhâm Tý, [Thần Vũ] năm thứ 4 [1072], (Từ tháng giêng về sau là Nhân Tông, Thái Ninh năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 5). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Dần, vua băng ở điện Hội Tiên. [Bầy tôi] dâng hiệu là Ứng Thiên Sùng Nhân Chí Đạo Uy Khánh Long Tường Minh Văn Duệ Vũ Hiếu Đức Thánh Thần Hoàng Đế, miếu hiệu là Thánh Tông. 
-- Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Xót thương vì hình ngục, nhân từ với nhân dân, là việc đầu tiên của vương chính. Thánh Tông lo tù nhân trong ngục hoặc có kẻ vô tội mà chết vì đói rét, cấp cho chiếu chăn ăn uống để nuôi sống, lo quan lại giữ việc hình ngục hoặc có kẻ vì nhà nghèo mà nhận tiền đút lót, cấp thêm cho tiền bổng và thức ăn để nhà được giàu đủ. Lo dân thiếu ăn thì xuống chiếu khuyến nông, gặp năm đại hạn thì ban lệnh chẩn cấp người nghèo, trước sau một lòng, đều là thành thực. Huống chi lại tôn sùng đạo học, định rõ chế độ, văn sự thi hành mau chóng bên trong; phía nam bình Chiêm; phía bắc đánh Tống, uy vũ biểu dương hiển hách bên ngoài. Tuy có việc lầm lỗi nhỏ khác cũng vẫn là bậc vua hiền. Hoặc có người bảo là vua nhân nhu có thừa mà cương đoán không đủ, ngu ý chưa cho là phải.-- 
Hoàng thái tử Càn Đức lên ngôi trước linh cữu, đổi niên hiệu là Thái Ninh năm thứ 1. Bấy giờ vua mới 7 tuổi, tôn mẹ đẻ là _ Lan nguyên phi làm Hoàng thái phi, tôn mẹ đích là Thượng Dương thái hậu họ Dương làm Hoàng thái hậ ... uận] năm thứ 5 [1132] , (Tống Thiệu Hưng năm thứ 2). Mùa hạ, tháng 4, đêm có rồng vàng từ điện Vĩnh Quang hiện ra ở cung Lệ Quang. 
Tháng 5, ngày mồng 1, hoàng thứ trưởng tửlà Thiên Lộc sinh, sau phong làm Minh Đạo Vương. 
Tháng [5], nhuận, hoàng trưởng nữ sinh, rồi chết. 
Tháng ấy, gió bão làm đắm thuyền Diên Chương. 
Mùa thu, tháng 7, người nước Chiêm Thành là bọn Cụ Bàn trốn về nước, đến trại Nhật Lệ bị người trại ấy bắt được, giải về Kinh sư. 
Tháng 8, Chân Lạp và Chiêm Thành đến cướp châu Nghệ An. 
Hỏa đầu quân Tã Vũ Lâm và Đỗ Quảng dâng cá xương công. 
Xuống chiếu cho Thái uý Dương Anh Nhĩ đem người ở phủ Thanh Hóa và châu Nghệ An đi đánh quân Chân Lạp và Chiêm Thành, phá tan. 
Châu mục châu Chân Đăng là Lê Pháp Quốc dâng hươu đen. 
Tháng 9, Lệnh hỏa đầu ở đô Phụng vệ là Đinh Ngưu dâng hươu trắng. 
Lệnh thư gia châu Nghệ An là Trần Lưu dâng ba người Chiêm Thành. Trước đây bọn người này thường ẩn nấp ở chổ hiểm yếu, bắt người châu Nghệ an đem bán cho người nước Chân Lạp, Lưu đặt phục binh ở chổ ấy, bắt được đem dâng. 
Mùa đông, tháng 10, sai Viên ngọai lang Lý Phụng Ân và Phụng nghị lang Doãn Anh Khái sang nước Tống đáp lễ. 
Dựng điện Cảm Linh và gác Phụng Thiên. 
Tháng 12, vua đón xuân ở đình Quảng Văn. Khánh thành điện Cảm Linh, ban yến cho các quan. 
Thượng thư Lý Nguyên bị tội, chết ở trong ngục, vì con gái của Nguyên là thứ phi Chương Anh có lỗi. 
Nhà Tống phong vua làm Giao Chỉ Quận Vương. 
Giáp Dần, Thiên Chương Bảo Tự năm thứ 2 [1134] , (Tống Thiệu Hưng năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, cho Viên ngoại lang Ngụy Quốc Bảo tước Đại liêu ban. 
Dựng hai chùa Thiên Ninh, Thiên Thành và tô tượng Đế Thích. Vua ngự đến xem. 
Lệnh thư gia Nguyễn Mỹ dâng con ngựa màu hoa đào, đầu xanh, bốn chân mọc sáu cựa (hai chân trước đều một cựa, hai chân sau đều hai cựa). 
Tháng ấy mưa lâu, làm lễ cầu tạnh. 
Tháng 3, vua ngự đến quán Ngũ Nhạc. 
Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu cấm các viên chi hậu và nội nhân hỏa đầu không được tự tiện ra ngoài, ai trái thì khép tội nặng, nếu có việc công phải tâu trước rồi mới được ra. 
Tháng 5, khánh thành điện Vĩnh Quang mới sửa chữa. 
Phạm Tín ở châu Nghệ An và Lệnh tư gia là Trần Lưu dâng hươu trắng. 
Hỏa đầu quân Hữu Ngự Long là Quách Tư dâng ngọc thiềm thừ hình dạng như mắt cá. Vua nói: "Đó là vật nhỏ mọn, không đáng quý". Không nhận. 
Người lính ở quân Hữu Hưng Vũ là Vương Cửu dâng con rùa mắt có sáu con ngươi, trên ức có nét chũ Trựu, xuống chiếu cho các học sĩ và các tăng đạo biện nhận, đọc thành tám chữ: "Thiên thư hạ thị thánh nhân vạn tuế". 
-- Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Rùa là vật linh thiêng vì nó có thể báo điềm trước, nhưng đời nào cũng thường có, không như rồng phượng và kỳ lân ít thấy. Thế mà đương thời cho rùa là điềm lành mà đem dâng cho nhiều thế là làm sao? Còn như trên ức có nét chữ chỉ là những vết trắng, nét đen xen nhau mà thôi, bầy tôi nhận là văn tự, đó là chiều ý vua mà nói nịnh thôi, có phải thực có chữ đâu. Cho nên người làm vua phải cẩn thận sự ưa chuộng.-- 
Táng 6, Hoàng bà là Vương Bà Lịch chết. 
Mùa thu, tháng 7, rồng vàng ban đêm hiện ở điện Vĩnh Quang. 
Mùa đông, tháng 11, sửa lại điện Diên Sinh và quán Ngũ Nhạc. 
Tháng 12, Thành Đạo hầu (không rõ tên) chết. 
Bầy tôi dâng thêm tôn hiệu là Thuận Thiên Duệ Vũ Tường Linh Cảm Ứng Khoan Nhân Quảng Hiếu Hoàng Đế. Đại xá cho thiên hạ. 
Ất Mão, [Thiên Chương Bảo Tự] năm thứ 3 [1135] , (Tống Thiệu Hưng năm thứ 5). Mùa xuân, tháng giêng, lấy Ngự khố thư gia là Dương Chưởng giữ phủ Thanh Hóa. 
Tháng 2, hai nước Chân Lạp và Chiêm Thành sang cống. 
Tháng 3, Khánh Thiện hầu (không rõ tên) chết. 
Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu cho Tả ty lang trung Lý Công Tín ra vào cung cấm để tâu việc, không được ngăn cấm. 
Vua ngự đến quán Ngũ Nhạc để khánh thành tượng Tam tôn bằng vàng bạc. 
Cho Viên ngoại lang Ngụy Quốc Bảo làm Tả y lang trung. 
Từ mùa xuân đến mùa hè không mưa. 
Tháng 5, ngày mồng 1, có mưa. 
Tháng 6, Chi hậu thư gia là Lý Xương và nhà sư ở chùa Quán Đính là Nguyễn Minh đều dâng chim sẻ trắng. 
Xuống chiếu rằng những người đã bán ruộng ao không được trả tăng tiền lên mà chuộc lại, làm trái thì phải tội. 
Mùa thu, tháng 7, Thái sư Trương Bá Ngọc chết. 
Mùa đông, tháng 12, mở hội độ tăng ở Nghênh Tiên đường. 
Mở đàn chay khánh thành ở điện Diên Sinh. 
Đóng 3 chiếc thuyền Nhật Đỉnh, Thanh Lan, Diên Minh. 
Bính Thìn, [Thiên Chương Bảo Tự] năm thứ 4 [1136] , (Tống Thiệu Hưng năm thứ 6). Mùa xuân, tháng giêng, mở vườn Diên Quang tại hương Lãnh Kinh. 
Thấy chuông lớn thời xưa. 
Tháng 2, Thành Hưng hầu (không rõ tên) chết. 
Tháng 3, Thái uý Lưu Khánh Đàm chết. 
Vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi. Nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm quốc sư. Tha thuế dịch cho vài trăm hộ. (Tục truyền khi nhà sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi giao cho học trò là Nguyễn Chí Thành tức Minh Không, dặn rằng 20 năm sau nếu thấy quốc vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay, có lẽ là việc này). 
Mùa hạ, tháng 4, Hoàng bà là Lã A Mãi ốm chết. 
-- Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Sách chép các đế vương chưa có chỗ nào chép việc hoàng bà chết, mà trong đời Thần Tông thấy chép hai lần, có lẽ là vua đặt cách gia phong ân tứ trọng hậu cho các bảo mẫu, cho nên sử thần theo đó mà chép chăng ?-- 
Hoàng trưởng tử Thiên Tộ sinh. Các quan dâng vàng bạc tiền lụa và biểu mừng. 
Tháng 6, cho Tả ty lang trung Lý Công Tín làm Thiếu sư, tước Minh tự. 
Mùa thu, tháng 9, Gián nghị đại phu Mâu Du Đô bị bãi chức. 
Mùa đông, tháng 10, Thái uý Dương Anh Nhĩ chết. 
Tháng 12, ngày lập xuân, vua ngự điện Sùng Uyên, các quan dâng biểu mừng. Ngày ấy gặp ngày quốc kỵ, cho nên lại đặt biểu này. 
Hỏa đầu đo Tả Hưng Thánh là Tô Vũ dâng rùa thần, ở ức có nét chữ Trựu. các quan nhận ra bốn chữ "Nhất Thiên Vĩnh Thánh". 
Vua ngự đến phủ Thanh Hóa xem bắt voi. 
Đinh Tỵ, [Thiên Chương Bảo Tự] năm thứ 5 [1137] , (Tống Thiệu Hưng năm thứ 7). Mùa xuân, tháng giêng, châu Nghệ An chạy trạm tâu việc tướng nước Chân Lạp là Phá Tô Lăng cướp châu ấy. Xuống chiếu cho thái uý Lý Công Bình đem quân đi đánh. 
Tháng 2, châu Nghệ An động đất, nước sông đỏ như máu. Công Bình sai Nội nhân hỏa đầu Đặng Khánh Hương về Kinh sư đem việc ấy tâu lên. 
Công Bình đánh bại người Chân Lạp. 
Tháng 3, Đại liêu ban Nguyễn Công Đào dâng rùa trắng. 
Vua ngự đến chùa Báo Thiên, làm lễ Phật Pháp Vân để cầu mưa. Đêm ấy mưa to. 
Mùa hạ, tháng 4, hoàng tử thứ ba (không rõ tên) sinh. 
Tháng 5, Thiếu sư Lý Công Tín dâng một khối vàng sống, nặng 47 lạng. 
Tháng 6, hạn xuống chiếu cho Nguyễn Công Đào đến Vu đàn ở phía nam làm lễ cầu mưa. 
Mùa thu, tháng 9 , mở hội khánh thành chùa Linh Cảm, tha người có tội trong nước. 
Xuống chiếu rằng: Trong ngoài kinh thành cứ ba nhà làm một bảo, để giám sát các quan chức đô coi triều ban không được đem con mình cho người khác nuôi làm con để nhờ cậy nhà quyền thế. Kẻ nào không có quan ấm mà can phạm thì bắt giữ tâu lên. Người một bảo mà không giám sát nhau thì cùng một tội với can phạm. 
Mùa đông, tháng 10, ngày Nhâm Ngọ, vua ngự đến hành cung Ly Nhân xem gặt. 
Ngày Ất Sửu, hoàng nữ thứ hai sinh, sau phong làm Thuỵ Thiên công chúa. 
Tháng 12, vua về đến Kinh sư. 
Cho Ngự khố thư gia coi phủ Thanh Hóa là Dương Chưởng làm Viên ngoại lang. 
Mậu Ngọ, [Thiên Chương Bảo Tự] năm thứ 6 [1138] , (từ tháng 10 về sau là niên hiệu của Anh Tông, Thiệu Minh năm thứ 1; Tống Thiệu Hưng năm thứ 8). Muà hạ, tháng 5, Nội nhân hỏa đầu là Hứa Viêm dâng một khối vàng sống nặng 66 lạng. 
Tháng 6, hạn, sai Nhập nôi tả ty lang trung là Nguỵ Quốc Bảo triệu các quan hội bàn. Chư vệ là Phạm Tín xin đến Vu đàn làm lễ cầu mưa. Vua y theo. 
Mùa thu, tháng 7, không mưa. Vua sai Hửu ty làm lễ cầu ở Vu đàn và chùa Báo Thiên. 
Ban cho các quan aó mùa đông. 
Tháng 9, vua không khỏe. 
Lập Hoàng trưởng tử Tiên Tộ làm Hoàng thái tử. Trước vua đã lập Thiên Lộc làm con nối. Đến đây ốm, ba phu nhân là Cảm Thánh, Nhật Phụng và Phụng Thánh muốn đổi lập thái tử khác, mới sai người đam của đút cho Tham tri chính sự Từ Văn Thông, nói rằng nếu có vâng mệnh thảo di chiếu thì chớ bỏ lời của ba phu nhân. Văn Thông nhận lời. Đến khi vua ốm nặng, sai soạn thảo di chiếu, Văn Thông tuy vâng mệnh vua, nhưng nhớ lời dặn của ba phu nhân, cứ cầm bút mà không viết. một lát ba phu nhân đến, khóc lóc nghẹn ngào nói rằng: "Bọn thiếp nghe rằng đời xưa lập con nối ngôi thì lập con đích chứ không lập con thứ. Thiên Lộc là con của người thiếp được vua yêu, nếu cho nối ngôi thì người mẹ tất sẽ tiếm lấn, sinh lòng nghen ghét làm hại, như thế thì mẹ con bọn thiếp tránh sao khỏi nạn? ". Vua vì thế xuống chiếu rằng:"Hoàng tử Thiên Tộ tuy tuổi còn thơ ấu, nhưng là con đích, thiên hạ đều biết, nên cho nối nghiệp của trẫm, còn thái tử Thiên Lộc thì phong làm Minh Đạo Vương". 
Ngày 26, vua đăng ở điện Vĩnh Quang, quàn ở thềm phía tây điện ấy. Các quan dâng tôn hiệu là Quảng Nhân Sùng Hiếu Văn Vũ Hoàng Đế, miếu hiệu là Thần Tông. 
Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 1, Hoàng thái tử Thiên Tộ lên ngôi ở trước linh cữu, bấy giờ mới lên ba tuổi. đổi niên hiệu là Thiệu Minh năm thứ 1. Đại xá cho thiên hạ. Tôn mẹ là Cảm Thánh phu nhân họ Lê làm Hoàng thái hậu. 
Hội thề quốc nhân ở Long Trì. 
Sai sứ sang cáo phó với nhà Tống. 
-- Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thần Tông nối nghiệp lớn của tiên vương, làm thiên tử đời thái bình, bỏ con đích trưởng còn bú mớm, muốn lập con thứ đã trưởng thành, là lấy việc lầm lỗi khi trước mình còn non dạ làm răn, nhưng rốt cuộc chí ấy không thành. Việc Từ Văn Thông ăn hối lộ thì đã rõ ràng. Lời nói của ba phu nhân thế là thẳng thắn, nhưng tiếc rằng khi ấy không gọi ngay kẻ đại thần biết khuông phò xã tắc mà uỷ thác con côi. Than ôi! Bề tôi gian tà giao kết với người ở trong cung đình để đến nỗi làm hỏng việc của người, từ xưa vẫn có. Song việc Từ Văn Thông và ba phu nhân này chẳng còn hơn việc dạy Vệ Vương phải vâng mệnh ư? Tuy thế truyền ngôi cho con đích là lẽ thường xưa nay, nếu được người giúp là bậc hiền như Y Doản, Chu Công giúp Thái Giáp và Thành ương thì để tiếng khen đời sau mãi mãi. –
(Hết quyển IV)
(c òn ti ếp)

File đính kèm:

  • doctai_lieu_dai_viet_su_ky_toan_thu_phan_5.doc