Tài liệu Đại Việt sử ký toàn thư (Phần 4)

Thái Tổ Hoàng Đế

Họ Lý, tên húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp Bắc Giang, mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 [974] thời Đinh. Lớn lên làm quan nhà Lê, thăng đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ. Khi Ngọa Triều băng, tự lập làm vua, đóng đô ở thành Thăng Long. Ở ngôi 18 năm [1010-1028], thọ 55 tuổi [974-1028], băng ở điện Long An, táng ở Thọ Lăng. Vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời mở vận, là người khoan thứ nhân từ, tinh tế hòa nhã, có lượng đế vương. Song chưa làm sáng chính học, lại ưa thích dị đoan, bị lụy về chuyện đó.

Vua sinh ra mới 3 tuổi, mẹ ẵm đến nhà Lý Khánh Văn. Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi. Bé đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: "Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ". Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khảng khái có chí lớn. Trong đời Ứng Thiên, xuất thân thờ Lê Trung Tông [1005]. Đại Hành băng, Trung Tông bị giết, vua ôm xác mà khóc, Ngọa Triều khen là người trung, cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Đến khi Ngọa Triều băng, bèn lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đại xá thiên hạ.

Trước ở viện Cảm Tuyển chùa Ứng Thiên Tâm, châu Cổ Pháp có con chó đẻ con sắc trắng có đốm lông đen thành hình hai chữ "Thiên tử". Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm thiên tử. Đến nay, vua sinh năm Giáp Tuất lên làm thiên tử, quả là ứng nghiệm.

 

doc 21 trang cucpham 22/07/2022 5720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Đại Việt sử ký toàn thư (Phần 4)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Đại Việt sử ký toàn thư (Phần 4)

Tài liệu Đại Việt sử ký toàn thư (Phần 4)
Quyển II 
K ỷ N h à L ý 
Thái Tổ Hoàng Đế 
Họ Lý, tên húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp Bắc Giang, mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 [974] thời Đinh. Lớn lên làm quan nhà Lê, thăng đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ. Khi Ngọa Triều băng, tự lập làm vua, đóng đô ở thành Thăng Long. Ở ngôi 18 năm [1010-1028], thọ 55 tuổi [974-1028], băng ở điện Long An, táng ở Thọ Lăng. Vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời mở vận, là người khoan thứ nhân từ, tinh tế hòa nhã, có lượng đế vương. Song chưa làm sáng chính học, lại ưa thích dị đoan, bị lụy về chuyện đó. 
Vua sinh ra mới 3 tuổi, mẹ ẵm đến nhà Lý Khánh Văn. Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi. Bé đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: "Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ". Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khảng khái có chí lớn. Trong đời Ứng Thiên, xuất thân thờ Lê Trung Tông [1005]. Đại Hành băng, Trung Tông bị giết, vua ôm xác mà khóc, Ngọa Triều khen là người trung, cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Đến khi Ngọa Triều băng, bèn lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đại xá thiên hạ. 
Trước ở viện Cảm Tuyển chùa Ứng Thiên Tâm, châu Cổ Pháp có con chó đẻ con sắc trắng có đốm lông đen thành hình hai chữ "Thiên tử". Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm thiên tử. Đến nay, vua sinh năm Giáp Tuất lên làm thiên tử, quả là ứng nghiệm. 
Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 [1010] , (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2 xa giá, về châu Cổ Pháp, ban tiền lụa cho các bô lão trong làng theo thứ bậc khác nhau. 
Sai Viên ngoại lang Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo. 
Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết chiếu truyền rằng: "Ngày xưa, nhà Thương đến đời Bàn canh năm lần dời đô, nhà Chu 
đến Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại [2b] không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?" 
Bề tôi đều nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo". Vua cả mừng. 
Mùa thu, tháng 7, vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long. Đổi châu Cổ Pháp gọi là phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư gọi là phủ Trường Yên, sông Bắc Giang gọi là sông Thiên Đức. Xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn quan, thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức, tất cả 8 sở, đều dựng bia ghi công. Lõi xây dựng các cung điện trong kinh thành Thăng Long, phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ. Lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghêng Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính nam dựng điện Cao Minh, đều có thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn ra xung quanh bốn phía. Sau điện Càn Nguyên dựng hai điện Long An, Long Thụy làm nơi vua nghỉ. Bên tả xây điện Nhật Quang, bên hữu xây điện Nguyệt Minh, phía sau dựng hai cung Thúy Hoa, Long Thụy làm chỗ ở cho cung nữ. Dựng kho tàng, đắp thành, đào hào. Bốn mặt thành mở bốn cửa: phía đông gọi là cửa Tường Phù, phía tây gọi là cửa Quảng Phúc, phía nam gọi là cửa Đại Hưng, phía bắc gọi là cửa Diệu Đức. Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm. 
-- Lê Văn Hưu nói: Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể. Của không phải là trời mưa xuống, sức không phải là thần làm thay, há chẳng phải là vét màu mỡ của dân ư? Vét máu mỡ của dân có thể gọi là làm việc phúc chăng? Bậc vua sáng nghiệp, tự mình cần kiệm, còn lo cho con cháu xa xỉ lười biếng, thế mà Thái Tổ để phép lại như thế, chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật, lộng lẫy hơn cung vua. Rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền, nguồn gốc há chẳng phải từ đấy?-- 
Xuống chiếu truyền cho những kẻ trốn tránh phải về quê cũ. Lại hạ lệnh cho các hương ấp, nơi nào có chùa quán đã đổ nát đều phải sửa chữa lại. 
Mùa đông, tháng 12, cung Thúy Hoa làm xong, làm lễ khánh thành, đại xá các thuế khóa cho thiên hạ trong 3 năm, những người mồ côi, góa chồng, già yếu, thiếu thuế lâu năm đều tha cho cả. 
Cắp áo quần, lương thực, thuốc men cho 28 người lính man bị Ngọa Triều bắt, sai người đưa về quê cũ. Tha cho người ở vùng Nam Giới, huyện Thạch Hà thuộc châu Hoan được trở về bản huyện. 
Nhà Tống phong vua làm Giao Chỉ Quận Vương lĩnh Tĩnh Hải quân tiết độ sứ. 
Đổi 10 đạo làm 24 lộ, châu Hoan, châu Ái làm trại. Năm ấy độ dân làm sư. Phát bạc ở kho 1.680 lạng để đúc chuông lớn, treo ở chùa Đại Giáo. 
Tân Hợi, [Thuận Thiên] năm thứ 2 [1011] , (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, đặt quân tả hữu túc xa, [mỗi đội] đều 500 người. Tháng hai, vua thấy giặc Cử Long ở Ái Châu hung hăng dữ tợn, trải hai triều Đinh, Lê không đánh nổi, đến nay càng dữ, mới đem sáu quân đi đánh, đốt bộ lạc, bắt kẻ đầu sỏ đem về, giặc ấy bèn tan. 
Mùa hạ, tháng 4, sai viên ngoại lang là Lý Nhân Nghĩa và Đào Khánh Văn sang thăm nước Tống để đáp lễ. Khánh Văn trốn ở lại nước Tống, người Tống bắt trả lại cho ta, đánh trượng chết. 
Nước Chiêm Thành dâng sư tử. 
Năm ấy, ở trong thành bên tả dựng cung Đại Thanh, bên hữu dựng chùa Vạn Tuế, làm kho Trấn Phúc. Ngoài thành dựng chùa Tứ Đại Thiên Vương và các chùa Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ. Dựng điện Hàm Quang ở bến sông Lô. 
Nhâm Tý, [Thuận Thiên] năm thứ 3 [1012] , (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 5). Mùa hạ, tháng 4, sửa chữa hai điện Long An, Long Thụy. 
Sách phong Hoàng thái tử Phật Mã làm Khai Thiên Vương, làm cung Long Đức ở ngoài thành cho ở, ý muốn thái tử hiểu biết mọi việc của dân. 
Mùa thu, tháng 7, vua ngự ở điện Hàm Quang xem đua thuyền. 
Mùa đông, tháng 10, sai Thái bảo Đào Thạc Phụ và Viên ngoại lang Ngô Nhưỡng sang nước Tống để kết hảo. 
Tháng 12, trên tảng đá lớn ở ngọn núi phía đông nam có vết chân thần dài rộng đều 3 thước, sâu 1 tấc (không biết rõ núi nào). 
Nước Chân Lạp đến cống. 
Vua thân đi đánh Diễn Châu. Khi về đến Vũng Biện gặp lúc trời đất tối sầm, gió sấm dữ dội, vua đốt hương khấn trời rằng: "Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh. Còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét". Khấn xong, gió sấm đều yên lặng. 
-- Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vua Thang gặp tai nạn hạn hán, lấy sáu việc tự trách mình mà mưa xuống ngay. Nay vua gặp nạn gió sấm, lấy việc đánh dẹp tự trách mình mà gió bão ngừng ngay. Trời và người cảm ứng nhau rất nhỏ nhạy, ảnh hưởng rất chóng, ai bảo là trong chỗ tối tăm mặt trời không soi đến ta mà dám dối trời chăng?-- 
Trong tàu ngựa nhà vua, có con ngựa trắng, phàm khi vua sắp đi thì nó tất hí lên trước. Vua đặt cho tên là Bạch Long thần mã. 
Năm ấy người Man sang quá cột đồng, đến bến Kim Hoa và châu Vị Long để buôn bán. Vua sai người bắt được người Man và hơn 1 vạn con ngựa. 
Quý Sửu, [Thuận Thiên] năm thứ 4 [1013] , (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 6). Mùa xuân, tháng 2, định các lệ thuế trong nước: 1 - Ao hồ ruộng đất, 2 - Tiền và thóc về bãi dâu, 3 - Sản vật ở núi nguồn các phiên trấn, 4 - Các quan ải xét hỏi về mắm muối, 5 -Sừng tê, ngà voi, hương liệu của người Man Lão, 6 - Các thứ gỗ và hoa quả ở đầu nguồn. 
Mùa hạ, tháng 6, phong Hoàng tử Bồ làm Khai Quốc Vương, ở phủ Trường Yên. 
Mùa thu, tháng 7, vua ngự điện Hàm Quang xem đua thuyền. 
Mùa đông, tháng 10, châu Vị Long làm phản, hùa theo người Man [Nam Chiếu]. Vua thân đi đánh. Thủ lĩnh là Hà Án Tuấn sợ, đem đồ đảng trốn vào rừng núi. 
Cho các vương hầu công chúa được quản các thuế theo thứ bậc khác nhau. 
Giáp Dần, [Thuận Thiên] năm thứ 5 [1014] , (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 7). Mùa xuân, tháng giêng, tướng của người Man là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 20 vạn người Man vào cướp, đóng đồn ở bến Kim Hoa, dàn quân đóng trại gọi là trại Ngũ Hoa. Châu mục châu Bình Lâm là Hoàng Ân Vinh đem việc tâu lên. Vua sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh, chém đầu kể hàng vạn, bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết. X ... ển dễ dàng, cho nên đổi tên Đại Ác làm Đại An. Đến núi Ma Cô, có đám mây tía bọc lấy mặt trời. Qua vụng Hà Não, có đám mây che thuyền ngự, thoe thuyền mà đi hoặc ngừng. Ngày hôm ấy đến đóng doanh ở cửa biển Trụ Nha (có bản chép Trụ Thân). Ngày hôm sau đi, nhờ thuận gió, trong một ngày qua hai bãi Đại Tiểu Trường Sa. Đến cửa biển Tư Khách, có con cá trắng nhảy vào thuyền. Vua nghe tin Chiêm Thành đem quân và voi bày trận ở bờ nam sông Ngũ Bồ muốn chống cự quan quân. Vua truyền cho quân bỏ thuyền lê bộ, đem quân sĩ lên bờ bắc, thấy quân Chiêm đã dàn ở bên sông. Vua mới cắt đặt quân sĩ dựng cờ nổi trống, sang tắt ngang sông đánh. Binh lính chưa chạm mà quân Chiêm đã tan vỡ, quan quân đuổi chém được 3 vạn thủ cấp. Quách Gia Di chém được đầu vua Chiêm là Sạ Đẩu tại trận đem dâng. Đoạt được hơn 30 voi thuần, bắt sống hơn 5 nghìn người, còn thì bị quan quân giết chết, máu nhuộm gươm giá, xác chất đầy đồng. Vua tỏ ý cảm khái, xuống lệnh rằng: "Kẻ nào giết bậy người Chiêm Thành thì sẽ giết không tha". 
-- Sử thần Ngô Sĩ Liêm nói: Tấm lòng ấy của vua cũng như tấm lòng của Tống Thái Tổ chăng? Truyền ngôi được lâu dài là phải lắm.-- 
Mùa thu, tháng 7, vua đem quân vào thành Phật Thệ bắt vợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ giỏi hát múa khúc điệu Tây Thiên. Sai sứ đi khắp các hương ấp phủ dụ dân chúng. Các quan chúc mừng thắng lợi. 
Tháng 8, đem quân về. Đến hành dinh Nghệ An, gọi Uy Minh hầu Nhật Quang đến úy lạo rồi trao cho tiết việt trấn thủ châu ấy, gia phong tước vương. Trước đây, vua ủy cho Uy Minh thu tô hàng năm ở Nghệ An và sai lập trại Bà Hòa khiến cho [trấn ấy] được vững chắc, lại đặt điếm canh các nơi cất chứa lương thực đầy đủ, cái gì cũng vừa ý vua, cho nên được tước phong như thế. 
Tháng 9, ngày mồng 1, đến phủ Trường Yên, có rồng vàng hiện ở thuyền ngự. Khi đến hành điện Ly Nhân, sai nội nhân thị nữ gọi Mỵ Ê là phi của Sạ Đẩu sang hầu thuyền vua. Mỵ Ê phẫn uất khôn xiết, ngầm lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sông chết. Vua khen là trinh tiết, phong là Hiệp Chính Hựu Thiện phu nhân. 
-- Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Phu nhân giữ nghĩa không chịu nhục, chỉ theo một chồng cho đến chết, để toàn vẹn trinh tiết của người đàn bà. Người làm tôi mà thờ hai vua tức là tội nhân đối với phu nhân. Vua khen là trinh tiết, phong làm phu nhân để khuyến khích người đời sau là đáng lắm.-- 
Vua từ Chiêm Thành về, làm lễ cáo thắng trận ở miếu Thái Tổ, xong về ngự ở điện Thiên An, mở tiệc rượu làm lễ mừng về đến nơi. Ngày hôm ấy, bầy tôi dâng tù binh hơn 5 nghìn tên và các thứ vàng bạc châu báu. Xuống chiếu cho các tù binh đều được nhận người cùng bộ tộc, cho ở từ trấn Vĩnh Khang đến Đăng Châu (nay là Quy Hóa), đặt hương ấp phỏng tên gọi cũ của Chiêm Thành. 
Vua sai đặt cũi lớn ở Dâm Đàm (tức là Hồ Tây ngày nay), lấy con voi thuần của Chiêm Thành làm mồi nhử voi rừng vào trong cũi, vua thân đến bắt. 
Mùa đông, tháng 11, ban thưởng cho những người có công đi đánh Chiêm Thành: có công từ lục phẩm trở lên, thưởng áo bào gấm, từ thất phẩm trở xuống thưởng áo là. Bề tôi xin đổi niên hiệu là Thiên Cảm Thánh Vũ, tăng tôn hiệu thêm tám chữ là Thánh Đức Thiên Cảm Tuyên Uy Thánh Vũ. Vua y theo. Xuống chiếu rằng: "Đánh dẹp phương xa, tổn hại việc nông, ngờ đâu mùa đông năm nay lại được mùa lớn! Nếu trăm họ đã đủ thì trẫm lo gì không đủ? Vậy xá cho thiên hạ một nửa tiền thuế năm nay, để úy lại sự khó nhọc lặn lội". 
Xuống chiếu cho Quyến khố ty, ai nhận riêng một thước lụa của người thì xử 100 trượng, từ 1 tấm đến 10 tấm trở lên thì [phạt trượng] theo số tấm, gia thêm khổ sai 10 năm. 
Tháng 12, ngày mồng 1, đặt trạm Hoài Viễn ở bờ sông Gia Lâm làm quán nghỉ trọ cho người nước ngoài khi đến chầu. 
Thái bảo Nùng Trí Cao về chầu. 
Năm ấy, xuống chiếu rằng các quân bỏ trốn xử tội theo ba bậc lưu. Cấm quan coi ngục không được sai tù làm việc riêng, ai phạm thì xử 80 trượng, thích chữ vào mặt và giam vào lao. 
Ất Dậu, [Thiên Cảm Thánh Vũ] năm thứ 2 [1045] , (Tống Khánh Lịch năm thứ 5). Chế xe Thái Bình, lấy vàng trang sức "bồng la nga" (tức là cái bành voi của Chiêm Thành) đóng voi để kéo. 
Dựng bia ở Đại Nội. 
Bính Tuất, [Thiên Cảm Thánh Vũ] năm thứ 3 [1046] , (Tống Khánh Lịch năm thứ 6). Dựng cung riêng cho các cung nữ Chiêm Thành. 
Đinh Hợi, [Thiên Cảm Thánh Vũ] năm thứ 4 [1047] , (Tống Khánh Lịch năm thứ 7). Mùa xuân, tháng 3, đặt trấn Vọng Quốc và 7 trạm Quy Đức, Bảo Ninh, Tuyên Hóa, Thanh Bình, Vình Thông, Cảm Hóa, An Dân, các trạm đều dựng ụ bia, để làm chỗ trọ cho người man di. 
Mậu Tý, [Thiên Cảm Thánh Vũ] năm thứ 5 [1048] , (Tống Khánh Lịch năm thứ 8). Mùa thu, tháng 9, sai tướng quân là Phùng Trí Năng đi đánh Ai Lao, bắt được người và gia súc rất nhiều đem về. 
Nùng Trí Cao làm phản, chiếm giữ động Vật Ác. Sai Thái úy Quách Thịnh Dật đi đánh. Vừa mới giao chiến, trời đất bỗng tối mù, một lát nghe tiếng sét đánh trong động, thân thể các tù trưởng động ấy bị xé tan, cả động kinh hãi. Trí Cao phải hàng. 
Lập đàn xã tắc ở ngoài cửa Trường Quảng, bốn mùa cầu đảo cho mùa màng. 
Mùa đông, tháng 12, ngày Lập xuân, xuống chiếu cho hữu ty làm lễ nghênh xuân. 
Kỷ Sửu, [Thiên Cảm Thánh Vũ] năm thứ 6 [1049] . (Từ tháng 3 về sau, thuộc niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ 1; Tống Hoàng Hựu năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, đổi niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ 1. 
Mùa đông, tháng 10, dựng chùa Diên Hựu. Trước đây vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm tòa sen của Phật Quan 
Âm đặt trên cột đá như đã thấy trong mộng. Cho các nhà sư đi vòng lượn chung quanh tụng kinh cầu vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu. 
Canh Dần, [Sùng Hưng Đại Bảo] năm thứ 2 [1050] , (Tống Hoàng Hựu năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 3, Chiêm Thành dâng voi trắng. 
Mùa hạ, tháng 6, nước to. 
Mùa thu, tháng 9, người động Vật Dương làm phản, dẹp yên. 
Tân Mão, [Sùng Hưng Đại Bảo] năm thứ 3 [1051] , (Tống Hoàng Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, đặt quân tùy xa long, nội ngoại, sai Tả kiều vệ tướng quân Trần Nẫm trông coi. 
Định cho các quan văn võ làm việc lâu năm mà không có lỗi được thăng chức tước theo thứ bậc khác nhau. 
Mùa thu, tháng 8, khao thưởng lớn, ban cho dân vải lụa, tiền bạc theo thứ bậc khác nhau. 
Mùa đông, tháng 11, đào kênh Lẫm. 
Nhâm Thìn, [Sùng Hưng Đại Bảo] năm thứ 4 [1052] , (Tống Hoàng Hựu năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, phong các hoàng tử làm vương hầu, các hoàng nữ làm công chúa. 
Tháng 3, đúc chuông lớn để ở Long Trì, cho dân ai có oan ức gì không bày tỏ được thì đánh chuông ấy để tâu lên. 
Mùa hạ, tháng 4, Nùng Trí Cao làm phản, tiếm xưng là Nhân Huệ Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Đại Nam, sang cướp đất nhà Tống, phá trại Hoàng Sơn, vây hãm các châu Ung, Hoành, Quý, Đằng, Ngô, Khang, Đoan, Củng, Tầm rồi kéo đến vây thành Quảng Châu đến 5 tuần không lấy được, bèn về. Lại vào Ung Châu, giết tướng tá của nhà Tống hơn 3 nghìn người, bắt sống dân chúng hàng vạn. Đi đến đâu đốt trụi đến đấy. Vua tôi nhà Tống lấy làm lo. Khu mật sứ Địch Thanh dâng biểu xin đi đánh. Vua Tống sai Thanh làm Tuyên huy sứ đô đại đề cử, tổng quyền tiết việt đi đánh. 
Quý Tỵ, [Sùng Hưng Đại Bảo] năm thứ 5 [1053] , (Tống Hoàng Hựu năm thứ 5). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 5, động đất 3 lần. Mồng 10, có mây không có mưa, rồng vàng hiện ở gác Đoan Minh. Bầy tôi chúc mừng, duy có nhà sư Pháp Ngữ nói: "Rồng bay trên trời, nay lại hiện ở dưới là điềm không lành". 
Địch Thanh chỉ huy 3 tướng đem quân đến phố Quy Nhân thuộc Ung Châu. Trí Cao đem quân chống đánh bị Địch Thanh đánh bại, chạy hơn 10 dặm. Tướng tâm phúc của Cao là Hoàng Sư Mật cùng với thủ hạ 57 người chết tại trận. Quân Tống đuổi theo giết hơn 2200 người. Trí Cao đốt thành ban đêm trốn đi. 
Mùa thu, từ tháng 7 đến tháng 8, nước to. 
Mùa đông, tháng 10, Trí Cao sai Lương Châu đến xin quân [cứu viện]. Vua xuống chiếu cho chỉ huy sứ là Vũ Nhị đem quân cứu viện. Địch Thanh lại đánh phá được Trí Cao. Trí Cao chạy sang nước Đại 
Lý499 . Người nước Đại Lý chém đầu Cao bỏ vào hòm dâng vua Tống. Từ đây họ Nùng bị diệt. Trước đây, Trí Cao cướp biên giới nước nước Tống, Tống sai Khu mật trực học sĩ Tôn Miện, Nhập nội áp ban Thạch Toàn Bân cùng Kinh lược sứ bản lộ là Dư Tĩnh tính việc đánh giặc cướp, vua xin đem quân đánh giúp, vua Tống cho được tiện nghi. Đến khi Địch Thanh làm Đại tướng bèn tâu rằng: "Mượn binh ngoài để trừ giặc trong không lợi cho ta. Có một Trí Cao mà sức hai tỉnh Quảng không thể chống nổi, lại phải nhờ đến quân cõi ngoài, nếu họ nhân đó mà dấy loạn, thì lấy gì chống lại?" Năm ấy, nhà Tống có chiếu dừng việc viện binh của ta. Đến khi Trí Cao xin quân, vua lại nghe theo lời xin. Đô giám nhà Tống là Tiêu Chú đi theo đường đạo Đặc Ma đánh úp, bắt được mẹ là Trí Cao là A Nùng, đem giết. 
Giáp Ngọ, [Sùng Hưng Đại Bảo] năm thứ 6 [1054] , (Từ tháng 9 về sau thuộc niên hiệu của Thánh Tông Long Thụy Thái Bình năm thứ 1; Tống Chí Hòa năm thứ 1). 
Mùa thu, tháng 7, xuống chiếu cho Hoàng thái tử Nhật Tôn coi chầu nghe chính sự. 
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Xem đoạn văn ở dưới chép tháng 9 vua không khỏe, thì tháng này xuống chiếu cho thái tử ra coi chầu nghe chính sự là việc bất đắc dĩ. 
Tháng 9, ngày Mậu Dần, vua không khỏe. 
Mùa đông, tháng 10, ngày mồng một, vua băng ở điện Trường Xuân. Thái tử lên ngôi ở trước linh cữu; đổi niên hiệu là Long Thụy Thái Bình năm thứ 1. Truy tôn tên thụy cho Đại Hành Hoàng Đế, miếu hiệu là Thái Tông, mẹ họ Mai làm Kim Thiên Hoàng Thái Hậu. Đặt quốc hiệu là Đại Việt. Ban quan tước cho các bề tôi cũ ở Đông cung theo thứ bậc khác nhau. Cho Bùi Hựu làm Văn minh điện đại học sĩ. 
-- Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Sử khen vua là người nhân triết, thông tuệ, có đại lược văn võ, lục nghệ không nghề gì không tường. Vì có tài đức ấy, nên có thể làm mọi việc, song câu nệ về lễ yến hưởng vua tôi, đương lúc đau thương mà cũng vui chơi, khiến cho đạo chí hiếu có thiếu sót. Mê hoặc bởi cái thuyết từ ái của Phật mà tha tội cho bề tôi phản nghịch thì lòng nhân ấy thành ra nhu nhược, đó là chỗ kém.--

File đính kèm:

  • doctai_lieu_dai_viet_su_ky_toan_thu_phan_4.doc